Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vì sao các ngân hàng ngại cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.41 KB, 14 trang )

Cũng theo bà Nga, do tâm lý của người dân còn e ngại lạm phát
nên kênh gửi tiết kiệm không phải là lựa chọn được ưu tiên. Hơn
nữa, người dân cũng có tâm lý chờ lãi suất tăng tiếp nên chưa
muốn gửi tiết kiệm vào thời điểm này hoặc không gửi dài hạn.
Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp cũng hạn chế bởi thời
điểm này các doanh nghiệp đều không có vốn dư thừa do phải
đáp ứng nhu cầu vốn cho các hợp đồng trong 6 tháng cuối năm,
chi trả cổ tức hoặc đầu tư mới. Cũng không loại trừ có những
ngân hàng nhỏ, thương hiệu chưa mạnh nên đang có khó khăn
nhất định về thanh khoản, tuy nhiên không trầm trọng như năm
2008.

Việc các ngân hàng tại Việt Nam khó huy động vốn trung và dài
hạn không phải là một hiện tượng mới lạ. Trong lịch sử, Việt Nam
đã từng trải qua những giai đoạn lạm phát cao và kéo dài, VND bị
mất giá mạnh, người dân càng giữ VND lâu càng bị thiệt hại
nặng. Người Việt Nam ưu chuộng những tài sản giữ được giá trị
qua thời gian như vàng, USD, bất động sản…
Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, khi lạm phát cao quay trở
lại, VND bị mất giá mạnh so với USD, tâm lý phòng thủ nói trên
của người dân lại càng trở nên mạnh mẽ.
Mặc dù theo các dự báo, lạm phát trong năm nay sẽ không quá
cao (không vượt quá con số 10%), nhưng các chương trình kích
cầu của Chính phủ đang tạo nên những lo ngại về lạm phát trong
tương lai, bởi NHNN vẫn đang điều hành chính sách tiền tệ theo
hướng linh hoạt, chứ không đặt ra một mức lạm phát mục tiêu
nào cả.


Rõ ràng là mức lạm phát gần 20% trong năm 2008 vẫn đang ám
ảnh những người có tiền tiết kiệm. Chính vì khó có thể đưa ra dự


báo về tỷ lệ lạm phát trong những năm sau (2010, 2011 …), nên
việc người dân không mặn mà với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài
cũng là điều dễ hiểu.
Mức lãi suất 10% hiện nay có thể cao hơn mức lạm phát dưới
10% trong năm 2009, nhưng cũng có thể sẽ không đủ để bù đắp
những thiệt hại mà lạm phát trong những năm sau gây ra.
Việc một số kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng,
USD… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng khó huy
động vốn trung và dài hạn.
Mặc dù, các kênh đầu tư này không thường xuyên đem lại lợi
nhuận, nhưng khi có “sóng” lại có thể đem lại mức lợi nhuận lớn,
nên người dân sẵn sàng gửi tiền tại ngân hàng với kỳ hạn ngắn,
cho dù lãi suất thấp, để còn có cơ hội rút tiền chuyển sang các
kênh đầu tư nói trên khi cần thiết.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, cho dù người dân có thể
không thích gửi tiền dài hạn do lo ngại lạm phát, tỷ giá, hay do
còn có nhiều kênh đầu tư khác, nguyên nhân chính dẫn đến việc
các ngân hàng khó huy động vốn trung và dài hạn vẫn là do mức
lãi suất mà các ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ
vọng của các nhà đầu tư.
Đã được xem là một kênh đầu tư thì mọi việc đều có thể được
giải quyết bằng giá và trong trường hợp là các ngân hàng huy
động vốn thì điều đó sẽ giải quyết bằng lãi suất.
Nếu lãi suất đủ đáp ứng được kỳ vọng sinh lời của các nhà đầu
tư, dù là lãi suất trung hạn hay lại suất dài hạn, thì các ngân hàng
vẫn rất dễ dàng huy động được số vốn mà mình mong muốn.


