Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
-----------------

VŨ THỊ MỪNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
----------------

VŨ THỊ MỪNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH TẠI TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và môi trường
Mã số: 885010101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hoàng Lưu Thu Thủy



TS. Nguyễn Thanh Tuấn

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lưu Thu Thủy và TS. Nguyễn
Thanh Tuấn. Trong bản luận văn này không có sự sao chép các công trình nghiên
cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất
kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Vũ Thị Mừng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Lưu Thu
Thủy và TS. Nguyễn Thanh Tuấn là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ để tác
giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ nghiên cứu của phòng Địa
lý khí hậu, viện Địa lý đã cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài luận văn và
đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, xác đáng trong quá trình học viên thực hiện
luận văn.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa
Địa lý và Khoa Sau đại học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học quốc
gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để học viên hoàn thành tốt chương
trình đào tạo Thạc sĩ tại khoa.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới tập thể đề tài “Nghiên cứu lượng giá một số
cảnh quan núi lửa đặc trưng khu vực Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo tồn,
tôn tạo cho phát triển du lịch”, mã số: VAST05.06/17-18 và đề tài “Xây dựng bộ
chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vực và lãnh thổ vùng Tây Bắc”, mã số
KHCN-TB.25X/13-18 đã cho phép tác giả sử dụng một số kết quả, thông tin của
các đề tài này để thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình trong quá trình tác giả thực hiện luận văn.

Tác giả

Vũ Thị Mừng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu chính ..................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn .................................................................. 3
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 4
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu ............................................................. 4
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 4
1.1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 6

1.1.3. Các công trình tại khu vực nghiên cứu ............................................................. 8
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 10
1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 10
1.2.2. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du
lịch ............................................................................................................................. 16
1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 21
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................... 21
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 22
1.4. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 25
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH GIAI LAI .......................................................... 26
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 26
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 26
2.1.2. Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản .................................................. 27
2.1.3. Đặc điểm địa mạo – địa hình .......................................................................... 27
2.1.4. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 32
2.1.5. Điều kiện thủy văn .......................................................................................... 41
2.1.6. Điều kiện sinh vật và tài nguyên rừng ............................................................ 42
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 44
2.2.1. Dân số.............................................................................................................. 44
2.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................ 44
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 45
2.3. Tài nguyên du lịch .............................................................................................. 47
i


2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................ 47
2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ............................................................................. 50
2.4. Hiện trạng hoạt động du lịch tỉnh Gia Lai ......................................................... 55
2.4.1. Lượng khách du lịch ....................................................................................... 55

2.4.2. Hoạt động lữ hành ........................................................................................... 56
2.4.3. Hoạt động kinh doanh lưu trú ......................................................................... 56
2.4.4. Tổng thu du lịch và tổng sản phẩm du lịch tỉnh Gia Lai................................. 58
2.5. Khái quát về định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Gia Lai ................ 59
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI ............................................................ 61
3.1. Nghiên cứu thành lập bản đồ phân loại sinh khí hậu tỉnh Gia Lai phục vụ hoạt
động du lịch, tỷ lệ 1/100.000 ..................................................................................... 61
3.1.1. Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ thành lập bản đồ phân loại sinh
khí hậu tỉnh Gia Lai................................................................................................... 61
3.1.2. Lựa chọn hệ chỉ tiêu và cấp phân loại của bản đồ phân loại sinh khí hậu tỉnh
Gia Lai ....................................................................................................................... 62
3.1.3. Hệ thống chú giải bản đồ phân loại sinh khí hậu tỉnh Gia Lai........................ 64
3.1.4. Đặc điểm các loại sinh khí hậu tỉnh Gia Lai ................................................... 64
3.2. Đánh giá điều kiện sinh khí hậu du lịch tỉnh Gia Lai ........................................ 66
3.2.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu đến sức khỏe của người
tham gia hoạt động du lịch ........................................................................................ 68
3.2.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của một số yếu tố khí hậu đến sức khỏe của người
tham gia hoạt động du lịch ........................................................................................ 70
3.2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá điều kiện sinh khí hậu đến sức khỏe của người
tham gia hoạt động du lịch ........................................................................................ 73
3.3. Đề xuất các giải pháp liên quan đến điều kiện sinh khí hậu nhằm bảo vệ sức
khỏe của người tham gia hoạt động du lịch .............................................................. 74
3.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa các điểm, khu du lịch với các loại sinh khí hậu có
trên địa bàn tỉnh Gia Lai............................................................................................ 74
3.3.2. Đề xuất thời vụ thích hợp tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời ............... 77
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp liên quan đến điều kiện sinh khí hậu nhằm bảo vệ
sức khỏe của người tham gia hoạt động du lịch ngoài trời ....................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89


ii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

KBTTN

: Khu bảo tồn tự nhiên

KT - XH

: KT - XH

HST

: Hệ sinh thái

LHDL

: Loại hình du lịch

SKH


: Sinh khí hậu

TNDL

: Tài nguyên du lịch

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

iii


1

DANH MỤC BẢNG

2

Bảng 2.1. Danh sách các trạm khí tượng và đo mưa tại tỉnh Gia Lai .......................32

