GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay, vấn đề giao thương trao
đổi mua bán hàng hoá giữa các quốc gia với nhau là hết sức cần thiết. Các quốc gia
luôn tìm cách phát huy, tận dụng những ngành và lĩnh vực mà mình chiếm ưu thế để
có thể đem lại giá trị kinh tế cao trong ngoại thương. Hiểu được điều này, nhà nước
và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang đẩy mạnh khai thác những mặt
hàng xuất khẩu được xem là chủ lực và mang lại giá trị kinh tế cao như: lúa gạo, cao
su, cà phê, các loại trái cây,… và một số mặt hàng khác. Nếu chỉ đề cập tới việc xuất
khẩu rau và các loại trái cây thì chúng ta không thế không nhắc đến thanh long- một
loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao của tỉnh Bình Thuận nói riêng và của cả nước nói
chung. Tuy nhiên, để phát huy được lợi thế này thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải
quan tâm và thực hiện như: từ khâu quy hoạch vùng chuyên canh, kỹ thuật và quy
trình nuôi trồng cho đến khâu thu hoạch và đầu ra cho sản phẩm..
Trong phạm vị bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ đi vào phân tích tình xuất
khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận, và đi sâu vào việc tìm hiểu những mặt mạnh,
điểm yếu cũng như cơ hội thách thức đối với mặt hàng xuất khẩu này. Từ đó có
những kiến nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế cũng như nâng cao giá trị
hoạt động xuất khẩu thanh long.
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
1
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm:
1.1.1 Xuất khẩu:
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo
IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật. (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương
mại việt nam 2005)
1.1.2 Nhập khẩu:
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước
ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo
cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng
hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn
việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
1.2 Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế:
• Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế .
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu
máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn:
xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động du lịch ,các dịch vụ
có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động ..
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác
động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất,
kinh doanh ở những ngành liên quan khác.
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
2
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn
định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường =>Phân tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất
khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng
lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao
cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất .
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người
dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất
khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản
xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất
hàng hoá xuất khẩu ->Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng .
• Vai trò của Nhập khẩu :
Có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung
nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của đất
nước. Quy mô, nhịp độ NK tuỳ thuộc vào nhu cầu và thực lực của nền kinh tế, trước
hết vào quy mô, nhịp độ xuất khẩu. Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, việc NK
cũng không ngừng tăng lên trong mối quan hệ cân đối hợp lí. Các quốc gia đều có
chính sách và cơ chế quản lí NK phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của nước
mình. Kim ngạch NK của một nước tăng lên sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng, sản xuất
trong nước; nhưng kim ngạch NK tăng lên quá nhiều, có thể làm giảm thu nhập quốc
dân, hạn chế nhu cầu tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách NK của Việt Nam là ưu tiên
NK thiết bị, công nghệ tiên tiến, vật tư để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo hộ sản xuất trong nước có
chọn lọc, đúng mức, có hiệu quả.
1.3 Điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam:
Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa nông sản sang thị trường nứớc ngoài thì
cần phải có những điều kiện và tiêu chuẩn sau:
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
3
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
Về giấy tờ cần có: Vận đơn (BL), hoá đơn thương mại, liệt kê đóng gói hàng
hoá; Giấy chứng nhận xuất xứ; Mô tả về dinh dưỡng(trong trường hợp là phở,
bánh đa nem, bánh kẹo các loại); Mô tả về nguyên liệu đã sử dụng, sơ đồ quy
trình chế biến (chỉ dùng cho lần đầu tiên).
Các vấn đề kiểm tra trước các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý : tiêu chuẩn
sử dụng và giới hạn của các chất bảo quản, chất gây nghiện trong thực phẩm,
dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong canh tác nông nghiệp, các chất phụ gia
và màu nhân tạo (hoá học) cho thực phẩm, chất tẩy trắng, trực khuẩn mẫu Coli
và thuốc nhuộm Tar
Thông tin ghi trên nhãn hàng hoá phải đảm bảo thông tin về tên sản phẩm
(bằng tiếng Anh hoặc tiếng bản xứ ), thông tin về tổng trọng lượng và trọng
lượng tịnh (gram hoặc kilogram), thông tin chi tiết về nhà sản xuất (tên Cty,
địa chỉ, số điện thoại bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng bản xứ), thông tin về thành
phần nguyên liệu đã sử dụng, thông tin về Nguồn dinh dưỡng cung cấp (nếu
cần thiết), thông tin về quốc gia xuất xứ, thông tin về ngày sản xuất và hết hạn
sử dụng (cần đặt ở nhãn trước của sản phẩm)
Ngoài ra, các doanh nghiệp VN muốn xuất khẩu thực phẩm sang nước khác
không chỉ đòi hỏi chất lượng sản phẩm, giá cả, mà doanh nghiệp cần phải chú
ý phương thức kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, bao bì mẫu mã...
