Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT DA THUỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢU THỊ TRÂM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ
KỸ THUẬT TRONG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGHỆ THỐNG NHẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT DA THUỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢU THỊ TRÂM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ
KỸ THUẬT TRONG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGHỆ THỐNG NHẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT DA THUỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Vũ Bằng Giang



Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Trƣơng Vũ Bằng Giang Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội - ngƣời đã
hƣớng dẫn tôi hết sức tận tâm nhiệt tình, khoa học để tôi hoàn thành luận văn
thạc sĩ này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và các thầy cô trong Khoa
sau đại học đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
ngƣời đã sát cánh bên cạnh và ủng hộ tôi, là động lực cho tôi hoàn thành luận
văn này một cách thuận lợi.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 9
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... 10
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 11
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 11
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 12
3. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 13
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 13
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................... 13
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 14
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 14

8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 14
9. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 15
CHƢƠNG 1.................................................................................................... 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT
TRONG NGÀNH DA THUỘC .................................................................... 16
1.1. Phần tổng quan ......................................................................................... 16
1.1.1. Tổng quan về ngành da thuộc ....................................................... 16
1.1.2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thuộc da của
Viện Nghiên cứu Da - Giầy đối với Ngành Da - Giầy ................................... 18
1.1.3. Tổng quan về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ...................... 20
1.2. Những khái niệm đƣợc thống nhất sử dụng trong Luận văn ................... 23
1.2.1. Khái niệm chính sách .................................................................... 23
1.2.2. Khái niệm chính sách công nghệ .................................................. 27
1.2.3. Khái niệm chính sách công nghệ thống nhất trong ngành da thuộc
......................................................................................................................... 30

4


1.3. Tác động của chính sách công nghệ thống nhất trong nghành da thuộc đối
với nâng cao hiệu quả xây dựng và sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật da
thuộc ................................................................................................................ 33
1.4. Vai trò của chính sách công nghệ thống nhất trong ngành da thuộc đối với
hiệu quả xây dựng và sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật của ngành da thuộc
......................................................................................................................... 35
1.5. Cách tiếp cận phân tích và đánh giá chính sách vào việc thực hiện mục
tiêu của Luận văn ............................................................................................ 37
1.5.1. Cách tiếp cận phân tích chính sách ............................................... 37
1.5.2. Cách tiếp cận đánh giá tác động của chính sách ........................... 38
1.5.3. Cách tiếp cận đánh giá hiệu quả của chính sách ........................... 39

1.6. Các phƣơng pháp xây dựng định mức ..................................................... 41
1.6.1. Phƣơng pháp thống kê kinh nghiệm ............................................. 41
1.6.2. Phƣơng pháp tiêu chuẩn ................................................................ 41
1.6.3. Phƣơng pháp phân tích.................................................................. 42
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 43
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 45
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT
TRONG SẢN XUẤT NGÀNH DA THUỘC .............................................. 45
2.1. Xây dựng phƣơng pháp, lựa chọn đối tƣợng khảo sát ............................. 45
2.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 45
2.1.2. Phƣơng pháp điều tra trực tiếp ...................................................... 46
2.1.3. Phƣơng pháp chuyên gia ............................................................... 46
2.2. Quy trình khảo sát .................................................................................... 47
2.2.1. Lập cơ cấu số lƣợng doanh nghiệp nghiên cứu, khảo sát ............. 47
2.2.2. Các bƣớc thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp ............................. 47
2.3. Kết quả điều tra khảo sát .......................................................................... 47
2.3.1. Công nghệ thuộc da....................................................................... 48
2.3.2. Đánh giá chính sách công nghệ thống nhất trong ngành da thuộc
xét về thành tố chất lƣợng da nguyên liệu ...................................................... 51
5


