Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong quân chủng hải quân bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG QUÂN CHỦNG
HẢI QUÂN - BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG QUÂN CHỦNG
HẢI QUÂN - BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Văn Nhị

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM
ngày 06 tháng 5 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phạm Văn Dược

Chủ tịch

2

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Phản biện 1


3

PGS.TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 2

4

TS. Huỳnh Tấn Dũng

5

PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng” là công trình của việc
học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong

nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu
trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn
thông tin đáng tin cậy.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018
Tác giả Luận văn

Nguyễn Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Đại học Công nghệ Tp.HCM, khoa Kế toán
- Tài chính - Ngân hàng; Viện đào tạo sau đại học - Trường Đại học Công nghệ Tp.
HCM đã giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích trong việc
cho ý kiến đánh giá vào bản khảo sát cũng như trong suốt quá trình thu thập dữ liệu
khảo sát, phỏng vấn từ lãnh đạo, đến các cán bộ thực hiện kiểm soát chi ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn đã giúp cho
tác giả có nhiều ý kiến đóng góp, sửa chữa quí báu trong quá trình nghiên cứu luận
văn của mình. Tác giả xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Mặc dù, tác giả đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm
trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, do
đó rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của quý Thầy Cô để luận
văn được hoàn thiện hơn nữa.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018


Tác giả Luận văn

Nguyễn Anh Tuấn


iii

TÓM TẮT
Đối với Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng, vấn đề công tác kế toán càng
cần đặt nhiều quan tâm, chú trọng bởi tài chính Quân đội luôn là lĩnh vực có tính
đặc thù cao và liên quan đến mọi hoạt động Quân sự, Quốc phòng, đòi hỏi nhân lực
có chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chính qui, là nòng cốt thực hiện. Tuy
nhiên, trong công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực cho ngành tài chính cũng
như công tác kế toán của Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng những năm qua
còn những hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là
nhiệm vụ xây dựng, củng cố Quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, cơ chế chính sách tài chính, kinh tế có nhiều đổi
mới trong việc các đơn vị an ninh quốc phòng cũng tham gia các hoạt động kinh tế
và hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến tổ chức
công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Quân chủng Hải
quân - Bộ Quốc phòng nói riêng, đồng thời trình bày các nghiên cứu trong và ngoài
nước đã thực hiện liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó góp phần làm rõ tình hình
nghiên cứu hiện nay về mảng đề tài này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán,
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để từ đó có những kiến nghị, biện pháp khả thi,
mang lại kết quả tốt hơn cho công tác tổ chức kế toán tại Quân chủng Hải quân - Bộ
Quốc Phòng. Cụ thể trong 5 nhân tố ảnh hưởng Tổ chức công tác kế toán trong
Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng thì nhân tố Tổ chức ứng dụng tin học ảnh

hưởng mạnh nhất đến Tổ chức công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - Bộ
Quốc Phòng với Beta = 0,437; nhân tố Đội ngũ nhân viên kế toán ảnh hưởng mạnh
thứ hai với hệ số Beta = 0.380; nhân tố Kiểm soát nội bộ ảnh hưởng mạnh thứ ba
với hệ số Beta = 0.377; nhân tố tiếp theo Đặc điểm hoạt động ảnh hưởng thứ tư với
hệ số Beta = 0.251; nhân tố Quy định pháp lý về kế toán ảnh hưởng thứ năm với hệ
số Beta = 0,239.


iv

ABSTRACT
For the Navy-Ministry of Defense, the issue of accounting work needs to pay
much attention, paid attention to by the military finance is always a highly
specialized field and related to all military activities, national defense, requiring
high quality human resources, basic training, core implementation. However, in
training and building human resources for the financial sector as well as the
accounting work of the Naval Defense - Ministry of Defense in the past years, the
limitations, inadequacies and presence have not met. The requirements, especially
the task of building and consolidating national defense and defense in the context of
strong international economic integration, financial mechanism and economic
reforms are many innovations in Defense and security units also participate in
economic activities and international integration.
This research contributes to the systematization of theoretical backgrounds
related to the organization of accounting work in public service delivery units in
general and naval army in particular, and presents domestic and foreign studies. has
been conducted in relation to the research topic, thus contributing to clarify the
current research situation on this topic.
Research results show the factors affecting the organization of accounting
work, the level of influence of the factors from which to make recommendations,
possible measures, bring better results for the team work. Accountant at Naval

