BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T TP HCM
NGUYỄN HỮU PHÚ
TỔ CHỨC K TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
LUẬN ÁN TIN SĨ KINH T
Tp Hồ Chí Minh, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T TP HCM
NGUYỄN HỮU PHÚ
TỔ CHỨC K TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
LUẬN ÁN TIN SĨ KINH T
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 62.34.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS PHẠM VĂN DƯỢC
Tp Hồ Chí Minh, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nguyễn Hữu Phú
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ.
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ VIỆC ỨNG
DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở CÁC DOANH NGHIỆP 19
1.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 19
1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG ĐƯỢC VÀ CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
Ở CÁC DOANH NGHIỆP 22
1.2.1. Định nghĩa và mục tiêu của Kế toán trách nhiệm 22
1.2.2. Nội dung kế toán trách nhiệm 23
1.2.3. Cơ sở tổ chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 27
1.2.3.1. Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 27
1.2.3.2. Phân cấp quản lý là cơ sở của Kế toán trách nhiệm 27
1.2.4. Xác định các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp 30
1.2.4.1. Khái niệm về trung tâm trách nhiệm 30
1.2.4.2. Bản chất của trung tâm trách nhiệm 30
1.2.4.3. Phân loại các trung tâm trách nhiệm 31
1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm 35
1.2.5.1. Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm chi phí 36
1.2.5.2. Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu 36
1.2.5.3. Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận 36
1.2.5.4. Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tư 37
1.2.5.5. Lý thuyết về mô hình Knowledge Management Star (KM Star) trong
việc đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm 39
1.2.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 46
1.2.6.1. Mục tiêu của báo cáo kế toán trách nhiệm 46
1.2.6.2. Đặc điểm báo cáo kế toán trách nhiệm 46
1.2.6.3. Phân loại báo cáo kế toán trách nhiệm 47
1.2.6.4. Nội dung của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 48
1.2.7. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với việc hình thành kế toán trách
nhiệm ở doanh nghiệp 50
1.2.7.1. Ảnh hưởng của phân cấp quản lý đến hệ thống kế toán trách nhiệm 50
1.2.7.2. Ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm đến sự phân cấp quản lý 51
1.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 52
1.3.1. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Mỹ 52
1.3.2. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở các nước Châu Âu 55
1.3.3. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Ấn Độ 57
1.3.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam 59
1.4. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỆ
THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 61
1.4.1. Hoạt động xây dựng và các loại hình công ty xây dựng ở Việt Nam 61
1.4.1.1 Một số khái niệm 61
1.4.1.2 Các loại hình công ty xây dựng ở Việt Nam 62
1.4.2. Đặc điểm hoạt động của tổng công ty xây dựng và những ảnh hưởng của
nó đến việc tổ chức thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 67
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI 68
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG CHI PHỐI ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 68
2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 68
2.1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân 68
2.1.1.2. Đặc điểm mô hình quản lý của các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
69
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động xây dựng chi phối đến tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm 70
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất 70
2.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng 72
2.1.2.3. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí xây lắp 73
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở
CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
74
2.2.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát 74
2.2.2. Nội dung khảo sát 74
2.2.3. Phương pháp khảo sát 75
2.2.4. Kết quả khảo sát 77
2.2.4.1. Đánh giá chung 77
2.2.4.2. Tình hình vận dụng kế toán trách nhiệm tại các tổng công ty xây dựng
thuộc Bộ GTVT theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học 78
2.2.4.3. Tình hình vận dụng kế toán trách nhiệm tại các tổng công ty xây dựng
thuộc Bộ GTVT theo đánh giá của các nhà lãnh đạo 84
2.2.4.4. Một số vấn đề khác có liên quan đến hoạt động xây dựng 103
2.2.4.5. Yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững 105
2.3. Nhận diện những hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng và sự cần thiết phải tổ
chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng 106
2.3.1. Hạn chế 106
2.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng 108
2.3.3. Sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công
ty xây dựng 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 111
