Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Chi nhánh Nghệ An năm 2011.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.7 KB, 26 trang )

Lời nói đầu
1, Lý do chọn đề tài
Trong lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO, đến năm 2011, Việt Nam sẽ mở của
hồn tồn lĩnh vực Tài chính _ Ngân hàng. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam phát triển
ổn định và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 8,4%. Thị trường dịch vụ tài
chính Việt Nam tiếp tục có bước phát triển hồn chỉnh hơn về thể chế, cấu trúc và hạ
tầng.
Năm 2008 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có
về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước
với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng
vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ
bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh
đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tồn cầu, làm tỷ
giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất
khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị
trường chứng khốn, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và
suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra
khốc liệt.
Trước tình hình đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh
nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam ( ngân hàng VP Bank) đã thay đổi chiến lược
từ phát triển nhanh chuyển sang phát triển thận trọng, ổn định, yếu tố an toàn và tăng
cường quản trị đã được đưa lên hàng đầu; hạn chế các khoản đầu tư lớn, tập trung phát
triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đã có; rà
sốt và thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay; chú trọng thu hồi nợ cũ và nợ xấu
Xuất phát từ thực tế nêu trên, và sau một thời gian thực tập tại chi nhánh VP Bank
Nghệ An, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ở
ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Chi nhánh
Nghệ An” , nhằm nhìn lại hoạt động tín dụng của VP Bank Nghệ An trong thời gian
qua và từ đó đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị cho vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo , các cô, chú, anh, chị ở các phịng ban và cơ


giáo Th.s Thái Thị Kim Oanh đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn em hoàn thành
bản báo cáo này. Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi
những thiếu sót, vậy em kính mong sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cơ và các cơ,
chú, anh, chị trong cơ quan để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện với kết
quả tốt hơn


2, Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, các danh mục tín
dụng của Chi nhánh VP Bank Nghệ An trong thời gian 2007-2008
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ở Chi nhánh VP
Bank trong giai đoạn 2009-2011
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động tín dụng và danh mục tín dụng của Chi nhánh VP Bank Nghệ
An
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và danh mục tín dụng của Chi nhánh VP
Bank Nghệ An. Trên cơ sở đó kết hợp với đặc điểm hoạt động, phạm vi, quy mô của
Chi nhánh VP Bank Nghệ An đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quá hoạt động
tín dụng giai đoạn trong giai đoạn tới
4, Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm 2 phần chương là:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài
quốc doanh Việt Nam
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
Chương 1:
Tổng quan về ngân hàng
thương mại cổ phần các doanh nghiệp
Ngoài quốc doanh Việt Nam


1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại
cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
(VP BANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian


hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993
theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VP Bank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn
của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các
chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các
dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát
triển, theo thời gian VP Bank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006,
vốn điều lệ của VP Bank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VP Bank nhận được chấp
thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước
ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều
lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ
của VP Bank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và vốn điều lệ của VP Bank đã tăng
lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.
Trong năm 2008, Hội đồng Quản trị đã hoàn tất việc bán cổ phần cho đối tác
chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu của OCBC tại VP
Bank lên 15% và theo đó vốn điều lệ của VP Bank tăng từ 2000 tỷ đồng lên
2.117.474.330.000 đồng. Đây là nỗ lực lớn của Hội đồng quản trị VP Bank và sự
hợp tác thiện chí của đối tác chiến lược OCBC.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đến việc mở
rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm

1993, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận cho VP Bank mở Chi
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VP Bank được phép mở thêm
Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong
năm 2004, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấp thuận cho VP Bank
được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận
trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh
Sài Gòn. Trong năm 2005, VP Bank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận


cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng
Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi
nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005,
NHNN đã chấp thuận cho VP Bank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành
chi nhánh đó là Phịng Giao dịch Cát Linh, Phịng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng
giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương
Dương. Trong năm 2006, VP Bank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao
dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phịng Giao dịch Vĩ Dạ,
phịng giao dịch Đơng Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa,
phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phịng giao dịch Tân
Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi
nhánh Hồ Chí Minh), phịng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh),
phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch
Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên
đây, trong năm 2006, VP Bank cũng đã mở thêm hai Cơng ty trực thuộc đó là
Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Cơng ty Chứng Khốn.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VP Bank có tổng cộng 37 điểm giao dịch
gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh,
Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty
trực thuộc. Năm 2006, VP Bank đã mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ

An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các
phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VP Bank lên
50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VP Bank đã có 90 Chi nhánh và Phịng
giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.
Số lượng nhân viên của VP Bank trên tồn hệ thống tính đến nay có trên 2.600
người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại
học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức
mạnh của ngân hàng, giúp VP Bank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh,
nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh
tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VP Bank luôn quan tâm nâng cao
chất lượng công tác quản trị nhân sự.


