Gi¸o ¸n ch¬ng I
Chương I: Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp SX
CHƯƠNG I
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SX
I. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRONG HỆ THỐNG QLKD
1. Khái niệm về kế toán
Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của
tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của đơn vị đó.
Theo luật kế toán Việt Nam ngày 17/6/2003 kế toán là việc thu thập xử lý, kiểm tra và cung cấp
thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị,hiện vật và thời gian lao động.
2. Vị trí, vai trò của kế toán trong hệ thống QL KD
a, Vị trí
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính
b, Vai trò
Kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hiện thực có giá trị pháp lý và có độ tin cậy cao
cho các đối tượng cho các đối tượng sử dụng thông tin để giúp họ đánh giá tình hình hoạt động của
doanh nghiệp và trên cơ sở đó ra các quyết định phù hợp.
- Đối với doanh nghiệp: Thông tin kế toán giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình
hình hoạt động của doanh nghiệp, tình hình về tài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanh từ đó đánh giá
được tình hình sử dụng các loại tài sản, vật tư tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh từ đó mà đưa ra các chiến lược lâu dài.
- Đối với nhà nước: Số liệu kế toán giúp cho nhà nước kiểm tra việc chấp hành các chính
sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.Và giúp cho cơ quan nhà nước ban hành các
chính sách chế độ, tổng hợp nghiên cứu để hoàn thiện các chính sách chế độ hiện hành và ban hành các
chính sách, chế độ mới cho phù hợp.
- Đối với bên thứ 3: ( các chủ đầu tư, ngân hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp khác,) Thông
tin kế toán giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của DN từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù
hợp.
II. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1.Ý nghĩa tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp khoa học và hợp lý có ý nghĩa đảm bảo cho kế
toán thực hiện được đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, yêu cầu quy định, phát huy được vai trò của kế
toán trong quản lý kinh tế và trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp.
* Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán:
1
Gi¸o ¸n ch¬ng I
- Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, khả năng trình độ của
cán bộ kế toán hiện có.
- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo thực hiện được
chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán.
2. Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán
- Tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán ở doanh nghiệp. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho
các bộ phận kế toán, quy định mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán, các nhân viên kế toán.
- Vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán, áp dụng hình thức kế toán phù hợp.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kế toán, hiện đại hoá công tác kế toán.
- Quy định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp có liên
quan đến công tác kế toán. Hướng dẫn các chế độ thể lệ tài chính kế toán cho CBCNV trong doanh
nghiệp và kiểm tra việc thực hiện các chế độ thể lệ đó.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán ở doanh nghiệp. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho
các bộ phận kế toán, quy định mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán, các nhân viên kế toán.
- Vận dụng đúng hệ thống TKKT, áp dụng hình thức KT phù hợp.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kế toán, hiện đại hoá công tác kế toán.
- Quy định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp có liên
quan đến công tác kế toán. Hướng dẫn các chế độ thể lệ tài chính kế toán cho CBCNV trong doanh
nghiệp và kiểm tra việc thực hiện các chế độ thể lệ đó.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ DN
II. NỘI DUNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT.
1.Tổ chức hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở
-Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống chứng từ nhà nước đã ban hành xác định danh mục các
chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn được thực hiện ở doanh nghiệp.
+ Chứng từ bắt buộc: là chứng từ mang tính pháp lý do nhà nước quy định và bắt buộc. Các
doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất cả về nội dung, phương pháp lập, phương pháp ghi chép.
+ Chứng từ hướng dẫn: Là các chứng từ không mang tính pháp lý, nhà nước không bắt buộc các
doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất cả về nội dung, phương pháp lập, phương pháp ghi chép. Các
chứng từ hướng dẫn phản ánh mối quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.
- Hệ thống danh mục chứng từ do NN ban hành bao gồm:
+ Chứng từ lao động tiền lương
+ chứng từ hàng tồn kho
2
Gi¸o ¸n ch¬ng I
+ Chứng từ bán hàng
+ Chứng từ tiền tệ
+ Chứng từ tài sản cố định
- Xây dựng và thực hiện một trình tự (quy trình) lập, luận chuyển, xử lý và bảo quản
chứng từ
+ Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các chứng từ
+ Hoàn thiện chứng từ
+ Tổ chức luận chuyển chứng từ để ghi sổ.
+ Lưu trữ chứng từ
2. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cũng phải tuân theo các quy định của nhà
nước và phù hợp với đặc điểm riêng có của doanh nghiệp.
Hướng dẫn học sinh tham khảo QĐ số 15/2006 ngày 20/3/2006: Chế độ kế toán DN
- Nội dung của việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Lựa chọn những TK cấp I, cấp
II sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán phù hợp
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép hệ thống hoá và tổng hợp số liệu
từ chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định. Bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mối
quan hệ kiểm tra đối chiếu giữa các sổ, trình tự phương pháp ghi chép tổng hợp số liệu và lập báo cáo
tài chính.
Có 5 hình thức kế toán: Theo QĐ15/2006/QĐ.BTC
Nhật ký sổ cái; Nhật ký chung; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chứng từ; Kế toán máy
Doanh nghiệp dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, trình
độ khả năng của đội ngũ cán bộ kế toán để lựa chọn hình thức kế toán phù hợp.
4. Tổ chức công tác lập báo cáo báo cáo kế toán
- Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán
- Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi kỳ kế toán và được gửi kịp thời theo đúng chế độ quy
định của nơi nhận báo cáo
- Báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
5. Tổ chức kiểm kê tài sản
- Doanh nghiệp tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường như kiểm kê tài sản khi
kết thúc kỳ kế toán, khi giải thể, sáp nhập đơn vị, khi bàn giao tài sản,…nhằm đảm bảo số liệu kế toán
3
Gi¸o ¸n ch¬ng I
được chính xác, bảo vệ vật tư tiền vốn của doanh nghiệp.