CHƯƠNG 3: XÁC LẬP MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM CHO TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GTVT 112
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÁC LẬP MÔ HÌNH 112
3.1.1. Quan điểm 112
3.1.1.1. Quan điểm chung về vận dụng kế toán quản trị cũng như kế toán trách
nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng 112
3.1.1.2. Quan điểm về xác lập mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho
các Tổng công ty xây dựng 113
3.1.2. Định hướng 115
3.1.3. Thiết kế mô hình 116
3.2. XÁC LẬP ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH CHO MÔ HÌNH ĐƯỢC THIẾT KẾ
121
3.2.1. Xây dựng các định mức chi phí 122
3.2.2. Nhận diện phân loại chi phí ứng xử và kiểm soát chi phí 123
3.2.3. Xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết 125
3.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÁO CÁO 126
3.3.1. Xây dựng hệ thống các báo cáo dự toán 126
3.3.2. Xây dựng hệ thống các báo cáo thực hiện 136
3.3.3. Xây dựng hệ thống các báo cáo phân tích 144
3.4. VẬN DỤNG MÔ HÌNH KNOWLEDGE MANAGEMENT STAR (KM
STAR) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÁC TRUNG
TÂM TRÁCH NHIỆM 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 170
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIT TẮT
Phần Tiếng Việt:
CP : Cổ phần
DT : Doanh thu
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐQT : Hội đồng quản trị
HĐTV : Hội đồng thành viên
LN : Lợi nhuận
QHXD : Quy hoạch xây dựng
TCT : Tổng công ty
TSCĐ : Tài sản cố định
TV & XD : Tư vấn và xây dựng
XD : Xây dựng
XN : Xí nghiệp
Phần Tiếng Nước ngoài:
BSC : Balanced Scorecard
BSCI : Business Social Compliance Initiative
EVA : Economic Value Added
GRI : Global Reporting Initiative
IFC : International Finance Corporation
KM Star : Knowledge Management Star
NOPAT : Net Operating Profit After Tax
NPR : The National Performance Review
RI : Residual Income
ROCE : Return On Capital Employed
TC : Total Capital
WACC : Weighted Average Cost of Capital
DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ HIỆU TÊN BẢNG
Bảng 2-1: Thống kê giá trị sản xuất xây dựng
Bảng 2-2: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về
tầm nhìn chiến lược
Bảng 2-3: Kết quả kiểm định sau về tầm nhìn chiến lược
Bảng 2-4: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về tổ
chức bộ máy và phân cấp quản lý
Bảng 2-5: Kết quả kiểm định sau về tổ chức bộ máy và phân cấp
quản lý
Bảng 2-6: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về hệ
thống các báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý
Bảng 2-7: Kết quả kiểm định sau về hệ thống các báo cáo đánh
giá trách nhiệm quản lý
Bảng 2-8: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về
công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý
Bảng 2-9: Kết quả kiểm định sau về công cụ để đánh giá trách
nhiệm quản lý
Bảng 2-10: Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về
hành vi
Bảng 2-11: Kết quả kiểm định sau về hành vi
Bảng 3-1: Mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm
Bảng 3-2: Bảng tổng hợp kinh phí dự toán
Bảng 3-3: Dự toán chi phí
Bảng 3-4: Báo cáo đơn giá dự toán chi tiết
Bảng 3-5: Báo cáo dự toán của trung tâm doanh thu
Bảng 3-6: Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận
Bảng 3-7: Báo cáo dự toán của trung tâm đầu tư
Bảng 3-8: Bảng dự toán kết quả đầu tư
Bảng 3-9: Báo cáo khối lượng vật tư xuất dùng
Bảng 3-10: Báo cáo khối lượng ca máy thi công
Bảng 3-11: Bảng tính giá thành thực tế
Bảng 3-12: Bảng tính đơn giá (giá thành đơn vị) thực tế
Bảng 3-13: Báo cáo tình hình thực hiện của trung tâm doanh thu
Bảng 3-14: Báo cáo tình hình thực hiện của trung tâm lợi nhuận
Bảng 3-15: Báo cáo tình hình thực hiện của trung tâm đầu tư
Bảng 3-16: Bảng kết quả đầu tư
Bảng 3-17: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện của TT chi phí
Bảng 3-18: Báo cáo phân tích tổng hợp tình hình thực hiện của TT
chi phí
Bảng 3-19: Báo cáo phân tích của trung tâm doanh thu
Bảng 3-20: Báo cáo phân tích của trung tâm lợi nhuận
Bảng 3-21: Báo cáo phân tích của trung tâm đầu tư
Bảng 3-22: Bảng đánh giá hiệu quả đầu tư
Bảng 3-23: Hệ thống phân loại IQS
Bảng 3-24: Xếp lại tác động theo thang điểm
Bảng 3-25: Thước đo đánh giá các thông số tác động môi trường
Bảng 3-26: Thước đo đánh giá các thông số trách nhiệm xã hội
DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ HIỆU TÊN HÌNH
Trang
Hình 1-1: Trung tâm trách nhiệm
Hình 1-2: Các khía cạnh của mô hình KM Star
Hình 1-3: Báo cáo về Tính bền vững tại công ty Samsung
Hình 1-4: Bản đồ chiến lược vận dụng KM Star tổng quát
Hình 1-5: Dòng thông tin của báo cáo trách nhiệm theo cấp độ quản
lý
Hình 1-6: Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào cấp độ quản trị
Hình 1-7: Số lượng các công ty lớn, tập đoàn lập báo cáo phát triển
bền vững
Hình 1-8: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các TCT xây
dựng
Hình 1-9: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các công ty xây
dựng
Hình 3-1: Mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm
Hình 3-2: Mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm tương ứng với
các cấp quản lý.