3

Bảng 2.2. Số giờ nắng trung bình tháng và năm .......................................................32

4

Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình tháng và năm ........................................................33


5

Bảng 2.4. Tốc độ gió lớn nhất tháng và năm ............................................................33

6

Bảng 2.5. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ............................................................34

7

Bảng 2.6. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm ..................................35

8

Bảng 2.7. Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm ................................35

9

Bảng 2.8. Lượng mưa trung bình tháng và năm .......................................................36

10

Bảng 2.9. Số ngày mưa trung bình tháng và năm .....................................................38

11

Bảng 2.10. Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng và năm ............................39

12


Bảng 2.11. Số ngày sương mù trung bình tháng và năm ..........................................40

13

Bảng 2.12. Số ngày dông trung bình tháng và năm ..................................................41

14
15

Bảng 2.13. Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai và vùng Tây Nguyên giai đoạn
2011 – 2015 ...............................................................................................................55

16

Bảng 2.14. Hiện trạng cơ sở lưu trú tại tỉnh Gia Lai.................................................57

17

Bảng 2.15. Tổng thu du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 – 2015 ............................58

18
19

Bảng 2.16. Tổng sản phẩm (GRDP) của du lịch tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2011 – 2015 theo giá thực tế .....................................................................58

20

Bảng 3.1. Phân cấp nhiệt độ trung bình năm ............................................................62


21

Bảng 3.2. Phân cấp tổng lượng mưa trung bình năm ................................................63

22

Bảng 3.3. Phân cấp số tháng khô trung bình năm .....................................................63

23
24

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến ngưỡng cảm giác của
con người ...................................................................................................................67

25
26

Bảng 3.5. Quy đổi mức độ thích nghi thành mức độ thuận lợi trong hoạt động du
lịch .............................................................................................................................68

27
28

Bảng 3.6. Đánh giá các loại sinh khí hậu cho mục đích du lịch sinh thái, tham quan
và nghỉ dưỡng tại tỉnh Gia Lai ..................................................................................69

iv


29


Bảng 3.7. Đánh giá mức độ thuận lợi của một số yếu tố khí hậu tại Gia Lai liên

30

quan đến ngưỡng cảm giác của con người ................................................................70

31

Bảng 3.8. Đánh giá mức độ thuận lợi của số ngày mưa đối với hoạt động tại tỉnh

32

Gia Lai .......................................................................................................................72

33
34

Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp các loại sinh khí hậu cho mục đích du lịch tại
tỉnh Gia Lai ...............................................................................................................73

35
36

Bảng 3.10. Vị trí các điểm du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng ứng với các loại
SKH trên địa bàn tỉnh Gia Lai...................................................................................75

37

Bảng 3.11. Giá trị các yếu tố khí hậu cực trị tại tỉnh Gia Lai ...................................78


38
39

Bảng 3.12. Số ngày xuất hiện dông, sương mù theo tháng tại các loại sinh khí hậu ở
tỉnh Gia Lai ...............................................................................................................79

40
41

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của dông và sương mù đến ngưỡng cảm giác của
con người ...................................................................................................................80

42
43

Bảng 3.14. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng núi cao
tỉnh Gia Lai ...............................................................................................................81

44

Bảng 3.15. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng đồi, núi thấp

45

tỉnh Gia Lai ...............................................................................................................81

46
47


Bảng 3.16. Thời gian tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời tại vùng thấp và các
thung lũng tỉnh Gia Lai .............................................................................................82

48

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các lĩnh vực của khí hậu ứng dụng .................................................11
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai ................................................................26
Hình 2.2. Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Gia Lai .......................................................31
Hình 2.3. Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình tại các trạm
khí tượng ...................................................................................................................34
Hình 2.4. Biến trình năm của tổng lượng mưa tháng tại các trạm khí tượng ...........36
Hình 2.5. Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm, thu từ tỷ lệ 1/100.000 ..................37
Hình 2.6. Biến trình năm của độ ẩm không khí tương đối trung bình ......................39
Hình 2.7. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Gia Lai ................60
Hình 3.1. Bảng chú giải bản đồ phân loại sinh khí hậu du lịch tỉnh Gia Lai ............64
Hình 3.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Gia Lai ……………………………………….64b