1.2. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp
Ngoài quốc doanh Việt Nam chi nhánh Nghệ An
Ngân hàng VP Bank Nghệ An là một trong 90 chi nhánh của VP Bank Việt Nam.
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ
các cá nhân, tổ chức và nền kinh tế, thơng qua đó, sử dụng đồng vốn đã huy động
được để cho vay
Ngồi ra cịn rất nhiều hoạt động khác như: thanh toán xuất nhập khẩu, phát
hành thẻ và thanh toán thẻ, chuyển tiền cá nhân, …..

1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng thương
mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VP Bank được thực hiện theo các quyết
định của hội đồng quản trị .Bao gồm:
- Phòng tổ chức - hành chính
- Phịng phục vụ khách hàng
- Phịng kế tốn – tin học
- Phịng giao dịch – kho quỹ

- Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ, phòng giao dịch chợ Vinh

1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam ( ngân
hàng VP Bank)
Nhân sự được bố trí theo quyết định của hội đồng quản trị Ngân hàng thương
mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam bao gồm: 01 Giám
đốc, 01 phó Giám đốc, các Trưởng phịng, 01 Kiểm tốn viên và hơn 50 cán bộ
hợp đồng tại Chi nhánh

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý và các phòng


ban
Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh
hằng ngày của ngân hàng
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước hội đồng quản trị ngân
hàng VP Bank đối với tất cả hoạt động của chi nhánh
Phó giám đốc:
- Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như các công tác khác
- Thay mặt điều hành quản lý khi giám đốc đi vắng
Phòng tổ chức - hành chính
Bộ phận tổ chức
- Xử lý cơng văn đi và công văn đến
- Tổ chức họp, hội nghị
- Lễ tân, tiếp khách
- Soạn thảo văn bản, lưu trữ vàquản lý văn bản
- Tổ chức công tác cho lãnh đạo
Bộ phận hành chính

- Giúp giám đốc trong cơng tác quản lý nhân sự
- Hỗ trợ, phối hợp, và kiểm tra phát triển nhân viên
- Chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ, cơng tác đào tạo và
đào tạo lại
Phịng phục vụ khách hàng
Phịng có chức năng chính là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và


khơng ngừng mở rộng các mối quan hệ đó với khách hàng, trên tất cả các mặt
hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt đc mục tiêu phát triển kinh
doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của VP Bank
Chức năng trên gắn với nhiệm vụ của phòng là phải xác định được thị trường kinh
doanh và khách hàng mục tiêu, xây dựng, tham gia trực tiếp và đánh giá chính
sách khách hàng, trực tiếp triển khai các biện pháp triển khai các biện pháp giới
thiệu khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà VP Bank có lợi thế và có thể cung ứng.
Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳnhằm kịp thời đề
xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn
trong điều kiện cần thiết
Mặt khác phải trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng,
tuỳ theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp với cùng các phòng
ban khác thiết kế các sản phẩm phù hợp, và có tính hấp dẫn đối với khách hàng
Tại chi nhánh VP Bank Nghệ An, Phòng phục vụ khách hàng còn kiêm nhiệm bộ
phận cho vay và quản lý nợ, do điều kiện chi nhánh thành lập chưa lâu, phòng
ban, cơ sở, nơi làm việc chưa đầy đủ, cịn chật hẹp. Đó là việc quản lý và trực tiếp
thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo khớp số
liệu, hồ sơ vay đầy đủ và an toàn đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ
đúng quy định trong Quy trình tín dụng
Nhiệm vụ cụ thể đảm bảo thực hiện chức năng trên là kiểm soát tuân thủ về hồ
sơ vay, phù hợp về nội dung, tính đầy đủ và hợp lệ văn bản. Nhập dữ liệu vào hệ
thống bao gồm: Giới hạn tín dụng, các thơng tin hợp đồng tín dụng, hợp đồng

bảo đảm tín dụng. Nhận và lưu trữ hồ sơ tín dụng gồm hồ sơ thế chấp, cầm cố,
hồ sơ tín dụng gốc, các hồ sơ liên quan đến từng lần rút vốn, các biên bản, báo
cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, các công văn giấy tờ giao dịch, tác nghiệp liên quan
đến việc rút vốn, thu nợ, lãi, tham gia góp ý sửa đổi các chương trình quản lý nợ
vay cho phù hợp với yêu cầu thực tế
Phòng giao dịch – kho quỹ
Phòng giao dịch – kho quỹ chủ yếu thực hiện chức năng thu chi tiền mặt (bao


gồm cả nội tệ và ngoại tệ)
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống kho quỹ
- Kiểm tra, phát hiện và thu hồi tiền giả trong quá trình giao dịch góp phần bảo vệ
uy tín đồng tiền Việt Nam
- Quản lý và bảo quản các tài sản quý và các loại giấy tờ có giá
Phịng kế tốn – tin học
- Quản lý về mặt tài chính và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Thực hiện các cơng tác thanh tốn mà chủ yếu là thanh toán xuất nhập khẩu
- Các dịch vụ khác như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ….
Chương 2:
Thực trạng hoạt động tín dụng trong giai đoạn vừa qua và một số giải pháp
nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng ở
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngồi quốc doanh
Việt Nam

2.1. Tình hình hoạt động ở trong giai đoạn vừa qua
2.1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại chi nhánh VP Bank
Nghệ An