Service - Ministry of Defense. Specifically, among the five factors influencing the
accountancy organization in the Naval Forces - Ministry of Defense, the factor
applying information technology has the most influence on the organization of
accounting work in naval army - Ministry Defense with Beta = 0.437; Factor
accounting staff has the strongest influence with Beta = 0.380; the third most
powerful internal control factor was Beta = 0.377; the next factor. The fourth
feature of activity is the Beta Factor = 0.251; Factors affecting the accounting
accounting influence fifth with Beta = 0.239.


v

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ................................................................................ 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
4.2.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 3
4.2.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 3
5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 7
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ...................... 9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 12

2.1 Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập ......... 12
2.1.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán ................................................................. 12
2.1.2 Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán ..................................................................... 12
2.1.3 Cơ sở, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán ................................ 13
2.1.3.1 Cơ sở tổ chức công tác kế toán ..................................................................... 13
2.1.3.2 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán ............................................................ 14
2.1.3.3 Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán ............................................................... 16
2.1.4 Nội dung tổ chức công tác kế toán ................................................................... 17
2.1.4.1 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán.................................................................. 17
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................ 26
2.1.4.3 Tổ chức trang bị các điều kiện kỹ thuật vật chất .......................................... 29
2.1.4.4 Tổ chức kiểm tra kế toán ............................................................................... 31


vi

2.2 Đặc điểm của hoạt động trong lĩnh vực Quân Sự chi phối đến tổ chức ............. 32
2.2.1 Đặc điểm hoạt động quân chủng hải quân - Bộ Quốc Phòng .......................... 32
2.2.2 Đặc điểm phân cấp quản lý .............................................................................. 34
2.2.3 Đặc điểm quản lý tài chính............................................................................... 35
2.2.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập............................. 36
2.2.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập .......................... 38
2.2.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các
đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................................................... 41
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung tổ chức công tác kế toán .......................... 46
2.3.1 Đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu ............................................... 46
2.3.2 Chế độ kế toán .................................................................................................. 48
2.3.3 Đội ngũ nhân viên kế toán ............................................................................... 50
2.3.4 Tổ chức ứng dụng tin học ................................................................................ 50
2.3.5 Kiểm soát nội bộ .............................................................................................. 51

2.4 Lý thuyết nền liên quan đến tổ chức công tác kế toán ....................................... 52
2.4.1 Lý thuyết tổ chức ............................................................................................. 52
2.4.2 Lý thuyết tổ chức thông tin .............................................................................. 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 56
3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 56
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 56
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 58
3.1.3 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 58
3.2 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................ 59
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 59
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo ..................................... 60
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................... 60
3.3 Nghiên cứu chính thức ........................................................................................ 64
3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 64
3.3.2 Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 64
3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu ................................................................................ 65


vii

3.3.3.1 Phân tích mô tả .............................................................................................. 65
3.3.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo ................................................................... 65
3.3.3.3 Phân tích hồi quy bội..................................................................................... 65
3.3.3.4 Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức công
tác kế toán trong quân chủng hải quân - Bộ Quốc Phòng ......................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 69
4.1. Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................... 69
4.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha ............................ 69

4.1.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Quy định
pháp lý về kế toán” .................................................................................................... 70
4.1.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đặc điểm
hoạt động” ................................................................................................................. 70
4.1.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đội ngũ
nhân viên kế toán ” .................................................................................................... 71
4.1.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Tổ chức
ứngdụng tin học” ....................................................................................................... 71
4.1.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Kiểm soát
nội bộ” ....................................................................................................................... 72
4.1.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Tổ chức
công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng” ............................ 73
4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 74
4.1.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập .................................................. 74
4.1.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Tổ chức công tác kế toán
trong quân chủng hải quân - Bộ Quốc Phòng” ......................................................... 76
4.2. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 77
4.2.1. Phương trình hồi quy tuyến tính ..................................................................... 77
4.2.2 Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ................. 79
4.2.2.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy .............................. 79
4.2.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................... 80
4.2.2.3. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ................................................ 80


viii

4.2.2.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư ....................................................... 81
4.3. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ........................................................ 81
4.3.1. Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi..................... 81
4.3.2. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ........................................ 82

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 88
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 88
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 88
5.2.1 Tổ chức ứng dụng tin học ................................................................................ 89
5.2.2 Đội ngũ nhân viên kế toán ............................................................................... 89
5.2.3 Kiểm soát nội bộ .............................................................................................. 90
5.2.4 Đặc điểm hoạt động ......................................................................................... 92
5.2.5 Quy định pháp lý về kế toán ............................................................................ 93
5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 93
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 98


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BHXH

: Bảo hiểm xã hội.