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh khí hậu (SKH) là một hướng nghiên cứu ứng dụng, được phát triển
mạnh ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Các kết quả nghiên cứu về SKH đã
được ứng dụng trong thực tế sản xuất đối với các ngành phụ thuộc nhiều vào khí
hậu nhằm đem lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch là một hướng
nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Một mặt, nó bổ sung lý luận cho
công tác đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch nói chung. Mặt khác, kết quả
của việc đánh giá tài nguyên SKH còn giúp cho những người làm công tác nghiên
cứu và quản lý nhận thức rõ đặc điểm SKH của từng khu vực, mức độ thích nghi của
khí hậu thời tiết với từng loại hình du lịch (LHDL), từ đó hoạch định chiến lược sử
dụng và khai thác tài nguyên du lịch một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất.
Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới có tỷ lệ người thiểu số chiếm 43% dân
số với nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa đang được bảo tồn, đặc
biệt không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại. Mặt khác, thiên nhiên còn ưu đãi cho Gia Lai nhiều cảnh quan
thiên nhiên đẹp như: Núi Hàm Rồng, các thác nước hùng vĩ, các khu rừng nguyên
sinh...Những tiềm năng đó đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách trong
và ngoài nước đến với Gia Lai.
Trong thời gian qua, mặc dù du lịch Gia Lai đã có những bước phát triển
nhất định, song nhìn chung hiệu quả khai thác chưa cao, quy mô về du lịch còn nhỏ
bé, manh mún, thiếu hấp dẫn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Có
nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân chính quan trọng là tỉnh
chưa khai thác hết được tiềm năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN), trong
đó tiềm năng về điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là các LHDL
sinh thái, tham quan và nghỉ dưỡng…chưa được khai thác triệt để. Mặt khác, tỉnh
Gia Lai chưa có đầy đủ những căn cứ khoa học để định hướng phát triển du lịch
theo các vùng trên lãnh thổ. Việc nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH phục vụ tổ
chức các LHDL, mùa vụ du lịch tại các vùng lãnh thổ khác nhau không chỉ có ý
1


nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, góp phần tích cực vào sự phát
triển du lịch của tỉnh Gia Lai. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở khoa học đúng đắn về tài
nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, trong đó tài nguyên sinh khí hậu là một trong

những nhân tố quan trọng để xác định định hướng phát triển các LHDL phù hợp và
tạo ra các sản phẩm mới đặc trưng cho du lịch Gia Lai.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và nhu cầu thực tiễn nêu trên, học viên đã lựa
chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển một số loại hình
du lịch tại tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học địa lý, chuyên ngành
Quản lý tài nguyên và Môi trường của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá điều kiện SKH phục vụ hoạt động du lịch ngoài trời tại tỉnh Gia Lai
và đề xuất các giải pháp liên quan đến điều kiện SKH nhằm bảo vệ sức khỏe của
người tham gia các hoạt động du lịch ngoài trời.
3. Nội dung nghiên cứu chính
- Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận phân loại và đánh giá điều kiện SKH tỉnh
Gia Lai phục vụ hoạt động du lịch.
- Phân tích đặc điểm tài nguyên SKH tỉnh Gia Lai phục vụ hoạt động du lịch.
- Nghiên cứu thành lập bản đồ phân loại SKH du lịch tỉnh Gia Lai, tỷ lệ 1/100.000.
- Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện SKH đối với sức khỏe của người tham
gia các hoạt động du lịch ngoài trời.
- Đề xuất các giải pháp liên quan đến điều kiện SKH nhằm bảo vệ sức khỏe của
người tham gia các hoạt động du lịch ngoài trời.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện SKH phục vụ tổ chức hoạt động du lịch ngoài trời ở tỉnh Gia Lai, cụ
thể: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân loại SKH, đánh giá điều kiện SKH tỉnh Gia Lai đối
2


với sức khỏe của người tham gia các loại hình ngoài trời.

b) Về không gian
Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Gia Lai theo ranh giới hành chính.
c) Về thời gian
Số liệu khí hậu được sử dụng để đánh giá điều kiện SKH tỉnh Gia Lai có
chuỗi thời gian từ 1980 – 2014.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn
 Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý
luận cho việc đánh giá tài nguyên SKH đối với hoạt động du lịch.
 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá điều kiện SKH tỉnh Gia Lai là căn cứ khoa học giúp cho
các nhà hoạch định chính sách cũng như các đơn vị kinh doanh tổ chức các hoạt
động du lịch phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết theo mùa tại các vùng khác
nhau trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.