2.1.1.1.Tổng nguồn vốn hoạt động tại chi nhánh đến 30/04/2008 là

471.032 triệu đồng, tăng so với 31/12/2007 186.572, bằng 65,58 %, trong đó:
Các khoản phải trả khách hàng: 450.545, tăng so với 31/12/2007 là 174.870 , bằng
63,43 %. Trong đó:
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng (tiền gửi khơng kỳ hạn): 0 triệu đồng, giảm so


với 31/12/2007 l à 2,1 triệu đồng
- Tiền gửi của khách hàng: 50.240 triệu đồng, tăng so với 31/12/2007 13.837 triệu
đồng, bằng 38,15%. Gồm: tiền gửi không kỳ hạn 28.167 triệu đồng, giảm so với
31/12/2007 là 3.126 triệu đồng, bằng 9.98 % ; tiền gửi có kỳ hạn 22.073 triệu
đồng, tăng so với 31/12/2007 là 17.002 triệu đồng, bằng 335%

- Tiền gửi tiết kiệm: 395.845 triệu đồng, tăng 158.949 triệu đồng, bằng 67,09 %.
Gồm: tiền gửi không kỳ hạn 671 triệu đồng, giảm so với 31/12/2007 là 132 triệu
đồng, bằng 16,43 % ; tiền gửi có kỳ hạn 395.174, tăng so với 31/12/2007 là
159.081 triệu đồng, bằng 67,38 %
- Tiền gửi khác: 4.460 triệu đồng, tăng so với 31/12/2007 là 2.048 triệu đồng,
bằng 84,90%

- Tiền vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức Tín dụng khác: 0 triệu đồng
Phát hành giấy tờ có giá: 0 triệu đồng
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư: 0 triệu đồng
Tài sản nợ khác: 16.822 triệu đồng ( bao gồm: dự phòng rủi ro, hao mịn tài sản,
các khoản phải trả bên ngồi chủ yếu là chuyển tiền phải trả, các khoản phải trả
nội bộ khác, kinh doanh ngoại tệ, lãi phải trả cho tiền gửi khách hàng) tăng so với
31/12/2007 là 8.523 triệu đồng, bằng 102,69%
Hoạt động thanh toán: 0 đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu: 0 đồng

2.1.1.2. Việc chấp hành các quy định về huy động tiền gửi tiết



kiệm:
Chi nhánh chấp hành đúng quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm theo quy định
tại Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số
1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005
của Ngân hàng nhà nước
Các khách hàng gửi tiền các loại tại Chi nhánh đều phải đăng kýthông tin cá nhân
của mình tại quầy giao dịch

2.1.1.3. Về thực hiện lãi suất:
Lãi suất huy động không vượt quá 12%/năm theo đúng quy định của Ngân hàng
nhà nước. Việc áp dụng lãi suất tại Chi nhánh được thực hiện theo đúng quy định
của Tổng giám đốc VP Bank, phù hợp với sự đồng thuận về lãi suất của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam theo từng giai đoạn. Biểu lãi suất huy động được công khai
trên bảng điện tử tại quầy giao dịch, được quy định nhiều mức, thang bậc khác
nhau

2.1.2. Hoạt động Thanh toán quốc tế
Trong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa các
NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng khơng ai bán ra, vì vậy
trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (tăng tỷ lệ ký
quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ thanh tốn,…). Trước khó khăn đó,
doanh số và số lượng của hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2008 đã
không đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, tổng thu phí dịch vụ TTQT trong năm
2008 chỉ giảm 4% so với năm 2007.

2.1.3. Hoạt động của Trung tâm thẻ
Tính đến 31/12/2008 số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành tăng gấp 5
lần so với cuối năm 2007, thẻ Platinum phát hành tăng 73 % so với cuối năm

2007.


2.1.4. Hoạt động tín dụng
2.1.4.1 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân
hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc
doanh Việt Nam
Các nghiệp vụ cho vay thường gặp là:
- Đầu tư cho các dự án sản xuất kinh doanh
- Cho vay lương cán bộ công nhân viên chức, cho vay cầm cố các giấy tờ có giá trị (
sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà đất,…), cho vay trả góp mua ơ tơ ( chương trình “ Nâng
cao vị thế” ), cho vay từng lần đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, cho vay mở L/C
thanh toán xuất nhập khẩu, cho vay hạn mức doanh nghiệp
- Các hình thức bảo lãnh (bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, …
Doanh số cho vay năm 2007 đạt 258,216

Bảng phân tích dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2007
Đơn vị: triệu đồng
31/12/2007
Tổng dư nợ 239.845
Theo thành phần kinh tế
- Kinh tế nhà nước 0
- Kinh tế tập thể 493
- Công ty cổ phần, công ty TNHH 109.300
- Doanh nghiệp tư nhân 14.895
- Cá nhân 115.157
Theo ngành kinh tế
- Thuỷ sản 1.673