BHYT

: Bảo hiểm y tế.


BHTN

: Bảo hiểm nhân thọ.

BQP

: Bộ Quốc Phòng

ANQP

: An ninh quốc phòng

CMKT

: Chuẩn mực kế toán

DN

: Doanh nghiệp.

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà Nước

EU

: Liên minh Châu Âu.

HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ.

KBNN

: Kho bạc Nhà Nước.

KTQT

: Kế toán quản trị.

KTTC

: Kế toán tài chính.

KSNB

: Kiểm soát nội bộ.

NSNN

: Ngân sách Nhà nước.

SSCĐ

: Sẵn sàng chiến đấu

TKKT

: Tài khoản kế toán

TSCĐ


: Tài sản cố định.


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính ......................................... 61
Bảng 4.1: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy định pháp lý về kế toán” ............ 70
Bảng 4.2: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đặc điểm hoạt động” ......................... 70
Bảng 4.3: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đội ngũ nhân viên kế toán ” .............. 71
Bảng 4.4: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tổ chức ứng dụng tin học” ................ 72
Bảng 4.5: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Kiểm soát nội bộ” .............................. 72
Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tổ chức công tác kế toán trong Quân
chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng” ........................................................................... 73
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ................................... 74
Bảng 4.8: Bảng phương sai trích ............................................................................... 75
Bảng 4.9: Ma trận xoay ............................................................................................. 75
Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ................................. 76
Bảng 4.11: Phương sai trích ...................................................................................... 76
Bảng 4.12: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .......................................................... 78
Bảng 4.13: Bảng phân tích ANOVA ........................................................................ 78
Bảng 4.14: Bảng kết quả hồi quy .............................................................................. 78
Bảng 4.15: Kết quả chạy Durbin-Watson ................................................................. 81
Bảng 5.1: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố .......................................... 88


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 57

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 59
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .................... 82
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư - đã chuẩn hóa ............................................. 82
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa.......................................... 83


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại hiện nay, các tổ chức đặc biệt là các đơn vị hành chính sự
nghiệp luôn hoạt động trong thời đại công nghệ thông tin và sự thay đổi nhanh
chóng của môi trường hoạt động nên việc tổ chức công tác kế toán tài chính khoa
học, hợp lí, nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và trung thực, minh
bạch đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lí nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN
và phục vụ ANQP.
Bất kì tổ chức hành chính sự nghiệp nào cũng cần có một tổ chức công tác kế
toán hiệu quả bởi đây chính là một nội dung quan trọng trong tổ chức công tác quản
lí ở đơn vị. Việc quản lý kinh tế tài chính là điều không thể thiếu đối với mỗi tổ
chức và nó luôn là vấn đề nhạy cảm, cần sự minh bạch, công khai, rõ ràng với sự
quản lí chặt chẽ.
Tuy nhiên hiện nay, công tác kế toán tại các tổ chức còn gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng xem nhẹ công tác kế toán trong nhiều tổ chức, đơn vị vẫn còn xảy ra.
Công tác kế toán của các tổ chức đôi lúc còn chưa chính xác bởi thiếu nguồn nhân
lực có trình độ cao. Vì vậy, công tác kế toán hiện nay luôn là vấn đề cần quan tâm
nâng cao chất lượng.
Đối với Quân chủng Hải quân - BQP, vấn đề công tác kế toán càng cần đặt
nhiều quan tâm, chú trọng bởi Tài chính Quân đội luôn là lĩnh vực có tính đặc thù
cao và liên quan đến mọi hoạt động Quân sự, Quốc phòng, đòi hỏi nhân lực có chất
lượng cao, được đào tạo cơ bản, là nòng cốt thực hiện. Tuy nhiên, trong công tác

đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực cho ngành tài chính cũng như công tác kế toán
của Quân chủng Hải quân - BQP những năm qua còn những hạn chế, bất cập, có
mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng, củng cố
Quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, cơ chế chính sách tài chính, kinh tế có nhiều đổi mới trong việc các đơn vị
ANQP cũng tham gia các hoạt động kinh tế và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo sức lan tỏa rộng lớn
trên khắp thế giới, không nằm ngoài xu thế chung của thế giới Việt Nam cũng là
một trong những nước đi đầu về ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ vào