2.3.3. Đánh giá chính sách công nghệ thống nhất trong ngành da thuộc
xét về thành tố trình độ, tay nghề lao động ..................................................... 56
2.3.4. Đánh giá chính sách công nghệ thống nhất trong ngành da thuộc
xét về thành tố trình độ trang thiết bị .............................................................. 59
2.3.5. Đánh giá chính sách công nghệ thống nhất trong ngành da thuộc
xét về thành tố hệ thống quản lý trong sản xuất ............................................. 61
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 66

CHƢƠNG 3.................................................................................................... 68
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ
KỸ THUẬT .................................................................................................... 68
3.1. Mục tiêu của chính sách ........................................................................... 68
3.2. Biện pháp thực hiện mục tiêu của chính sách .......................................... 69
3.3. Tác động của chính sách đến định mức kinh tế kỹ thuật ......................... 70
3.4. Hệ tiêu chí cơ bản của chính sách ............................................................ 71
3.5. Nhóm giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về chất lƣợng nguồn da
bò nguyên liệu ................................................................................................. 73
3.5.1. Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về chất lƣợng da bò
nguyên liệu trong nƣớc.................................................................................... 73
3.5.2. Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về chất lƣợng da bò
nguyên liệu nhập khẩu .................................................................................... 75
3.5.3. Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về bảo quản da bò
nguyên liệu ...................................................................................................... 76
3.5.4. Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về áp dụng phần mềm
trong quản lý vật tƣ, nguyên liệu .................................................................... 76
3.6. Nhóm giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về trình độ, tay nghề
lao động ........................................................................................................... 77
3.7. Nhóm giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về trình độ phù hợp của
trang thiết bị .................................................................................................... 78
3.8. Nhóm giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về hệ thống quản lý
trong sản xuất .................................................................................................. 79
6


Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct
Investment)

2

VILAS

Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn
của Việt Nam,

3

WTO


Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade
Organization)

4

ISO9000

Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng

5

ISO22000

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

6

ISO14000

Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trƣờng

7

SA8000

Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội

8


OHSAS 18000

Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề
nghiệp

9

ISO/IEC 27000

Tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực an toàn thông tin.

10 sqft

Là từ viết tắt của “Square feet”đơn vị đo chuẩn
quốc tế cho da thành phẩm

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2. Sản lượng sản xuất da thuộc giai đoạn 2012-2017 ........................ 17
Bảng 2.1. Công nghệ thuộc da ........................................................................ 50
Bảng 2.3. Nguồn vật tư, nguyên liệu ............................................................... 51
Bảng 2.4. Trình độ lao động khối quản lý ...................................................... 56
Bảng 2.5. Trình độ lao động trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất theo bậc
thợ .................................................................................................................... 57
Bảng 2.6. Trình độ lao động trực tiếp theo thời gian đào tạo ........................ 57
Bảng 2.7. Trình độ trang thiết bị .................................................................... 60
Bảng 2.8. Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ............................................. 62


9


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc paradigm của chính sách ................................................. 29
Hình 2.1. Sơ đồ lựa chọn đối tượng khảo sát ................................................. 45
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ thuộc da ............................................... 49

10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặc điểm của ngành sản xuất da-giày là ngành sử dụng nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau về nguồn gốc (tự nhiên, nhân tạo), đặc điểm, tính
chất, công dụng. v.v. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có các điều kiện sản xuất
khác nhau, cách xây dựng định mức cũng khác nhau tùy thuộc vào từng sản
phẩm.
Trong thực tế các doanh nghiệp da - giày và các cơ quan quản lý đã quan
tâm đến việc xây dựng và sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật nhằm kiểm soát
các chi phí cho mỗi sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong
quá trình sản xuất, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp có cách tính định mức khác
nhau không tính theo bản định mức chuẩn nào và tính toán trên cơ sở thực tế
của doanh nghiệp.
Sản phẩm da bò là nguyên liệu chính, quyết định đến chất lƣợng, giá trị
của sản phẩm giày dép do đó việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật giúp
cho công tác quản lý, giám sát các chi phí trong sản xuất chặt chẽ hơn, tiết
kiệm hơn và sản phẩm da bò cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng.
Hình thành chính sách công nghệ trong ngành da thuộc có vai trò rất
quan trọng trong ngành da thuộc. Chính sách này hiện nay đang thể hiện