- Công nghiệp khai thác mỏ 2.240
- Công nghiệp chế biến 8.260
- Xây dựng 2.400
-Thương nghiệp, sửa chữa động cơ xe máy 113.059
- Khách sạn, nhà hàng 3.800
- Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 1.220
- Hoạt động khoa học công nghệ 4.061
- Các hoạt động liên quan kinh doanh tài khoản, dịch vụ tư vấn 550
- Giáo dục và đào tạo 630
- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 101.952
Thể loại cho vay
- Ngắn hạn 144.571
- Trung hạn 78.632
- Dài hạn 16.642
Theo loại tiền vay
- Nội tệ 227.902
- Ngoại tệ (quy đổi VND) 11.943
Tồng dư nợ cho vay, trong đó
Cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản 55.003
Bao gồm:
- Cho vay xây dựng văn phịng cho th, cơ sở hạ tầng đơ thị 12.500
- Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở 41.033
- Các khoản cho vay mua, nhận chuyển nhượng, … 1.500
Cho vay tiêu dùng 65.004
Bao gồm:
- Dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo 64.274
- Dư nợ cho vay tiêu dùng khơng có tài sản đảm bảo 730
Nợ nhóm II đến nhóm V ( nợ xấu) 0


Bảng phân tích dư nợ cho vay tại thời điểm 30/04/2008
Đơn vị: triệu đồng
30/4/2008


Theo thành phần kinh tế
- Kinh tế nhà nước 0
- Kinh tế tập thể 468
- Công ty cổ phần, công ty TNHH 212.405
- Doanh nghiệp tư nhân 25.728
- Cá nhân 150.852
Theo ngành kinh tế
- Xây dựng 25.038
-Thương nghiệp, sửa chữa động cơ xe máy 229.607
- Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 30.431
- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 103.357
- H 1.020
Thể loại cho vay
- Ngắn hạn 255.552
- Trung hạn 111.544
- Dài hạn 22.388
Theo loại tiền vay
- Nội tệ 340.901
- Ngoại tệ (quy đổi VND) 48.552
Tồng dư nợ cho vay, trong đó
Cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản 78.690
Bao gồm:
- Cho vay xây dựng văn phịng cho th, cơ sở hạ tầng đơ thị 76
- Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở 44.815
- Các khoản cho vay mua, nhận chuyển nhượng, … 33.799

Cho vay tiêu dùng 61.832
- Dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo 61.152
- Dư nợ cho vay tiêu dùng khơng có tài sản đảm bảo 680
Nợ nhóm II đến nhóm V ( nợ xấu) 0
- Chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng đến 30/04/2008: Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 0 đồng,


chi nhánh mới đi vào hoạt động, các khoản vay chủ yếu đến kỳ trả nợ, việc chưa
biểu hiện nợ xấu là điều hợp lý
Đến thời điểm 04/2008 mới chỉ phát nợ nhóm II (nợ cần chú ý) 1,02 tỷ đồng,
nhưng đến thời điểm 05/2008 đã có xu hướng tăng lên (nợ cần chú ý_ nhóm II) là
4,72 tỷ đồng
- Về cháp hành quy chế cho vay
- Việc ban hành văn bản, quy chế trong cơng tác tín dụng: đã ban hành đầy đủ các
văn bản quy chế cho vay, quy trình nghiệp vụ về cho vay chung và quy chế, quy
trình cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản, cho vay đầu
tư kinh doanh chứng khoán. Nội dung các văn bản này đúng quy định của pháp
luật và phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước
- Việc chấp hành quy chế cho vay: Về chấp hành nguyên tắc vay vốn: Các khách
hàng là doanh nghiệp, cá nhân chấp hành đầy đủ nguyên tắc vay vốn của Ngân
hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Biểu hiện đa số khách hàng là công ty TNHH, cơng ty cổ phần hoặc cá nhân kinh
doanh có giấy phép, mục đích vay vốn của học được thể hiện trên thẩm định của
cán bộ ngân hàng VP Bank Nghệ An đều phù hợp với nội dung kinh doanh ghi
trong giấy phép kinh doanh của khách hàng. Các khách hàng này đều hoàn trả nợ
gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, biểu
hiện đến 30/04/2008 nợ nhóm III đến nhóm IV chưa phát sinh
- Về chấp hành điều kiện vay vốn: Một số bản sao hồ sơ pháp lý về tư cách pháp
nhân của các doanh nghiệp vay vốn tại VP Bank Nghệ An chưa có xác nhận của

cơng chứng Nhà nước hoặc của doanh nghiệp vay vốn theo quy định của VP Bank
Việt Nam.
- Về chấp hành giới hạn cho vay: Tại chi nhánh chấp hành tốt quy đinh về giới hạn
cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Nhưng vi phạm một số
trường hợp cho vay cán bộ, nhân viên của chính VP Bank Nghệ An thực hiện
nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay là vi phạm điều 77 Luật các tổ chức tín


dụng và điều 19 quy chế cho vay của tỏ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 cuat thống đốc
Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay:
Tại chi nhánh hầu hết các món cho vay đều thực hiện bảo đảm tiền vay là nhà đất,
ngoại trừ một số trường hợp cho vay cán bộ công nhân viên những khoản nợ nhỏ
sử dụng vào mục đích tiêu dùng, trừ vào thu nhập hàng tháng. Việc thực hiện quy
trình, thủ tục đăng ký thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật đối với các tài
sản có giấy tờ sở hữu VP Bank Nghệ An đã làm tốt

