Giảng : Tiết : 28
Cảnh ngày xuân
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I- Mục tiêu :
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu đợc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế
Nguyễn Du : Kết hợp bút pháp tả và gợi. Sử dụng từ ngữ giàu chất
tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích thơ, biết vận dụng bài học sử dụng yếu tố
miêu tả trong văn tự sự.
3. Thái độ :
Có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ, trau dồi vốn từ, sử dụng từ chính
xác, giàu sức biểu cảm.
II- Chuẩn bị :
- GV tham khảo Bồi dỡng ngữ văn 9. Sơ đồ tổng kết bài học.
- Trả lời câu hỏi chuẩn bị
III- tiến trình dạy và học :
1. ổ n định tổ chức :
2. Kiểm tra : (5 phút) Đọc thuộc lòng đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Thế nào là bút pháp
nghệ thuật ớc lệ ?
- Lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con ngời.
- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới ngời đọc thông qua sự phán đoán, tởng tợng chứ
không miêu tả cụ thể tỉ mỉ.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : Hớng dẫn tìm hiểu vị trí đoạn trích và bố cục (8
phút)
- HS đọc bài. GV đọc một lần.
- HS nêu vị trí đoạn trích ?
+ Sau khi giới thiệu gia cảnh họ Vơng và miêu tả chị em
Thúy Kiều, tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em Kiều đi chơi xuân.
- Căn cứ vào trình tự sự việc và thời gian đợc tả trong đoạn trích
xác định bố cục ?Nhận xét cách sắp xếp bố cục ?
+ Khung cảnh ngày xuân
+ Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
+ Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
-> Đoạn thơ đợc kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du
xuân.
* hoạt động 2 : Tìm hiểu cách miêu tả khung cảnh ngày xuân
(5 phút)
- Đọc 4 câu đầu. Khung cảnh ngày xuân đợc diễn tả nh thế nào ?
Cách tả cụ thể hay là gợi ?
+ Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian. Ngày
xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời bớc sang tháng 3. Những cánh
chim én rộn ràng bay liệng nh thoi đa giữa bầu trời trong sáng.
+ Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên màu nền non xanh
ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. Màu sắc hài hòa.
I_ Đọc Tìm hiểu chung :
1- Đọc :
2- Vị trí đoạn trích
3- Bố cục :
3 phần
II- Tìm hiểu nội dung :
1- Khung cảnh ngày xuân
- Cánh én liệng
- Bầu trời trong sáng
+ Cách tả vừa cụ thể vừa gợi.
- Ta có thể coi đây là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân đợc không ?
Tại sao ?
+ Là bức tranh xuân tuyệt đẹp, bức tranh đã hiện ra bằng ngôn
ngữ nhng đầy đủ về hình khối, màu sắc : không gian khoáng đạt,
bầu trời trong trẻo, cánh én rộn ràng, màu sắc hài hòa, những tín
hiệu riêng của xuân : mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống. Đặc biệt
chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn không
tĩnh tại.
- GV bình :
Có thể nói đây là bức tranh mùa xuân bằng ngôn ngữ bởi
khung cảnh xuân trong trẻo đầy sức sống đợc gợi lên qua từ ngữ
và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của hoạ sĩ bậc thầy
Nguyễn Du.
* hoạt động 3 : Tìm hiểu việc miêu tả khung cảnh lễ hội (10
phút)
- Đọc 8 câu thơ. Trong ngày thanh minh có hai hoạt động diễn ra
cùng một lúc đó là hoạt động nào ? Ngày nay có còn phong tục
này không ?
+ Phần lễ và phần hội : Lễ tảo mộ -> đi viếng mộ, quét tớc,
sửa sang phần mộ của ngời thân.
+ Hội đạp thanh -> chơi xuân ở chốn đồng quê (mùa xuân là
dịp đi chơi ở chốn đồng quê. Đợc giẫm lên cỏ xanh giữa đất trời
trong trẻo là một cái thú nên việc chơi xuân mới trở thành ngày
hội, gọi là hội đạp thanh).
+ Vào đầu tháng 3 các gia đình đều đi quét tớc, xây đắp mộ
của ngời thân ...
- Không khí lễ hội ra sao ? Từ ngữ, hình ảnh nào diễn đạt ?
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
+ Gần xa nô nức, yến anh, chị em, sắm sửa bộ hành, dập dìu,
tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần, nh nớc, nh nêm -> những từ
ngữ gợi tả sự đông vui, nhiều ngời chủ yếu là trai thanh gái lịch.
+ Cụm từ nô nức yến anh -> phép ẩn dụ gợi hình ảnh từng
đoàn nam thanh nữ tú nô nức đi chơi xuân nh đàn chim én chim
oanh bay ríu rít -> tâm trạng háo hức của ngời đi hội.
+ Những so sánh giản dị Ngựa xe nh nớc, áo quần nh nêm
-> giúp ngời đọc hình dung cảnh ngày hội náo nhiệt.
- Đó là phần hội còn phần lễ thế nào ? Tại sao lại Thoi vàng
vó rắc, tro tiền giấy bay ?
+ Ngổn ngang gò đống kéo lên ..... giấy bay. Trong lễ tảo
mộ ngời ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tởng
nhớ ngời đã khuất.
+ Các trang tài tử giai nhân vui xuân mở hội nhng không quên
những ngời tiền bối.
- GV bình giá, nâng cao :
Trong tiết thanh minh đầy chất thơ, xuất hiện khung cảnh lễ
hội đông vui náo nhiệt. Không khí lễ hội không chỉ đợc Nguyễn
Du tả lại một cách cụ thể, rõ ràng mà còn gợi lên nét đẹp về một
truyền thống văn hóa dân tộc rất sống động và có hồn.