nhiều bất cập cả trên phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn
Trong thực tế, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dựa trên quy trình
công nghệ và hiệu quả của việc xây và sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật phụ
thuộc vào sự ổn định của công nghệ. Đối với ngành da thuộc da bò nguyên
liệu có vai trò quan trọng trong việc ổn định công nghệ thuộc da cũng nhƣ
chất lƣợng của da bò thành phẩm.
Hiện nay, nguồn da nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc da
chủ yếu từ các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ nằm rải rác không tập trung. Quy
trình chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi theo kinh nghiệm không đƣợc áp dụng
theo quy trình chăn nuôi thống nhất, nên chất lƣợng da bò nguyên liệu không
11


ổn định, đặc biệt là không thống nhất đƣợc độ tuổi nuôi của da bò. Điều này
gây nhiều khó khăn trong quản lý cũng nhƣ ổn định công nghệ thuộc da, làm
lãng phí về nguồn lực (nhân lực, tài lực, công nghệ). Do đó cần có sự nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn nhằm tiến đến xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong
ngành da thuộc để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng định mức
kinh tế kỹ thuật ngành da thuộc.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý KH&CN nâng cao hiệu quả
xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong khuôn khổ chính sách công nghệ
thống nhất của ngành sản xuất da thuộc đƣợc tiến hành nhằm đề xuất các giải
pháp chính sách để khắc phục tình trạng bất cập đã nêu ở trên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, nhận thấy để xây dựng định mức
đều phải dựa trên quy trình công nghệ và mỗi một sản phẩm đều có một quy
trình công nghệ riêng biệt. Sản phẩm da bò cũng đƣợc xây dựng định mức
theo quy trình công nghệ thuộc da bò.
Đối với ngành da thuộc, đây là ngành rất đặc thù khác nhiều so với

ngành sản xuất giày dép trong đó ở khâu kiểm soát nguyên liệu đầu vào là
khác biệt nhất. Ngành sản xuất giày dép khi mua nguyên liệu đầu vào (da
thành phẩm) thì có thể xác định đƣợc ngay chất lƣợng của nguyên liệu đầu
vào, bởi các lỗi thể hiện ngay trên bề mặt nguyên liệu, do đó xác định đƣợc
ngay chất lƣợng sản phẩm theo đúng yêu cầu. Ngành da thuộc khó xác định
đƣợc các lỗi trên bề mặt da nguyên liệu do bị che khuất bởi phần lông và phần
mỡ của con bò. Ngoài ra, cũng khó xác định đƣợc độ tuổi nuôi của con bò,
bởi hiện nay da bò nguyên liệu thƣờng đƣợc thu mua gom tại các hộ chăn
nuôi nên độ tuổi chăn nuôi thƣờng khác nhau, không cùng độ tuổi (đây là yếu
tố ảnh hƣởng nhiều đến sự thống nhất trong công nghệ thuộc da).
Nguồn lao động cho ngành da thuộc hiện nay cũng rất khó để tuyển dụng
đƣợc các lao động có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực thuộc da mà chỉ tuyển
đƣợc các lao động phổ thông vào vị trí công nhân và lao động chuyên nghành
12