2.1.4.2. Một số ưu điểm và thuận lợi
Từ những số liệu cụ thể về tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank Nghệ
An mà chủ yêu slà trên hai mặt, huy động vốn và cho vay, có thể thấy từng
bước khẳng định của VP Bank Nghệ An. Chi nhánh đã có nhiều biện pháp tăng
cường và mở rộng cơng tác huy động vốn, nênđã đưa tổng nguồn vốn huy
động tăng dần lên. Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, bản
thân Chi nhánh đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động vốn phong
phú, đa dạng, từng bước cải tiến phong cách giao dịch, lề lối làm việc, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu khách hàng
Về công tác tín dụng đã có bước tăng trưởng khá, nâng cao được tổng dư nợ,
tăng tỷ trọng nợ cho vay trung và dài hạn, từng bước đa dạng hoá ngành nghề
cho vay và giảm tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra còn mở rộng dần phạm vi hoạt động

khắp thành phố Vinh, và toàn tỉnh Nghệ An. Do trụ sở của VP Bank Nghệ An
đóng tại tầng 1 nhà A trung tâm Tecco, ngay trên trục đường lớn Quang Trung
(quốc lộ 1A), và sầm uất bậc nhất thành phố Vinh, nên việc phát triển kinh
doanh khá là thuận lợi, nhất là những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế
hàng năm của thành phố rất cao, dự đoán trong những năm tới còn đạt tới 1617%. Hoạt động kinh doanh trên địa bàn rất sơi động.
Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn chú trọng đến những mặt công tác khác nhằm


nâng cao đồng bộ hiệu quả hoạt động. Cụ thể như:
- Về công tác khách hàng: Công tác khách hàng là sự sống còn đối với hoạt
động kinh doanh ngân hàng trong đièu kiện hiện nay, Chi nhánh đã tăng cường
giáo dục cho cán bộ công nhân viên về công tác khách hàng. Từ quan điểm,
nhận thức về khách hàng đến thay đổi phong cách ứng xử với khách hàng.
Đồng thời nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,.. của cán bộ
cơng nhân viên để có chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng nâng cao
- Về công tác tổ chức cán bộ: Chi nhánh chấp hành nghiêm túc quy chế về
tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, ký luật. Mặc dù khối lượng
công việc lớn, số lượng cán bộ cịn ít, tuổi đời bình qn cịn trẻ, nhưng nhờ
bố trí đội ngũ cán bộ hợp lý, đảm bảo kín người, kín việc nên các chỉ tiêu cơng
tác đều hồn thành đạt hoặc vượt các chỉ tiêu đề ra. Mặt khác đi đôi với việc
tuyển dụng và bố trí cán bộ, Chi nhánh ln quan tâm đến công tác đào tạo và
đào tạo lại.
- Về công tác thống kê, thơng tin báo cáo: Chi nhánh duy trì tốt chế độ hội ý,
giao ban, trao đổi, thông tin giữa các phịng ban với nhau. Vì vậy, việc điều
hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đảm bảo kịp thời, sát đúng

2.1.4.3. Tồn tại và nguyên nhân
Tuy đã đạt được những bước phát triển nhất định trong thời gian qua nhưng hoạt
động tín dụng của VP Bank Nghệ An vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn vướng mắc
cần giải quyết khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh nói

chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trước hết, do địa bàn hoạt động của chi nhánh là trung tâm thành phố Vinh, nên
tính cạnh tranh rất lớn. Đối diện VP Bank Nghệ An bên kia đường có hai Chi
nhánh của hai Ngân hàng hàng đầu Việt Nam là Vietcombank và Viettinbank. Ngay
trong tầng 1 tồ nhà Tecco cịn có Chi nhánh của hai Ngân hàng lớn khác là
Agribank và VIBbank. Trên cùng trục đường Quang Trung, cịn có rất nhiều chi
nhánh lớn khác của các Ngân hàng Teckcombank, Bắc Á, Eximbank, MBbank,


SHbank, … Nên hoạt động kinh doanh của VP Bank Nghệ An chịu sự cạnh tranh
hết sức khốc liệt.
Về đều kiện vật chất: Do mới thành lập chưa lâu nên điều kiện làm việc cịn rất
nhiều khó khăn.
Về cơng tác cán bộ: Trong thời gian qua, Chi nhánh đã tuyển dụng bổ sung cán bộ
đảm bảo bố trí cho các phòng ban chức năng. Tuy nhiên do điều kiện cán bộ mới
được tuyển dụng nên còn thiếu kinh nghiệm, một số bộ phận cán bộ còn giữ tư
tưởng ỷ lại, chứ thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng,.. nên hoạt động tín dụng
chưa được phát triển như mong muốn
Trong việc chấp nhận, định giá và thủ tục giấy tờ cịn một số tồn tại như sau:
Hầu hết các món vay theo nhận xét của Đoàn thanh tra đều định giá tài sản tương
đối cao so với khung giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, để cho vay 75% giá trị đã
được VP Bank định giá; việc định giá này thường 200-250% giá quy định của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Ví dụ một số trường hợp:
- Cơng ty cổ phần kinh doanh tân miền Trung, giá trị toàn bộ tài sản trên đất và
tồn bộ máy móc trang thiết bị là 26,192 tỷ đồng, VP Bank Nghệ An định giá theo
giá thị trường là 50 tỷ
- Công ty TNHH Nam Long, giá trị nhà đất được tính tốn theo giá văn bản của Uỷ
ban nhân dân tỉnh là 9,48 tỷ đồng, , VP Bank Nghệ An định giá theo giá thị trường
là 22,17 tỷ


