Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

HUỲNH LƯU THANH GIANG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP TR N Đ A ÀN
THÀNH PH H CH INH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. Hồ Chí Minh - năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

HUỲNH LƯU THANH GIANG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP TR N Đ A ÀN
THÀNH PH H CH INH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. ĐOÀN XUÂN HUY


TP. Hồ Chí Minh - năm 2018

INH


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Xuân Huy inh

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
15 tháng 4 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Võ Thanh Thu

Chủ tịch

2

TS. Phan Thị Minh Châu

Phản biện 1


3

TS. Phạm Thị Phi Yên

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Ủy viên

5

TS. Cao Minh Trí

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày .... tháng .... năm 2017


NHIỆ VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Lưu Thanh Giang

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 24/11/1978

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh;

MSHV: 1641820126

I. Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ của doanh nghiệp trên địa àn thành ph Hồ Chí inh
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động hỗ trợ doanh nghiệp trong sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoa học công nghệ
- Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ
của các doanh nghiệp
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc
sử dụng Quỹ trong doanh nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng Quỹ
khoa học công nghệ của các doanh nghiệp.
III. Ngày giao nhiệm vụ

: ...../....../2017


IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ....../3/2018
V. Cán ộ hướng dẫn
CÁN Ộ HƯỚNG DẪN

: TS. Đoàn Xuân Huy Minh

KHOA QUẢN LÝ CHUY N NGÀNH


i

LỜI CA

ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Huỳnh Lưu Thanh Giang


ii

LỜI CÁ


ƠN

Sau thời gian học tập tại chuyên ngành Quản Trị Kinh doanh, với kiến thức
được truyền dạy của quý thầy/cô là nền tảng để tôi hoàn thiện đề tài này.
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng tới
các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Quản trị kinh doanh, Viện
Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
(HUTECH), các thầy, cô giáo đã giảng dạy trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu và phương pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Đoàn Xuân Huy inh đã trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn rất
nhiệt tình của quý thầy/cô. Xin cám ơn các cá nhân, tổ chức, các cơ quan quản lý
nhà nước, doanh nghiệp đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho tôi thu thập các
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Gia đình, Ban Giám đốc, các đồng
nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
HỌC VI N

Huỳnh Lưu Thanh Giang



iii



TẮT

Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ của doanh nghiệp tr n

a àn thành ph

h

inh được thực

hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 03/2018 nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt
động sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa
bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, trong đó, có mở rộng thời
gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013 để có cái nhìn toàn diện về hoạt động
của các Quỹ này từ khi đưa chính sách về hỗ trợ đầu tư cho hoạt động KH&CN của
doanh nghiệp đi vào thực tế. Nghiên cứu thực hiện đánh giá tổng quan hệ thống các
quy định pháp luật về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp,
phân tích những thay đổi qua các lần ban hành và sửa đổi từ năm 2007 đến năm
2016.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Kết hợp với các phương pháp khác như phỏng vấn nhóm, phỏng vấn tay đôi và thu
thập thông tin từ thực tế, lấy các sự kiện thực tế làm cơ sở và căn cứ khoa học để
phân tích.
Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động của 113 Quỹ phát triển KH&CN
doanh nghiệp cho thấy những điểm chú ý như: (1) Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập

Quỹ thấp, chỉ chiếm 0,04% so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động của
Thành phố; (2) Nội dung sử dụng Quỹ tập trung chủ yếu vào đổi mới công nghệ,
R&D, đào tạo tăng cường năng lực; (3) Hoạt động quản lý nhà nước về Quỹ chủ
yếu là công tác tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn nội dung, quy trình sử dụng,
quyết toán Quỹ.
Ngoài ra, nghiên cứu tập trung phân tích nguyên nhân của các khó khăn
trong việc thành lập và sử dụng Quỹ từ phía: (i) doanh nghiệp (chưa xác định được
hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp; chi, sử dụng Quỹ của doanh nghiệp được
quy định, kiểm soát khá chặt chẽ, chưa giao quyền chủ động cho doanh nghiệp; phát
sinh nhiều thủ tục; quy định về nội dung chi Quỹ chưa rõ ràng, cụ thể;…); (ii) các


