Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng và giải pháp hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty TNHH Hanwo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.92 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mại quốc tế
đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có
Việt Nam.
Với một nền kinh tế 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam đã xác định mặt
hàng chủ lực là sản phẩm nông nghiệp. Tận dụng được những lợi thế về khí hậu, địa
hình, đất đai và cả yếu tố con người, nước ta đã và đang phát triển được những loại cây
nông nghiệp như lúa, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu. Đây là những mặt hàng góp phần
không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước cũng như kim ngạch
xuất khẩu nông sản nói riêng.
Nắm bắt được điểm mạnh này¸ Công ty TNHH Hanwo đã tìm ra cho mình một
lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, đó là xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Hoạt động của
công ty trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được
vẫn còn một vài khó khăn trong khâu tìm nguồn hàng,tìm thị trường xuất khẩu, dự trữ,
bảo quản hàng hóa, ổn định tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Xuất phát từ thực tiễn trên, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hanwo,
em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoạt động xuất khẩu
nông sản tại công ty TNHH Hanwo” làm đề tài cho bài báo cáo thực tập giữa kì của
mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện của Ban lãnh đạo, nhân viên phòng Kinh doanh cũng như cán bộ, công nhân
viên trong Công ty. Đồng thời em cũng nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo
trong Khoa Kinh tế và Kinh tế quốc tế đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Vũ
Thành Toàn để em hoàn thành báo cáo.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên trong chuyên đề
khó tránh khỏi những khiếm khuyết,em mong nhận được sự chỉ bảo của Ban lãnh đạo
và Phòng ban trong Công ty, các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HANWO


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hanwo
1.1.1. Thông tin chung về Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH HANWO
- Văn phòng giao dịch: Tầng 20, tòa nhà Thành Công, số 57 Láng Hạ, Đống Đa, Hà
Nội
- Điện thoại: (84-4) 39410082
- Email:
- Website: www.hanwo.vn

Fax: (84-4) 3537.8437

Công ty được thành lập vào ngày 15/12/2003 theo quyết định số 1365/TTCB của
Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Công thương) nhưng phải đến tháng 3/2004 Công ty
mới đi vào hoạt động. Với số vốn điều lệ ban đầu là 3.000.000.000 đ.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Căn cứ vào những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài, sự thay đổi
của cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty. Quá trình phát triển của Công
ty có thể chia làm 3 giai đoạn, đó là:
o Giai đoạn 2003-2007:
Đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phương hướng
phát triển và đặt nền móng về mọi mặt cho việc xây dựng lại Công ty. Với biên chế
gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng. Trong thời gian này, đường lối đổi mới đang ở
mức tư duy, chưa cụ thể hóa bằng văn bán nhất là đối với lĩnh vực quản lý kinh tế. Tuy
gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng Công ty đã từng bước khắc
phục được những khó khăn và phát huy được những thành quả đạt được.
Về xây dựng bộ máy, đào tạo cán bộ: Với nhận thức con người là nhân tố quyết
định, do đó việc làm đầu tiên của công ty là đã xây dựng được mô hình bộ máy phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Công ty. Công ty thực hiện đào tạo đội
ngũ cán bộ và ổn định lực lượng lao động thông qua việc thực hiện phát triển yếu tố

con người, chăm lo mọi mặt của đời sống lao động, cử người đi đào tạo ở nước ngoài
khi có tiêu chuẩn. Công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ được quan tâm thường xuyên.


Trong 4 năm, Công ty đã đề bạt tại chỗ 5 trường hợp vào các vị trí: Giám đốc, Phó
Giám đốc, Trưởng/phó phòng, Giám đốc chi nhánh.... Đến năm 2012, Công ty có tổng
số lao động là 140 người.
o Giai đoạn 2008-2011:
Đây là thời kỳ tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty trên nền phát triển sản xuất
và xuất nhập khẩu.
Trong thời kỳ này, danh mục mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất phong phú và
luôn biến động, hình thức kinh doanh cũng luôn biến động, bám sát thị trường và cơ
chế. Từ thực tiễn đó, Công ty đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu làm tiền đề cho
việc phát triển kinh doanh XK sau này, đảm bảo sự cân đối hợp lý với hoạt động nhập
khẩu cũng như các hoạt động khác. Thị trường lớn Đông Âu và Liên Xô không còn
những biến động về chính trị, trong khi khu vực thị trường tư bán thì bị các đơn vị khác
cạnh tranh khá dữ dội. Các mặt hàng ủy thác xuất khẩu của Công ty không còn nhiều.
Thị trường trong nước giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ,
ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Từ sau giai đoạn khó khăn đó, Công ty đã có nhiều hướng đi mới như mở rộng
phạm vi kinh doanh ra các đơn vị bán lẻ, các quận, huyện kể cả các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh, chuyến dần từ ủy thác sang tư doanh. Triến khai gia công các mặt
hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tượng người Việt Nam học tập và
công tác tại nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế.
o Giai đoạn 2012-2014:
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, kinh tế phát
triển với tốc độ khá cao với nhiều đỉnh cao mới về đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, phát
triển thị trường vốn, các ngành sản xuất khác cũng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Quan
hệ ngoại giao và kinh tế đối ngoại được mở rộng, hầu như không còn giới hạn về
không gian và mức độ.