hóa vào vị trí kỹ thuật. Lao động sau khi đƣợc tuyển dụng, trƣớc tiên sẽ đƣợc
đào tạo tại doanh nghiệp hoặc đào tạo tại nƣớc ngoài, tùy từng vị trí mà thời
gian đào tạo ngắn hay dài, đào tạo trong nƣớc hay ngoài nƣớc (hiện nay, tại
Việt Nam các Trƣờng đào tạo chƣa có khoa đào tạo về lĩnh vực thuộc da).
Chất lƣợng sản phẩm da bò thƣờng phụ thuộc nhiều vào một số các yếu
tố nhƣ: yếu tố công nghệ thuộc da, yếu tố nguồn da nguyên liệu, yếu tố trình
độ tay nghề lao động, yếu tố trình độ trang thiết bị và yếu tố quản lý trong sản
xuất. Các yếu tố này cũng quyết định đến việc xây dựng và sử dụng hiêu quả
định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất giải pháp chính sách công nghệ thống nhất nhằm nâng cao hiệu
quả xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành sản xuất da thuộc đối với
sản phẩm da bò.
4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát: Triển khai nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da - Giầy
và tham khảo thêm 01 doanh nghiệp sản xuất da thuộc là Công ty cổ phần
Thƣơng mại Sản xuất da Nguyên Hồng.
5. Mẫu khảo sát
Phiếu điều tra khảo sát thực trạng xây dựng định mức và sử dụng định
mức kinh tế kỹ thuật trong ngành sản xuất da thuộc đối với lĩnh vực da bò.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã triển khai điều tra trực tiếp, gặp gỡ với 13
ngƣời tại các bộ phận: phòng Hành chính Tổ chức, phòng Vật tƣ, phòng Kỹ
thuật, tổ Cơ điện, bộ phận quản lý sản xuất, quản lý doanh nghiệp tại Viện
Nghiên cứu Da – Giầy và Công ty cổ phần Thƣơng mại Sản xuất da Nguyên
Hồng để trao đổi thu thập thông tin theo một số nội dung chính sau:
- Tìm hiểu chủng loại da thành phẩm, quy trình công nghệ thuộc da,
công tác tổ chức, quản lý sản xuất của doanh nghiệp để từ đấy đánh giá năng
lực sản xuất của doanh nghiệp;
- Tìm hiểu về phƣơng pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật; nguồn
cung ứng vật tƣ, nguyên liệu; các yếu tố ảnh hƣởng đến định mức kinh tế kỹ
13


thuật; các chính sách của nhà nƣớc tác động đến định mức kinh tế kỹ thuật và
hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phân tích các yếu tố, các chính
sách đó tác động nhƣ thế nào đến việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
của doanh nghiệp, từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong
việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất nào nâng cao đƣợc hiệu quả
xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành sản xuất da thuộc?
Câu hỏi phụ: Chính sách đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quy trình,
phƣơng pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất da thuộc?
7. Giả thuyết nghiên cứu

Để đề xuất đƣợc giải pháp chính sách công nghệ thống nhất nhằm nâng
cao đƣợc hiệu quả xây dựng và sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật ngành da
thuộc, Luận văn đƣa ra một số giả thuyết sau:
- Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về chất lƣợng nguồn da bò
nguyên liệu;
- Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về nguồn lao động có trình
độ tay nghề chuyên môn về lĩnh vực thuộc da, đáp ứng đƣợc công việc;
- Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về trình độ trang thiết bị
phù hợp với quy mô sản xuất;
- Giải pháp chính sách công nghệ thống nhất về hệ thống quản lý hiệu
quả trong sản xuất;
- Chính sách công nghệ thuộc da thống nhất đƣợc áp dụng ở mọi quy mô
sản xuất khác nhau;
- Chính sách công nghệ thống nhất giúp việc xây dựng định mức đƣợc
chính xác hơn, sát với thực tế, giúp doanh nghiệp lƣờng trƣớc đƣợc các chi
phí một cách chính xác.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn thực hiện nghiên cứu từ lý thuyết
đến điều tra, khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp để thu thập thông tin, số
14


liệu, từ đó phân tích, đánh giá các kết quả đã thu thập đƣợc và trên cơ sở đó
đề xuất chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật của lĩnh vực da thuộc.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu tại Thƣ viện Quốc
gia, Thƣ viện các Trƣờng đại học, trên internet những tài liệu liên quan đến khái
niệm công nghệ, khái niệm chính sách công nghệ, khái niệm chính sách công
nghệ thống nhất, các phƣơng pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công