Giải pháp:
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là tại sao các ngân hàng không

nâng lãi suất lên thật cao để huy động vốn trung và dài hạn? Câu
trả lời là lúc đó ai sẽ vay vốn của các ngân hàng với mức lãi suất
còn cao hơn? Rõ ràng là việc nâng lãi suất lên cao không phải là
lời giải đáp cuối cùng.
Vấn đề là phải giảm những rủi ro về lạm phát, tỷ giá… trong
tương lai, tức là phải đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,
để những người có tiền tiết kiệm sẵn sàng cho các ngân hàng
vay với lãi suất thấp và trong thời hạn dài.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đói vốn
Hiện mới có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được
vốn vay ngân hàng. Lãi suất cho vay lên tới 27% khiến doanh
nghiệp chỉ còn biết "cố đấm ăn xôi" để hoạt động cầm chừng.
>Lãi suất quá cao sẽ tạo áp lực lạm phát mới
Theo nghiên cứu của VCCI, có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn
bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không phải đơn vị nào
cũng tiếp cận được. Tại buổi tọa đàm "Giải pháp vốn cho doanh nghiệp"
tổ chức ngày 10/5, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, tiếp cận vốn đang là một trong
những rào cản chính cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông
Lộc, đa số những doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng
được những yêu cầu của ngân hàng.
Đa số các chuyên gia cho rằng, mức lãi suất trần huy động vốn của ngân
hàng Nhà nước là 14% mỗi năm nhưng một số trường hợp đã phá rào
nâng lên 15%-19% mỗi năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22%.


Thậm chí một số ngân hàng còn đặt ra nhiều loại phí, khiến lãi suất có
thể lên tới 27%.


Chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn
vay ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Lộc cho biết, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần đây
cũng khẳng định, chỉ có khoảng một phần ba doanh nghiệp nhỏ và vừa
có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số còn lại khó tiếp cận hoặc
không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân
hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi
của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay.
Ông Lộc nhấn mạnh các kênh huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu
chưa phát huy đúng mực. Thị trường chứng khoán được xem là kênh
huy động vốn quan trọng nhưng việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến thị
trường chứng khoán bị bội thực nguồn cung. Lãi suất ngân hàng lại quá
cao khiến doanh nghiệp chỉ còn biết "cắn răng chịu đựng".
Trong quý một, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá
nông sản tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ. Cùng một số lượng hàng hóa như


năm ngoái nhưng doanh nghiệp cần vốn gấp đôi để thu mua. Ông Đoàn
Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi
chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex cho rằng, doanh nghiệp hiện nay
đang gặp khó khăn kép. Trong khi các chi phí đầu vào đang tăng cao
khiến doanh nghiệp sống dở chết sở thì ngân hàng giảm mức tăng trưởng
tín dụng từ 45% xuống còn 16%.
Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Bá Ân, Phó viện trưởng Viện
chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho hay, ngân hàng quy
định doanh nghiệp phải có vốn đối ứng 30%, khiến doanh nghiệp lao
đao. Hạn mức tín dụng giảm trong khi nhu cầu vốn tăng lên khiến doanh
nghiệp càng khó khăn hơn. Doanh nghiệp chấp nhận vay vốn giá cao
nhưng với lãi suất ngất ngưởng, doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng trường đạo tạo nhân lực

Viettinbank kiến nghị, Chính phủ cần phải xem xét bằng mọi cách giảm
lãi suất đầu vào cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ cần có có có chế
tài xử lý những ngân hàng lách luật. "Trong khi lạm phát tháng 5 nguy
cơ lên tới 2,2%, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho
ngân hàng thương mại và xử phạt nghiêm với những trường hợp huy
động vốn vượt trần", bà Mùi kiến nghị.
Hoàng Lan

Doanh nghiệp nhỏ vay ngân hàng: Khó ở đâu?
Đưa lên trước mặt một tập tài liệu đã ố màu, Phó tổng thư ký
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Thu
Hằng kể lại: “14 năm trước, chúng tôi đã tổ chức một hội thảo tên
như thế này, thú vị nữa là nội dung đề cập cũng giống như lần
này”.