Nhận thấy tiềm lực có khả năng đứng vững trên thị trường, Công ty đã mở rộng
hơn quy mô về vốn hoạt động cũng như nguồn nhân lực.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng


ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Mối
quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giúp đỡ
lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được giao để cùng thực hiện tốt những
nhiệm vụ chung của Công ty.
Mô hình này rất hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công
ty, vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng phòng ban vừa mang tính thống
nhất chung trong hoạt động của toàn Công ty.
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty

N
guồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
1.3. Phạm vi hoạt động của công ty
1.3.1. Phạm vi hoạt động
Công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu
các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản


xuất và hàng tiêu dùng.
- Về xuất khẩu: các mặt hàng nông sản như: cà phê, gạo, hạt tiêu, hành, lạc, hàng
thủ công mỹ nghệ và nhiều hàng công nghệ phẩm khác.
- Về ủy thác xuất khẩu: các loại hàng hóa được Nhà nước cho phép.
1.3.2. Mặt hàng kinh doanh
Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty:
-


Kinh doanh với nước ngoài: Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng nông sản - hàng thủ
công mỹ nghệ - hàng thực phẩm- hàng công nghiệp- hàng may mặc và hàng tiêu
dùng. Nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý cho các thành phần kinh tế trên
cơ sở đúng pháp luật.

-

Kinh doanh trong nước: Tổ chức sản xuất mua bán, trao đổi hàng hóa, chế biến
gia công, liên doanh liên kết, đại lý và hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh các
mặt hàng được nhà nước cho phép.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN CỦA CÔNG TY TNHH HANWO
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty TNHH Hanwo
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực hết
mình của toàn thế cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Công ty đã được
mở rộng và phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đặc biệt trong lĩnh vục
xuất nhập khẩu. Nhanh chóng khẳng định vị trí của mình ở thị trường trong và ngoài
nước. Mặc dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do thị trường thế giới biến động
và không ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn có những bước phát
triển vượt bậc với tốc độ cao và vững chắc, đạt mức tăng trưởng từ 9-10%.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nông sản tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoạt
động xuất khẩu của Công ty với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu. Đây chính
là hai mặt hàng xuất khẩu truyền thống chiếm đến 70% Tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty với các thị trường chủ yếu như Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật, Malaysia, Trung
Quốc, Đông Âu ... nên Công ty đã lựa chọn chiến lược đa dạng hóa thị trường và mặt
hàng xuất khẩu. Bên cạnh những thị trường là khách hàng truyền thống, Công ty cũng

tập trung mở rộng và phát triển các thị trường tiềm năng khác tại một số nước ở Châu
Phi hay khu vực Mỹ La Tinh. Song song với nó,một số danh mục hàng nông sản xuất
khẩu mới được tìm kiếm, nghiên cứu phát triển để đưa vào khai thác như dưa chuột
bao tử, cơm dừa...Đây là những sản phẩm hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu hiệu quả trong
hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty.
Đi đôi với hoạt động xuất khẩu, Công ty tiếp tục thực hiện định hướng phát triển
nhập khẩu các nhóm hàng vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
trong nước. Đối với hàng tiêu dùng, Công ty tập trung vào việc nhập khẩu các mặt
hàng phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên
doanh, đại lý và các nhu cầu khác của thị trường Việt Nam. Hoạt động kinh doanh
trong nước được coi trọng hơn khi mà hiện nay nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình
trạng khủng hoảng và khó có khả năng phục hồi như ban đầu một cách nhanh chóng.
Từ năm 2012 đến 2013, tốc độ phát triển của Công ty rất mạnh, mặc dù số vốn


điều lệ là không thay đổi nhưng kim ngạch XNK tăng lên đáng kể với 464 tỷ đồng,
đem lại doanh thu hơn 1400 tỷ đồng của năm 2013, gấp hơn 1.5 lần so với năm 2012,
với mức doanh thu này thì lợi nhuận Công ty thu được là 33 tỷ đồng. Con số này chỉ
tăng nhẹ hơn năm 2014, với lợi nhuận thu được là 35 tỷ đồng, hơn 2 tỷ so với năm
trước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy rằng, vào
năm 2014, khi sự khủng hoảng kinh tế vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống thì tốc độ tăng
trưởng vẫn giữ vững, tuy không vượt trội nhưng đây được coi là một sự vực dậy an
toàn trước tình thế sụp đố của rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác.
o Tổng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu của công ty
Trong vài năm trở lại đây, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản gặp phải khá
nhiều khó khăn khi xuất hiện rất nhiều quy định về thuế quan, hạn ngạch cũng như các
tiêu chuẩn về chất lượng đặc biệt khi hàng hóa được xuất khẩu sang EU, một trong
những đối tác thân thiết của Công ty. Chính vì vậy, việc xuất khẩu mặt hàng nông sản
nào, tập trung chiến lược ra sao được Công ty hết sức chú trọng và cẩn thận trong các
khâu xuất khẩu hàng hóa. Sau đây là bảng số liệu về cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản

của Công ty giai đoạn từ năm 2011-2014.
Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: Nghìn USD
Năm

2011

2012

2013

2014

2014

Kim ngạch XK nông sản

30.787

39.150

49.307

53.503

52.970

Tổng kim ngạch XK

36.616


41.523

56.750

57.265

58.791

Tỷ trọng (%)

84,08

94,26

86,88

93,4

90,1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2014
Theo bảng số liệu trên, ta thấy rõ từ năm 2011 đến năm 2014, mặc dù có chút dao
động vào khoảng giữa thời kì nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản gần như chiếm trọn
trong Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty với thị phần thấp nhất là 86,88% năm
2013 và đạt cao nhất vào năm 2012 với 94,26% trên Tổng số, như vậy đối với các mặt
hàng khác thì chỉ dao động trong thị phần là khoảng từ 14%-15%, tức chỉ khoảng 3/20


trên Tổng số kim ngạch mà Công ty thu được từ các mặt hàng xuất khẩu.

Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế
Thu nhập bình quân
Tỷ suất lợi nhuận

Năm 2012
59.142.471.985
479.404.083
1.283.500
0,81%

Năm 2013
Năm 2014
53.550.012.306 60.740.311.621
496.384.993
1.071.431.460
1.356.000
1.934.000
0,92%
1,76%
(Đơn vị: Đồng / Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu thuần giảm mạnh qua các năm đặc biệt là
năm 2013 tuy nhiên năm 2014 có tăng lên nhưng không nhiều. Cụ thể năm 2013 đạt ở
mức 53.550.012.306 đồng giảm 5.592.459.679 đồng tương đương 9,46% so với năm
2012 và năm 2014 đạt 60.740.311.621 đồng tăng 7.190.299.315 đồng tương ứng
13,43% so với năm 2013. Tuy tăng không nhiều nhưng có sự tăng doanh thu đã chứng
tỏ hoạt động tiêu thụ của Công ty làm việc có hiệu quả hơn năm trước.