Việc định giá tài sản như trên của VP Bank Nghệ An chứa đựng rủi ro không nhỏ,
khi giá trị bất động sản trên thị trường có biến động giảm
Tất cả các trường hợp cho vay mua dất và nhà của Khách hàng với công ty cổ phần
xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Chi nhánh Nghệ An (Tecco), số tiền mà VP
Bank Nghệ An cho vay thường trên dưới 2 tỷ đồng/ hơn 4 tỷ đồng giá mua tài sản


giữa Tecco và Người vay (tuỳ theo loại nhà), đều được đảm bảo tiền vay bằng
chính tài sản hình thành từ vốn vay (nhà đất sẽ mua). Đối với các trường hợp này,
giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sảnchỉ là 1 hợp đồng mua bán nhà giữa Tecco
và người mua (khơng có cơng chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền),
kèm hố đơn nộp tiền của người mua nhà cho công ty Tecco. Hợp đồng thế chấp
giữa người vay và VP Bank Nghệ An khơng có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền hoặc cơng chứng Nhà nước và không đăng ký dao dịch đảm bảo, chỉ có xác
nhận của cơng ty Tecco trên hợp đồng và 01 giấy cam kết của công ty này đối với
VP Bank Nghệ An về việc cam kết khi làm xong thủ tục nhà, đất cho khách hàng
mua nhà thì sẽ chuyển giấy tờ đó cho VP Bank Nghệ An
Giấy tờ xác nhận và hợp đồng thế chấp tài sản như trên là không đúng quy định
và không đủ điều kiện để làm thế chấp theo quy định của pháp luật về thế chấp
bất động sản
Bên cạnh đó là khó khăn trong việc huy động vốn do có sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng với nhau gây trở ngại cho việc mở rộng tín dụng
Ngồi những khó khăn từ phía Chi nhánh cịn có những ngun nhân gây trở ngại
từ phía khách hàng như: Năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp cịn yếu, vốn
tự có để tham gia vào các dự án thấp nên nhiều dự án ko đáp ứng yêu cầu tối
thiểu về vốn tự có để có thể cho vay.

2.2. Một số định hướng và các giải pháp kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
cổ phần các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam

2.3.1. Một số định hướng cho giai đoạn 2009-2011
2.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng trong giai đoạn 2009-2011


Là một Ngân hàng thương mại cổ phần mới đi vào hoạt động nhưng bước đầu đã
có những sự phát triển khởi sắc thể hiện qua các mặt hoạt động của Chi nhánh
Để giải quyết những khó khăn vướng mắc và hoàn thành tốt những chỉ tiêu kế
hoạch đã đề ra cần những giải pháp cụ thể sau:

2.3.2.1. Về cơ chế chính sách:
Tiếp tục thực hiện các định hướng về cơng tác tín dụng trên cơ sở định hướng
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chi nhánh sẽ tiếp tục đổi mới danh mục tín
dụng theo hướng thị trường bán lẻ, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng
dần khoản vay có tài sản đảm bảo
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp thích ứng với cơ chế thị trường. Cần
tránh trường hợp ban hành quy trình, điều kiện, thủ tục quá rườm rà rắc rối
- Chi nhánh áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, dựa trên sự phân loại của khách
hàng vay vốn. Kết hợp với việc mở rộng và đa dạng hoá khách hàng với việc đa
đạng hoá sản phẩm như triển khai các sản phẩm cho vay thu nợ từ lương cán bộ
công nhân viên kết hợp thanh toán lương qua tài khoản
- Nâng cao chất lượng phục vụ của các phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ, phòng
giao dịch chợ Vinh, toạ điều kiện thuận lợi cho các khách hàng tham gia giao dịch
với Ngân hàng
- Tăng cường hơn nữa hoạt động cải cách hành chính, trong đó lưu ý thủ tục cơng
chứng, chứng thực, đang ký giao dịch bảo đảm, tránh phiền hà. Hướng dẫn tập
huấn đầy đủ cho những người làm công việc này để hướng dần khách hàng, ko để
khách hàng đi lại nhiều lần

