Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV xây dựng bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THANH PHONG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG
BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THANH PHONG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG
BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHƯỚC MINH HIỆP



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng

năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHƯỚC MINH HIỆP
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 01 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

1

GS.TS. Võ Thanh Thu

2


TS. Phan Thị Minh Châu

Phản biện 1

3

TS. Phạm Phi Yên

Phản biện 2

4

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên

5

TS. Trương Quang Dũng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng

GS.TS. Võ Thanh Thu


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Nguyễn Thanh Phong

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1984

Nơi sinh: Quảng Ninh

Chuyên ngành:

MSHV: 1541820217

Quản trị Kinh doanh

I- Tên đề tài:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ:
Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV
xây dựng Bình Phước trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở:
o Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN.

o Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng
Bình Phước so với đối thủ cạnh tranh.
o Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty TNHH MTV xây
dựng Bình Phước, từ đó xác định mặt mạnh và hạn chế, những lợi thế cạnh
tranh và nhận dạng cơ hội cũng như thách thức tác động đến năng lực cạnh
tranh của Công ty trong lĩnh vực xây dựng.
Nội dung:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của DN;
Chương 2. Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
xây dựng Bình Phước;
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH xây dựng Bình Phước.
III- Ngày giao nhiệm vụ:(Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)


Ngày 24 tháng 01 năm 2017……………………………………………………………
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .......................................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ tên)…………………………………
PGS.TS PHƯỚC MINH HIỆP………………………………………………………
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS.Phước Minh Hiệp

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thanh Phong


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập và
nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý Thầy, cô cùng
nhiều tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
Trước hết, cho phép tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại
học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Khoa Đào tạo sau Đại học, các Giảng viên tham gia
giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Phước Minh Hiệp người đã giành thời gian và tâm huyết
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình công tác để có thể tập trung hoàn thành đề
tài luận văn tốt nghiệp này.
Xin tri ân Ban Giám đốc, Trưởng các phòng ban chuyên môn, Cán bộ và công

nhân viên Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ
thông tin trong quá trình nghiên cứu đề tài giúp cho tôi có được cơ sở để nghiên cứu.
Xin cám ơn các Anh/chị học viên lớp Quản trị kinh doanh 15SQT21, các đồng nghiệp,
bạn bè và gia đình đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn!
NGUYỄN THANH PHONG


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thị trường xây dựng đang ngày càng bị thu hẹp bởi các DN kinh doanh trong
lĩnh vực xây dựng rất nhiều, để tiếp cận với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn
vốn NSNN, TPCP là tương đối khó, chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các DN trong khi
tham gia đấu thầu các công trình xây dựng ngày càng trở lên gay gắt và khốc liệt hơn.
Trước tình hình đó, cũng như các DN khác vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước” hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, có ý
nghĩa chiến lược đối với công ty. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần
thiết.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan để từ đó chọn
lọc và hệ thống hóa kiến thức làm cơ sở lý luận cho đề tài. Trên cơ sở khảo sát, xử lý
số liệu và phân tích các yếu tố chủ yếu của môi trường nội bộ bên trong, các chỉ tiêu
đánh giá năng lực cạnh tranh của DN, đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành xây dựng bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm rút ra được những hạn
chế, những mặt đạt được, nguyên nhân của nó như thế nào để đề ra các giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của DN.
Các giải pháp được tác giả chọn lựa để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước cụ thể là: tổ chức sắp xếp, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác thu hồi vốn kết hợp với việc lựa chọn
nguồn vốn và huy động vốn cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ

tối đa giá thành xây lắp công trình, nâng cao trình độ trang thiết bị công nghệ, thương
hiệu uy tín của doanh nghiệp, năng lực nghiên cứu phát triển, năng lực quản trị doanh
nghiệp…Tiếp theo các giải pháp là một số kiến nghị của tác giả đối với chính sách của
Nhà nước, của ngành cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong
những năm tới.