Tuy doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận của Công ty lại tăng dần lên quá các
năm, đặc biệt là tăng đột biến năm 2014. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những biện
pháp quản lý chi phí của mình. Cụ thể, năm 2012 đạt lợi nhuận 479.404.083 đồng, năm
2013 đạt 496.384.993 đồng tăng 16.980.917 đồng tức 3,54%, năm 2014 lên đến
1.071.431.460 đồng tăng 575.046.467 đồng tương đương 115,84%. Tỷ suất lợi nhuận
cũng tăng lên rất nhiều, năm 2012 chỉ là 0,81%, năm 2013 là 0,92% nhưng năm 2014
đạt tới 1,76% tăng 0,84% tương ứng với mức 90,3% so với năm 2013.
Nhìn chung, Công ty đang có xu hướng đi lên. Để kinh doanh hiệu quả hơn nữa
Công ty cần có các biện pháp để có thể mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng doanh
Doanh

thu để từ đó
tăng thêm lợi nhuận và điều quan trọng hơn hết là phục vụ tốt nhất nhu
thu
(đồng)
cầu của thị
trường.
60.740.311.621
Để có thể 59.142.471.985
nhận thấy rõ mức tăng giảm
về doanh thu và lợi nhuận qua ba năm ta
có biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của Công ty:
53.550.012.3
Biểu đồ
1.1: Biểu đồ doanh thu của Công ty
06

.

Năm

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Biểu đồ 1.2: Biểu đồ lợi nhuận của Công ty
Lợi nhuận
(đồng)

479.404.0
83

Năm 2012

496.384.99
3

Năm 2013

1.071.431.460

Năm 2014

Qua hai biểu đồ về doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong ba năm vừa qua ta
có thể thấy rõ một điều: Tuy doanh thu tăng có vẻ chậm qua các năm thậm chí năm
2013 có giảm không đáng kể nhưng lợi nhuận lại tăng ở năm 2013 và tăng cao ở năm
Năm


2014.

o Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
Giai đoạn từ năm 2012-2014 là thời kì phát triển của các Công ty xuất nhập khẩu
và điều này cũng không phải là ngoại lệ so với Công ty Hanwo. Những con số tăng dần
qua từng năm trong bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của công
ty đã chứng minh rõ hơn về đặc điểm này. Từ những mặt hàng chủ đạo như cà phê, hạt
tiêu, hạt điều đến các sản phẩm công nghệ hay sản phẩm dệt may, công ty luôn chứng
tỏ vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như uy tín của công ty đối với các
đối tác nước ngoài.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (2012-2014)
ĐVT: Nghìn USD


2012/2013

2013/2014

Danh mục

2012

2013

2014

Giá trị
(+/-)

%


Giá trị
(+/-)

%

Cà phê

23,239

25,671

22,421

2,432

110.47

-3,250

87.34

Hạt điều

7,770

10,791

11,203


3,021

138.88

412

103.82

Hạt tiêu

1,019

3,077

2,390

2,058

302.00

-686

77.69

Gạo các loại

2,919

5,261


8,130

2,342

180.25

2,869

154.55

684

1,154

2,836

470

168.70

1,683

245.82

1,124

3,226

4,000


2,101

286.89

774

124.01

Hàng khác

1,002

2,412

3,224

1,410

240.77

812

133.66

Tổng

39,150

49,047


53,503

9,897

125.28

4,456

109.09

Hàng may
mặc
Hàng công
nghệ phẩm

Nguồn: Phòng kinh doanh
Các số liệu của bảng 2.3 cho thấy rằng, nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Công ty đều có sự tăng mạnh qua các năm, đặc biệt từ năm 2014-2013, tuy
nhiên, tốc độ này đã chững lại vào năm 2014 với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của
nền kinh tế toàn cầu, rủi ro về tỷ giá, sự chênh lệch của đồng USD và VND, chính sách
XNK thay đổi, giá cả thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu liên tục giảm
dần dẫn đến việc cung cấp hàng hóa càng trở nên khó khăn. Nhóm hàng xuất khẩu chủ
yếu của Công ty là nhóm hàng nông sản và đứng đầu là cà phê với sự phát triển vượt
bậc từ 23,239 nghìn USD năm 2012 tới 285,671 nghìn USD năm 2013 và giảm nhẹ
còn 22,421 nghìn USD năm 2014.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể vào năm
2014, hoàn thành mục tiêu đã đề ra và phần nào khắc phục được khó khăn mà cuộc
khủng hoảng kinh tế đã gây ra, cũng như tổn thất của những năm trước đó. Năm 2014
đạt 53,530 nghìn USD, có tăng so với kế hoạch đặt ra do mặt bằng giá nhập khẩu thấp
và khối lượng tăng cao, các tháng cuối năm, cả khối lượng và giá trị có giảm sút nhưng



Tổng kim ngạch cả năm vẫn tăng so với kế hoạch và thực hiện năm 2013 là gần 3 triệu
USD. Cơ cấu của nhập khẩu vẫn tập trung vào các mặt hàng vật liệu xây dựng và thiết
bị máy móc, tiếp theo là các phụ liệu gia công may mặc, và hóa chất các loại. Những
thành tích mà Công ty đạt được là nhờ Công ty đã thay đổi mạng lưới đối tác nên đã
thu hút được rất nhiều mặt đơn hàng có giá trị cao và các khách hàng tiềm năng từ các
nước khác nhau trên thế giới. Điều này càng khắng định rõ hơn vị thế của Công ty trên
thị trường trong nước nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung.
2.1.2. Danh mục hàng nông sản xuất khẩu
Công ty TNHH Hanwo là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực
xuất khẩu, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản với những sản
phẩm chủ yếu như: cà phê, gạo, hạt tiêu, lạc nhân, điều…
Do thị trường xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và cạnh tranh nên
công ty đã chủ trương thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng xuất
khẩu sang những thị trường tiềm năng khác bên cạnh những thị trường truyền thống
lâu đời của công ty.
Kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của
công ty TNHH Hanwo trong giai đoạn từ năm 2011-2014 được thể hiện rõ ràng trong
bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giải đoạn
2011-2014 của Công ty TNHH Hanwo
Năm 2011
Mặt hàng
xuất khẩu