3


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển
du lịch đã được quan tâm từ lâu. Những công trình đầu tiên nghiên cứu về địa lý du
lịch như: Công trình của I.U.A Veđenhin (1971) đưa ra khái niệm hệ thống nghỉ ngơi
theo lãnh thổ, công trình khoa học của Kađaxkia (1972) và Sepfer (1971) đã nghiên

cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch; L.I.Mukhina (1973) xây dựng
quy hoạch các vùng nghỉ mát ven biển…Các tác giả khác như Slavikova (1973) của
Tiệp Khắc hay Vacdunxka của Ba Lan đã nghiên cứu xác định sức chứa tối ưu dung
lượng khách du lịch tại một số điểm du lịch…Các nhà địa lý Canada như: Vôgơ
(1966), Henanynơ (1972), các nhà địa lý Mỹ như: Booha, Dvit (1971)…có những
công trình đánh giá, sử dụng tài nguyên nhằm mục đích giải trí. Hiện nay, trên thế giới
ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch.
Sandra Sookram [50] đã nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu đến
ngành du lịch của một số quốc gia thuộc vùng biển Caribbean”. Đối với vùng biển
Caribbean, du lịch là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và đây
cũng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với một số nước
trong tiểu vùng. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu (BĐKH) đến ngành du lịch về mặt kinh tế ở 9 quốc gia trong vùng biển
Caribbean, gồm các quốc gia: Aruba, Barbados, the Dominican Republic, Guyana,
Jamaica, Montserrat, the Netherlands Antilles, Saint Lucia and Trinidad and Tobago.
Giai đoạn đầu của nghiên cứu cho thấy một hiệu ứng tiêu cực của cả hai biến nhiệt độ
và lượng mưa ảnh hưởng đến lượng khách du lịch. Trong giai đoạn thứ hai của phân
tích, chi phí phải chi trả đối với tác động của BĐKH đến ngành du lịch được dự báo
đến cuối thế kỷ này theo 3 kịch bản khí hậu: A2, B2 và BAU (điểm giữa của kịch bản
A2 và B2). Việc dự toán được thực hiện đối với các tác động của sự thay đổi nhiệt
độ, lượng mưa, mực nước biển dâng, hiện tượng cực đoan như tần suất và cường độ
của các cơn bão và những ảnh hưởng làm phá hủy hệ sinh thái (HST).

4


Trong nghiên cứu đánh giá khí hậu du lịch, nhiều tác giả đã nỗ lực thực hiện
để xác định các điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho du lịch nói chung và phân khúc
từng hoạt động du lịch nói riêng.
Theo Nguyễn Đăng Tiến [27]: E.E Phêđêrôp đề xuất phương pháp đánh giá

khí hậu tổng hợp dựa trên cơ sở phân loại thời tiết trong khí hậu, qua đó xây dựng tổ
hợp các kiểu thời tiết trong ngày với các mức độ tác động khác nhau đến sức khỏe
con người và các hoạt động du lịch. Mieczkowski (1985) đã dựa trên các kết quả
nghiên cứu trước về phân loại khí hậu cho du lịch, sự thoải mái của con người liên
quan đến khí hậu và đặc điểm hoạt động du lịch để đưa ra chỉ số khí hậu tổng hợp
dựa trên 7 yếu tố khí hậu có quan ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và điều
kiện tổ chức hoạt động du lịch.
Cũng theo Nguyễn Đăng Tiến: Hai tác giả A. Matzarakis, C. R. de Freitas đã
đưa ra những khái niệm, phương pháp và xây dựng các chỉ số khí hậu tổng hợp như:
chỉ số khí hậu thứ 2 CIT, nhiệt độ sinh lý tương đương ET. Trong một số công trình
khác, các tác giả đã đánh giá cho một lãnh thổ cụ thể dựa trên sự phân tích các yếu
tố thời tiết khí hậu để đánh giá điều kiện khí hậu cho hoạt động du lịch. Kết quả
nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cũng đã đưa ra giản đồ tương
quan thực nghiệm dựa vào 2 yếu tố nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối để xác định 3 mức
độ phù hợp của điều kiện khí hậu với con người tại các điểm du lịch.
Trong xu thế BĐKH hiện nay, UNWTO kết hợp với các tổ chức quốc tế
khác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH và du lịch. Kết quả nghiên cứu đã xác
định sự tác động do BĐKH đến các hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các chính sách
giảm thiểu và biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động du lịch [51].
Công trình toàn diện nhất là Sách hướng dẫn các chỉ tiêu phát triển bền vững
cho các điểm du lịch [52]. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 14 chỉ tiêu liên quan đến
vấn đề quản lý tài nguyên, sự hài lòng của khách và cộng đồng, bảo tồn di sản văn
hóa, vấn đề BĐKH…đồng thời đã dẫn chứng thực tế phát triển du lịch bền vững ở
một số điểm, khu vực trên thế giới.