iv

ABSTRACT
The construction market is increasingly narrowed by businesses doing business in
the construction sector so much so that access to investment projects funded by state
budget and bond capital is relatively difficult. Contests between enterprises while
participating in bidding for construction works has become increasingly fierce and fierce.
Before that situation, like other companies, the issue of "Raising the competitiveness of
Binh Phuoc Construction One Member Limited Company" is now an urgent and strategic
requirement for the company. Therefore, research on this subject is very necessary.
The author focuses on the research, reference documents related to the subject to
select and systematize knowledge as the basis for the topic, based on the analysis of the
major elements of the internal environment. Inner sets and indicators assess the
competitiveness of enterprises, then build a competitive image matrix to draw out the
limitations, the aspects achieved, how the cause of it, from which Measures to improve the
competitiveness of enterprises with other competitors.
Based on the analysis of the elements in the competitive image matrix, based on
the company's goals and business development orientations and resources, the solutions
chosen by the authors to enhance their competitiveness. Improve product quality and
lower the cost of construction and installation of works, enhance the recovery of capital
combined with the selection of capital and mobilize capital accordingly, Reorganize and
strengthen education and training, improve the quality of human resources, finance,
qualifications of equipment and technology, research and development capacity,

marketing capacity and management capacity. Factors affecting the competitiveness of
enterprises ... Following the solutions are some recommendations of authors for the State's
policies, industry should take to improve the competitiveness of the company in the
coming years.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Kết cấu Luận văn .....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: ....................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC .............................................5
CẠNH TRANH ...............................................................................................................5
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ...................................................5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .....................................................................................5
1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh ......................................................6
1.1.3. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh .....................................................................7

1.1.4. Năng lực cạnh tranh và năng lực lõi của doanh nghiệp .................................9
1.1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ..............................11
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng ...........................................................................................................................12
1.2.2. Năng lực tài chính ........................................................................................19
1.2.3. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ............................................................20


vi

1.2.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ .............................................20
1.2.5. Chất lượng sản phẩm....................................................................................21
1.2.6. Giá sản phẩm ................................................................................................21
1.2.7. Thương hiệu và uy tín của DN .....................................................................22
1.2.8. Năng lực nghiên cứu và phát triển ...............................................................23
1.2.9. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu .............................................................24
1.2.10. Năng lực quản trị doanh nghiệp .................................................................25
1.3. Các công cụ sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh .......................................26
1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường nội bộ DN (IFE) ....................26
1.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Company Profile Matrix - CPM)..................27
1.4. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan .....................................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................31
CHƯƠNG 2: ..................................................................................................................32
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV
XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC ........................................................................................32
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước...............32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................32
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ...............................................................................33
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức .................................................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây dựng

Bình Phước ................................................................................................................36
2.3. Thực trạng - Môi trường nội bộ của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước
....................................................................................................................................37
2.3.1. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Công ty TNHH MTV xây dựng
Bình Phước .............................................................................................................37
2.3.1.1. Về nguồn nhân lực.................................................................................37
2.3.1.2. Về năng lực tài chính .............................................................................40
2.3.1.3. Về trình độ trang thiết bị công nghệ ......................................................44


vii

2.3.1.4. Năng lực cạnh tranh và sản phẩm dịch vụ.............................................46
2.3.1.5. Chất lượng sản phẩm .............................................................................48
2.3.1.6. Giá thành sản phẩm ...............................................................................48
2.3.1.7. Về thương hiệu và uy tín của công ty....................................................49
2.3.1.8. Về năng lực nghiên cứu và phát triển....................................................50
2.3.1.9.Về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu...................................................50
2.3.1.10. Năng lực quản trị của doanh nghiệp ....................................................51
2.4. Đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ của Công ty TNHH MTV xây dựng
Bình Phước ................................................................................................................52
2.5. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước
so với các đối thủ cạnh tranh .....................................................................................54
2.5.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng
Bình Phước với đối thủ cạnh tranh ........................................................................54
2.5.1.1. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh ......................................................54
2.5.1.2. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh................................................56
2.5.1.3. Xác định mẫu nghiên cứu và Phương pháp xử lý dữ liệu .....................57
2.5.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước
qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................................58