iv

cơ quan quản lý nhà nước (công tác thống kê Quỹ còn phụ thuộc vào báo cáo 1
chiều từ doanh nghiệp; công tác kiểm tra, giám sát không được quy định cụ thể dẫn
đến sự chồng chéo khi tiến hành kiểm tra); và (iii) chỉ ra những điểm còn thiếu, yếu,
chưa đồng bộ của quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập, sử dụng Quỹ
(chồng chéo trong quy định về báo cáo Quỹ, thẩm quyền thành lập Hội đồng
KH&CN; chưa quy định các biện pháp chế tài, xử lý Quỹ khi sử dụng không đúng
mục đích;…).
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng Quỹ tại doanh nghiệp nói trên,
nghiên cứu đã đề xuất đã xác định Hệ thống giải pháp cụ thể về mô hình tổ chức,
mô hình quản trị và sử dụng có hiệu quả Quỹ trong doanh nghiệp; giải pháp về
tuyên truyền nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về Quỹ, hoàn thiện các nội
dung sử dụng Quỹ, cải cách hành chính,… trong cơ quan quản lý nhà nước; cũng
như hoàn thiện các quy định mới nhất về Quỹ được quy định tại Thông tư liên tịch
số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và
Công nghệ và Bộ Tài chính và các văn bản liên quan.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm

phân tích, đánh giá nhu cầu ứng dụng KH&CN của từng nhóm doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố (phân theo ngành, lĩnh vực hoạt động), đặc biệt là 4 ngành công
nghiệp và 9 ngành dịch vụ trọng yếu, để đưa ra định hướng, giải pháp thúc đẩy việc
thành lập, sử dụng Quỹ cho những nhóm ngành cụ thể; từ đó góp phần hoàn thiện
các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ nói chung và chính
quyền thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tế và tạo
môi trường thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


v

ABSTRACT
Thesis entitled Solutions in improving efficient use of Science and
Technology Development Fund of enterprises (STDFe) in Ho Chi Minh City
was implemented from October 2017 to March 2018 to study actual use of the
Science and Technology Development Fund of enterprises in Ho Chi Minh City
during period of 2014 – 2016; the study period was also extended to 2009 - 2013 for
further understanding of how these funds had operated when government policies
on investment support for science and technology activities in enterprises had been
put into practice. The study carried out a comprehensive assessment of the legal
provisions on STDFe to analyze improvement of the policy’s issuance and revision
during period of 2007 - 2016.
Research applies qualitative study methods in combined with other methods
such as qualitative analysis and gathering information from reality as well as taking
actual case studies as the basis for analysis.
Result of analyzing current status of 113 STDFe in Ho Chi Minh City finds
out some interested points, such as: (1) There is very low proportion of enterprises
with STDFe, accounting for only 0.04% of the total number of operating enterprises
in the city; (2) STDFe mainly used for technology innovation, R&D and manpower
training; (3) State management of STDFe is limited at disseminating information

and providing guidance on paperwork and management processes of the fund.
Furthermore, the study’s outcome focuses on the causes of difficulties in the
establishment and use of STDFe from different aspects: (i) enterprise (S&T
activities in the enterprise are not well defined; use of the fund is overregulated with
no initiative, and many unclear procedures...), (ii) state management agencies
(statistics work just depend on one-way report from enterprise; there is overlapping


vi

in inspection and supervision of the fund among these agencies…), and (iii) the
shortage, weakness and inconsistency in legal regulations related to the funds
(overlapping in regulations on reporting, competence to set up Science and
Technology Council; lacking of proper measures to handle misuse of the fund...).
Based on assessment of actual use of the fund as mentioned above, the
research has identified a set of specific solutions in terms of organization model,
management model and efficient use of the fund in the enterprise; measures on
raising awareness of enterprises on the need of STDFe, administrative reforms,
finalization of the fund's contents, especially the latest Joint Circular No. 12/2016/
TLT-BKHCN-BTC dated 28 June 2016 of the Ministry of Science and Technology
and the Ministry of Finance and related official documents.
The outcomes of this study are considered as a platform for many follow-up
researches in order to deeply analyze and assess the demand of S&T application in
specific groups of enterprises (by sector and/or type of business) - especially in the
key 4 industrial sectors and 9 service sectors of the city - to propose state-of-the-art
solutions for applying STDFe in each sectors. These could be contributing to
improve mechanisms and policies of supporting enterprise at state government in
general, and Ho Chi Minh City People’s Committee in particular, towards
increasingly meet practical requirements and create a business-friendly ecosystem
to enhance competitiveness of enterprises.



vii

ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................

i

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................

ii

TÓM TẮT .................................................................................................................

iii

ABSTRACT ................................................................................................................

v

MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................

xi

DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................