5


1.1.2. Tại Việt Nam
 Các công trình nghiên cứu về du lịch và tài nguyên du lịch

Ở Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều chương trình, đề tài, dự án các cấp
nghiên cứu về du lịch. Có thể nêu ra một số đề tài theo hướng nghiên cứu này như:
Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam của Vũ Tuấn Cảnh [1]; Tài nguyên và mội
trường du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi [16]; Đặc biệt, gần
đây Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [28] và Quy hoạch tổng thể Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 [36]…Một số công trình nghiên cứu ở cấp địa phương như:
Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì
phục vụ mục đích du lịch của Đặng Duy Lợi [14]; Đánh giá tiềm năng tự nhiên
phục vụ bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh của Vũ Thị Hạnh
[6]; Đánh giá điều kiện tự nhiên sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt
Nam của Đỗ Trọng Dũng [4]; Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
TP. Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch của Nguyễn Hữu
Xuân [48]…Kết quả, các công trình đều có đưa ra các khái niệm về du lịch, tài
nguyên du lịch, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên du lịch (TNDL)
và đã đánh giá tiềm năng phục vụ quy hoạch trên quy mô toàn quốc hoặc từng lãnh
thổ với những giá trị lý luận và thực tiễn rất cao.
 Các công trình nghiên cứu về khí hậu và phân vùng, phân loại sinh khí hậu
Về khí hậu Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu và công bố các chuyên
khảo hoặc các giáo trình giáo trình giảng dạy trong các trường đại học. Phạm Ngọc
Toàn và Phan Tất Đắc đã công bố chuyên khảo “Khí hậu Việt Nam” vào năm 1993.
Đây là một công trình tiêu biểu về khí hậu Việt Nam, trong đó đã nêu bật điều kiện
hình thành, các quy luật khí hậu và khí hậu các vùng trên lãnh thổ Việt Nam [28].
Bên cạnh đó, còn có các công trình khác như: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu [17]; Tài nguyên khí hậu của Mai
Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ [31]; Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí
hậu và tài nguyên nước của Việt Nam - Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn [24].

6



Hướng nghiên cứu về hệ thống phân loại, phân kiểu SKH ở Việt Nam đáng
chú ý có các hệ thống phân loại SKH của tác giả Vũ Tự Lập [11] phục vụ nghiên
cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Thái Văn Trừng phục vụ phân loại thảm
thực vật rừng Việt Nam [40], Lâm Công Định ứng dụng trong lâm nghiệp [5].
Phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất định hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên những nghiên cứu SKH ngày càng tỏ rõ lợi ích của mình. Để
nghiên cứu SKH ở một loạt vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam các tác
giả Viện Địa Lý thực hiện: Phân loại SKH 9 tỉnh miền núi phía Bắc (1995), phân
loại SKH vùng Đông Nam Bộ (1996), Bắc Trung Bộ (1997)…ở những bản đồ tỷ lệ
trung bình (1: 500.000; 1: 250.000…). Những đặc trưng SKH được sử dụng để phân
loại là: Nhiệt độ trung bình năm (TN) Tổng lượng mưa năm (RN), Độ dài mùa lạnh
(N), Độ dài màu khô (n)/hoặc lượng mưa trung bình của thời kỳ khô (như đối với
Tây Nguyên – 1987). Ngưỡng giá trị của các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm
khí hậu riêng biệt của từng vùng cũng như đặc điểm sinh thái của đối tượng sống
mà việc nghiên cứu phân loại hướng tới [47].
Theo hướng nghiên cứu SKH người phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu: Thiên nhiên và sức khỏe của Đào Ngọc Phong [23];
Thời tiết với bệnh tật của Đào Ngọc Phong [22]; Khí hậu với sức khỏe của Phạm
Ngọc Toàn [29]; Khí hậu với đời sống của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Phạm
Huy Tiến [30]. Trong các nghiên cứu này các tác giả đã chỉ rõ sự tác động của từng
yếu tố thời tiết, khí hậu đến cơ thể con người, mối quan hệ giữa khí hậu và sức
khỏe, bệnh tật.
Ngoài các đề tài nghiên cứu nêu trên, còn có một số công trình nghiên cứu
SKH ứng dụng trong xây dựng như: Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam của
Trần Việt Liễn [11]; Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam của Phạm Đức
Nguyên [20]; Kiến trúc sinh khí hậu - Thiết kế sinh khí hậu trong kiến trúc Việt
Nam của Phạm Đức Nguyên [21]. Các nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở khoa học
SKH hậu trong xây dựng, các chỉ tiêu phân vùng khí hậu xây dựng và các chiến
lược thiết kế theo SKH đối với kiến trúc Việt Nam.