nghệ thuộc da và các yếu tố ảnh hƣởng đến quy trình công nghệ thuộc da;
- Phƣơng pháp điều tra trực tiếp: trực tiếp đến gặp gỡ, trao đổi với đại
diện của doanh nghiệp để thu thập thông tin liên quan đến thông tin chung của
doanh nghiệp, công nghệ thuộc da đang đƣợc áp dụng tại doanh nghiệp,
nguồn da bò nguyên liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ phù hợp của
trang thiết bị, hệ thống quản lý trong sản xuất và tác động của chính sách
công nghệ thống nhất đối với xây dựng và sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật
ngành da thuộc;
- Phƣơng pháp chuyên gia: Lựa chọn chuyên gia có chuyên môn về lĩnh
vực thuộc da và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng định mức kinh tế kỹ
thuật để có đƣợc tƣ vấn tốt nhất về các thông tin cần thiết cho Luận văn.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng sau đây:
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
THỐNG NHẤT TRONG NGÀNH DA THUỘC
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH
CÔNG NGHỆ, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ
THUẬT TRONG SẢN XUẤT NGÀNH DA THUỘC.
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
THỐNG NHẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
KINH TẾ KỸ THUẬT.
15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THỐNG NHẤT
TRONG NGÀNH DA THUỘC
Trong hoạt động sản xuất, để có thể hiểu và xây dựng hiệu quả định mức
kinh tế kỹ thuật cần phải biết đƣợc thực trạng nguồn lực (nhân lực, vật lực)

của doanh nghiệp, từ đó xây dựng định mức phù hợp với nguồn lực đó, cụ
thể:
1.1. Phần tổng quan
Xây dựng định mức đều phải dựa trên quy trình công nghệ và mỗi một
sản phẩm đều có một quy trình công nghệ riêng biệt. Sản phẩm da bò cũng
đƣợc xây dựng định mức theo quy trình công nghệ thuộc da bò.
Ngành da thuộc rất đặc thù, khác nhiều so với ngành sản xuất giày dép,
trong đó ở khâu kiểm soát nguyên liệu đầu vào là khác biệt nhất. Da nguyên
liệu ngành sản xuất giày dép có thể xác định đƣợc ngay chất lƣợng của
nguyên liệu đầu vào, bởi các lỗi thể hiện ngay trên bề mặt nguyên liệu. Ngành
da thuộc khó xác định đƣợc các lỗi trên bề mặt da nguyên liệu do bị che khuất
bởi phần lông và phần mỡ của con bò. Ngoài ra, cũng khó xác định đƣợc độ
tuổi nuôi của con bò do đƣợc thu mua gom tại các hộ chăn nuôi.
Nguồn lao động cho ngành da thuộc khó tuyển dụng đƣợc các lao động
có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực thuộc da.
1.1.1. Tổng quan về ngành da thuộc
Trƣớc năm 2000, tại Việt Nam chỉ có các cơ sở thuộc da của doanh
nghiệp trong nƣớc với quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ truyền thống dùng
chất thuộc crom. Trình độ công nghệ, thiết bị từ thấp đến trung bình, sản
lƣợng và chất lƣợng da thuộc thấp, tiêu tốn nƣớc, hoá chất, năng lƣợng và
nƣớc thải có mức độ ô nhiễm cao.
Các cơ sở thuộc da này đều nằm gần khu dân cƣ, do thiếu vốn đầu tƣ nên
trong thời gian dài không đƣợc đổi mới công nghệ, thiết bị và hầu hết không
có hệ thống xử lý nƣớc thải phù hợp, nên nhiều cơ sở đã bị buộc phải di dời
vào các khu/cụm công nghiệp, hoặc phải đóng cửa để hạn chế gây ô nhiễm
16


môi trƣờng. Các cơ sở thuộc da còn tồn tại đến ngày nay hầu hết đã đƣợc di
chuyển vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng, thành phố Hồ Chí Minh và