1

1. Sự cần thiết - Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................

1

2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..........................................................................

2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................

4

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................

5

4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................

5

5.1. Phương pháp tổng hợp, so sánh ....................................................................... 6
5.2. Phương pháp khảo sát định tính, phỏng vấn nhóm và tay đôi ......................... 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................

6


7. Kết cấu luận văn ......................................................................................................

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ .........

7

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ......................................

7

1.1.1. Khoa học và Công nghệ ............................................................................ 7
1.1.2. Hoạt động khoa học công nghệ ................................................................. 8
1.1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế ....................... 8
1.2.

QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH

NGHIỆP ................................................................................................................ 12


viii

1.2.1. Khái niệm.............................................................................................. 12
1.2.2. Thành lập và sử dụng Quỹ..................................................................... 12
1.2.3. Thẩm quyền thành lập và hình thức tổ chức Quỹ..................................14
1.2.4. Về chi sử dụng Quỹ............................................................................... 16
1.2.5. Về Xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và

sử dụng không đúng mục đích......................................................................... 19
1.3. NH NG YẾU T

ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ S

DỤNG QUỸ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP.................................20
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT S

NƯỚC VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ................................................... 22
1.4.1. Nhật Bản................................................................................................ 22
1.4.2. Trung Quốc............................................................................................ 24
1.4.3. Hàn Quốc.............................................................................................. 25
1.4.4. Đài Loan................................................................................................ 27
1.4.5. Singapore............................................................................................... 29
1.4.6. Thái Lan................................................................................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ
MINH...................................................................................................................... 34
2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA TP.HCM34
2.1.1. Tổng quan hoạt động KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh......................34
2.1.2. Những khó khăn, tồn tại........................................................................ 38
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
DOANH NGHIỆP............................................................................................... 39
2.2.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.................... 39
2.2.2. Trình độ công nghệ và đầu tư đổi mới KHCN trong doanh nghiệp.......41

2.2.3. Những khó khăn, tồn tại........................................................................ 45
2.3. THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP VÀ S

DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA


ix

HỌC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ
CHÍ MINH.......................................................................................................... 49
2.3.1. Thực trạng thành lập quỹ KH&CN doanh nghiệp.................................49
2.3.2. Lĩnh vực hoạt động các doanh nghiệp................................................... 52
2.3.3. Tình hình sử dụng Quỹ của các doanh nghiệp....................................... 55
2.2.3.1 Tình hình trích lập Quỹ.................................................................... 55
2.2.3.2 Về sử dụng Quỹ............................................................................... 56
2.4. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Đ

I VỚI QUỸ KH&CN CỦA

DOANH NGHIỆP............................................................................................... 58
2.4.1. Các cơ quan quản lý.............................................................................. 58
2.4.2. Quản lý việc thành lập, sử dụng Quỹ PTKHCN trong doanh nghiệp....59
2.4.3. Đánh giá về những khó khăn trong việc sử dụng, quản lý Quỹ PT
KH&CN của doanh nghiệp............................................................................. 59
2.4.3.1 Khó khăn trong việc sử dụng Quỹ tại doanh nghiệp........................59
2.4.3.2 Khó khăn trong công tác quản lý nhà nước.....................................64
2.4.3.3 Khó khăn trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.......65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 68
CHƯƠNG 3. MỘT S


GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP THÀNH PH HỒ CHÍ MINH................................................................. 69
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP V MÔ......................................................................... 69
3.1.1. Mục tiêu chung về hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp đến năm 2020 .. 69

3.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố...................69
3.2.2.1 Mục tiêu........................................................................................... 69
3.2.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................... 70
3.2.2.3 Nội dung thực hiện giải pháp........................................................... 70
3.2.2.4 Lợi ích đạt được............................................................................... 79
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý................................................. 80
3.2.3.1 Mục tiêu giải pháp........................................................................... 80


x

3.2.3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................... 80
3.2.3.3 Nội dung thực hiện giải pháp........................................................... 80
3.2.3.4 Lợi ích đạt được............................................................................... 84
3.2.4. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp................................................. 85
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP.............................................. 85
3.2.1. Mục tiêu của giải pháp.......................................................................... 85
3.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp......................................................................... 86