7


Hướng nghiên cứu SKH người phục vụ du lịch được nhiều tác giả nghiêu
cứu, đặc biệt tác giả Nguyễn Khanh Vân đã có nhiều công trình nghiên cứu SKH
trong du lịch, cụ thể: Cở sở sinh khí hậu [45]; Nghiên cứu sinh khí hậu người phục
vụ phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam [42]; Sử dụng hợp lý tài
nguyên sinh khí hậu phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất, dân sinh và du lịch ở
vùng hồ Hòa Bình [41]; Điều kiện sinh khí hậu tại một số khu điều dưỡng thuộc
vùng núi phía bắc Việt Nam [44]; Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số
đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng tại một số trung tâm
du lịch ở Việt Nam [46]. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong các công trình này
đã xác định được chỉ số cán cân nhiệt; chỉ tiêu SKH tổng hợp sử dụng tổ hợp các
đặc trưng thời tiết chính có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe con người được xác
định vào thời điểm 13h hàng ngày v.v…Những kết quả này là cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu, đánh giá điều kiện khí hậu của các khu vực phục vụ hoạt động du
lịch.
1.1.3. Các công trình tại khu vực nghiên cứu
Trong Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước: “Khoa học và Công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”, mã số KHCN-TN3/1115 có đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không
gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên” do Trương Quang
Hải, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển chủ trì thực hiện trong các năm
2012 – 2015 [7]. Trong đề tài này, các tác giả đi sâu phân tích về định hướng tại
tỉnh Gia Lai theo Quy hoạch Tổng thể tỉnh Gia Lai đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020 đã xác định Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới nằm trong vùng tam
giác phát triển của khu vực Đông Dương là Việt Nam - Lào - Campuchia, có vị trí
rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH nói chung và nói riêng của vùng
Tây Nguyên. Định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 20112020 bao gồm các điểm du lịch, trung tâm du lịch, các cụm du lịch và các tuyến du
lịch như sau: (1) Các điểm du lịch; (2) Trung tâm du lịch: Trong giai đoạn 2011 2020 xác định TP. Pleiku và phụ cận là trung tâm du lịch của tỉnh Gia Lai, đồng

thời là trung tâm du lịch của vùng Bắc Tây Nguyên. Phấn đấu đến sau năm 2020
8


đưa TP. Pleiku trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên
cùng với TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk); (3)
Các cụm du lịch: không gian của tỉnh Gia Lai hình thành 04 cụm du lịch chính làm
động lực (Cụm du lịch trung tâm - Pleiku và vùng phụ cận, cụm du lịch động lực
phía Nam - Ayun Pa và phụ cận, cụm du lịch động lực phía Đông - An Khê và phụ
cận, cụm du lịch động lực phía Tây – Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) và 04 cụm du
lịch phụ trợ (Cụm du lịch Ia Ly, Cụm du lịch Chư Sê – Chư Pưh, Cụm du lịch Mang
Yang, Cụm du lịch Kbang).
Vào năm 2014, tác giả Nguyễn Khanh Vân, Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Hồng
đã công bố công trình “Nghiên cứu xây dựng bản đồ sinh khí hậu Tây Nguyên, tỷ lệ
1/250.000 phục vụ xác lập các mô hình kinh tế sinh thái bền vững”. Trên cơ sở
thống kê, phân tích đặc điểm SKH Tây Nguyên, so sánh chúng với các vùng, miền
khác trên lãnh thổ Việt Nam, các tác giả đã thành lập bản đồ sinh khí hậu Tây
Nguyên với 23 loại SKH khác nhau trên tổng cộng 57 khoanh vi riêng biệt. Phân
loại SKH cung cấp những thông tin quan trọng cho xây dựng bản đồ cảnh quan sinh
thái vùng Tây Nguyên; Kết quả đánh giá tài nguyên SKH lãnh thổ là cơ sở khoa học
cần thiết cho đề xuất những định hướng phát triển một số lĩnh vực sản xuất kinh tế,
xác lập các mô hình kinh tế sinh thái bền vững trên lãnh thổ Tây Nguyên [47].
Ngoài ra còn có đề tài “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Gia
Lai” do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai thực hiện trong các năm
2011-2014 [8]. Trong đề tài này đã xác định được lợi thế du lịch của Gia Lai là du
lịch văn hóa bản địa (du lịch văn hóa cộng đồng tộc người), từ đó xây dựng các dịch
vụ liên hoàn trong chuỗi của sản phẩm du lịch đã tạo nên sự khác biệt trong dịch vụ
du lịch so với các tỉnh và địa phương lân cận có một số tương đồng về văn hóa. Sự
khác biệt trong sản phẩm du lịch đặc trưng của Gia Lai chính là tạo ra khác biệt
trong dịch vụ du lịch. Trong đó, các dịch vụ khai thác nét hoang sơ và yếu tố truyền