Hình 3-3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Hình 3-4: Quy trình lập báo cáo của các trung tâm trách nhiệm
Hình 3-5: Mô hình phân tích biến động chi phí
Hình 3-6: Bản đồ chiến lược tăng trưởng bền vững vận dụng KM
Star
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Kế toán
trách nhiệm xuất phát từ sự phân quyền trách nhiệm của nhà quản trị. Cơ sở của
sự phân quyền phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị, thái độ, quy mô, đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các yếu tố khác. Từ khi được hình thành
đến nay, kế toán trách nhiệm đã được vận dụng và có những đóng góp đáng kể
vào sự thành công của nhiều doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế … trên khắp thế
giới. Càng ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong
quản lý ở các doanh nghiệp trên thế giới.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán
trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẽ. Tổng công ty xây
dựng là một đơn vị có nhiều công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Phạm vi hoạt động của Tổng công ty xây dựng trải rộng, cơ chế quản
lý tài chính đối với các công ty thành viên cũng khá đa dạng nên việc đánh giá
thành quả quản lý của từng đơn vị, bộ phận, cá nhân ở các công ty và toàn bộ
Tổng công ty vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, chất lượng các công trình xây
dựng hiện nay có thể nói rất thấp, không đảm bảo đúng thiết kế và thật đáng báo
động. Công trình xây dựng đường mới vừa làm xong chưa bàn giao đã xuống
cấp, Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ nước ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng 40.000 người dân sinh sống trong vùng, Công trình Thủy điện Ia
Krêl vỡ đập do thấm nước, lỗi kỹ thuật … những thông tin như vậy tràn lan trên
các mặt báo thường ngày. Thực trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong xây
dựng cơ bản đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông và tại
nhiều diễn đàn, gây nhức nhối trong toàn xã hội. Thi công không đảm bảo khối
lượng theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến
phải phá đi làm lại; sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng; khai khống khối
lượng; ăn bớt vật liệu, chất lượng công trình không đảm bảo gây lãng phí lớn
trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Ngoài ra, công tác tổ chức thi
công các công trình xây dựng hiện nay đang gây ra một số vấn đề tác động đến
môi trường và xã hội. Điển hình là các vụ việc người dân bức xúc vì bụi do các
đơn vị thi công gây ra đã chặn đường không cho xe, máy đơn vị thi công làm
chậm trễ tiến độ; không chịu hợp tác di dời… , thậm chí tiêu cực đến mức đã đập
phá trụ sở làm việc của đơn vị thi công. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên không
dễ gì tìm thấy được đối tượng hay bộ phận nào chịu trách nhiệm cũng như các
công ty phải tiêu tốn thêm nhiều chi phí cho việc khắc phục hậu quả.
Cạnh tranh toàn cầu ngày càng diễn ra gay gắt cộng với những thay đổi
không ngừng của khoa học công nghệ, môi trường cạnh tranh dẫn đến các hệ
thống kiểm soát cũ không đủ khả năng đáp ứng nếu không chịu cập nhật, điều
chỉnh. Nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong quá trình ra quyết định
hiện nay bên cạnh các chỉ tiêu tài chính còn phải xét đến các chỉ tiêu phi tài chính
…Trong báo cáo quốc gia về Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam tại Hội
nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (RIO + 20), mục tiêu tổng
quát của Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là “Đạt được
sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các
công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên;
phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây chính là trách nhiệm và
thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty
xây dựng nói riêng. Vì vậy, trong tiến trình phát triển và hội nhập, vấn đề bảo vệ
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống … đòi hỏi các đơn vị thi công xây
lắp phải chủ động quan tâm, đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận có
liên quan đến các vấn đề trên.