“Nguyên nhân các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín
dụng thấp là vì chính sách tín dụng có vấn đề”.
6 kiến nghị hồi ấy được bà Hằng nêu tại buổi hội thảo “Chính
sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, do Viện Chiến
lược và Chính sách tài chính tổ chức, so ra có nhiều điểm tương
đồng với như những vấn đề được nhiều bài tham luận đề cập.
“Chính phủ đã làm nhiều việc để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, nhưng đến nay các doanh nghiệp này vẫn thiếu vốn, khó
khăn”, ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam khoanh lại vấn đề bức thiết nhất của doanh
nghiệp.
Chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký; đóng góp khoảng
48% GDP năm 2010, một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu; chiếm
hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội…, theo dữ liệu của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận
được vốn tín dụng hiện chỉ khoảng 20%, ông Nam cho rằng đây
là thực tế đáng lưu ý.
“Nguyên nhân các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng
thấp là vì chính sách tín dụng có vấn đề”, Tổng thư ký Nam nói


thẳng. “Thủ tục vay vốn ngân hàng hiện nay phức tạp quá sức
của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tiếp cận được thì chỉ có một
việc là bớt thủ tục”.
Ở điểm này, TS. Lê Hoàng Nga (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
cũng đồng tình rằng, trong việc tiếp cận vốn tín dụng, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gặp nhiều khó khăn về xây dựng dự
án, phương án đầu tư; hạn chế về nhân lực và trình độ quản lý;
khó khăn về tài sản bảo đảm…
Dữ liệu cụ thể hơn từ Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội
cho thấy, khó khăn từ tài sản thế chấp khi vay ngân hàng chiếm
77%, từ lập phương án kinh doanh là 60%, từ thủ tục hành chính
là 50% và từ lãi suất là 45%.
Nhưng bà Nguyễn Bích Ngọc (Viện Chiến lược và Chính sách Tài
chính) còn thêm rằng, có tới 48% doanh nghiệp nhỏ và vừa bị
ngân hàng từ chối cho vay vốn mà không rõ lý do.
Cho nên, loại dịch vụ mà hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa
sử dụng từ ngân hàng chủ yếu là mở tài khoản, chuyển tiền,
thanh toán, vay vốn. Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được
bảo lãnh tín dụng quá nhỏ, chỉ khoảng 1%, thanh toán quốc tế
khá thấp khoảng 18,5%; và không có doanh nghiệp nào sử dụng
cho thuê tài chính.
Vay đã khó là vậy, nhưng vay được cũng không dễ dàng hơn
trong hoạt động. “Do lãi suất tiền vay quá cao, trên thực tế phổ

biến là từ 18% đến 20%/năm, cá biệt lên đến 23%/năm nên rất ít
doanh nghiệp có khả năng kinh doanh đạt mức lợi nhuận đủ cao
để trả nợ lãi vay ngân hàng”, ông Nam cho biết.
Quan điểm của vị Tổng thư ký nọ được một nhóm nghiên cứu từ
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chứng minh trên cơ sở
các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết.


Cụ thể là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất đang gặp khó
khăn do chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, trong khi thị trường
đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh. Các doanh nghiệp
vay nợ ngoại tệ với lãi suất thấp hơn thì gặp rủi ro hối đoái…
Tình cảnh hiện nay là nhiều doanh nghiệp có mức doanh thu và
lợi nhuận sụt giảm trong khi chi phí lãi vay tăng mạnh khiến hệ số
lãi vay/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong quý 3/2011 có
xu hướng tăng lên.
Ở góc độ tài chính doanh nghiệp, Phó giám đốc Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp.HCM Trần Bửu Long
nhìn nhận rằng, tình hình tài chính doanh nghiệp hiện đang đối
diện với các vấn đề như: chi phí lãi tiền vay gia tăng, dòng tiền
vào không đủ đáp ứng các chi phí cần thiết, các khoản nợ phải
thu ngày càng tăng cao mà chưa có biện pháp thu về…
“Toàn bộ mọi vấn đề đã lộ rõ, tình hình doanh nghiệp đã mất dần
khả năng thanh toán”, ông Long lưu ý như vậy. “Khi Ngân
hàng ngưng không cho vay dự án đang đầu tư của doanh
nghiệp, dự án bị dang dở, điều này ảnh hưởng đến cân đối dòng
tiền và làm tăng rủi ro tài chính, nếu kéo dài có thể dẫn đến phá
sản”.
Thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho
thấy, những khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng đã đẩy khoảng

20% doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tình trạng khó có thể tiếp tục
hoạt động.
Vì sao các ngân hàng "ngại" cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn?
(Dân trí) - Theo kết quả khảo sát của VCCI, các doanh
nghiệp có quy mô càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lại càng
yếu kém - đây chính là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng


thương mại trở nên e dè hơn khi cho các đối tượng này vay vốn.
>> Doanh nghiệp hết vốn: Sau đám tang, sẽ là đám cưới
>> Ngân hàng phải báo cáo khả năng tiếp cận vốn của
doanh nghiệp

(Ảnh: Bích Diệp).
Sáng nay (14/3), Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam
(VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Lễ công bố Báo cáo
thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2011.
Năng lực sinh lợi tăng dần theo quy mô
Kết quả điều tra nêu tại báo cáo lần này cho thấy, việc sử dụng
vốn và vốn tự có trong các doanh nghiệp vừa và lớn hiệu quả
hơn so với các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Và điều này cho thấy, vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
không chỉ đơn thuần là việc tiếp cận nguồn vốn mà còn phải từ
khía cạnh hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả. Đây cũng chính là lý do
giải thích vì sao các ngân hàng thương mại thường không mặn
mà khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn.


Cụ thể, hai chỉ số đánh giá năng lực sử dụng vốn là tỉ lệ quay
vòng vốn (tổng doanh thu/tổng nguốn vốn) và tỷ lệ quay vòng vốn

tự có (tổng doanh thu/vốn tự có). Tỷ lệ này càng cao cho thấy tỷ
lệ quay vòng vốn và vốn tự có của doanh nghiệp càng cao.
Tỷ lệ quay vòng vốn và vốn tự có trong các doanh nghiệp siêu
nhỏ thường thấp nhất, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp vừa
và lớn thường cao nhất. Các doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ lệ quay
vòng vốn cao nhất là 3,3 lần và thấp nhất là 1,3 lần. Trong khi tỷ
lệ này ở các doanh nghiệp lớn lần lượt là 7,1 lần và 4,4 lần, ở các
doanh nghiệp vừa là 10,1 lần và 4,3 lần.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vừa và lớn đã tận dụng
được lợi thế về quy mô kinh tế.
Về tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, báo cáo cho thấy, chỉ
số này giảm dần theo chiều tăng của quy mô lao động. Tức quy
mô càng lớn, tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả càng
cao.
Đưa cần câu hay đưa con cá?
Hai chỉ số quan trọng khác phản ánh hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp là ROA và ROE cũng phần nào lý giải lý do nằm sau bức
tranh tiếp cận vốn hiện nay khi mà tín dụng dù nới rộng thì các
doanh nghiệp nhỏ vấn khó “với tới”.
Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) ở các doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ thường thấp hơn so với ROA ở các doanh
nghiệp nghiệp quy mô vừa và lớn. Đáng chú ý là các doanh
nghiệp siêu nhỏ trong hai ngành sản xuất xe có động cơ và sản
xuất da giày có ROA rất thấp, lần lượt là 1,2% và 3,4%, hay hiệu
quả sinh lợi trên tài sản của những doanh nghiệp này là rất kém.