thống của cách sống, văn hóa và sinh hoạt dân tộc thiểu số chuyển nó thành sự mới
lạ trong trải nghiệm của du khách. Văn hóa bản địa sẽ là một giải pháp cho phát
triển kinh tế của những địa phương còn khó khăn, góp phần trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, để du lịch thật sự là một công cụ hiệu quả thực hiện xóa đói
9


giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn lớn nhất là khả năng tiếp cận
của đồng bào. Bởi vì người dân địa phương là đối tượng tham gia cơ bản nhất trong
hoạt động du lịch này,văn hóa bản địa sẽ tạo ra một cơ hội thay đổi mức sống và
cách nhìn nhận của đồng bào thiểu số về văn hóa truyền thống của họ.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu
● Khí hậu:
Khí hậu được định nghĩa phổ biến là trị số trung bình của thời tiết trong khoảng
thời gian dài. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện
tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác trong khoảng thời gian
dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi vị trí địa
lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu
ở các Đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số
chính xác về nhiệt độ và lượng mưa [31].
Theo tổ chức khí tượng thế giới (WMO): Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết
được đặc trưng bởi các trị số thống kê dài hạn (trung bình, xác suất các cực trị
v.v…) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực địa lý. Thời kỳ tính
trung bình thường là vài thập kỷ. Nói cách khác, khí hậu là “Tổng hợp các điều kiện
thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của
trạng thái khí quyển ở khu vực đó” [17].
Theo quan điểm hiện đại: “Khí hậu là trạng thái vật lý tổng quát của hệ thống
không khí bao quanh trái đất, hình thành dưới tác dụng tương hỗ giữa bức xạ mặt

trời, hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa lý”.
Định nghĩa mang tình chất địa lý về khí hậu theo Sneider Karius như sau:
“Khí hậu là một cảnh quan điển hình của một nơi nào đó, hoặc là tập hợp các trạng
thái khí quyển và các quá trình thời tiết của một khoảng không gian lớn quan sát
được gần mặt đất, có tác động đến bề mặt trái đất trong một khoảng thời gian dài.
Tập hợp này được biểu thị bằng sự phân bố các giá trị trung bình được lặp lại
10


thường xuyên và các giá trị cực trị” [31].
● Tài nguyên khí hậu:
Là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió…của một vùng nào đó có thể
khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
hoặc phục vụ mục đích phát triển của các ngành KT – XH [31].
● Khí hậu ứng dụng:
Khí hậu ứng dụng là một ngành khoa học nghiên cứu khí hậu trong mối quan
hệ với từng đối tượng cụ thể, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nó
tạo những bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành khí tượng và khí hậu học.
Đồng thời các kết quả của khí hậu ứng dụng cũng thúc đẩy sự phát triển của các
ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào khí hậu thời tiết, làm cho các
ngành này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, lợi ích nhiều hơn [45].
Khí hậu ứng dụng có thể được phân chia theo các hướng cơ bản sau:

Khí hậu ứng dụng

Khí hậu
lâm
nghiệp

Khí hậu

ứng

Khí hậu

Khí hậu

Y học

du lịch

Khí hậu
xây
dựng

Khí hậu

Khí hậu

giao

quân sự

thông

dụng

vận tải
Nhóm Sinh khí hậu

Hình 1.1. Sơ đồ các lĩnh vực của khí hậu ứng dụng [45]

● Sinh khí hậu:
SKH là môn khoa học liên ngành giữa Khí hậu học và sinh thái học, nghiên
cứu ảnh hưởng của khí hậu tới cơ thể sống. Theo Nguyễn Khanh Vân [45], SKH
chú trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm…)
trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết trong từng ngày, từng tháng.
11


Nghiên cứu SKH là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật để nâng
cao sức sản xuất của một môi trường nhất định.
SKH nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, chế độ khí hậu đối với các
cơ thể sống của HST. HST được chia thành hai phần: Sinh thái cảnh và sinh vật
cảnh. Lúc này SKH được hiểu là những điều kiện khí hậu, thời tiết - các yếu tố sinh
thái cảnh tác động lên tất cả giới sinh vật của hệ sinh thái, bao gồm từ các quần xã
thực vật, động vật, tới quần xã vi sinh vật và cả con người [45]. Nói cách khác, thời
tiết là những nhân tố sinh thái quan trọng không thể thiếu được trong sự tồn tại, sinh
trưởng và phát triển của giới sinh vật.
SKH được phát triển theo nhiều hướng, cụ thể như: SKH người, SKH vật nuôi,
SKH nông nghiệp, SKH thảm thực vật tự nhiên…
 Các hướng nghiên cứu sinh khí hậu ứng dụng:
SKH ứng dụng có một ý nghĩa to lớn đối với khoa học và thực tiễn, góp phần
làm phong phú thêm nội dung của khí hậu học, tạo ra một bước tiến mới trong
nghiên cứu khí hậu ứng dụng, đồng thời các kết quả nghiên cứu về SKH đã được
ứng dụng trong thực tế sản xuất đối với các ngành phụ thuộc nhiều vào khí hậu
nhằm đem lại hiệu quả cao.
- SKH thảm thực vật tự nhiên: Nghiên cứu điều kiện khí hậu - thời tiết như là một
yếu tố sinh thái, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát sinh, diện mạo, cấu trúc sinh
thái cũng như sự phát triển của lớp phủ thực vật.
- SKH sức khỏe con người: Bao gồm SKH du lịch, SKH y học, SKH xây dựng…
“SKH sức khỏe con người là bộ phận SKH nói chung, nhằm nghiên cứu các quá