3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp................................................................. 86
3.2.4. Lợi ích đạt được.................................................................................... 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 93
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 96
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


xi

DANH

ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

KH&CN

Khoa học và công nghệ

Quỹ PT KH&CN

Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ


R&D (Research and Development)

Nghiên cứu và triển khai


xii

DANH

ỤC CÁC ẢNG

Bảng 2.1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động doanh nghiệp........44
Bảng 2.2: Tỷ lệ tự động hóa của 4 ngành trọng yếu từ năm 2014-2016..................44
Bảng 2.3: Hiện trạng thiết bị sản xuất chính........................................................... 45
Bảng 2.4: Doanh nghiệp thành lập Quỹ, xếp theo ngành/lĩnh vực được

Thành phố

ưu tiên (tính đến ngày 31/12/2016)......................................................................... 53
Bảng 2.5. Bảng trích lập, sử dụng Quỹ từ năm 2009-2016..................................... 56


xiii

DANH

ỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Số doanh nghiệp thành lập Quỹ từ năm 2009-2016................................. 50
Hình 2.2. Số doanh nghiệp thành lập Quỹ theo hình thức sở hữu vốn.....................50

Hình 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp có Quỹ theo hình thức sở hữu vốn...........................51
Hình 2.4. Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập Quỹ phân theo ngành, lĩnh vực ưu tiên.....54
Hình 2.5. Số doanh nghiệp trích và sử dụng Quỹ PT KH&CN............................... 55
Hình 2.6. Tỷ lệ doanh nghiệp trích và sử dụng Quỹ PT KH&CN...........................56


1

PHẦN

Ở ĐẦU

1. Sự cần thiết - Lý do lựa chọn đề tài
Khoa học và Công nghệ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự
phát triển của một đất nước. Trình độ khoa học và công nghệ của một nước là yếu tố
quyết định trình độ phát triển của nền kinh tế nước đó. Ở nhiều quốc gia (Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…) ngành Công nghiệp sáng tạo (Creative Industries)
đóng góp của ngành Công nghệ sáng tạo có thể từ 7-15% GDP.
Hoạt động khoa học công nghệ trong vài năm trở lại đây ở Việt Nam đã có
những chuyển biến theo hướng tích cực về nhận thức và hành động. Nếu như trước
đây hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu diễn ra ở các viện, các trường đại học
hay các đơn vị nhà nước, thì ngày nay các doanh nghiệp cũng thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học, tuy số lượng không nhiều. Nhận thức được vai trò của sức
mạnh tổng lực mà các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp, đóng góp
vào việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), nhiều quy định về những cơ
chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng hoạt động khoa học công
nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã được ban hành.
Cụ thể, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã cho phép doanh nghiệp
được trích một phần lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp. Tiếp đến, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP (Chính phủ, 2014)

khuyến khích doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu
tư tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp và cho ngành, lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Để hướng
dẫn các nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp cũng đã hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp đối với hoạt động trích và sử
dụng Quỹ, các cơ quan quản lý cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số
12/2016/TTLT-BKHCN-BTC (Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính, 2016).
Tuy nhiên, đến nay chưa có một đánh giá cụ thể nào về thực trạng hoạt động
của các Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ (Quỹ PT KH&CN) của doanh
nghiệp đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nói riêng, cũng như


2

hiệu quả phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như hiệu quả của các chính sách
hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ.
Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng cường hiệu quả sử
dụng Quỹ và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tôi
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn thành ph Hồ h inh” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Các nghiên cứu về hoạt động khoa học và công nghệ cũng như ứng dụng
khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đã phổ biến trong giai đoạn gần đây. Các nhà quản trị doanh nghiệp
và các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích việc đầu tư
cho hoạt dộng khoa học và công nghệ của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, Quỹ PT
KH&CN của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ là một lĩnh vực khá mới mẻ tại
Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
Một số tài liệu chính sách và nghiên cứu có liên quan đến cơ chế tài chính

của hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, cũng như các hoạt động
quản lý của nhà nước, được liệt kê và đánh giá tóm tắt như sau:
(a) Luận văn thạc sĩ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai
trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Thái Văn Tào, 2010).
Công trình nghiên cứu đã nghiên cứu thực trạng, nhu cầu về hoạt động khoa
học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và thực trạng, nhu cầu tổng
quan của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long nói riêng như: trình độ nghiên cứu, triển
khai và phát triển công nghệ; một số nguyên nhân hạn chế của việc đầu tư vào
KH&CN của các doanh nghiệp. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biết tại tỉnh Vĩnh Long: Hoàn
thiện cơ chế hỗ trợ đổi mới hệ thống công nghệ tại doanh nghiệp thuộc tầm vĩ mô;
Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ đổi mới hệ thống công nghệ tại doanh nghiệp thuộc tỉnh
Vĩnh Long; Những cơ chế và giải pháp thực hiện khuyến nghị ban hành, nhằm đẩy