Tại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số này cũng
tăng dần theo quy mô doanh nghiệp. Trong khi ROE của các
doanh nghiệp siêu nhỏ luôn thấp nhất trong 5 ngành nghiên cứu,

nhất là trong hai ngành sản xuất xe có động cơ (4%) và sản xuất
da giày (8%), thì ROE tại các doanh nghiệp lớn lại đạt giá trị cao
nhất với lần lượt là 65% và 41%
Như vậy, “Khi nói về hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa thì nên chú trọng đến năng lực sử dụng vốn hơn, vì năng lực
sử dụng vốn của họ còn thấp. Có nâng cao năng lực
sử dụng vốn cho họ thì các tổ chức tín dụng mới mạnh dạn cho
những đối tượng này vay” – bà Phạm Thị Thu Hằng, trưởng
nhóm nghiên cứu của Viện phát triển doanh nghiệp nhìn nhận.
Bà Hằng cũng cho hay, thời gian qua, khi tăng giá xăng dầu “Tôi
đã nghe đã nhiều tâm tư của doanh nghiệp. Hy vọng tới đây sẽ
không còn có thêm tin "tăng" nào nữa”.
“Năm ngoái, vừa có cả tăng giá xăng và tăng giá điện cùng lúc đã
khiến cho tình hình trở nên rất xấu đối với doanh nghiệp. Chúng
tôi cho rằng nên ổn định mặt bằng giá cả để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp yên tâm hoạt động và phát triển, không bị “sốc” khi
tổ chức kinh doanh” - bà Hằng đề nghị.

Cho vay lãi suất thấp hơn 15% vẫn ế


Trần lãi suất cho vay đã chính thức được áp ở mức 15%/năm từ
ngày 8-5 nhưng đến hôm nay nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều
khoản vay với mức lãi suất thấp hơn thế nhưng không cho vay được.
Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank,
cho biết ngân hàng này vẫn trầy trật với hoạt động cho vay. Theo ông,
hiện tại Vietcombank đang có gói vay phục vụ sản xuất kinh doanh
khoảng 10.000 tỉ đồng với lãi suất rất thấp, 12%/năm cho các khoản vay
dưới 3 tháng, 12,5% cho các khoản vay từ 3 tháng đến 1 năm, nhưng
không có nhiều doanh nghiệp để ngân hàng cho vay.

Các khoản cho vay lãi suất thấp thì càng phải khắt khe về điều kiện, vì
vậy ông Thanh cho rằng áp trần 15% thực chất là cho doanh nghiệp lớn,
mạnh khỏe, còn doanh nghiệp đã yếu rồi thì lãi suất cao ngân hàng cũng
chưa muốn cho vay, nên mức thấp thì họ càng khó mà tiếp cận được.
Hơn nữa, nếu doanh nghiệp đã yếu rồi thì có giảm lãi suất cũng chưa
chắc họ muốn vay, ông Thanh nói.
Ông Thanh cho rằng, ngân hàng cũng chính là doanh nghiệp, chỉ khác là
kinh doanh vốn, tiền của ngân hàng thực chất cũng do huy động mà có
nên nếu cho vay mà không kiểm soát được, nợ xấu tăng thì những hậu
quả mà ngân hàng gánh cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do
vậy, việc ngân hàng cẩn trọng cho vay trong bối cảnh này là bình
thường.
Một vấn đề nữa, theo ông Thanh, là hiện tại cả doanh nghiệp và người
dân đang có tâm lý chờ đợi lãi suất sẽ giảm thêm, chờ giá bất động sản
đi xuống, đợi chính phủ giảm thuế… nên các hoạt động mua bán đang
co hẹp lại, đóng băng lại, hàng hóa không tiêu thụ được. Vì vậy dòng tín
dụng không chảy vào nền kinh tế được.
“Tín phiếu lãi suất chỉ 4-5% ngân hàng vẫn mua, cho vay liên ngân hàng
lãi suất có khi ở mức 3% cũng cho vay, vì còn hơn là để tiền một chỗ, lợi
nhuận có ảnh hưởng nhưng nếu không cho vay được thì ngân hàng cũng
không có cách khác”, ông Thanh nói.