Để thực hiện được những vấn đề và các yêu cầu nêu trên, cần thiết phải có
một công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp cho nhà quản lý thực hiện việc kiểm soát
quản lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay; phù hợp với xu thế hội
nhập, phát triển bền vững. Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng
công ty xây dựng là một trong những công cụ cần thiết có thể đáp ứng được các
yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết, khách quan đã nêu trên, tác giả đã
quyết định chọn đề tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây
dựng thuộc Bộ giao thông vận tải” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu kế toán trách nhiệm
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhu cầu về thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản
xuất kinh doanh đã thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm (Responsibility
Accounting). Từ khi Robert Anthony giới thiệu quyển sách kế toán quản trị năm
1956 tập trung vào ba vấn đề chính: giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào
có thể hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ
kiểm soát chi phí thích hợp, các nghiên cứu tiếp theo sau về kế toán quản trị nói
chung, kế toán trách nhiệm nói riêng được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của
các chuyên gia, nhà khoa học.
- Martin N. Kellogg (1962) thông qua công trình “Fundamentals of
Responsibility Accounting” đăng trên tạp chí “National Association of
Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về sự phát triển của kế toán trách
nhiệm trong mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức, kế toán
trách nhiệm với kế toán chi phí, kế toán trách nhiệm với ngân sách, kế toán trách
nhiệm với kiểm soát chi phí. Kế toán trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với
phân cấp quản lý và với kế toán chi phí. Nguyên tắc để thiết lập một hệ thống kế
toán trách nhiệm là phải phân chia tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo từng
chức năng cụ thể; phân công trách nhiệm cho các bộ phận đã được phân chia;
yêu cầu các bộ phận này phải lập các báo cáo và thực hiện giám sát từng cấp
quản lý. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến hệ thống kế toán chi phí được sử dụng
như là công cụ quản lý, trước hết phải gán trách nhiệm cho từng khoản chi phí.
Để kiểm soát được chi phí thì cần phải tìm hiểu và xác định được nguồn gốc phát
sinh chi phí.
- Tác giả Joseph P. Vogel (1962) cũng đã bàn về kế toán trách nhiệm
thông qua công trình “Rudiments of Responsibility Accounting in Public
Utilities” đăng trên tạp chí “National Association of Accountants”. Kế toán trách
nhiệm trước hết được sử dụng để kiểm soát chi phí. Tác giả đã đề cập đến việc
xây dựng và thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Kế toán
trách nhiệm được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp, tùy
thuộc vào quy mô hoạt động mà phân cấp quản lý. Kế toán trách nhiệm phải
được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng như
kiểm soát thông tin tại các bộ phận, từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra
quyết định một cách có hiệu quả. Việc làm này theo tác giả là không hề đơn giản.
- Năm 1963, N.J. Gordon đã thông qua công trình “Toward a Theory of
Responsibility Accounting System” đăng trên tạp chí “National Association of
Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về lý thuyết của hệ thống kế toán
trách nhiệm. Cơ sở của hệ thống kế toán trách nhiệm là lý thuyết kinh tế về tổ
chức. Kế toán trách nhiệm chỉ phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có phân cấp
quản lý và có tổ chức. Lý thuyết tổ chức được quan tâm trong mối quan hệ với
phân quyền. Vì vậy, nghiên cứu về kế toán trách nhiệm là nghiên cứu đến vấn đề
về kinh tế lẫn xã hội.
- Tác giả Ahmed Belkaoui (1981) thông qua công trình “The Relationship
between self – disclosure Style and Attitude to Responsibility Accounting” đăng
trên tạp chí “Organization and Society, Vol.6, N4, P 181-189” đã trình bày
những nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm, điều kiện thực hiện kế toán trách
nhiệm trong tổ chức với phương pháp nghiên cứu cụ thể. Nhiều khái niệm mới
liên quan đến kế toán trách nhiệm cũng được tác giả làm rõ như trung tâm trách
nhiệm, trung tâm chi phí … Tác giả cũng đã nhấn mạnh rằng nhân tố con người,
nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống kế toán
trách nhiệm vì nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình.