3

mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp
chế biến tỉnh Vĩnh Long.
(b) Bài viết của Huỳnh Trung Kim (2013), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
việc thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ
cấp tỉnh, doanh nghiệp đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, đánh giá: Trong
điều kiện ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển KH&CN nói chung, cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nói riêng còn hạn chế, đầu tư của
xã hội cho KH&CN còn ít, thì việc hình thành các Quỹ KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi
mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của địa phương, của doanh nghiệp
có ý nghĩa rất quan trọng.
(c) Báo cáo Quỹ Khoa học và ông nghệ (TTTTTL KH&CN quốc gia, 2001)
giới thiệu những nguyên tắc hoạt động của các quỹ KH&CN trên thế giới nhằm rút
ra những bài học và kinh nghiệm xây dựng và tổ chức hoạt động của các Quỹ

KH&CN, một hình thức hoạt động đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu phát
triển có hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới; nêu kinh nghiệm đầu tư
cho hoạt động công nghệ của các nước, có thể xem xét và vận dụng cho mô hình,
xây dựng chính sách hỗ trợ tại Việt Nam.
(d) Đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
cơ chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn hình thành Quỹ phát triển khoa học và
công nghê trong doanh nghiệp (Ngô Thế Chi, 2012). Đề tài đánh giá thực trạng
nghiên cứu, đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp hiện nay.
Đánh giá, phân tích thực trạng việc huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển
khoa học và công nghệ trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, tập trung vào phân
tích thực trạng quản lý, sử dụng quỹ phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp. Đề
xuất giải pháp nhằm tăng cường đầu tư khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp;
cơ chế chính sách Nhà nước thúc đẩy việc huy động và quản lý, sử dụng nguồn tài
chính cho khoa học và công nghệ đối với doanh nghiệp; cơ chế quản lý sử dụng
nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp.
(e) Đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ


4

cấu công nghiệp trên địa bàn Thành ph ” (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM,
2008). Đề án xây dựng một hệ thống các giải pháp và công cụ mang tính tổng thể
nhằm phối hợp cùng các Sở, Ban - ngành liên quan để tạo ra tác động khuyến khích,
thúc đẩy và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nhanh
chóng đổi mới công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong quản lý, điều
hành sản xuất trên cơ sở tạo mối liên kết và đặt đúng vị trí của các đối tượng tham
gia Đề án dựa trên nguyên tắc xây dựng một thị trường công nghệ bền vững nhằm
tạo động lực giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
(g) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành ph


Hồ

h

inh lần thứ X nhiệm kỳ

2015-2020, có đề cập đến việc xây dựng các chính sách đột phá hỗ trợ cho hoạt
động KH&CN và có chỉ đạo "Phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới
sáng tạo trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển
kinh tế tri thức. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, chính sách tài chính để tạo bước
phát triển đột phá cho khoa học - công nghệ; ưu tiên đầu tư cho khoa học - công
nghệ so với các lĩnh vực khác; xác định danh mục sản phẩm chủ yếu để đặt hàng
với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất
- kinh doanh."
3.

ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

ục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà
nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoa học công nghệ
- Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ

của các doanh nghiệp
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc


5

sử dụng Quỹ trong doanh nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng Quỹ
khoa học công nghệ của các doanh nghiệp.
4. Đ i tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đ i tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh
nghiệp
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian: các doanh nghiệp đã thành lập, trích và sử dụng Quỹ phát

triển khoa học và công nghệ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
-

Thời gian: giai đoạn 2014 – 2016, có mở rộng khảo sát thêm số liệu của

giai đoạn từ 2009 đến năm 2013
-

Nội dung: Nghiên cứu các nội dung chính trong việc sử dụng Quỹ phát

triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh như:

 Đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng Quỹ phát triển khoa học công
nghệ của các doanh nghiệp
 Tìm ra những thuận lợi, khó khăn hạn chế và nguyên nhân tồn tại của
việc sử dụng Quỹ trong doanh nghiệp.
 Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng Quỹ
khoa học công nghệ của các doanh nghiệp
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để giải quyết các vấn đề
nghiên cứu. Vì vậy các phương pháp phụ trợ phục vụ cho phương pháp nghiên cứu
định tính bao gồm phân tích định tính và thu thập thông tin từ thực tế, lấy các sự
kiện thực tế làm cơ sở và căn cứ khoa học để phân tích…


6

5.1. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Nghiên cứu và tổng hợp các văn bản, tài liệu về hoạt động sử dụng Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp,… Tác giả tiến hành lập bảng,
biểu, đồ thị… để so sánh và phân tích đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.
5.2. Phương pháp khảo sát định tính, phỏng vấn nhóm và tay đôi
các nhà quản lý trong doanh nghiệp và các cán bộ và chuyên viên trong cơ
quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại các hội nghị hội thảo, các buổi
họp, làm việc để thu thập ý kiến của các nhân sự làm về hoạt động quản lý Quỹ và
trong công tác quản lý nhà nước về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng Quỹ trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp được đề xuất nhằm (i) góp phần huy động nguồn lực xã hội
để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, tạo nền tảng và động lực phát triển
kinh tế - xã hội Thành phố và (ii) hoàn thiện các chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản

lý nhà nước đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công
nghệ, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và có thể
nhân rộng điển hình cho các tỉnh thành trên cả nước.
7. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm các chương sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA
CÁC QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Chương 3: MỘT S GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1.1. Khoa học và Công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Khoa học là hệ thống tri thức
về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và
tư duy. ông nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không
kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Atlas công nghệ của Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái
Bình Dương (APCTT, 1997), công nghệ gồm bốn thành phần:
Một là, Phần Kỹ thuật/Thiết bị (Technoware - T), gồm mọi phương tiện vật
chất như: công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu, phương tiện vật chất,…..;
Hai là, Phần Con người (Humanware - H), gồm năng lực của con người như:
kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, kinh nghiệm lãnh đạo,……;

Ba là, Phần Thông tin (Inforware - I), gồm các dữ liệu/tư liệu sử dụng trong
công nghệ, kỹ thuật, thị trường, tổ chức,….;
Bốn là, Phần Tổ chức (Organware - O), gồm trách nhiệm, quyền hạn, mối
quan hệ - liên kết trong/ngoài,…
Trong bốn thành phần trên, phần Kỹ thuật/Thiết bị còn được gọi là "phần
cứng", các thành phần còn lại được gọi là "phần mềm". Các thành phần đó tác động
qua lại và tương thích lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Hiệu quả của công nghệ có
phát huy được hay không là phụ thuộc trực tiếp vào sự kết hợp giữa các thành phần
này của công nghệ. Nếu thiết bị máy móc hiện đại mà không có đội ngũ lao động
lành nghề, có trình độ, khả năng sắp xếp, tổ chức tốt, hoặc không nắm bắt được đầy
đủ thông tin, bí quyết liên quan đến công nghệ thì khó có thể phát huy được hiệu
quả của công nghệ.


8

1.1.2. Hoạt động khoa học công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Hoạt động khoa học và công
nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát
triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy
sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
(Quốc Hội, 2013)
1.1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đ i với phát triển kinh tế
ở rộng khả năng sản xuất, thúc ẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế:
K.Marx đã dự đoán rằng: đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự
giàu có thực sự không phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ
thuộc vào tình trạng chung của khoa học và sự tiến bộ kỹ thuật hay sự vận dụng
khoa học vào sản xuất. Như vậy, KH&CN không chỉ tạo ra công cụ lao động mới,
mà cả phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và
tăng năng suất lao động.

Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở
rộng. Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; làm
biến đổi chất lượng nguồn lao động. Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động
giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật nhờ đó nâng cao năng
suất lao động. Mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu
tư một cách có hiệu quả biểu hiện thông qua quá trình hiện đại hoá các tổ chức
trung gian tài chính, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải...
Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền
kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là
tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản
xuất. Với vai trò này, KH&CN là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử
dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật.


×