-2mọi mặt của đời sống. Đối với công tác bảo đảm tài chính nói chung và công tác kế
toán trong Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc phòng nói riêng thì yêu cầu đặt ra còn
mang tính cấp thiết hơn để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc.
Với lí do này, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
tổ chức công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - Bộ Quốc Phòng” nhằm
nghiên cứu, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán và có
biện pháp khắc phục điểm hạn chế cũng như đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện
việc tổ chức công tác kế toán tại Quân chủng Hải quân.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân – BQP,
đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến tổ chức công tác kế toán trong
Quân chủng Hải quân – BQP, qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán của đơn vị này.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế
toán tại Quân chủng Hải quân - BQP.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công

tác kế toán và đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến
tổ chức công tác kế toán tại Quân chủng Hải quân - BQP.
Để đạt được các mục tiêu cụ thể vừa nêu, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế toán tại Quân chủng
Hải quân – BQP?
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán
như thế nào? và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tổ chức
công tác kế toán tại Quân chủng Hải quân – BQP ra sao?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán
tại Quân chủng Hải quân - BQP.


-3Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi công tác kế toán tại Quân
chủng Hải quân - BQP. Thời gian nghiên cứu năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp giữa phương
pháp định tính và định lượng để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ
chức công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - BQP.
4.1.1. Nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua thảo luận
chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong
Quân chủng Hải quân - BQP. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và ý kiến
thảo luận chuyên gia thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng công tác kế toán
nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán
trong Quân chủng Hải quân - BQP.
4.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng dựa trên những tài liệu, số liệu thu thập được qua bảng

câu hỏi cùng với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh kết hợp với phần mềm
phân xử lí số liệu để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như kết luận từ các số liệu.
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, từ đó đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại Quân chủng Hải
quân - BQP bằng việc đánh giá độ tin cậy thang đo, đo lường mức độ phù hợp của
mô hình nghiên cứu, thiết lập phương trình hồi quy đa biến và kiểm định mô hình
với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
4.2 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tổ chức công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - BQP.
5. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu giúp Quân chủng Hải quân - BQP thấy được các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức công tác kế toán, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để từ đó có
những biện pháp khả thi, mang lại kết quả tốt hơn cho công tác tổ chức kế toán tại
Quân chủng Hải quân - BQP.


-46. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phục lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kiến nghị và kết luận


-5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán. Chương
này, sẽ thực hiện việc hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện

có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra
các định hướng nghiên cứu.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới trong các nghiên cứu trước đây liên quan đến công tác kế toán,
các tác giả chủ yếu chỉ đề cập tới nguyên lý và nguyên tắc chung của tổ chức công
tác kế toán, đặc điểm công tác kế toán trong một số loại hình doanh nghiệp đặc thù.
Riêng lĩnh vực kế toán trong các đơn vị sự nghiệp chỉ có một số ít tác giả nghiên
cứu.
Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus (2010) đã cùng tham gia một số
công trình và viết cuốn sách nổi tiếng với tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ
chức phi lợi nhuận” (Accounting for Governmental and Nonpofit Entities). Đây có
thể coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnh khác nhau hoạt
động của các đơn vị HCSN nói chung. Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách
bao gồm các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫn cách thức ghi
nhận các sự kiện, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu cũng đi sâu
vào phân tích đặc thù hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù như tổ chức
kế toán trong các trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang,…
Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi,
Kamran Nazari và Mostafa Emami (2012) với tiêu đề: “Kế toán công: Đánh giá về
lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn” (“Government accounting: An Assessment of
Theory, Purposes and Standards”) đã đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong thực hiện
kế toán của các đơn vị công lập, trong đó bao gồm công tác tổ chức kế toán dựa trên
hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích. Bài viết cũng đề cập đến vai
trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác kế toán; chương trình đổi mới công
tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một số
nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện


-6công tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong
nghiên cứu này.