đƣợc đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị, nhƣ: Công ty TNHH thuộc da Đặng
Tƣ Ký, Công ty TNHH Kim Thành, Công ty TNHH Huynh Đệ thuộc da
Hƣng Thái. [Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2025, Bộ Công Thương, 2017].
Giai đoạn từ 2000-2017 ngành thuộc da tại Việt Nam phát triển mạnh do
nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) và một vài công ty Việt Nam đã
đầu tƣ xây dựng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, quy mô lớn nhằm đáp
ứng nhu cầu da thuộc tăng nhanh trong sản xuất hàng da giày xuất khẩu. Nhất
là từ năm 2008, nhiều nhà máy thuộc da lớn của FDI xây dựng tại một số tỉnh
phía nam sử dụng nguyên liệu đầu vào là bán thành phẩm wetblue ít ô nhiễm,
thay thế cho các cơ sở thuộc da quy mô nhỏ nằm gần các khu dân cƣ phải
đóng cửa vì gây ô nhiễm môi trƣờng.
Năm 2017 sản lƣợng da thuộc thành phẩm tại Việt Nam (cả doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc) ƣớc đạt khoảng 380 triệu sqft, tăng
trƣởng 41% so với năm 2012 (Bảng 1.1), trung bình tăng 7,07%/năm. Các
doanh nghiệp thuộc da trong nƣớc sản xuất trên 210 triệu sqft da thuộc thành
phẩm, số lƣợng do các doanh nghiệp FDI sản xuất khoảng 150 triệu sqft.
Bảng 1.1. Sản lượng sản xuất da thuộc giai đoạn 2012-2017
Sản phẩm

Đơn
vị

Da thuộc thành

Triệu

phẩm

sqft


Tăng
2012

2013

2014

2015

2016

2017

20122017

270,0

312,0

340

360

370

380

7,07%/
năm


(Nguồn: Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (LEFASO, 2017)
Phần lớn các doanh nghiệp FDI và một số doanh nghiệp lớn trong nƣớc
đang áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài.
Trình độ công nghệ thuộc da của các doanh nghiệp này đƣợc đánh giá vào
loại trung bình và tiên tiến trong khu vực, đƣợc trang bị máy móc, thiết bị thế
17


hệ mới, nhập khẩu từ Ý, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, nhìn
chung có khả năng sản xuất các mặt hàng da chất lƣợng tốt.
Hiện nay, tại nhiều nƣớc đã áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi
trƣờng để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và hạn chế lƣợng hoá chất độc hại
còn tồn đọng trong sản phẩm da thuộc, trong khi đó ở Việt Nam mới chỉ có
các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp có sản phẩm
xuất khẩu mới sử dụng công nghệ sinh thái này vì chi phí đầu tƣ cao.
Các doanh nghiệp thuộc da quy mô nhỏ trong nƣớc, do thiếu vốn đầu tƣ
và bị sức ép bảo vệ môi trƣờng nên đã gặp nhiều khó khăn trong đổi mới thiết
bị và công nghệ, trong khi đó ngành cơ khí trong nƣớc mới chỉ sản xuất đƣợc
một vài thiết bị đơn giản cho công nghiệp thuộc da nhƣ: máy đo diện tích da,
máy bào, thùng quay công suất nhỏ, những thiết bị khác phải nhập khẩu ở
nƣớc ngoài nhƣ: máy ép da, máy bào da, máy xẻ da, …
1.1.2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thuộc da của
Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Viện Nghiên cứu Da - Giầy (gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ Công Thƣơng, có chức năng, nhiệm vụ: nghiên cứu, đào tạo, tƣ vấn,
ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuộc da, thiết kế mẫu mốt,
chế biến đồ da, nguyên phụ liệu, xử lý môi trƣờng, …, phục vụ sự phát triển
của ngành Da - Giầy Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Viện đã mở rộng hƣớng nghiên cứu cũng

