Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NGUYÊN NHÂN NGÂN HÀNG CHO VAY NGẮN HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.81 KB, 2 trang )

Sở dĩ Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Do thủ tục pháp lý cũng như những điều kiện vay vốn phức tạp làm cho
các DN ngại trong việc xin vay.
- Do hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi của từng dự án
của các DNVVN còn thấp chưa tạo được sự thuyết phục đối với Chi nhánh.
- Hơn nữa, hoạt động của DNVVN chưa đạt hiệu quả cao, đa số DN làm ăn thua lỗ,
nợ nần chồng chất. Bên cạnh đó là sự quản lý yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, việc hạch
toán kế toán chưa đúng quy định, chưa mang tính đồng bộ, khoa học. Những DN có đủ
điều kiện vay vốn chẳng hạn thì khi vay được vốn họ không muốn cho cán bộ kiểm tra,
giám sát quá trình sử dụng vốn của họ. Mặc khác, các DN này cũng không muốn thế chấp
tài sản để vay vốn, họ chỉ muốn vay dựa vào tình hình tài chính và số tiền sẽ thu được
trong tương lai của họ nhờ bán sản phẩm. Với những vướng mắc như vậy, quan điểm của
Ngân hàng và DN không đồng nhất với nhau nên việc vay vốn càng gặp khó khăn.
- Các DNVVN thường chỉ được vay vốn ngắn hạn, còn vốn trung và dài hạn rất ít.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận doanh số cho vay trung và dài hạn cũng chiếm tỷ trọng
cao ở Chi nhánh. Một số dự án được vay trung hạn và chiếm doanh số lớn trong tổng
doanh số cho vay của khu vực này. Là một NHTM quốc doanh có uy tín, có quy mô
tương đối lớn so với các NHTM khác nên VCB chi nhánh TP.HCM vẫn luôn duy trì và
phát huy thế mạnh của mình. Bên cạnh cho vay bằng VNĐ, Chi nhánh cũng đáp ứng nhu
cầu khách hàng bằng việc cho vay ngoại tệ ngắn hạn và trung hạn.
- Nguyên nhân dẫn đến việc vay dài hạn của DNVVN tại VCB chi nhánh TP.HCM
còn kém bởi lẽ họ không đảm bảo được điều kiện vay vốn. Tỷ lệ dự án không đảm bảo đủ
các điều kiện cần thiết là không nhỏ, một số điều kiện mà các DN thường không thỏa
mãn được là:
+ Không đảm bảo vốn tự có bằng 30% tổng vốn đầu tư vào dự án.
+ Thiếu tài sản thế chấp với đầy đủ giấy tờ hợp lý.
+ Tổ chức hạch toán không đúng theo pháp lệnh hiện hành.
+ Trình độ độc lập dự án của các DNVVN còn kém, thiếu số liệu chính xác, hơn
nữa tình hình kinh tế của các DNVVN luôn biến động, kinh doanh không ổn định. Do
vậy, VCB chi nhánh TP.HCM cũng thận trọng khi cho vay đối với thành phần này.
Nhìn chung vốn tín dụng của VCB chi nhánh TP.HCM đã thực sự phát huy hiệu


quả. Nhờ vay vốn Ngân hàng mà các DN có điều kiện đổi mới công nghệ hiện đại, thay
thế dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc lạc hậu không còn phù hợp với quy mô sản
xuất, từ đó làm tăng năng lực sản xuất tạo thế ổn định và phát triển trong kinh doanh cho
các DN và để lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây là kết quả đạt
được đồng thời khích lệ đối với cán bộ nhân viên của Chi nhánh cho sự phát triển của
VCB chi nhánh TP.HCM.
- Hạn mức tín dụng các DNVVN nói riêng và các DN nói chung được tính theo
công thức sau:


HMTD = ( chi phí sản xuất cần thiết trong kỳ : vòng quay vốn lưu động) - Vốn tự có
và coi như tự có – Các khoản huy động khác.
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tài sản lưu động dự trữ bình quân
Qua quá trình áp dụng thực tế trong việc xác định hạn mức tín dụng đối với
DNVVN phát sinh một số vướng mắc và dẫn đến cách tính có bất cập so với thực tế.
Theo công thức trên vòng quay VLĐ dựa vào một số yếu tố là Tài sản lưu động dự trữ
bình quân trong năm, thực tế trong kinh doanh các DNVVN không phải thời điểm nào dự
trữ Tài sản lưu động cũng bằng nhau, mà có quý cao, quý thấp, nên hạn mức tín dụng ở
công thức trên chỉ là hạn mức tín dụng bình quân trong năm. Trong khi đó mục 7 điều 3
quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quy định
284/2002/QĐ-NHNN ngày 25/8/2002 của Thống đốc Ngân hàng có ghi “hạn mức tín
dụng là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà tổ chức
tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Hoặc tại khoản 2 điều 16
quy định “cho vay theo hạn mức tín dụng là tổ chức tín dụng và khách hàng xác định thỏa
thuận theo một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chi phí
sản xuất kinh doanh”.
Trong quá trình thực hiện xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng vay vốn theo
hạn mức nếu sử dụng công thức trên (hạn mức bình quân) và quản lý hạn mức trong quy
trình vay vốn thì trong những thời điểm nhất định sẽ không đáp ứng nhu cầu vốn cho đối
tượng khách hàng này buộc phải điều chỉnh HMTD, đặc biệt trong thời điểm nhu cầu vốn

dự trữ tăng cao trong năm.



×