- Bên cạnh các nghiên cứu về lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về kế
toán trách nhiệm cũng dần dần được triển khai, ứng dụng. Năm 1992, các tác giả
Brian P.Bloomfield Rod Coombs, David J. Cooper, David Rea đã nghiên cứu,
phân tích hệ thống thông tin quản lý trong bệnh viện tại Anh qua công trình
“Machines and Manoeuvres: Responsibility Accounting and the
Construction of Hospital Information Systems”. Năm 1977, tác giả Shih,
Michael SH đã thực hiện quá trình điều tra làm thế nào các công ty thiết kế hệ
thống đánh giá hiệu năng cho các nhà quản lý cây trồng qua công trình
“Responsibility Accounting and Controllability: Determinants of Performance
Evaluation Systems for Plant Managers in Canada” …
- Bổ sung và nhấn mạnh thêm các nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, các
tác giả Rick Antle và Joel S. Demski (1998) thông qua công trình “The
Controllability Principle in Responsibility Accounting” đăng trên tạp chí “The
Accounting review, Vol. 63, No 4, P 700-718” đã làm sáng tỏ nguyên tắc có thể
kiểm soát được trong kế toán trách nhiệm là như thế nào. Tác giả Emma I. Okoye
(2009) thông qua công trình “Improvement of Managerial Performance in
Manufactoring Organizations: An Application of Responsibility Accounting”
đăng trên tạp chí “Journal of Management Sciences, Vol.9, No. 1, P 1-17” đã
trình bày những nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và thành
quả quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất; kế toán trách nhiệm là công cụ để
đánh giá trách nhiệm quản lý…
- Trong hơn một thập niên gần đây, vấn đề về môi trường, trách nhiệm xã
hội, phát triển bền vững được nhiều quốc gia, tổ chức và các nhà khoa học quan
tâm nhiều hơn. Các ấn phẩm, các quy định, luật lệ về môi trường, phát triển bền
vững được công bố ngày càng nhiều hơn như: “Environmental Management
Accounting Procedures and Principles” của UNITED NATIONS (2001);
“Sustainability Report” của European Commission, “Integrated Financial and
Sustainability Reporting in the United States” của IRRC Institute v.v…Các
nghiên cứu về kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Nghiên cứu của Jaroslava HYRŠLOVÁ và Miroslav
HÁJEK (2006) “Environmental Accounting - an Important part of an
Information System in the Conditions when the Company Approach to the
Environment Influences its Prosperity” được đăng trên tạp chí Economics and
Management: Ekonomika ir Vadyba; nghiên cứu của Emma I. Okoye, 2009.
“Improvement of Managerial Performance in Manufactoring Organizations: An
Application of Responsibility Accounting” được đăng trên tạp chí “Journal of
Management Sciences, Vol.9, No. 1,P 1-17”; nghiên cứu của Fredrik S. Larsson
& Stefan Svensson, 2010 “Does Corporate Environmentalism have an Influence
on Management Accounting Practices ? A study of companies in environmental-
sensitive industries” đăng trên “School of Business, Economics and Law,
University of Gothenburg” là những nghiên cứu rất có ý nghĩa về việc nghiên
cứu và đưa vấn đề môi trường vào trong kế toán. Thêm vào đó, một trong những
nghiên cứu về kế toán trách nhiệm xã hội cần phải kể đến đó là nghiên cứu của
Sajad Gholami và các cộng sự (2012) “Social Responsibility Accounting: From
Theory to Practice” được đăng trên tạp chí “Journal of Basic and Applied
Scientific Research”. Nghiên cứu này đã chỉ ra bên cạnh các mục tiêu về tài
chính, các doanh nghiệp phải chú trọng đến trách nhiệm đối với xã hội vì những
hành vi phi đạo đức sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Các
nghiên cứu về kế toán trách nhiệm cũng không tách rời xu hướng nêu trên.
Nghiên cứu của Simmons, A (2002) “Turf wars at work” đăng trên tạp chí
“Strategic Finance” (August): P.51-55 (Problems with Relationships between
Responsibility Centers, and how to deal with them); nghiên cứu của Lin, Z. J. and
Z. Yu (2002) “Responsibility Cost Control System in China: A Case of
Management Accounting Application” đăng trên tạp chí “Management
Accounting Research” (December): P.447-467; nghiên cứu của Schoute, M
(2008) “Determinants of Responsibility Centre Choices – An Empirical Study at
the Managerial Level” đăng trên tạp chí “Journal of Applied Management
Accounting Research” (Winter): P.47-58; nghiên cứu của Garber, M (2011)
“Profit Center Accounting: Theory and Practice” đăng trên “The CPA Journal”
(April): P.6-12… Đặc biệt là nghiên cứu của Verschoor, C. C (2012)
“Responsibility Reporting is getting more attention” đăng trên tạp chí “Strategic
Finance” (December): 12, P.14-15 nhấn mạnh tầm quan trọng của kế toán trách
nhiệm cũng như đề nghị kế toán trách nhiệm cần phải được quan tâm, chú ý
nhiều hơn nữa.