2.3.2.2. Về hoạt động tín dụng cụ thể

- Tiếp tục duy trỳ có sự chọn lọc trong việc đầu tư tín dụng đối với hệ thống


doanh nghiệp, hạn chế đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh
thua lỗ, kém hiệu quả, tài chính yếu kém
- Đưa tỷ trọng dư nợ đầu tư đối với doanh nghiệp Nhà nước khơng có tài sản đảm
bảo
- Tiếp tục mở rộng và chú trọng đầu tư đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh
như: Cơng ty TNHH, công ty cổ phần, doang nghiệp tư nhân, và cả những đối
tượng tư nhân, cá thể
- Ưu tiên đầu tư trên một số lĩnh vực trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh
như: khai thác mở, du lịch, cảng biển, …
- Tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn
- Đa dạng hoá ngành nghề cho vay
- Xác định lãi suất cho vay phù hợp với địa bàn, đảm bảo kinh doanh có lãi
- Tích cực thu hồi nợ xấu, nợ khó địi, nợ đã được xử lý, tìm mọi biện pháp nhằm
hạn chế phát sinh nợ quá hạn và khống chế, kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn ở mức
cho phép
- Tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro, kèm theo đó là đề ra những giải pháp
thiết thực nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro hoạt động tín dụng
- Chủ động tìm kiếm dự án đầu tư theo phương châm tìm dự án để đầu tư thay vì
khách hàng có dự án phải tìm đến ngân hàng, lúc đó mới xem xét cho vay. Sẵn
sàng cho vay khơng có bảo đảm đối với những tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng xuất khẩu,
những khách hàng có uy tín lâu năm
- Mở rộng các hình thức tín dụng như cho th mua, trả góp, cho vay cầm cố
thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, thấu chi qua tài sản tiền gửi …


- Đa dạng hố các hình thức tín dụng cả về phương thức cho vay và thời hạn cho

vay hợp lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mở rộng hình thức cho vay theo hạn
mức tín dụng nhằm đảm bảo đủ vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp, tổ chức, hộ sản xuất đồng thời giúp sử dụng vốn có hiệu quả nhất
- Bên cạnh đó nên mở rộng hình thức tín dụng gián tiếp như cho vay qua tổ,
nhóm hợp tác, hay cho vay thơng qua sự bảo lãnh của bên thứ ba. Mở rộng cho
vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu khách hàng
- Đầy mạnh hoạt động huy động vốn dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng
bằng nhiều thể thức, phương thức, nhiều kỳ hạn, mở rộng thời gian giao dịch
nhận và chi trả tiền gửi. Đồng thời tích cực khai thác nguồn vốn trung và dài hạn
để đầu tư, sãn sàng cung ứng vốn cho những dự án khả thi, tiền khả thi, những
dự án trong lĩnh vực kinh tế của tỉnh.

2.3.2.3. Về nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng đa năng, đổi mới và nâng cao
nhận thức về công tác khách hàng cho cán bộ. Cán bộ khách hàng phải là người
am hiểu về định hướng kinh doanh, định hướng cơng tác tín dụng, chính sách tín
dụng và phát triển dịch vụ các ngân hàng mình, các giới hạn rủi ro kinh doanh,
hạn mức tín dụng được phép cấp cho các ngành nghề hiện tại mà ngân hàng mình
đang có chủ trương, cơ cấu vốn dùng để kinh doanh, tài sản đảm bảo cho khoản
cấp tín dụng …. Để từ đó có những tham mưa đề xuất kịp thời đứng đắn cho ban
lãnh đạo về định hướng đối tượng khách hàng, định hướng đầu tư phù hợp.
- Cần nâng cao năng lực cán bộ là đội ngũ quản lý và đội ngũ cán bộ tác nghiệp để
có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc hội nhập
- Tiếp tục tuyển dụng và bổ sung cán bộ đáp ứng các yêu cầu phục vụ kinh doanh
của Chi nhánh. Đi đôi với việc tuyển dụng và bố trí cán bộ là cơng tác đào tạo vầ
đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra.


- Sử dụng các hình thức khen thưởng, ký luật hợp lý, kịp thời nhằm tạo ra động
lực trong công tác

- Tăng cường cơng tác đào tạo cán bộ có khả năng thẩm định dự án, có khả năng
phân tích dự báo kinh tế, nghiên cứu thị trường, biết tư vấn cho khách hàng về
khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nắm bắt thông tin về khách hàng, không để
một đối tượng được vay 2 lần

2.3.2.4 Về công tác kiểm tra giám sát
- Thực hiện kiểm tra, rà soát các hợp đồng tín dụng, các cam kết cung ứng vốn tín
dụng cho các dự án để thực hiện đúng cam kết, đảm bảo và nâng cao uy tín cho
ngân hàng
- Thường xun tiến hàng kiểm tra cơng tác tín dụng, nhất là kiểm tra, giám sát
việc thực hiện quy trình tín dụng
- Tăng cường giám sát, kiểm sốt q trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp
nhằm kịp thời cung ứng vốn cũng như thu hồi nợ phù hợp với chu kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp

2.3.2.5 Về công tác tuyên truyền quảng cáo
- Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng, các cán bộ ngân hàng phải có trách
nhiệm giới thiệu hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng, giới thiệu về khách hàng các
sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp nhằm thúc đầy việc tạo lập mối
quan hệ với khách hàng. Để từ đó góp phần quảng bá hình ảnh của ngân hàng
đến từng người dân nhanh chóng, phát triển hệ thống ngân hàng
- Cán bộ khách hàng nói chung và cán bộ Chi nhánh nói riêng cần chủ động tuyên
truyền vận động và thực hiện các biện pháp sao cho hình ảnh và các dịch vụ đến
với từng doanh nghiệp và người dân


- Phối hợp với các cơ quan báo chí và cơ quan tun truyền thơng các chương
trình, thơng qua đó giới thiệu hình ảnh ngân hàng của mình
Các cơng tác khác
- Phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán, dịch

vụ ngoại hối, và một số dịch vụ khác liên quan. Việc phát triển các dịch vụ có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng, từng bước nâng cao khả năng khai thác khai thác nguồn
vốn nhàn rỗi và đáp ứng nhu cầu khách hàng, toạ điều kiện đa dạng hoá sản
phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, tạo cơ chế hoạt động linh hoạt nhằm
phục vụ tốt, có hiệu quả cho hoạt động tín dụng
- Tạo mơi trường làm việc thật thoải mái, xây dựng văn hoá trong kinh doanh
nhằm làm giảm sự căng thẳng trong công việc, nâng cao hiệu quả trong cơng việc.

2.3.3 Một số kiến nghị
Để hoạt động tín dụng trong giai đoạn tới được thuận lợi và hiệu quả, em xin có
một số kiến nghị cụ thể sau:

2.3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An:
Qua thời gian hoạt động vừa qua, Chi nhánh VP Bank Nghệ An còn một số tồn tại
trong nghiệp vụ ngân hàng, do đó kiến nghị Chi nhánh ngân hàng Nhà nước Nghệ
An cần có kế hoạch kiểm tra giám sát sau thanh tra nhằm chấn chỉnh kịp thời các
tồn tại trong hoạt động

2.3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần các
doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
-Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hơn nữa giao lưu
học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, quản lý
nguồn nhân lực, bổ sung cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ về cơng nghệ thơng


tin. Bên cạnh đó cần có những chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên
khích lệ tinh thần làm việc
- Tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động thơng qua việc mở
thêm các phịng giao dịch, khuyến khích khai thác những vùng trọng điểm
-Nâng cao chất lượng hoạt động, lành mạnh tài chính, cơ cấu lại nợ, giảm thiểu

nợ xấu phát sinh, xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế
- Thiết lập các tiêu chí cụ thể cho cấp tín dụng, từ việc cấp tín dụng lần đầu đến
việc gia hạn nợ, mở rộng nhằm đảm bảo mọi khoản tín dụng đều được giám sát
quản lý chặt chẽ
- Có hệ thống thông tin, dữ liệu cho phép theo dõi thường xuyên, chính xác và
đầy đủmức độ rủi ro tín dụng
- Đầu tư cơ sỏ hạ tầng, máy móc thiết bị và phương tiện nhằm phục vụ tốt hơn
nữa cơng tác tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Tiếp tục đổi
mới công nghệ, cá phần mềm ứng dụng, trang thiết bị máy móc, thiết bị, hệ thống
mạng hiện đại

2.3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại cổ phần các
doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
-Tổ chức họp rút kinh nghiệm đối với các tồn tại, xây dựng chương trình kế hoạch,
phân cơng người thực hiện cụ thể các công việc
- Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
-Thu thập đầy dủ các tài liệu chứng minh việc sủ dụng vốn là chính xác
- Cần xem xét lại việc định giá tài sản đảm bảo, đặc biệt là các tài sản đảm bảo là
nhà đất, theo phương pháp và cách thức nào, để đảm bảo an toàn khi thị trường


bất động sản có sự biến động
- Thu hồi các khoản nợ cho cán bộ thẩm định vay tại chi nhánh

2.3.3.4. Kiến nghị đối với các cấp quản lý địa phương, tỉnh và
các ngành liên quan
-Tăng cường hơn nữa cải cách hành chính, thủ tục cơng chứng, chứng thực. Đây
là một trong những vấn đề quan trọng bởi nếu những thủ tục này được tinh giản,
gọn nhẹ thì các hoạt động của quy trình tín dụng cũng sẽ nhanh hơn, tiết kiệm
thời gian và chi phí, đặc biệt là sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài

tỉnh, huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho phát triển kinh
doanh, hồn thiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh cho phù hợp với tình hình
mới, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư trong và ngoài tỉnh
-Đối với những ngành kinh tế mũi nhọn, những dự án trọng điểm, những dự án
sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mang tính độc đáo có tính cạnh tranh cao,..
tỉnh có thể hỗ trợ một phần lãi suất cho doanh nghiệp

- Tạo dựng hệ thống thông tin đồng bộ về thực trạng tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo một hệ thống báo cáo tài chính chính xác
- Các ngành liên quan cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các tổ chức, cá nhân được giao đất chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm
cơ sở để tiến hành công tác cho vay.


×