Không phải đi bán thứ mình có, mà phải tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của thị
trường mà mình nhắm đến, để xuất khẩu sản phẩm mà họ đang cần
Cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch cho từng sản phẩm kê khai muốn nhập khẩu sang nước
ngoài, xác nhận không có nguy cơ về sâu bệnh hại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu,
gửi kèm các thông tin theo yêu cầu, để cơ quan kiểm dịch động thực vật nước
ngoài có thể phân tích nguy cơ rủi ro của sâu bệnh gây hại (Pest Risk Analysis
– PRA). Sau khi nhận được đầy đủ các hồ sơ nêu trên, sẽ xem xét và cấp giấy
phép nhập khẩu (visa) cho sản phẩm nông sản của Việt Nam nhập khẩu vào
thị trường họ.
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
4
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THANH LONG
CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2005-2009
2.1 Giới thiệu về thanh long Bình Thuận
2.1.1 Quá trình phát triển
Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được
biết đến từ đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên Thanh Long chỉ thực sự phát triển thành sản
phẩm hàng hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ
những năm 1989-1990 trở lại đây.
Cách đây khoảng 25 năm trở về trước, cây thanh long do một số hộ nông dân
trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng. Đến 1985, người nông
dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến
năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình
Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh long đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ mới được
sử dụng trong nước và chưa xuất khẩu. Đến năm 1993, Đảng và Nhà Nước đã có chủ
trương khoán diện tích đất nông nghiệp đối với người nông dân và chính sách mở cửa
để hòa nhập, giao lưu kinh tế thương mại quốc tế thì quả thanh long bắt đầu có chỗ
đứng trong thị trường trong nước và quốc tế
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây
và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh
long. Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long
Việt Nam.
2.1.2 Giống và chủng loại:
- Cây Thanh Long (tên khoa học: Hylocerut undatus) thuộc họ xương rồng
(Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ. Thanh long là loại cây trái phù hợp
khi trồng ở những miền đất khô nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình
Thuận rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Thanh long có một quá trình quang hợp dài. Ánh sáng ban ngày càng dài thì
càng tốt cho hoa. Trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 (mùa
thuận) nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7 khi ngày dài hơn đêm (từ
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
5
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
12.5 đến 13 giờ một ngày). Từ tháng 10 đến tháng 2, ngày ngắn hơn nên nông dân
thường thường dùng điện để chiếu sáng cho hoa
- Thanh long cũng là loại cây nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là đã có thể
thu hoạch. Sản lượng trung bình khoảng 20 – 30 tấn /ha mùa thuận, và 20 tấn/ ha tấn
mùa nghịch
- Những đặc điểm vượt trội của trái thanh long:
+ Thanh long là loại trái cây có nhiều ưu điểm như vị ngọt dịu nhẹ, tính mát,
dễ ăn, chứa các thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và
sắc đẹp của người phụ nữ, thành phần chất sơ trong trái thanh long cao giúp điều hòa
hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: chất béo, các
độc chất…
+ Thanh long có trái quanh năm, không chỉ được người lớn ưa chuộng mà
thanh long còn được trẻ em yêu thích bởi màu sắc và hương vị đặc trưng của nó,
thanh long rất có lợi cho sức khỏe, bảo quản lâu nên có thể dùng để chế biến được
nhiều loại món ăn đa dạng khác nhau như: sinh tố, làm cocktall, làm rau câu trái
cây….
- Phân loại: có 3 loại chính
+ Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ (giống chính): nổi tiếng nhất với dòng thanh
long Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền giang)
+ Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ là giống của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam nghiên
cứu
+ Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: do viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam
nhập từ Colombia từ 1994
Ngoài các giống trên, quả Thanh Long Bình Thuận ngoài vỏ màu đỏ, hiện đã
có loại thanh long vỏ xanh dành cho nhu cầu xuất khẩu.
2.1.3 Đặc điểm thanh long Bình Thuận
- Các đặc điểm chính của thanh long Bình Thuận:
+ Cành phát triển mạnh, cành to và dài
+ Trái có dạng hơi tròn, dày vỏ 2 – 2.5 cm, gai nở to, vỏ có màu đẹp
+ Tỷ lệ thịt trái: 68 – 72 %
+ Chắc thịt, vị ngọt
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
6
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
+ Độ brix 13 – 14 %,
+ Độ chua PH / ep: 4.8 – 5.0,
+ Hạt nhỏ trọng lượng 1.000 hạt: 1.1 – 1.2
- Về cảm quan: thanh long Bình Thuận đẹp, vỏ dày nên thời
gian bảo quản và giữ màu sắc kéo dài hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu
thụ.
- Về chỉ tiêu hóa học: thanh long Bình Thuận có hàm lượng Protein, Vitamin C,
Canxi, Photpho, Magie, Natri cao nhưng hàm lượng đường Glucose, Fructose,
Carbonhydrat thấp.
- Về giá cả: thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn các loại thanh long khác
do mẫu mã và hình thức của thanh long
Bình Thuận đẹp hơn. Ngòai ra, còn do vùng Bình Thuận nổi tiếng với thanh long
nhất trong cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho
thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ.