Như vậy, trong những năm gần đây, kế toán nói chung và kế toán trách
nhiệm nói riêng đã đi sâu vào những vấn đề về môi trường, trách nhiệm xã hội và
phát triển bền vững. Để đánh giá thành quả của các bộ phận, các mô hình đánh
giá thành quả đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đề xuất thực hiện. Một trong
những mô hình đánh giá kết hợp cả 3 vấn đề kinh tế (tài chính), môi trường và xã
hội phục vụ phát triển bền vững đó là mô hình Knowledge Management Star
(KM Star) do Nirmal Pal và các cộng sự công bố năm 2004 qua nghiên cứu
“Knowledge Quoitient
TM
(KQ): A way to Measure the Knowledge Intensity of
your Team” của đại học Penn State. Cụ thể mô hình này đánh giá thành quả của
bộ phận dựa trên 5 khía cạnh: tài chính, tính bền vững, khách hàng, quy trình và
nhận thức. Đây chính là tài liệu mà tác giả đã nghiên cứu và kết hợp với lý thuyết
về kế toán trách nhiệm (Responsibility Accounting) để vận dụng, triển khai các ý
tưởng xây dựng việc đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong chương
3 của luận án. Đây cũng chính là điểm mới mà chưa có tác giả nào trong nước
công bố.
Tóm lại, kế toán trách nhiệm là công cụ kiểm soát rất hiệu quả đã được
các tác giả ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Đây là những nội
dung rất bổ ích cho việc kế thừa để vận dụng tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói các công trình
nghiên cứu được giới thiệu, trình bày trên đây tập trung chủ yếu ở tầm vĩ mô,
hoặc có tính khái quát mà chưa đưa ra cụ thể về tổ chức kế toán trách nhiệm
trong loại hình công ty xây dựng, trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Đây
chính là “lổ hổng” trong nghiên cứu mà tác giả đã phát hiện ra để tiếp tục nghiên
cứu.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm nói chung và tổ chức kế toán trách
nhiệm trong các tổng công ty nói riêng trong thời gian qua đã có một số cơ quan,
tác giả đã đề cập và nghiên cứu. Ngoài ra, một số công trình đăng tải trên các tạp
chí, sách, báo … về vấn đề này cũng được công bố. Tuy vậy, có thể nói mảng đề
tài kế toán trách nhiệm nói chung hay kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty
nói riêng hiện nay trong nước có rất ít tài liệu cũng như tác giả nghiên cứu, trình
bày. Có thể điểm sơ về tình hình nghiên cứu kế toán quản trị nói chung, kế toán
trách nhiệm nói riêng trong nước thời gian qua như sau:
Kế toán quản trị được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu
từ đầu những năm 1990. Tác giả Nguyễn Việt (1995) trong Luận án “Vấn đề
hoàn thiện kế toán Việt Nam” đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng
hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đây là những đề xuất mang tính sơ khai trong bối cảnh kế toán quản trị bắt đầu
được nghiên cứu. Do đó, những nội dung về kế toán quản trị được trình bày
mang tính cơ bản. Năm 1997, tác giả Phạm Văn Dược đã nghiên cứu về
“Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào
doanh nghiệp Việt Nam” trong đó so sánh về mặt lý luận sự giống và khác nhau
giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính; vai trò, nội dung và các nghiệp vụ của
kế toán quản trị. Tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các biện pháp
ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các doanh nghiệp Việt Nam với 5
giải pháp vĩ mô và 6 giải pháp vi mô. Đây chính là bước khởi xướng cho những
nghiên cứu tiếp nối về kế toán quản trị sau này. Tuy nhiên, do tính mới mẻ của
kế toán quản trị và điều kiện nền kinh tế lúc bấy giờ nên những nghiên cứu này
mang tính đính hướng, chung chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp chứ
chưa đi vào cụ thể từng ngành nghề.