Cà phê

SL
(tấn)


TG
(Nghìn
USD)

Năm 2012

SL
(tấn)

31.500 22.560 25.672

Năm 2013

TG
(Nghìn
USD)

SL
(tấn)

25.563

24.500

TG
(Nghìn
USD)

Năm 2014


SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

28.238 26.000 25.500

Hạt tiêu

552

872

1.030

1.120

2.200

3.375

1.280 2.630

Gạo

4.690


3.471

3.900

3.210

5.150

5.786

7.890

8.943


Hành

1.650

Lạc

2.432

416

1.438

702

1.645


600

1.520

670

1.466 2.400
1.523
2.514
1.596 2.000 1.784
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Công ty Hanwo

❖ Măt hàng cà phê:
Cà phê là mặt hàng chủ lực của công ty, được tập trung phát triển và mở rộng ra
hầu khắp các vùng trong và ngoài nước. Tuy không phải là doanh nghiệp có sản lượng
cà phê được xuất khẩu lớn nhất, nhưng công ty Hanwo cũng đứng trong hàng ngũ
những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu cà phê, cả về uy tín lẫn số lượng.
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Mặt
hàng
xuất
khẩu


SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

Cà phê


31.500

22.560

25.672

25.563

24.500

28.238

26.000

25.500

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Từ bảng số liệu cho thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu có sự tăng mạnh qua các
năm, năm 2011 đạt trị giá là 22.560 nghìn USD, tới năm 2012, mặc dù sản lượng giảm
xuống chỉ còn 25.672 tấn nhưng trị giá lại tăng nhiều hơn so với năm 2011, điều này
chứng tở rằng giá trị cà phê ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Điều này giúp cho
hoạt động xuất khẩu của công ty thu được lợi nhuận cao.
Trong hai năm 2013 và 2014, sản lượng có giảm đi chút ít và kéo theo sự suy
giảm về trị giá vào năm 2014 do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trị
giá năm 2013 là 28.238 trong khi năm 2014 con số này chỉ còn 25.500 quay trở lại với
thời điểm năm 2012.
❖ Măt hàng hạt tiêu:
Đến năm 2013, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên
thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn, Công ty TNHH

Hanwo là doanh nghiệp góp phần lớn vào thành tựu đó của Việt Nam. Năm 2011, sản
lượng chỉ đạt 552 tấn tương ứng với trị giá là 872 nghìn USD nhưng đến năm 2012,


con số này vượt trội và tăng gần 2 lần cả về số lượng lẫn giá trị.
Mặt

Năm 2011

hàng
xuất
khẩu
Hạt tiêu

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

552

872

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


TG
SL
(Nghìn
(tấn)
USD)

TG
SL
(Nghìn
(tấn)
USD)

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

1.030

2.200

1.280

2.630

1.120


3.375

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Năm 2013 là thời kì đỉnh cao của việc xuất khẩu hạt tiêu ra nước ngoài, với trị giá
3.375 nghìn USD cho 2.200 tấn hạt tiêu đã khẳng định được vị thế của không chỉ công
ty mà còn nâng cao giá trị xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, con số này vào
năm 2014 đã giảm đi và bằng với năm 2012 nhưng giá trị tương ứng thì vẫn giữ được ở
mức cao với 2.630 nghìn USD.
Arap, Philipines, Yemen là những thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của công
ty, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của công ty Hanwo.
♦ Mặt hàng gạo
Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo được xuất khẩu thuộc
vào hàng lớn nhất thế giới, với các thị trường tiềm năng như Philipines, Indonesia,
Công ty TNHH Hanwo đã coi mặt hàng này là thế mạnh của mình bên cạnh mặt hàng
cà phê, lạc hay hạt tiêu. Vì là mặt hàng thế mạnh nên sản lượng cũng như giá trị xuất
khẩu của mặt hàng nông sản này hơn hẳn các mặt hàng khác, chỉ đứng sau cà phê.
Năm 2011
Mặt hàng
xuất khẩu

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

Gạo

4.690


3.471

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

TG
SL
(Nghìn
(tấn)
USD)

TG
SL
(Nghìn
(tấn)
USD)

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

3.900


5.150

7.890

8.943

3.210

5.786

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Năm 2011, số tấn gạo được xuất khẩu là 4.690 nhưng chỉ thu được giá trị là 3.471
nghìn USD, như vậy tính trung bình ra 1 tấn gạo Công ty nhận được là 740 USD trong


khi đó, vào năm 2012, cứ mỗi 1 tấn gạo 823 USD, mức giá này còn tăng lên nhiều vào
những năm sau như năm 2013 là 1.123 USD/tấn, năm 2014 là 1.133 USD/tấn.
Về sản lượng thì từ năm 2011-2014, sản lượng tăng dần đều, tuy có chững lại và
giảm vào năm 2012 so với năm 2011, nhưng tới năm 2013, thì Công ty đã tự khắc phục
được những khó khăn và tiếp tục tăng sản lượng cũng như giá trị của mặt hàng này lên
cao. Cao nhất là năm 2014 với 7.890 tấn tương ứng với 8.943 nghìn USD trong khi
thấp nhất là năm 2012 chỉ đạt được 3.900 tấn và 3.210 nghìn USD, con số này giảm
đáng kể về số lượng nhưng chỉ thấp hơn một chút về trị giá so với năm 2011. Nói
chung, sự chênh lệch về mức độ giảm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo qua 4
năm từ 2011-2014 là không đáng kể, vẫn trở thành một động lực nhằm nâng cao giá trị
của gạo Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.
❖ Mặt hàng hành và lạc
Singapore, Malaysia và các nước châu Á là những đối tác mạnh trong loạt mặt
hàng này, tuy nhiên lạc là mặt hàng được ưa chuộng nhiều hơn so với hành.
Năm 2011