- Việc kiểm kê tài sản phải thực hiện theo đúng chế độ do nhà nước ban hành.
- Khi kiểm kê phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp kiểm kê và biện pháp xử lý sau
khi kiểm kê.
6. Tổ chức kiểm tra kế toán
-Tổ chức kiểm tra kế toán là công việc giúp doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán đúng các
chế độ tài chính kế toán hiện hành của nhà nước.
- Tuỳ thuộc vào quy mô, phạm vi của doanh nghiệp có thể có 1 cán bộ kế toán, hay 1 bộ phận
kiểm tra kế toán.
- Nội dung tổ chức kiểm tra kế toán:
+ Kiểm tra việc tổ chức hạch toán ban đầu
+ Kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản
+ Kiểm tra việc vận dụng sổ kế toán, ghi chép khoá sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán.
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ đối với tài sản, vật tư tiền vốn, ở các bộ phận
trong đơn vị.
+ Kiểm tra, đánh giá, đánh giá lại tài sản, việc tập hợp phân bổ chi phí, tính giá thành, kết quả
sản xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, việc thực hiện chế độ trách
nhiệm vật chất đối với những người liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
+ Kiểm tra tình hình tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán nội bộ
trong doanh nghiệp.
- Kết luận trong báo cáo kế toán phải phải dựa trên các bằng cớ chứng từ xác minh và dựa vào
chế độ kế toán và phải nêu ra được thành tích, tồn tại của doanh nghiệp từ đó nêu ra biện pháp hợp lý.
7. Tổ chức ứng dụng các phương tiện và công nghệ HT tiên tiến
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán
- Áp dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Thực hiện áp dụng kế toán trên máy
vi tính. Cung cấp thông tin kịp thời cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin.
IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TRONG DNSX
Tổ chức bộ máy kế toán là việc xác định số lượng nhân viên kế toán, nhiệm vụ của từng nhân
viên, từng bộ phận kế toán với các phòng ban khác trong doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy kế toán dựa vào:
+ Đặc điểm về quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh. đặc điểm về công tác quản lý của doanh
nghiệp.
+ Hình thức tổ chức công tác kế toán mà DN lựa chọn.
1. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
a, Đặc điểm:
4
Gi¸o ¸n ch¬ng I
- Theo hình thức này doanh nghiệp có một bộ máy kế toán tập trung, các công việc kế toán được
thực hiện tại đó.
- Ở bộ phận đơn vị phụ thuộc không có bộ máy kế toán riêng chỉ có nhân viên kế toán thực hiện
việc ghi chép ban đầu, theo dõi sau đó gửi về phòng kế toán của doanh nghiệp theo quy định.
b, Ưu điểm
Đảm bảo sự lạnh đạo thống nhất tập trung đối với công tác kế toán trong doanh nghiệp, cung
cấp thông tin kịp thời, thuận lợi cho việc phân công chuyên môn hoá cán bộ kế toán, hiện đại hoá công
tác kế toán.
c, Nhược điểm
Hạn chế việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc ,
luận chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán thường bị chậm
d, Điều kiện áp dụng
Hình thức trên thích hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, địa bàn sản xuất kinh doanh tập
trung.
e, Cơ cấu ( sơ đồ1)
2. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán
a, Đặc điểm
- Doanh nghiệp có một bộ máy kế toán chung, các đơn vị phụ thuộc cũng tổ chức bộ máy kế
toán riêng
- Bộ máy kế toán chung của doanh nghiệp thực hiện hạch toán kế toán các hoạt đông chung của
toàn doanh nghiệp, tổng hợp báo các số liệu kế toán của các đơn vị phụ thuộc gửi lên, lập báo các kế
toán toàn doanh nghiệp. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách KTTC, chế độ kế toán đối
với bộ máy kế toán ở đơn vị phụ thuộc.
- Bộ máy kế toán ở đơn vị phụ thuộc có nhệm vụ lập chứng từ ban đầu, ghi chép sổ sách kế
toán, lập báo các kế toán có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc và gửi
về bộ máy kế toán tập trung của doanh nghiệp.
b, Ưu điểm
Thuận lợi trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị phụ thuộc và
cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn
vị phụ thuộc.
c, Nhược điểm
Số lượng nhân viên kế toán nhiều, khó khăn trong phân công chỉ đạo chuyên môn hoá cán bộ kế
toán, hiện đại hoá công tác kế toán.
d, Điều kiện áp dụng
Thích hợp đối với các doanh nghiệp lớn, địa bàn hoạt động rộng, phân tán có nhiều đơn vị phụ
thuộc ở xa và hoạt động tương đối độc lập.
e, cơ cấu( sơ đồ 2)
3. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp
5
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Bộ phận kế toán hoạt
động chung toàn
doanh nghiệp.
Bộ phận kế toán
toàn doanh nghiệp.
Bộ phận kiểm tra
kế toán.
Bộ phận tài chính
doanh nghiệp.
Các phòng kế toán các đơn vị phụ thuộc
Bộ phận kế
toán TSCĐ,
vật tư
Bộ phận kế toán
tiền lương và các
khoản trích theo
lương
Bộ phận kế toán
tổng hợp chi phí
sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Bộ phận kế
toán vốn bằng
tiền, thanh
toán.
Bộ phận kế
toán doanh
nghiệp.