2.5.3. Đánh giá chung ............................................................................................60
2.5.3.1. Những ưu điểm cần phát huy ................................................................60
2.5.3.2. Những hạn chế cần khắc phục cải thiện ................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................63
CHƯƠNG 3: ..................................................................................................................64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH MTV XÂY DỰNG ............................................................................................64
BÌNH PHƯỚC ...............................................................................................................64
3.1. Định hướng phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty đến năm 2020 ............................................................................................64


viii

3.1.1. Định hướng phát triển của công ty ...............................................................64
3.1.2. Giá trị sản xuất kinh doanh ..........................................................................65
3.1.2.1. Giá trị sản phẩm xây lắp ........................................................................65
3.1.2.2. Giá trị sản phẩm khác ............................................................................66
3.1.3. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty .........................66
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ....................67
3.2.2. Giải pháp về tài chính ..................................................................................70
3.2.3. Giải pháp về trình độ trang thiết bị và công nghệ ........................................71
3.2.4. Giải pháp về sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ ......................................72
3.2.5. Giải pháp về chất lượng dịch vụ ..................................................................73
3.2.6. Giải pháp về giá thành sản phẩm .................................................................74
3.2.7. Giải pháp về thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp .................................75
3.2.8. Giải pháp về năng lực nghiên cứu và phát triển ..........................................76
3.2.9. Giải pháp về thống thông tin và cơ sở dữ liệu .............................................77
3.2.10. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp ..................................79
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................................82

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của Nhà
nước cho phù hợp với yêu cầu quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn định. .82
3.3.2. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục đào tạo khoa học kỹ
thuật, nghiên cứu triển khai: ...............................................................................83
3.3.3. Đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: ...................................83
3.3.4. Đối với UBND tỉnh Bình Phước: .............................................................84
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................85
KẾT LUẬN ...................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................87
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSNN

: Ngân sách Nhà nước

TPCP

: Trái phiếu Chính phủ

Bộ XD

: Bộ Xây dựng

UBND

: Ủy ban Nhân dân


BICOCO

: Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước

DN

: Doanh Nghiệp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

IFE

: Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường nội bộ DN IFE

CPM

: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Company Profile Matrix -CPM)

KTTT

: Kinh tế thị trường



x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây dựng................36
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động và thu nhập CBCNV qua các năm .....................................38
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp cơ cấu lao động của công ty .................................................39
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn ..................................................39
Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2013 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng .................................................................................................41
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty từ năm 2013 – 2016 .............43
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp máy móc thiết bị thi công của công ty .................................45
Bảng 2.8: Kinh nghiệm các ngành nghề của công ty ....................................................47
Bảng 2.9: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) tại Công ty TNHH ................................53
Bảng 2.10: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình
Phước so với đối thủ cạnh tranh ....................................................................................59
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp ............................................81


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình xây dựng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh............................16
Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH ....................17
Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức tổng thể của Công ty TNHH MTV ....................................35
Hình 2.2: Cơ cấu xuất xứ máy móc thiết bị của Công ty ..............................................46