Mặt hàng
xuất khẩu

TG
SL
(nghìn
(tấn)
USD)

Năm 2012
SL
(tấn)

TG
(nghìn
USD)

Năm 2013
SL
(tấn)

TG
(nghìn
USD)

Năm 2014
SL
(tấn)

TG

(nghìn
USD)

Hành

1.650

416

1.438

702

1.645

600

1.520

670

Lạc

2.432

1.466

2.400

1.523


2.514

1.596

2.000

1.784

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm
Trong năm 2011, lạc có số lượng xuất khẩu gấp đôi hành và thu về trị giá gần gấp
3 lần mặt hàng kia. Với đặc điểm là chỉ khoảng 252 USD/ tấn hành, mặt hàng này vẫn
duy trì mức thu đó cho tới năm 2014 mặc dù sản lượng có tăng nhưng không đáng kể,
đặc biệt năm 2012, sản lượng giảm xuống chỉ còn 1.438 tấn và tăng lên 1.645 tấn năm
2013, đến năm 2014, lại giảm còn 1.520 tấn với trị giá 670 nghìn USD.
Đối với mặt hàng lạc thì đây là mặt hàng tiềm năng của Công ty với mức sản
lượng là 2.432 tấn năm 2011, sau đó 3 năm, năm 2014, con sổ này chỉ còn là 2.000 tấn
và trị giá là 1.784 nghìn USD cao nhất trong các năm. Năm 2013 là năm sản lượng lạc


đạt cao nhất tại 2.514 tấn và 1.596 nghìn USD.
❖ Mặt hàng nông sản khác
Mặt hàng hồi và bột gừng là mặt hàng mới đang được Công ty quan tâm để tiến
hành xuất khẩu. Với mặt hàng này thì thị trường xuất khẩu còn hạn chế nhưng trong
giai đoạn từ năm 2011-2014 thì sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng
này có sự tăng dần qua các năm.
Năm 2011
Mặt hàng xuất
khẩu


SL
(tấn)

Năm 2012

Năm 2013

TG
TG
SL
SL
(Nghìn
(Nghìn
(tấn)
(tấn)
USD)
USD)

Hồi

21

31

Bột gừng

1

3


14

20

32

TG
(Nghìn
USD)
41

Năm 2014
TG
SL
(Nghìn
(tấn)
USD)
35

40

5
14
10
24
20
38
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty hàng năm.



Năm 2011 hồi xuất khẩu với 21 tấn thì bột gùng chỉ được tiêu thụ với 1 tấn và thu
về với kim ngạch là 3 nghìn USD, đây cũng là một mức thu khá cao so với các mặt
hàng khác, chỉ kém là số lượng đem ra xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp.
Năm 2012-2013, số lượng mặt hàng hồi đem xuất khẩu có chút giảm nhẹ còn 14
tấn vào cuối năm 2012 nhưng lại lấy lại tốc độ vào cuối năm 2013 là 32 tấn với 41
nghìn USD. Bên cạnh đó thì số lượng hàng bột gùng tăng lên hàng năm, cứ mỗi năm là
số lượng lại tăng lên gấp đôi và giá trị cũng theo đà đó tăng lên dần, và đỉnh điểm cao
nhất là năm 2014 với kim ngạch là 38 nghìn USD cho 20 tấn bột gừng.
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản công ty TNHH Hanwo
Với các bạn hàng lâu năm và các mối quan hệ mới được thiết lập trong vài năm
gần đây, Công ty đã có những chiến lược cụ thế cũng như các kế hoạch rõ ràng cho
việc phát triển mở rộng uy tín của mình ra hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó thị
trường EU và Đông Bắc Á là hai thị trường được chú trọng nhiều nhất. Do nắm bắt
được thị hiếu của khách hàng, công ty không chỉ ngày càng trở nên uy tín hơn mà còn
nâng cao được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty vào một số thị
trường giai đoạn 2011-2014
Năm 2011

Năm 2012

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

SL
(tấn)


EU

10.867

10.490

13.823

13.960 15.653 15.920 16.374

16.693

ASEAN

5.229

5.100

7.381

7.948

8.813

8.495

8.826

8.900


Bắc Mỹ

4.228

4.688

5.449

5.147

7.794

7.624

8.932

8.406

Đông Bắc Á
Thị trường

6.149

6.455

7.967

7.494


9.029

10.733 11.756

11.950

4.239

4.054

4.863

4.601

6.758

6.535

6.455

6.554

30.712

30.787

39.483

39.150 48.047 49.307 52.343


53.503

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

Năm 2014

Thị trường

khác
Tông cộng

TG
(Nghìn
USD)

Năm 2013

SL
(tấn)

TG
(Nghìn
USD)

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của công ty



Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Giai đoạn 2011-2014
Đon vị: Phần trăm
Thị trường