Komala (2012) đã xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của 2 nhân tố: kiến
thức của nhà quản lý kế toán với các thang đo kiến thức, kinh nghiệm, sự hỗ trợ của
ban quản lý cấp cao (thẩm quyền, tham gia cam kết) đến HTTT kế toán (phần cứng,
phần mềm, truyền thông), đồng thời tìm ra mối liên hệ giữa HTTT kế toán với chất
lượng thông tin kế toán (đặc tính chính xác, thích hợp, kịp thời và đầy đủ) thông
qua nghiên cứu “The influence of the accounting managers’ knowledge and the top
managements’support on the accounting information system and its impact on the
quality of accounting information: a case of zakat institutions in bandung”. Bằng
phương pháp định lượng, tác giả kiểm định 2 giả thuyết: (1) HTTT kế toán ảnh
hưởng bởi nhân tố nhà quản lý kế toán và sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao; (2)
chất lượng thông tin kế toán ảnh hưởng bởi HTTT kế toán. Kết quả khảo sát được
xử lý và phân tích hồi quy để đi đến kết luận nhân tố nhà quản lý kế toán và sự hỗ
trợ của ban quản lý cấp cao có ảnh hưởng đáng kể đến HTTT kế toán, còn chất
lượng của thông tin kế toán hoàn toàn phụ thuộc vào HTTT kế toán.
Bằng phương phám nghiên cứu định tính Xu và cộng sự (2003) đã khám phá
một số nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán thông qua công trình
nghiên cứu “Key issues of accounting information quality management: Australian
case studies”. Trước hết các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các nghiên cứu đã tổng
hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước kết hợp với cơ sở lý thuyết để xây dựng mô
hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán gồm: Các
nhân tố bên trong như nhân tố con người, nhân tố hệ thống, các nhân tố về tổ chức.
Các nhân tố từ bên ngoài như kinh tế toàn cầu, sự phát triển công nghệ. Sau đó, để
kiểm định lại sự ảnh hượng của các nhân tố trên, tác giả đã thực hiện phương pháp
nghiên cứu tình huống thực tế tại 4 tổ chức lớn ở Australia gồm: Cơ quan Nhà
nước, các đơn vị nghiên cứu do Nhà nước tài trợ, các đơn vị tiện ích và các cơ sở
giáo dục. Kết quả phân tích cho thấy cả 4 nhóm nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán.
1.2 Các nghiên cứu trong nước



-7Phan Thị Thu Mai (2012), nghiên cứu "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán
nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị HCSN ngành Lao động và
Thương binh xã hội”. Tác giả tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng việc tổ
chức hạch toán kế toán trong các đơn vị HCSN thuộc ngành Lao động - Thương
binh và xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những ưu điểm và mặt tồn tại của tổ chức hạch
toán kế toán ảnh hưởng đến quản lý tài chính của đơn vị, đồng thời chỉ ra nguyên
nhân chủ yếu của những tồn tại để có cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức
hạch toán kế toán dưới góc độ khuôn khổ pháp lý và kiểm soát nội bộ và vận dụng
nhằm tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị này. Thông qua đề tài cho thấy,
vấn đề về tổ chức hạch toán kế toán không chỉ quan trọng đối với các đơn vị thuộc
lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà ngay cả đối với các đơn vị thuộc khu vực công.
Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), nghiên cứu “Hoàn thiện BCTC của cơ quan
Nhà nước và ĐVSN công lập đáp ứng chuẩn mực công quốc tế”. Các tác giả đã
phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC của các đơn vị HCSN bao gồm:
(1) nhân tố thuộc đặc thù hệ thống chính trị quốc gia (Luật kế toán, Luật NSNN),
(2) nhân tố thuộc môi trường pháp lý, (3) nhân tố thuộc môi trường chính sách kế
toán, (4) môi trường văn hóa, giáo dục và xã hội, (5) cơ chế và chính sách kế toán.
Sau khi sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định phương sai, Cronbach’s
Alpha, chi bình phương, ANOVA, t-test và EFA để xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến hệ thống BCTC của các đơn vị HCSN, tác giả đã đưa ra các giải
pháp hoàn thiện đối với hệ thống BCTC, hệ thống tài khoản và các giải pháp liên
quan đến kiểm soát và công bố thông tin.
Đậu Thị Kim Thoa (2015) thực hiện nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã phân tích 8 nhân tố gồm: công tác kiểm tra, kế toán
trưởng, nhân viên kế toán, phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng, cơ cấu tổ chức,
môi trường pháp lý tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Tác giả cũng đã tổng
hợp các nghiên cứu trước để làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình, đồng
thời đề xuất 4 tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông tin kế toán gồm: dễ hiểu, thích
hợp, trung thực, so sánh được. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã sử dụng

phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


-8đến chất lượng thông tin kế toán để từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thông tin kế toán tại các đơn thuộc khu vực công. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đã đưa ra những lập luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và HTTT kế
toán nhằm khẳng định những nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán cũng ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Từ kết quả phân tích, tác giả đã nêu lên
những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có
thu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo ba nhân tố có mức độ ảnh hưởng đáng
kể là: công tác kiểm tra, nhân viên kế toán, môi trường tổ chức.
Trần Thị Tùng (2015) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương”, tác giả tổng hợp các lý luận, kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước có
liên quan đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành thang đo chất lượng thông tin kế
toán, 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán gồm: Môi trường pháp
lí, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa và môi trường giáo
dục; xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu cùng với bảng câu hỏi
khảo sát. Từ đó, tác giả tiền hành khảo sát thực tế, nghiên cứu đưa ra 5 nhân tố ảnh
hưởng cùng chiều: Môi trường pháp lí, môi trường chính trị, môi trường kinh tế,
môi trường văn hóa và môi trường giáo dục.
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu
Các đề tài trước khi nghiên cứu về công tác tổ chức kế toán đã đạt được nhiều
thành công đáng kể, khi nghiên cứu đều tập trung khai thác trên các khía cạnh giác
độ chu trình kế toán và chia thành các nội dung đó là: Tổ chức chứng từ; tổ chức tài
khoản; tổ chức hệ thống sổ, tổ chức lập các báo cáo kế toán để cung cấp thông tin.
Với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước như trên cùng với
việc xác định các lỗ hổng trong nghiên cứu có thể nhận thấy rằng ít có công trình
nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống liên quan đến vấn đề xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị mà đặc biệt là

công tác kế toán tại Quân chủng Hải quân - BQP. Từ đó hướng đi của luận văn là
thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại Quân
chủng Hải quân - BQP, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố từ đó đưa ra các
kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại đơn vị này.


-9Công tác tổ chức kế toán là vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến chất
lượng thông tin kế toán, ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông
tin. Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức kế toán giúp tìm ra
các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác Tổ chức công tác kế toán trong
quân chủng hải quân - BQP trên cơ sở kế thừa từ nghiên cứu trong và ngoài nước
của các tác giả để kiểm nghiệm lại ở khía cạnh mới. Hiện nay, các nghiên cứu trong
nước và nước ngoài liên quan đến đề tài chủ yếu là phân tích định tính. Nghiên cứu
này chọn phương pháp định lượng cho kết quả tin cậy, chính xác, là tài liệu tham
khảo hữu ích trong thực tiễn giúp các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác tổ chức kế
toán tại đơn vị mình.


-10KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác tổ chức kế toán qua những nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt
Nam, từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên
cứu, đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các công trình
nghiên cứucủa các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp, cũng như
gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện. Từ các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng
công tác tổ chức kế toán của các đơn vị phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như:
Đặc điểm hoạt động của đơn vị; Các quy định pháp lý về kế toán; Chất lượng đội
ngũ nhân viên; Tổ chức ứng dụng tin học;... Ngoài ra, chương này cũng trình bày
điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trước đây. Đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong Quân chủng Hải quân - BQP” trong điều

kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, tác giả sẽ kết hợp cả phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng để đề tài sát hơn nữa với thực tiễn.


-11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công
lập
2.1.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán
Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức công tác kế toán như sau:
Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh thì “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công việc,
những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận
phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các
yêu cầu của đơn vị”.
Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, Học viện Tài chính thì “Tổ chức
công tác kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về
hoạt động của đơn vị”.
Như vậy, tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố
cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý,
phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ,
thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện công
việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của
mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả.
Do đó, tổ chức công tác kế toán thực chất là tổ chức thu nhận, xử lý và cung
cấp thông tin kế toán trên cơ sở hiểu biết về kế toán, các qui định của pháp luật kế
toán, pháp luật khác có liên quan, qui mô, đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị.
2.1.2 Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị
và của kế toán trưởng. Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan
trọng trong tổ chức quản lý ở tổ chức. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra

hoạt động kinh tế tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu
cầu khác nhau của của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp. Với chức năng cung cấp
thông tin và kiểm tra giám sát kết quả hoạt động sản xuất của tổ chức một cách
thường xuyên, kịp thời có hệ thống nên tổ chức công tác kế toán là một trong những


×