trình tương tác môi trường khí hậu – con người từ các góc độ, những mục tiêu khác
nhau. Nó là một mảng quan trọng của bộ môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng”.
- SKH nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết lên quá trình sinh
trưởng, hình thành năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng - hướng nghiên
cứu đó đã tồn tại bao đời, từ khi con người tiến hành các hoạt động nông nghiệp.
- SKH vật nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khí thậu, thời tiết lên quá trình sinh

12


trưởng, sinh sản của vật nuôi, đại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
- SKH du lịch: Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết tác động
lên cơ thể con người trong các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu khám
phá tự nhiên,...Bên cạnh đó căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi về thời tiết, khí hậu của các
LHDL khác nhau, nghiên cứu SKH chỉ ra những thời kì thuận lợi cho sức khỏe con
người, cho từng LHDL, điều dưỡng cụ thể, ở các vùng cụ thể. Nhờ đó mà hoạt động
du lịch ít bị ảnh hưởng do sự cố thời tiết khí hậu một cách đáng tiếc, kinh tế du lịch
thu được lợi nhuận cao [45].
1.2.1.2. Khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch
● Du lịch:
Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
cuộc dạo chơi. Còn “Touriste” là người đi dạo chơi.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc
(UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích
khác nữa, trong thời gian liên tục không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống
định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [53].
Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [15].
Như vậy, du lịch là hoạt động diễn ra ở ngoài nơi thường trú của con người
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, tinh thần hoặc nhu cầu tìm hiểu và mở rộng
kiến thức của con người. Du lịch cũng không phải chỉ diễn ra trong phạm vị lãnh
thổ một quốc gia mà còn ở quy mô thế giới. Thông qua hoạt động du lịch, con
người sẽ có nhiều hiểu biết hơn về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, từ đó

13


làm cho loài người trên thế giới xích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn.
● Tài nguyên du lịch
Theo UNWTO: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa –
lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực,
tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực
tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại
hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” [53].
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu
du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.
Như vậy, cách tiếp cận đối với TNDL giữa các nhà nghiên cứu có sự khác
nhau, nhưng cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá
trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách.
TNDL vô cùng phong phú và đa dạng, song có thể phân chia làm hai nhóm:
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng

cho mục đích du lịch [15].
- Tài nguyên du lịch văn hóa: bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá
trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
cho mục đích du lịch [15].
● Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du
lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Sản phẩm du lịch được chia thành 2 nhóm [7]:
- Sản phẩm vật chất: là những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) được các doanh
nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.
14


- Sản phẩm phi vật chất: là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dưới dạng vô hình thể
hiện ở sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng.
● Khu du lịch: là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm
khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
● Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách
du lịch.
● Loại hình du lịch:
- Du lịch cộng đồng là LHDLdựa trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do
cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
- Du lịch sinh thái là LHDL dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa
phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường.
Theo tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES): “Du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm tới những vùng tự nhiên, có vai trò bảo tồn môi trường và cải thiện
mức sống cho người dân địa phương”. Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là một khái
niệm còn khá mới mẻ.

Các LHDL gắn với giá trị sinh thái bao gồm: du lịch dã ngoại, du lịch nghiên
cứu sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Ở Tây Nguyên các LHDL này tập trung
phát triển ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các hoạt động du lịch gắn
với voi. Bên cạnh các LHDL sinh thái, nghỉ dưỡng mà vùng Tây Nguyên đang khai
thác và đồng thời cũng là thế mạnh của vùng trong giai đoạn vừa qua thì địa hình và
khí hậu Tây Nguyên còn tạo nên những điều kiện thuận lợi để phát triển các
LHDLmà hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới như LHDL mạo
hiểm, du lịch leo núi, nhảy dù, du lịch kết hợp chữa bệnh [7].
- Du lịch văn hóa là LHDL được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới
của nhân loại.

15


×