2011

2012

2013

2014

EU

36,4

37,2

35,1

37,1

ASEAN

17,7

18,5


18,9

20,2

Bắc Mỹ

12,8

12,9

13,2

11,5

Đông Bắc Á

22,4

20,2

19,5

22,6

Thị trường khác

10,6

11,2


13,3

8,6

Tổng cộng

100

100
100
100
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm của công ty

Công ty TNHH Hanwo có quan hệ xuất khẩu lâu dài với nhiều quốc gia trên thế
giới. Thông qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng giai đoạn từ năm 2011-2014, mặt
hàng nông sản của Công ty chủ yếu tập trung ở các thị trường lớn như EU và các quốc
gia trong khối kinh tế ASEAN, cụ thế gồm có:
• Thị trường EU: tập trung với các quốc gia Đức, Thụy Sĩ, đây là thị trường xuất
khẩu chủ lực của Công ty nhưng cũng là một thị trường chứa đầy những thách thức và
khó khăn đối với không chỉ Công ty nói riêng mà đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
nói chung bởi hệ thống luật pháp và chính sách nhập khẩu tại EU đối với Việt Nam
trong thời điểm gần đây hết sức chặt chẽ và khó khăn, cũng như các quy định nghiêm
ngặt về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng
nông sản. Tuy nhiên,nhờ nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng EU, Công
ty đã có những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu
đồng thời thiết lập các mối quan hệ để đưa hàng nông sản của công ty thâm nhập một
cách thành công vào thị trường khó tính này. Kết quả của những chiến lược đó là sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty tại thị trường này chiếm 36,4%
trong tất cả các thị trường với trị giá là 10.490 nghìn USD năm 2011 và đến năm 2012
con số này tăng lên một cách đáng kể với mức 13.823 nghìn USD chiếm 37,2%. Như

vậy, nhìn chung thị trường EU với mức nhu cầu ngày càng tăng qua các năm trong giai


đoạn từ năm 2011-2014 mặc dù khoảng cách giữa các năm là không lớn nhưng là sự
tăng dần đều, chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Nếu bắt đầu với 10.490
năm 2011 thì năm 2014 đã đạt được con số đáng ấn tượng với 16.693 nghìn USD trong
đó cà phê, hạt tiêu và hạt điều là những mặt hàng nông sản được ưa chuộng nhất tại thị
trường này.
• Thị trường ASEAN: Đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Công ty với các
mặt hàng nông sản như: hạt tiêu và cà phê. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị
trường này luôn dao động, trị giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản có sự tăng đều
và ổn định qua các năm. Năm 2011 tỉ trọng đạt được tại thị trường này là 5 triệu USD
với 5.229 tấn nông sản. Trong khi đó vào năm 2012 số lượng đã vượt lên hơn 2000 tấn
chỉ trong một năm và trị giá tăng lên là 2.848 nghìn USD. Vào năm 2013 và năm 2014,
mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng số lượng xuất khẩu hàng
hóa và thị trường này vẫn tăng đều vì Công ty đã có những biện pháp để khắc phục
được những ảnh hưởng đó. Với mức sản lượng 8.813 tấn năm 2013 và 8.826 tấn năm
2014 ta đã nhận thấy rõ được mức tăng trưởng này. Ở thị trường này, các quốc gia như
Singapore, Indonesia, Malaysia là những nước rất ưa chuộng các hàng nông sản đặc
biệt là mặt hàng gạo, lạc và hành của Công ty. Tới năm 2014, thị trường ASEAN đã
chiếm tới 21,3%, hơn hẳn so với các thời kì đầu trước đó. Trong những năm tới, Công
ty sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mạnh hơn nữa tại thị trường này.
• Thị trường Đông Nam Á: Bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc và Trung
Quốc, đây là thị trường đứng thứ hai sau thị trường EU với khởi điểm là 12,8% vào
năm 2011 nhưng đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 9,4%, mặc dù trong suốt thời kì từ
năm 2011-2013, con số này đã tăng dần đều nhưng bắt đầu từ năm 2014, thị phần của
các nước Đông Nam Á sụt giảm do ảnh hưởng lớn từ sự hội nhập và sự gia tăng mức
độ cạnh tranh với các thị trường tiềm năng khác. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc
gia có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam và việc tấn công vào thị trường này dường
như dễ dàng hơn so với các thị trường khó tính khác. Với sản lượng là 6.149 tấn năm

2011 và tăng lên gần gấp đôi chỉ sau 3 năm vào năm 2014 con số này đạt mức 11.756
tấn với 11.950 nghìn USD. Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị


trường Trung Quốc còn hạt tiêu và tinh bột là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc
ưa chuộng. Dự đoán trong những năm tới, cà phê và hạt tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất
khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bán là thị trường mà Công ty có những
chiến lược để đẩy mạnh trở thành thị trường chủ lực.
• Thị trường Bắc Mỹ: đây là thị trường xuất khẩu mà trong đó Mỹ và Mexico là
hai quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất. Nếu như năm 2011, sản lượng nông sản xuất
khẩu đạt 4.228 tấn với trị giá gần 5 triệu USD thì đến năm 2012, sản lượng này tăng
lên hơn 1000 tấn và đạt trị giá là 5.147 nghìn USD, trong khi đó vào hai năm tiếp theo,
năm 2013 và 2014 sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty vào thị trường này đề
tăng và Công ty vẫn luôn duy trì tyr trọng xuất khẩu vào thị trường này.


Thị trường khác: Bao gồm một số quốc gia tại Trung Đông, Châu Phi và Châu

Mỹ La Tinh. Các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cơm dừa và
hạt tiêu. Tuy sản lượng này còn thấp so với các thị trường khác và đặc biệt là có suy
giảm một chút về sản lượng vào năm 2014 so với năm 2014 nhưng sự suy giảm này
vẫn là không đáng kể so với trị giá đã đạt được là 6.554 tăng so với 6.535 nghìn USD
của 1 năm trước đó.
2.1.4. Quy trình tiến hành khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu
2.1.4.1. Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu
Đối với các hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, công
ty đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận
được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu
bằng L/C đó. Nếu L/c không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người
mua sửa đổi lại rồi mới giao hàng.