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường, là động lực thúc
đẩy phát triển nền kinh tế. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc
kích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất
lao động. Các DN muốn tồn tại trong thị trường phải luôn vận động biến đổi để tạo
cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những thị phần nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt
trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi họ phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh
tranh có hiệu quả bền vững. Các DN ngoài việc cạnh tranh với nhau còn phải chịu sự
cạnh tranh của các công ty, tập đoàn nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh. Vì vậy, vấn
đề cạnh trạnh không phải là một vấn đề mới, nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời
sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng.
Những năm vừa qua là những năm khó khăn cho kinh tế Việt Nam và cộng
đồng DN. Ngoài những nguyên nhân bên ngoài còn có những lý do nội tại của DN như
năng lực cạnh tranh yếu, chưa chủ động hội nhập…Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh, nhiều công trình
khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt
của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm, mà nhu cầu của
con người thì vô tận, luôn có "ngách thị trường" đang chờ các nhà DN tìm ra và thoả
mãn. Do vậy các DN phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu
mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh
doanh của DN để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này DN nào
nhạy bén hơn thì DN đó sẽ thành công.
Trải qua gần 20 năm hoạt động Công ty xây dựng Bình Phước đã không
ngừng đổi mới bằng các biện pháp kinh tế kỹ thuật để tạo uy tín và chất lượng trong
lĩnh vực xây dựng trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây những đối thủ cạnh tranh của
Công ty đã có nhiều hoạt động nhằm tăng doanh thu và khách hàng. Bên cạnh đó cũng
có thêm một số công ty xây dựng khác mới gia nhập thị trường với chất lượng tốt, thực


2


hiện nhiều ưu đãi cho khách hàng. Tất cả những điều này làm cho Công ty xây dựng
Bình Phước phải cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này Công ty
xây dựng Bình Phước đã bộc lộ một số hạn chế, kết quả là doanh thu của Công ty tăng
rất chậm, không đạt chỉ tiêu đề ra. Nếu không kịp thời đổi mới, nhiều khả năng công ty
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai.
Để xây dựng Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước duy trì hoạt động,
ngày càng vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập thì việc phân tích đánh giá
thực trạng môi trường hoạt động SXKD, môi trường cạnh tranh và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là hết sức cần thiết. Vì vậy, để
giúp công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
MTV xây dựng Bình Phước.
 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở ứng dụng cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, đề tài
nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau:
o Hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN trong lĩnh
vực xây dựng để thấy được các nhân tố (yếu tố) ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
o Khảo sát, thu thập, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại
của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước và so sánh với các đối thủ
cạnh tranh từ đó xác định những mặt mạnh và hạn chế về năng lực cạnh tranh
của Công ty.
o Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
MTV xây dựng Bình Phước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



3

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thi
công các công trình và các Công ty đối thủ.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của luận văn bao gồm nhóm đối
tượng chuyên gia và nhóm đối tượng khách hàng (Dự kiến khảo sát khoảng 30 chuyên
gia và khách hàng, với tỷ lệ 100%).
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước.
 Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH MTV xây dựng Bình Phước so với một số đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đánh
giá các yếu tố môi trường bên trong, đối với các yếu tố môi trường bên ngoài (bao
gồm các yếu tố kinh tế, chính trị- pháp luật, văn hóa xã hội và tự nhiên…) so với đối
thủ cạnh tranh tác giả xem là như nhau.
 Thời gian nghiên cứu: Để đảm bảo tính cập nhật tài liệu thứ cấp được thu
thập trong phạm vi thời gian giới hạn từ năm 2013 đến 31/12/2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, một số phương pháp nghiên cứu sau đây được áp
dụng:
 Phương pháp thống kê tổng hợp: Phần lý thuyết, tác giả tham khảo các tài
liệu liên quan như: Sách Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội
nhập của tác giả Đặng Đức Thành, Sách Chiến lược và chính sách kinh doanh của tác
giả Nguyễn Thị Liên Diệp, tác phẩm Lợi thế cạnh tranh của Michael Porter, … từ đó
chọn lọc và hệ thống hóa kiến thức để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
 Phần nghiên cứu định tính: giúp xác định các yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh và thang đo. Tác giả dựa trên lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh của DN và kinh nghiệm thực tế tại DN để đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực

cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10
chuyên gia để hiệu chỉnh các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và thang đo nhằm
đảm bảo đầy đủ, phù hợp.


