Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Pháp luật kinh tế xử lý tình huống pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.86 KB, 4 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đăng kí quyền sở hữu
công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Gần đây, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu ngày càng nhiều gây ra tình trạng thiệt hại
tài chính cũng như danh tiếng của doanh nghiệp chủ sở hữu.
II.NỘI DUNG

1. Các khái niệm
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh. ( Luật sở hữu trí tuệ điều 4 khoản 4 luật số
50/2005/QH11 )
Đa số các quốc gia trên thế giới ghi nhận vai trò của quyền sở hữu công nghiệp ở hai
khía cạnh, thứ nhất quyền sở hữu công nghiệp mang tính dân sự, thứ hai quyền sở hữu
công nghiệp mang tính thương mại.
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây
trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở
hữu.
- Nhãn hiệu: Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì: “Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”.
2. Các tình huống giả định

2.1Tình huống giả định 1: Doanh nghiệp của anh/chị bán trực tiếp gạo thơm tại các
thị trường Châu Âu, ASEAN.
2.1.1 Doanh nghiệp cần quan tâm những nội dung pháp lý nào có liên quan đến bao
bì, nhãn hiệu khi tiến hành kinh doanh sản phẩm trên.
2.1.2 Các vấn đề pháp lý có thể phát sinh đưa nhãn hiệu gạo lưu thông tại thị
trường Châu Âu.


Giải quyết tình huống 1
Giả sử Tập đoàn Ngày Mới là một doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thị
trường chủ yếu của doanh nghiệp này là châu Âu và ASEAN.
Một trong những sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là Gạo thơm Hương Sen.
2.1.1 Doanh nghiệp cần quan tâm những nội dung
a.Quyền sở hữu nhãn hiệu
nhóm 7_chủ đề 6

1


- Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ
giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại
Luật này. (Luật sở hữu trí tuệ , điều 6 khoản 4)
- Quyền sở hữu công nghiệp mà đối tượng là nhãn hiệu thương mại mang tên Hương
Sen
b. Bao bì
- Quy định chung về bao bì thị trường mục tiêu: Quy định của ASEAN, Châu Âu.
- Quy định về bao bì cho ngành gạo, mà cụ thể là gạo thơm.
- Quy định về chất liệu sản xuất bao bì xuất khẩu: bao bì của doanh nghiệp Ngày Mới
cho sản phẩm này là túi cotton.
- Các quy định về hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng bao bì của doanh nghiệp:
bao bì nền xanh có biểu tượng hoa sen ở giữa, phía trên là tên nhãn hiệu màu đen.
- Các quy định liên quan đến việc ghi ký hiệu, nhãn mác trên sản phẩm như: ngôn ngữ
sử dụng trên bao bì bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tên sản phẩm là Hương Sen, trọng
lượng hàng hoá 2kg/bao, xuất xứ Việt Nam.
- Các quy định liên quan đến việc truy nguyên nguồn gốc lô hàng: nguồn gốc gạo
Hương Sen của tập đoàn Ngày Mới, trụ sở tại Việt Nam.
2.1.2 Các vấn đề pháp lý có thể phát sinh đưa nhãn hiệu gạo lưu thông tại thị
trường Châu Âu là:

- Tranh chấp nhằm xác định ai là người sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công
nghiệp.
- Tranh chấp về hợp đồng đại diện sở hữu công nghiệp.
- Tranh chấp quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ( bằng
độc quyền, giấy chứng nhận)
- Tranh chấp về thù lao và các chi phí khác .
2.2 Tình huống giả định 2: Doanh nghiệp của anh chị có kế hoạch xuất khẩu rượu
nếp mang nhãn hiệu Angkor sang thị trường Lào. Doanh nghiệp của anh chị phải
chuẩn bị những nội dung pháp lý nào để thực hiện kế hoạch xuất khẩu sản phẩm trên.
Giải quyết tình huống 2
Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là rượu nếp mang nhãn hiệu Angkor.
Nhãn hiệu Angkor là dấu hiệu phân biệt hàng hóa khác nhau. (Theo quy định tại khoản
16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.)

nhóm 7_chủ đề 6

2


Tuy nhiên, Angkor là chỉ dẫn địa lý của đất nước Campuchia.Căn cứ khoản 22 Điều 4
Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm
có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Cho nên
doanh nghiệp sẽ không được phép đăng kí nhãn hiệu này vì nó vi phạm quyền chỉ dẫn
địa lý căn cứ Khoản 3, điều 129 – Luật sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra quy định như sau:
“Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang,
rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ
dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo
các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy."

Doanh nghiệp nên thay đổi nhãn hiệu đối với kế hoạch xuất khẩu rượu sang Lào.
2.3 Tình huống giả định 3: Doanh nghiệp A nhập về Việt Nam một máy thu hoạch
Bắp hiệu NK, sau đó Ban giám đốc quyết định cho tháo rời từng bộ phận, sau đó sản
xuất với quy mô thương mại những bộ phận tương tự và bán tại thị trường Lào,
Campuchia. Hãy cho biết cách ứng xử nếu doanh nghiệp của anh/chị là chủ sở hữu sản
phẩm mang nhãn hiệu NK nêu trên.
Giải quyết tình huống 3
Giả sử nhãn hiệu NK của doanh nghiệp đã được đăng ký bản quyền và có giá trị hiệu
lực pháp lý.
Đối với sản phẩm có nhãn hiệu NK đã được đăng ký bản quyền thì với hành động sao
chép và tự động sản xuất các bộ phận của máy cũng xem như là vi phạm quyền sở hữu
công nghiệp. Trước hành vi phạm của Doanh nghiệp A , Doanh nghiệp có quyền sở
hữu đối với nhãn hiệu NK có quyền tố cáo lên hội đồng tòa án tại Việt Nam để xét xử
yêu cầu bồi thường và giải trình việc hành vi sao chép.
Việc chế ước đối với Doanh nghiệp A có thể căn cứ vào các văn bản pháp lý bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883.
Điều 5, 10: Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, nghị định
105/2006/NĐ-CP
III. KẾT LUẬN
Qua các tình huống giả định, chúng ta càng hiểu rõ vai trò quan trọng của quyền sở
hữu công nghiệp cũng như cách bảo vệ mình trước các thực trạng xâm phạm quyền sở
hữu của các cá nhân,tổ chức .Hiện nay có nhiều văn bản pháp lí bảo vệ quyền sở hữu
công nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về việc phát triển quyền và lợi ích
của chính doanh nghiệp mình. Hơn thế nữa việc sở hữu các đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp còn tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp
khác.

nhóm 7_chủ đề 6

3



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần lê đăng phương. (2015).giáo trình pháp luật thương mại quốc tế. Đại học an giang.
Luật sở hữu trí tuệ 2005
Không tác giả. Một số lưu ý về bao bì hàng hoá xuất khẩu.[trực tuyến]. Truy cập từ
ngày 6 tháng 12 năm 2017
Luật dương gia ( ngày 19 tháng 9 năm 2015). Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.luật dương gia.[ trực tuyến ]. Truy cập từ
ngày 6 tháng 12 năm 2017.

nhóm 7_chủ đề 6

4



×