Từ đầu những năm 2000, yêu cầu cấp thiết của xã hội đặt ra là phải xây
dựng mô hình kế toán quản trị theo từng ngành kinh doanh để các doanh nghiệp
trong ngành làm cơ sở xây dựng riêng cho mình. Do đó, đã xuất hiện một số
nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của kế toán quản trị áp dụng riêng cho các loại
hình doanh nghiệp. Luận án “Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất
trong ngành sản xuất công nghiệp” của Tiến sĩ Lê Đức Toàn, Luận án “Phương
hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các
doanh nghiệp Việt Nam” của Tiến sĩ Phạm Quang, Luận án “Tổ chức kế toán
quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” của Tiến
sĩ Trần Văn Dung…đã đi theo xu hướng trên. Nhìn chung, các nghiên cứu lúc
này chỉ mới đi sâu vào nội dung kế toán quản trị chứ chưa đề cập hoặc chỉ mới
đề cập sơ khai về kế toán trách nhiệm. Tuy vậy, kế toán trách nhiệm đã có những
manh nha ban đầu như việc tổ chức các trung tâm trách nhiệm, các công cụ sử
dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý về chi phí, đầu tư …
Năm 2010, tác giả Phạm Văn Dược đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học “Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận trong
doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam” tại Trường ĐH kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những tài liệu rất có giá trị cho việc nghiên cứu về kế toán trách
nhiệm. Tài liệu này đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm,
kinh nghiệm nước ngoài rất cụ thể và đầy đủ. Tài liệu đã trình bày được một hệ
thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị được thiết lập phù hợp với cơ cấu tổ
chức trong doanh nghiệp thương mại; xác lập các trung tâm trách nhiệm nhằm
cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, và đánh giá trách nhiệm quản trị của các
cấp quản lý khác nhau. Mặc khác, để công tác xây dựng hệ thống báo cáo đánh
giá trách nhiệm quản trị có thể áp dụng cho loại hình doanh nghiệp thương mại
mang tính khả thi cao, nghiên cứu đã xác định một số điều kiện để thực hiện quy
trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các doanh
nghiệp thương mại. Ngoài ra, để hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị
được xây dựng có thể vận dụng thành công trong loại hình doanh nghiệp thương
mại, nghiên cứu cũng đã nêu lên một số giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước và
doanh nghiệp. Cũng trong năm này, Luận án của Tiến sĩ Hoàng Văn Tưởng “Tổ
chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong
các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam” đã nghiên cứu đến việc tổ chức các trung
tâm trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp
nhỏ và chỉ được trình bày ở góc độ phân công, phân nhiệm chứ chưa đi vào cụ
thể, chi tiết và đầy đủ mà một hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
xây lắp cần phải xây dựng. Luận án của Tiến sĩ Trần Văn Tùng (2010) ““Xây
dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở
Việt Nam” đã trình bày những nghiên cứu về mặt lý luận của hệ thống báo cáo kế
toán trách nhiệm nói chung, đặc thù kế toán trách nhiệm trong các công ty cổ
phần và mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần của một số
quốc gia phát triển trên thế giới. Nhằm cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, và
đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý khác nhau, luận án này cũng đã
đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức mang tính phổ biến trong công ty niêm yết, với cơ
chế quản lý theo mô hình Tổng công ty có sự phân cấp và hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất, từ đó đề nghị mô hình chung về xây dựng hệ thống báo cáo đánh
giá trách nhiệm quản trị cho Tổng công ty. Luận án cũng đã xác định được một
số điều kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết, như công ty phải xây dựng rõ động
cơ, mục tiêu chung và lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp, phân cấp quản
lý rõ ràng, trên cơ sở đó xác lập cơ chế quản lý thành những trung tâm trách
nhiệm cụ thể; xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn liên quan đến các chỉ
tiêu của các báo cáo trách nhiệm; xác lập các phương pháp phân bổ chi phí gián
tiếp và phân tích báo cáo bộ phận; định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội
bộ. Năm 2013, Luận án “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh
nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương đã nghiên
cứu việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm cung cấp các thông tin hữu
ích cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của
từng bộ phận trong đặc thù loại hình doanh nghiệp sản xuất Sữa tại Việt Nam.
Đây là một trong những tài liệu có giá trị về nghiên cứu và tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm trong doanh nghiệp đặc thù. Như vậy, có thể nói, các nghiên
cứu trong nước về tổ chức kế toán trách nhiệm trong những năm gần đây bắt đầu
đã đi vào cụ thể một số loại hình doanh nghiệp. Đã hệ thống hóa được những lý
luận cơ bản về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đã đề cập đến
các mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với loại hình doanh nghiệp như
tổng công ty, công ty cổ phần. Đây cũng chính là những nội dung mà luận án kế
thừa và tham khảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên
quan đến kế toán trách nhiệm trong nước cũng như ngoài nước, tác giả thấy rằng
các công trình nghiên cứu được giới thiệu, trình bày trên đây chưa thực hiện
nghiên cứu cụ thể về tổ chức kế toán trách nhiệm trong loại hình công ty xây
dựng, trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Mảng nghiên cứu đề tài tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm tại các Tổng công ty xây dựng cho đến nay chưa có
tác giả nào thực hiện. Nói cách khác, các nghiên cứu trong và ngoài nước cho
đến thời điểm này vẫn chưa đề cập đến các nội dung:
- Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp đặc thù
ngành xây dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng nói riêng.
- Đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm một cách toàn
diện (trên cả phương diện định tính và định lượng).
- Yêu cầu đặt ra cho việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách
nhiệm trong tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài tổ chức kế toán trách nhiệm tại các Tổng
công ty xây dựng là cần thiết tiếp tục kế thừa các công trình trên và đề xuất tổ
chức hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc thù doanh nghiệp xây dựng,
phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu và làm sáng tỏ thực trạng tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm ở các tổng công ty xây dựng trong thời gian để từ đó nhận diện được
những nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong thời gian đến, luận án đã
tiến hành khảo sát thực tế về kế toán trách nhiệm đang được áp dụng trong các
tổng công ty xây dựng.