4

 Phương pháp thống kê mô tả: Từ bảng câu hỏi xây dựng được từ nghiên
cứu định tính, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh của Công ty. Phiếu khảo sát được phát trực tiếp tới 2 nhóm đối tượng:
Nhóm đối tượng chuyên gia và Nhóm đối tượng khách hàng. Dữ liệu sử dụng trong
luận văn bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, trong đó dữ liệu phục vụ cho
nghiên cứu định lượng còn dựa vào các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo
của Công ty và từ các thông tin về các công ty cạnh tranh. Dữ liệu sơ cấp được thu
thập qua khảo sát.
5. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu chia làm 3 chương như sau:
o Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của DN
o Chương 2. Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước
o Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước


5

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH

1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưng của
nền sản xuất hàng hóa. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh tế trong đó
các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn
thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, tối
đa hóa lợi ích, nâng cao vị thế trên thị trường.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân
phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi
thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế,
thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Theo Kinh tế học định nghĩa: Cạnh tranh là sự giành giật thị trường để tiêu thụ
hàng hóa giữa các DN.
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao
hơn mức lợi nhuận trung bình mà DN đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình
quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả
có thể giảm đi.
Theo Paul A. Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các DN để
giành khách hoặc thị trường”.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam (Từ Điển Bách Khoa, 1995): “Cạnh tranh là
hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ vào thị trường có lợi nhất”.


6

Trên mọi phương diện, cạnh tranh đều có vai trò rất lớn để mọi hoạt động kinh
tế diễn ra một cách hiệu quả, qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội. Cạnh tranh ngày nay là

một vấn đề rất được các DN quan tâm. Dù theo trường phái kinh tế nào đi nữa cũng
đều thừa nhận rằng: “Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường,
nơi mà cung cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường,
cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường”.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh
phi giá cả (Khuyến mãi, quảng cáo) hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành,
một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng
có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là
cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh
doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm
chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Từ đó, có thể thấy được rằng những
đặc trưng cơ bản của cạnh tranh: Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa
các chủ thể kinh doanh. Hai là, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình
địch giữa các DN. Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết
mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của
người tiêu dùng. Ba là, mục đích của các DN tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành
thị trường mua hoặc bán sản phẩm.
1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Đối với nền kinh tế: cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực thúc
đẩy sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động mà
còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, cạnh tranh còn là điều
kiện giáo dục tính năng động của các DN. Bên cạnh đó, cạnh tranh còn góp phần gợi
mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới.
Điều đó chứng tỏ đời sống của con người ngày càng được nâng cao về chính trị, về
kinh tế và văn hoá. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật,


7


sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu và rộng. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế
như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo, cạnh tranh không lành
mạnh sẽ dẫn tới có những kiểu làm ăn vi phạm pháp luật như trốn thuế, lậu thuế, làm
hàng giả, buôn bán trái phép những mặt hàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm.
Đối với DN: Bất kỳ một DN nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động
kinh doanh trên trên thị trường thì đều muốn DN mình tồn tại và đứng vững. Để tồn tại
và đứng vững các DN phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính
chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía
mình, cạnh trạnh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm
của DN mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhất. DN nào
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm
cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì DN đó mới có khả năng tồn tại và
phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết.
Đối với Ngành: Hiện nay, đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành xây
dựng nói riêng, cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Như vậy, trong bất kỳ một hoạt động kinh
doanh nào dù là có quy mô hoạt động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động
đó đứng ở tầm vĩ mô hay vi mô thì không thể thiếu vắng sự có mặt của hoạt động cạnh
tranh.
1.1.3. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh
Theo tác giả Nguyễn Hữu Lam thì lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân
biệt của công ty, trong đó những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng,
đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng (Nguyễn Hữu Lam và cộng sự,
2011). Vậy lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của DN được thị trường
đánh giá cao, qua đó DN tạo ra được sự vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác
trong ngành, trong đó năng lực phân biệt là điểm mạnh của DN so với các DN khác.
Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà DN có thể tạo ra cho khách
hàng, lợi thế đó có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi



8

ích cho người mua là tương đương) hoặc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối
thủ khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn (Michael E. Porter,
1985).
Theo Porter, lợi thế cạnh tranh đến với các DN nào có thể tạo ra giá trị vượt
trội. Và cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đến việc giảm thấp chi phí kinh
doanh và / hoặc tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn
lòng trả một mức giá tăng thêm.
Hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận của một DN và do đó biểu thị nó
có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là: lượng giá trị mà các khách hàng cảm nhận về
hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp, và chi phí sản xuất của nó.
Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự lưu giữ trong tâm trí của họ về những gì
mà họ cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nói chung, giá
trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của DN thường cao hơn giá mà
DN có thể đòi hỏi về các sản phẩm, dịch vụ của mình. Theo các nhà kinh tế, phần cao
hơn đó chính là thặng dư người tiêu dùng mà khách hàng có thể giành được.
Cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các doanh nghiệp đã giúp khách hàng
nhận được phần thặng dư này. Cạnh tranh càng mạnh phần thặng dư người tiêu dùng
càng lớn. Hơn nữa, doanh nghiệp không thể phân đoạn thị trường chi tiết đến mức mà
nó có thể đòi hỏi mỗi khách hàng một mức giá phản ánh đúng đắn những cảm nhận
riêng của họ về giá trị sản phẩm - điều mà các nhà kinh tế gọi là sự bảo lưu giá của
khách hàng. Hai lý do này khiến doanh nghiệp chỉ có thể đòi hỏi mức giá thấp hơn giá
trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm.
Để hiểu rõ hơn về các hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển lợi thế cạnh
tranh và tạo ra giá trị gia tăng. Một công cụ hữu ích để phân cách doanh nghiệp trong
một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng được gọi là Chuỗi giá trị. Vậy, chuỗi
giá trị được hiểu là chuỗi tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp mà mọi hoạt động

góp phần gia tăng giá trị để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm dịch vụ đến khách
hàng.


9

Chuỗi giá trị cho thấy khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng của DN qua các
hoạt động của nó. Bao gồm năm hoạt động cơ bản là: hậu cần đầu vào, vận hành, hậu
cần đầu ra, tiếp thị và bán hàng, dịch vụ. Và bốn hoạt động hỗ trợ gồm: cơ sở hạ tầng
của DN, quản trị nguồn nhân lực, phất triển kỹ thuật và cung ứng nguyên liệu.
Chuỗi giá trị là một công cụ hữu ích trong việc xác định các năng lực cốt lõi
của DN và các hoạt động chính của DN. Chuỗi giá trị thích hợp và tích hợp cao sẽ tạo
lợi thế cạnh tranh (mà đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước) cho DN: Chi phí thấp:
Bằng việc giảm và tiết kiệm chi phí tăng giá trị gia tăng. Khác biệt hóa: Bằng việc
thích hợp và tích hợp cao tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
1.1.4. Năng lực cạnh tranh và năng lực lõi của doanh nghiệp
a. Năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng
lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt ở 4 cấp độ như năng lực
cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh DN, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ:
 Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm
đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững
tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia có thể
hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo có hiệu quả
phân bố nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
 Năng lực cạnh tranh ngành: Là khả năng ngành phát huy được những lợi
thế cạnh tranh và có năng suất so sánh giữa các ngành cùng loại.
 Năng lực cạnh tranh của DN: Khả năng cạnh tranh của DN là khả năng
duy trì và mở rộng thị phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh, áp dụng công nghệ

tiên tiến, hạ thấp chi phí sản xuất nhằm thu được lợi nhuận cao hơn cho DN trong môi
trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài (Tuấn Sơn, 2006).
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ
được nhanh và nhiều so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm


×