2.1.4.2. Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu
Chuẩn bị nguồn hàng được xem là khâu quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với
uy tín, ổn định tính linh động và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu
khách hàng có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch.
Vì vậy để khai thác được nguồn hàng tối ưu công ty đã đi nghiên cứu nguồn


hàng. Lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu để nghiên cứu tình hình , khả năng tiêu thụ
của từng măt hàng. Lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu để theo dõi nguồn lực
sản xuất và cung ứng sản phẩm của từng cơ sở sản xuất. Từ đó công ty tổ chức đàm
phán và thực hiện hợp đồng, đánh giá kết quả của công ty tạo nguồn hàng xem đâu là
nguồn hàng hữu hiệu, đâu là nguồn hàng tiềm năng. Công ty tiến hành phân loại nguồn
hàng để tạo ra các nhóm nguồn hàng đặc trưng tương đối đồng nhất, công ty có đưa ra
các chính sách, biện pháp lựa chọn và ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng để
khai thác tối đa khả năng từ mỗi loại nguồn hàng.
Trên cơ sở đó việc thu gom các mặt hàng xuất khẩu được công ty tiến hành bởi
các hình thức:
-

Mua hàng xuất khẩu

-

Tự sản xuất để xuất khẩu

-

Gia công hoặc bán nguyên liệu thu gom hàng xuất khẩu


-

Liên doanh liên kết tạo nguông hàng xuất khẩu.

Việc tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu được công ty tiến hành bởi hệ
thống các chi nhánh, đại lý, kho bãi, vận tải, thông tin quản lý, kỹ thuật công nghệ và
nguồn lực thích hợp.
2.1.4.3. Nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa
Công việc này tùy thuộc vào điều khoản ghi trong hợp đồng, nếu nghĩa vụ thuộc
về người xuất khẩu thì họ phải thực hiện nó.
-

Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải.
Thuê phương tiện vận tải có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy

trình thực hiện hợp đồng.
Việc thuê phương tiện vận tải chở hàng được công ty dựa vào các căn cứ: điều
khoản hợp đồng, khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa xuất khẩu, điều kiện vận
tải.
Tùy theo các trường hợp cụ thể của từng hàng hóa của công ty mà công ty có thể
áp dụng các hình thức thuê phương tiện vận tải:
Vận tải bằng đường biển: Là hình thức vận tải chủ yếu trong xuất khẩu hàng hóa


dựa vào hai phương thức thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến.
Ngoài ra còn có các hình thức vận tải khác như: Vận tải bằng đường sắt, bằng
đường hàng không, bằng ô tô, container hay vận tải đa phương thức: kết hợp ít nhất hai
trong số các hình thức vận tải trên.
-


Mua bảo hiểm hàng hóa
Trong kinh doanh thương mại quốc tế hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa,

trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất
trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, đối với công ty XNK Bắc Giang nói riêng và
người kinh doanh thương mại quốc tế nói chung thường mua bảo hiểm cho hàng hóa
để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
Căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa:
-

Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng đã ký kết. Nếu rủi ro
về hàng hóa thuộc về trách nhiệm của người xuất khẩu thì công ty xuất khẩu
cần tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa.

-

Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển là khối lượng, giá trị và đặc điểm của hàng
hóa vận chuyển.

-

Căn cứ vào điều kiện vận chuyển như loại phương tiện vận chuyển, chất
lượng của phượng tiện, loại bao bì bốc dỡ và hành trình vận chuyển.

Việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu được tiến hành theo các bước:
-

Xác định nhu cầu bảo hiểm

-


Xác định loại hình bảo hiểm

-

Lựa chọn công ty bảo hiểm

-

Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.

2.1.4.4. Chuẩn bị khai báo hải quan
Công ty trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lý làm thủ tục thông quan cho
hàng xuất khẩu.
 Khai và nộp tờ khai hải quan
Người khai hải quan tiến hành khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu trên hai hình thức:


- Người khai hải quan trự tiếp tới cơ quan hỉa quan thực hiện khai báo hải quan.
- Khai điện tử
Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Các chứng từ khác đối với từng loại mặt hàng theo quy định.
 Xuất trình hàng hóa: là đưa hàng hóa đến điểm đến quy định để kiểm tra thực tế
hàng hóa.
2.2. Đánh giá hoạt động xuẩt khẩu nông sản của công ty TNHH Hanwo
2.2.1. Ưu điểm

Gần đây, Công ty TNHH Hanwo đã gặp khá nhiều khó khăn đối với hoạt động
xuất khẩu, trước vấn đề này, lãnh đạo Công ty đã nỗ lực tìm ra giải pháp để vượt qua
những khó khăn về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình cũng như nâng cao trình
độ của cán bộ nhân viên để có the nắm bắt được thông tin về thị trường một cách
nhanh nhất và có được kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước
ngoài.
Với bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vục kinh doanh xuất khẩu, Công ty đã trở
thành một thương hiệu kinh doanh đại diện cho sự uy tín và hiệu quả ở thị trường trong
nước và quốc tế. Sau thời gian dài hoạt động, Công ty đã thiết lập và duy trì được mối
quan hệ lâu dài, bền vững với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Anh, Philipines,
Malaysia, Trung Quốc...., mở rộng và phát triển các bạn hàng tiềm năng như Thụy Sĩ,
Đức... và một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Chính điều này đã
tạo cho Công ty ngày càng được mở rộng và ổn định khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2013.
Nguồn hàng xuất phong phú và ổn định: Công ty luôn cố gắng giữ được nguồn
cung cap on định, đảm bảo vận chuyển đúng hẹn, do đó, ngày càng tạo được lòng tin
của khách hàng. Bên cạnh đó, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao vì thế Công ty
không ngừng tìm những nguồn cung cấp mới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh


doanh của mình. Một nét nổi bật nữa đó là Công ty có một hệ thống thu mua hàng
nông sản trên toàn quốc. Việc Công ty làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất địa
phương đã giúp họ có một nguồn hàng tốt, chi phí thấp mà không phải qua trung gian.
Ngoài ra, Công ty còn liên kết xuất khẩu khá hiệu quả. Sự giúp đỡ nhau về nguồn
hàng, thông tin về thị trường và những thủ tục pháp lý khiến hoạt động xuất khẩu của
Công ty hiệu quả và nhanh chóng.
Đa dạng về sản phẩm xuất khẩu: Kể từ khi công ty thành lập đã xuất khẩu một số
lượng lớn sản phẩm mà chủ yếu là sản phẩm nông sản và dệt may. Con sổ này ngày
càng tăng đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các mặt hàng
nông sản như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, hồi, bột gừng, lạc, gạo... trong đó cà phê và gạo

là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất
khẩu hàng nông sản của công ty. Ngoài ra, công ty luôn tìm tòi, phát triển các mặt hàng
mới như cơm dừa, bột dừa, tinh bột sắn... Bên cạnh đó, nguồn hàng của công ty khá
lớn và ổn định do công ty duy trì được mối quan hệ với các đầu mối thu mua một cách
có hệ thống nên nguồn hàng của công ty khá ổn định và chất lượng cao.
Sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của công ty có sự tăng đều và ổn
định qua các năm trong đó trị giá hàng nông sản xuất khẩu chiếm đến 90% tổng giá trị
xuất khẩu của Công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, trình độ đại học và trên
đại học lớn bên cạnh một đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm. Ngoài ra công tác
tuyến chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng được Công ty quan tâm và có sự đầu tư lớn.
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Doanh thu xuất khẩu qua các năm không ổn định: Phần lớn hàng xuất khẩu là
hàng nông sản và may mặc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu. Cung và cầu
trên thị trường thế giới không ổn định, thay đổi qua các năm, do vậy, Công ty đã đạt
được lợi nhuận cao nhưng vẫn gặp nhưng rủi ro lớn. Công ty đã chưa thể có những
bước đi tiên phong trong hoạt động kinh doanh của mình do bị phụ thuộc vào biến
động thị trường thế giới.
Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động nghiên


cún và dự đoán thị trường chưa được hoàn thiện, thông tin còn thiếu cập nhật và chính
xác. Nghiên cún thị trường và tìm kiếm thị trường chủ yếu thông qua các hội chợ triến
lãm diễn ra hàng năm mà không có hoạt động cụ thế, do đó Công ty đã mất đi khá
nhiều cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro khi thị trường có nhiều biến động bất
lợi.
Chất lượng của một số sản phẩm nông sản chưa cao và giá của hàng nông sản
còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của một số thị trường và khách
hàng khó tính. Hơn nữa, chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất nhiều vào bảo
quản, chế biến trong khi công tác bảo quản, dự trữ, chế biến của Công ty còn kém và

chưa đươc đầu từ một cách đồng bộ với khâu thu mua.
Giá nông sản còn thấp và không có được thương hiệu riêng, thiếu tính cạnh
tranh. Mặc dù khối lượng xuất khẩu hàng năm tăng nhanh, nhưng giá trị xuất khẩu
ngoài một số mặt hàng tiềm năng thì đối với các mặt hàng khác con số này tăng không
nhiều và đồng thời làm giảm vị trí của Công ty trên thị trường thế giới cũng như lãng
phí nguồn lực nước nhà.
Ngoài ra Công ty còn gặp khó khăn trong vấn đề về kho chứa hàng cho những
mặt hàng dự trữ. Điều này đôi khi khiến Công ty bị các nhà cung cấp ép giá khi đến
mùa vụ cần hàng giao gấp, nó thể hiện sự thiếu năng động trong quản lý nguồn hàng.
Nguồn nhân lực của Công ty tuy đã có tiến bộ nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ và
mới, còn với những cán bộ lâu năm thì có sự bất lợi lớn nhất là khả năng về ngoại ngữ
và công nghệ thông tin khiến việc giao dịch và đàm phán với đối tác gặp khá nhiều khó
khăn.
+ Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Nông sản là hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sự biến động thất thường
của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở công ty còn
hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty gặp phải khó khăn trong thời
gian gần đây là điều không thế tránh khỏi.


Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản đến từ các quốc gia như
Trung Quốc, Ấn Độ... Đây là những quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng
năm lớn trên thế giới với chất lượng cao, cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Việt
Nam trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp chế biến ở các quốc gia này cũng cao
hơn so với Việt Nam, do vậy hàng nông sản xuất khẩu chế biến của họ cũng nhiều hơn
và đạt được trị giá xuất khẩu cao hơn.
Chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khâu. Hiện nay, các nước phát triển
đang áp dụng những chính sách ngày càng khắt khe hơn trong việc bảo hộ nền nông
nghiệp của nước họ, các nước này đã dựng nên các hàng rào về kỹ thuật, nghiêm ngặt

về an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này muốn thâm nhập vào các thị trường
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ thường xuyên có những diễn biến
bất thường gây ra sự bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam nhất là trong thời điểm
hiện nay khi mà đồng Đô la Mỹ giảm so với đồng Việt Nam.
Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rườm rà, chưa hoàn thiện gây khó khăn
trong việc làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp xuất khẩu
- Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù Công ty đã cố gắng cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng tốt,
nhưng điều đó còn phụ thuộc khá nhiều vào bạn hàng của Công ty. Một thực tế dễ dàng
nhận ra là các nhà sản xuất còn hạn chế về vốn và khả năng sản xuất còn thấp, do đó họ
chỉ dừng lại ở số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng. Điều này ảnh hưởng khá
nhiều đến chất lượng của một số mặt hàng nông sản và hoạt động kinh doanh của Công
ty ở thị trường quốc tế.. Và đó cũng là lý do Công ty phải bỏ qua nhiều hợp đồng có giá
trị vì không đạt được chất lượng như yêu cầu của khách hàng. Đây là nguyên nhân trục
tiếp làm cho hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường của Công ty chưa
được quan tâm và đầu tư thích đáng. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công
ty chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Công ty.
Là một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và gạo hàng đầu của nhà nước, có hàng
chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng đến nay Công ty vẫn chưa có


×