Phạm vi khảo sát là 7 Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ GTVT:
- Tổng công ty xây dựng Thăng Long;
- Tổng công ty xây dựng Đường thủy;
- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1;
- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 4;
- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 5;
- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 6;
- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 8.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án nhằm đề xuất tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững.
Vì vậy, mục tiêu cụ thể được đặt ra là:
- Tổng kết những lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, các tiếp cận về tổ
chức kế toán trách nhiệm trên thế giới nhằm xây dựng những luận cứ khoa học
về tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng.
- Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty
xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý trong những năm qua.
- Xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây
dựng trong thời gian đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, các
quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước.
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative approach) mà cụ thể là phương
pháp tình huống (case study research) làm phương pháp nghiên cứu chính; sử
dụng phương pháp định lượng hỗ trợ thêm để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần
nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết. “Thiết kế hỗn hợp gắn
kết là dạng thiết kế trong đó một phương pháp (định tính hoặc định lượng) là
chính và phương pháp còn lại gắn vào với phương pháp chính. Như vậy, phương
pháp gắn kết (phụ) này đóng vai trò hỗ trợ thêm dữ liệu cho phương pháp chính”
(Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 198).
Trong phương pháp tình huống (case study research), công cụ tác giả lựa
chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là khảo sát và quan sát (observation).
“Phân tích dữ liệu định tính là quá trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu” (Nguyễn
Đình Thọ, 2011, trang 130). Vì vậy, tác giả tiến hành khảo sát các nhà khoa học,
các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và các cấp quản lý trong tổng công ty từ
Hội đồng thành viên, Tổng (phó) tổng giám đốc, ban giám đốc các công ty thành
viên, các trưởng, phó phòng kế toán; các đội trưởng, tổ trưởng tổ thi công các
công trình xây dựng. và quan sát đối tượng nghiên cứu (những vấn đề về tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng) để thu thập và
phân tích dữ liệu. Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, luận án còn sử dụng các
phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra, phỏng vấn
sâu … để nghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trải qua 7 bước:
Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu
Bước 3: Chọn tình huống
Bước 4: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu
Bước 5: Thu thập dữ liệu
Bước 6: Phân tích dữ liệu
Bước 7: Xây dựng mô hình
Cụ thể:
- Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, một số vấn đề mà các tác giả
đã chưa đề cập đến là:
+ Việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp đặc thù
ngành xây dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng nói riêng.
+ Việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm trên cả
phương diện định tính và định lượng.
+ Yêu cầu đặt ra cho việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách
nhiệm trong tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững.
- Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách
thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:
1. Kế toán trách nhiệm là gì? Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kế toán
trách nhiệm trong và ngoài nước đã được giải quyết như thế nào?
2. Tình hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty
xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý trong thời gian qua đã được thực
hiện như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân?
3. Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp ngành xây
dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản
lý nói riêng có những điểm đặc thù gì ? và cần phải giải quyết như thế nào để phù
hợp các yêu cầu tăng cao chất lượng và hiệu quả về mặt kinh tế - môi trường - xã
hội ?
4. Trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững, yêu cầu đặt ra cho việc
đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm trong tổng công ty xây
dựng như thế nào? Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của các
trung tâm trách nhiệm trên cả phương diện định tính và định lượng là các chỉ tiêu
gì?
- Bước 3: Chọn tình huống.
Từ những câu hỏi được xác định như phần trên, tình huống mà luận án lựa
chọn đó chính là những vấn đề về tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các
tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý. Cụ thể là tập trung về
công tác xây dựng tầm nhìn chiến lược của các tổng công ty; công tác tổ chức bộ
máy và phân cấp quản lý; hệ thống các báo cáo và các công cụ được sử dụng để
đánh giá trách nhiệm quản lý cũng như những yêu cầu cấp thiết của xu thế hội
nhập, phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp xây lắp.
- Bước 4. Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.
Để có được thông tin về những vấn đề tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý,
phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phương
pháp khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ
sở quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp …
Cụ thể, tác giả khảo sát, phỏng vấn sâu các nhà khoa học, các chuyên gia
trong lĩnh vực kế toán và các cấp quản lý trong tổng công ty từ Hội đồng thành
viên, Tổng (phó) tổng giám đốc, ban giám đốc các công ty thành viên, các
trưởng, phó phòng kế toán; các đội trưởng, tổ trưởng tổ thi công các công trình