2.1.4 Vai trò của thanh long đối với Bình Thuận:
- Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích đất tự
nhiên là 782,846 ha, trong đó 219,741 ha đất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết tại Bình
Thuận hầu như nóng nhất trong cả nước mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô
nắng, nhiệt độ cao phù hợp cho việc canh tác cây thanh long.
- Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho ngành nông
nghiệp Bình Thuận như:
+ Sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô,
góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn;
+Sử dụng ngày càng tốt hơn quĩ đất của hộ gia đình,
+ Đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp thường gặp,
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp địa
phương
+ Từ cây “xóa đói giảm nghèo”, thanh long nay đã trở thành loại cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi hecta đem lại thu nhập khoảng 80 - 100 triệu
đồng/năm, lãi bình quân hơn 40 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất thanh long đạt 800 -
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
7
4500
4800
5000 5000
5800
6800
9000
10600
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Diện tích (ha)
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
900 tỷ đồng/năm, chiếm 20% giá trị sản xuất nông nghiệp và 25% giá trị sản xuất
ngành trồng trọt; xuất khẩu thanh long đóng góp trên 10% kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá của tỉnh.
Thương hiệu Thanh long Bình Thuận ngày càng được khẳng định trên thị trường trong và
ngoài nước.
2.2 Tình hình xuất khẩu thanh long Bình Thuận giai đoạn 2005-2009
2.2.1 Phân tích khái quát
- Sản xuất và xuất khẩu thanh long Bình Thuận đứng đầu trên cả nước và tăng trưởng
mạnh trong những năm gần đây. Đầu tháng 7/2009, diện tích cây thanh long ở Bình Thuận
đã lên đến gần 10.700ha, trong khi kế hoạch của tỉnh đề ra đến năm 2010 là 10.000ha.
Như vậy, hiện nay diện tích cây thanh long của Bình Thuận đã tăng đến 3,3 lần so với năm
2000 (3.000ha).
Diện tích trồng Thanh long tại Bình Thuận
- Tiêu thụ sản phẩm thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: giá cả thị trường và mức tiêu thụ
trong nước cũng như xuất khẩu ổn định đã góp phần đáng kể trong việc cải
thiện đời sống người nông dân. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
8
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
các ban ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện
pháp nhằm ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ
thực vật trên thanh long. Người trồng thanh long đã có chuyển biến tích cực
trong việc phát triển thanh long theo hướng bền vững, an toàn và chất lượng.
Nhiều nơi đã xây dựng mô hình trồng thanh long theo quy trình thực hành
nông nghiệp tốt (GAP), góp phần nâng cao uy tín và chất lượng thanh long
Bình Thuận.
Sản lượng Thanh long tại Bình Thuận
Toàn tỉnh hiện có 228 cơ sở thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu thanh long, trong đó
có 11 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Thanh long được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng trái
tươi, việc tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian từ nhà vườn, thương lái, vựa bán buôn,
công ty kinh doanh - xuất khẩu hoặc người bán lẻ đến người tiêu dùng trong và ngoài
nước.
- Đây là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Thuận, các năm
trước đạt mức tăng trưởng tương đối ổn định. Riêng năm 2008 lượng xuất khẩu giảm
6,4% so với năm 2007, ước đạt 29.250 tấn, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu và thay đổi về quy định nhập khẩu của một số thị trường. Tuy lượng
xuất khẩu giảm nhưng do giá xuất khẩu bình quân tăng hơn 20 USD/tấn nên kim
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
9
43500
57700
65100
87000
94800
97000
130000
177000
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
200000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008
Năm
Sản lượng (tấn)
GVHD: Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh
ngạch xuất khẩu thanh long năm 2008 chỉ giảm nhẹ so với năm trước, đạt khoảng
16,63 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Bình Thuận (2004-2006) Đvt: USD
Thị trường Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng số 6.569.600 10.435.600 13.587.030
Hồng Kông 2.473.100 3.238.500 4.247.280
Đài Loan 2.211.000 3.777.500 3.947.340
Malaysia 951.100 1.071.600 563.100
Singapore 636.900 1.110.400 1.780.030
Trung Quốc 159.500 126.600 337.330
Indonesia - - 54.160
Thái Lan 84.600 1.001.100 1.699.410
Các tiểu vương quốc Ảrập
(UAE)
- 200 9.030
Đức 31.600 62.500 -
Hà Lan 21.800 47.200 892.960
Canada - - 54.980
Pháp - - 14.400
(Nguồn: Sở Thương mại Bình Thuận)
- Về thị trường:
+ Hồng Kông và Đài Loan là các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chính
ngạch của thanh long Bình Thuận trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu biên
mậu chính. Tuy nhiên, thời gian gần đây phía Đài Loan, Trung Quốc đang thắt chặt
các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam
nên lượng xuất khẩu sang các thị trường này giảm.
+ Sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn EurepGAP đang từng bước tiếp cận các
thị trường Hà lan, Đức, Pháp và một số nước châu Âu khác. Tỉnh Bình Thuận đã tổ
chức các chuyến đi khảo sát thị trường Đức và Hà Lan nhằm duy trì và mở rộng thị
trường.
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 ĐHQT3A
10