Hiện tại, với lãi suất thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường,
Vietcombnak cũng phải chọn lọc hồ sơ kỹ càng vì cho vay ra, có khi tiền
không phải để dùng vào mục đích kinh doanh, sản xuất mà doanh nghiệp
lại dùng tiền đó để gửi ở các ngân hàng có lãi suất cao.
Vấn đề lớn nhất, khó giải quyết nhất hiện nay, theo ông Thanh, chính là
lòng tin. Ngân hàng và doanh nghiệp hiện không tin nhau, các ngân hàng
cũng không dám tin tưởng lẫn nhau, vậy nên lãi suất hạ cũng không giải

quyết được vấn đề gì.
Cùng ý kiến này, Tổng Giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cho biết
gói cho vay 1.500 tỉ đồng dành cho thu mua lương thực của ngân hàng
này triển khai lãi suất chỉ 13,5- 14%%/năm, đã giải ngân từ tháng 3 đến
nay nhưng vẫn chỉ mới được 600 tỉ đồng, một con số khá nhỏ so với kỳ
vọng của ngân hàng. Theo ông Phước, vấn đề hiện nay là lãi suất có
giảm cũng chỉ dành cho doanh nghiệp tốt, vì có tốt thì ngân hàng mới tin
mà cho vay, nhưng trong thời điểm này thắp đèn cũng không dễ tìm ra
doanh nghiệp tốt.
Vì điều kiện được vay quá khó, nên nhân viên tín dụng một ngân hàng
tại TPHCM cho biết để tư vấn cho doanh nghiệp vay các gói ưu đãi là
một việc trần ai. Vị này cho biết để tiếp cận được vốn ưu đãi khách hàng
cần có tình hình tài chính tốt, đảm bảo khả năng trả được nợ vay, cụ thể,
doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, có doanh thu và thị phần được
duy trì ổn định, tình hình tài chính cân đối lành mạnh, nhu cầu vay vốn
hợp lý hoặc có dự án khả thi. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có tài sản
đảm bảo phù hợp với mức độ rủi ro của phương án vay vốn.
Vì vậy nhân viên này cho rằng thà tư vấn cho doanh nghiệp vay với lãi
suất cao hơn 15% còn hơn là thuyết phục họ tham gia gói ưu đãi vì
những yêu cầu quá khắt khe của các gói vay trên. Cũng vì vậy, cho tới
thời điểm này gói cho vay của ngân hàng ở chi nhánh của nhân viên trên
vẫn chưa giải ngân được là mấy.
Đó là chuyện của ngân hàng lớn, còn ở ngân hàng nhỏ, phó tổng giám
đốc một ngân hàng cho biết tại ngân hàng ông không có vốn rẻ, huy
động cũng ở mức cao, chỉ từ 11-4 thì mới huy động ở mức 12%, cộng


với chi phí dự trữ bắt buộc, trích dự phòng rủi ro, thì cho vay ra nếu chỉ
ở 15% xem như không có lãi. Vì vậy, việc cho vay này chủ yếu dành cho
doanh nghiệp thân quen với ngân hàng, vì lo ngại họ sẽ chuyển sang làm

việc với ngân hàng khác. Các khoản cho vay chủ yếu là vốn lưu động
ngắn hạn, còn đa phần các khoản vay vẫn phải áp lãi suất cao hơn để bù
đắp vào.
Vị phó tổng giám đốc này cho biết việc thắt chặt cho vay ở các ngân
hàng nhỏ còn nghiêm hơn so với ngân hàng lớn, vì vốn thì có, nhưng nợ
xấu vẫn như “khối u” ngày càng lớn hơn tại các ngân hàng. Đối với ngân
hàng nhỏ, những “khối u” này vỡ thì nguy cơ mất luôn ngân hàng cao
hơn rất nhiều so với ngân hàng lớn, ông này nói thêm.



×