- Đoạn thơ giúp em nhận thấy điều gì về yếu tố miêu tả trong văn
- Cỏ non xanh
- Hoa lê trắng.
- > Bức tranh tuyệt đẹp về
mùa xuân với hình ảnh và
màu sắc hài hòa, giàu sức
sống
2- Khung cảnh lễ hội trong
tiết thanh minh
- Lễ tảo mộ
- Hội đạp thanh.
- Những từ ngữ giàu sức biểu
đạt.
- Phép ẩn dụ, so sánh giản
dị.
-> Không khí ngày hội đông
vui, náo nhiệt
- Bức tranh mùa xuân trong
tiết thanh minh đã gợi lên
nét đẹp truyền thống của văn
hóa lễ hội ngày xa.
tự sự ?
- GV chuyển ý :
Theo bớc chân của chị em Kiều ta nh đợc sống lại khung cảnh
lễ hội trong tiết thanh minh. Nhng cuộc vui nào rồi cũng hết. Tìm
hiểu cảnh trở về của chị em Kiều.
* hoạt động 4 : Tìm hiểu khung cảnh chị em Kiều trở về (8
phút)
- Đọc 6 câu thơ cuối. Cảnh vật không khí mùa xuân ở 6 câu cuối
có gì khác với cảnh ở phần đầu ? Tìm từ ngữ hình ảnh diễn tả ?
+ Cảnh vẫn mang nét xuân nhng nhạt dần, lặng dần, ngời
bâng khuâng bịn rịn :
. Tà tà nắng ngả -> nắng nhạt dần.
. Dan tay -> bâng khuâng bịn rịn.
. Lần ... tiểu khê -> thời gian trôi chầm chậm theo chân ng-
ời men theo khe nhỏ.
. Nhịp cầu nho nhỏ -> vẫn mang cái huyền ảo êm dịu của
ngày xuân.
+ Mọi chuyển động từ chỗ từng bừng náo nhiệt nay đã trở
nên nhẹ nhàng, chậm rãi :
. Bóng ngả từ từ.
. Bớc chân thơ thẩn.
. Dòng nớc uốn quanh
- Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt
sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ điều gì ?
+ Bộc lộ cảm giác bâng khuâng, xao xuyến
- Nhận xét nào đúng với bức tranh chiều tà trong sáu câu cuối
đoạn trích :
A. Đẹp nhng buồn B. Nhẹ nhàng, thanh khiết
C. Đẹp và tơi sáng D. ảm đạm và hiu hắt
- GV bình, khái quát :
Vừa miêu tả tài tình cảnh chiều xuân đẹp nhng thoáng buồn
vừa bộc lộ tâm trạng con ngời. Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh nhng đã
nhuốm màu tâm trạng đó là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến
mà ngời ta thờng có sau một ngày vui. ở đây không chỉ có vậy.
Với nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn Nguyễn Du dùng đoạn thơ
chuẩn bị cho cách ứng xử của Kiều khi gặp nấm mồ Đạm Tiên và
cuộc gặp gỡ chàng Kim xáo trộn cuộc sống êm đềm trớng rủ
màn che ... của Thúy Kiều.
* hoạt động 5 : Tổng hợp kiến thức bài học (6 phút)
- Hoạt động nhóm :
Nhóm 1 + 2 : Nêu những nét những thành công về nghệ thuật
miêu tả của Nguyễn Du qua đoạn trích ?
Nhóm 3 + 4 : Những sự việc đợc Nguyễn Du tả và kể trong
đoạn trích là gì ?
- Dự kiến :
+ Bút pháp nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, hệ thống từ ngữ giàu
chất tạo hình, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ... Đặc biệt tả cảnh gợi
tâm trạng (tả cảnh ngụ tình).
3- Chị em Kiều du xuân
trở về
- Cảnh vẫn mang nét xuân
nhng nhạt dần, lặng dần.
- Tâm trạng của con ngời đã
bao phủ lên cảnh vật
III- Tổng kết :
+ Khung cảnh ngày xuân, không khí lễ hội, cảnh chiều xuân
và tâm trạng con ngời.
- Ghi nhớ : SGK 87
4- Củng cố : (2 phút) GV chốt lại kiến thức bằng sơ đồ.
5- Dặn dò : (1 phút) Đọc bài Thuật ngữ, chú ý xem nghĩa của từ.
Cảnh ngày xuân
Khung cảnh ngày
xuân
Khung cảnh lễ hội
trong tiết thanh minh
Cảnh chị em Kiều du
xuân trở về
- Cánh én liệng
- Bầu trời trong
- Cỏ non xanh
- Hoa lê trắng
-> Bức tranh xuân với hình
ảnh, màu sắc hài hòa, đầy
sức sống
- Lễ tảo mộ
- Hội đạp thanh
-> Khung cảnh lễ hội từng
bừng rộn rã. Gợi lên nét
đẹp truyền thống của văn
hóa lễ hội ngày xa
- Cảnh chiều xuân đẹp nh-
ng thoáng buồn. Mọi chi tiết
đều thanh dịu, chuyển động
nhẹ nhàng
- Cảnh đã nhuốm màu tâm
trạng.
- Dẫn chuyện tài tình.
Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh đặc sắc và một hệ thống từ
giàu chất tạo hình. Nguyễn Du đã gợi tả thật sinh động bức
tranh thiên nhiên mùa xuân và cả không khí lễ hội mùa xuân
tơi đẹp trong sáng