nhƣ tập trung nghiên cứu nâng cao chất lƣợng ở nhiều lĩnh vực nhƣ: hoàn
thiện công nghệ, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm; tập
trung hoàn thiện các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhƣ: các loại da đặc
chủng (da cá sấu, da đà điểu), các loại giầy dép thời trang; xây dựng cơ chế
chính sách; cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng giáo án
điện tử, từ điển điện tử. Các đề tài, dự án của Viện đều mang tính thiết thực,
phù hợp với chủ trƣơng phát triển khoa học công nghệ của Đảng và Nhà
nƣớc, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn của ngành, góp phần giải quyết các vấn đề
ngành đang gặp phải nhƣ: vấn đề về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng; cơ chế
18


chính sách cho ngành; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành; phát triển
công nghiệp phụ trợ; nghiên cứu ứng dụng nguyên vật liệu mới góp phần giải
quyết vấn đề nguyên phụ liệu, một trong các nguyên nhân chính làm hạn chế
sự phát triển của ngành Da - Giầy Việt Nam.
Một số đề tài sau khi nghiệm thu đã đƣợc phát triển thành các dự án sản
xuất thử nghiệm và các đề tài cấp Nhà nƣớc nhƣ:
- Dự án “Hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái và sản xuất thử da
mềm từ nguyên liệu da trâu, bò trong nƣớc”, đƣợc phát triển từ đề tài “Nghiên
cứu hoàn thiện công nghệ thuộc da sinh thái (eco-technology) sản xuất da mũ
giầy mềm”. Thành công của đề tài này mở ra khả năng cho các nhà máy thuộc
da nâng cao trình độ công nghệ, tạo ra mặt hàng có chất lƣợng tốt, có sức
cạnh tranh cao, từng bƣớc thay thế sản phẩm da mềm nhập khẩu dùng để sản
xuất các mặt hàng cao cấp nhƣ: cặp, túi, ví, giầy dép;
- Dự án “Giầy dép cho ngƣời bệnh đái tháo đƣờng ở Việt Nam từ ý
tƣởng nghiên cứu đến sản phẩm phục vụ xã hội” đƣợc Chƣơng trình đổi mới
sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (gọi tắt là IPP) đƣợc tiếp nối từ đề tài “Nghiên
cứu quy trình thiết kế chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đƣờng”. Đề tài
mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, giúp cho ngƣời bệnh cải thiện việc đi

lại, tự tin trong điều trị bệnh và hoà nhập với cộng đồng, đƣợc Bệnh viện Nội
tiết trung ƣơng, Khoa nội tiết Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết thành
phố Hồ Chí Minh đánh giá cao;
- Đề tài độc lập cấp nhà nƣớc “Công nghệ và thiết bị thuộc da cá sấu”,
với mục tiêu làm chủ đƣợc công nghệ sinh thái thuộc da cá sấu; làm chủ đƣợc
thiết kế và công nghệ chế tạo một số thiết bị thuộc da cá sấu; đảm bảo các yêu
cầu về an toàn vệ sinh môi trƣờng theo tiêu chuẩn châu Âu; xây dựng mô hình
quản lý và xử lý chất thải trong công nghệ thuộc da cá sấu đảm bảo sự bền
vững sinh thái mang lại lợi ích cho ngành da thuộc, chế biến da giầy, chăn
nuôi và du lịch;
- Đặc biệt, năm 2010 Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025”; Năm 2017, Đề án “Điều
19


chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Da - Giầy Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035” do Viện thực hiện đã đƣợc Bộ Công Thƣơng,
nghiệm thu. Việc hoàn thành bản Quy hoạch đánh dấu sự trƣởng thành vƣợt
bậc của Viện Nghiên cứu Da - Giầy trong vai trò tham mƣu, tƣ vấn giúp Bộ
chủ quản cũng nhƣ ngành Da - Giầy trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển
ngành đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
1.1.3. Tổng quan về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
Khái niệm định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành da thuộc: Là mức hao
phí cần thiết về lao động, vật tƣ, nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị để
hoàn thành nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch. Định mức kinh tế kỹ thuật
ngành da thuộc đƣợc xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình
quy phạm kỹ thuật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và hiện
trạng công trình, máy móc thiết bị, phƣơng tiện quản lý của đơn vị.
Để sản xuất ra một đơn vị khối lƣợng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, con
ngƣời phải sử dụng ba yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất là sức lao động,
đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động.

Xuất phát từ việc tiêu hao các nguồn lực nhƣ lao động, vật tƣ, thiết bị,...
định mức kinh tế kỹ thuật bao gồm các loại định mức sau:
a. Định mức lao động
Định mức lao động là hao phí lao động cần thiết (từ khâu chuẩn bị đến
khi kết thúc) để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lƣợng công
việc nhất định theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lƣợng trong điều kiện tổ
chức, kỹ thuật nhất định. [Sổ tay hƣớng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ
thuật ngành Thủy Lợi, 2009].
Định mức lao động đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức: Định mức thời
gian và định mức sản lƣợng.
Định mức lao động có vai trò:
+ Làm cơ sở thiết lập kế hoạch lao động: Căn cứ vào số lƣợng sản phẩm
đƣợc giao theo định mức lao động, các đơn vị sẽ tính đƣợc lƣợng lao động

20


sản xuất ra sản phẩm, từ đó thiết lập lên kế hoạch lao động theo số lƣợng sản
xuất theo từng tháng, năm;
+ Làm cơ sở để nâng cao năng suất lao động: Thông qua công tác định
mức lao động ngƣời ta cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng sản xuất, phát
hiện và loại bỏ các động tác thừa của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất,
từ đó cải tiến phƣơng pháp sản xuất, hợp lý hóa dây chuyền và không gian
làm việc, giảm đƣợc hao phí thời gian để sản xuất và nâng cao năng suất lao
động;
+ Làm cơ sở để tính toán hao phí lao động trong sản xuất và khả năng
sản xuất của doanh nghiệp.
b. Định mức vật tư (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng)
Định mức vật tƣ, là lƣợng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng
cần thiết để sản xuất một sản phẩm bao gồm cả tỷ lệ hao phí công nghệ cho

phép trong quá trình thuộc da.
Xây dựng định mức tiêu hao vật tƣ để tính giá thành sản phẩm; Tính
lƣợng vật tƣ cần thiết cho đơn hàng hoặc cân đối trù bị cho các kế hoạch sản
xuất trong tháng, năm và dài hạn; Tính toán trƣớc đƣợc các bƣớc công nghệ
cho sản xuất và tối ƣu hóa đƣợc sản phẩm có hƣớng tiết kiệm vật tƣ; Đánh giá
đƣợc công việc của ngƣời công nhân trực tiếp, hiệu suất sử dụng thiết bị máy
móc và vật tƣ sản xuất của ngƣời lao động.
c. Định mức sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Là tu sửa, thay thế các bộ phận của thiết bị, máy móc bị hƣ hỏng nhẹ
nhƣng chƣa ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của máy móc hay các công
trình. Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp mà có
kế hoạch bảo trì, bảo dƣỡng định kỳ TSCĐ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Việc có kế hoạch và bảo dƣỡng hàng năm sẽ bảo đảm máy móc thiết bị luôn
hoạt động tốt và chủ động trong việc sản xuất theo kế hoạch của doanh
nghiệp.

21


g. Định mức phí quản lý
Định mức phí quản lý là mức chi tối đa cho một năm tài chính, phục vụ
bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:
+ Chi phí lƣơng và các khoản theo lƣơng: là các chi phí phải trả tiền
lƣơng, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, …cho lao động tại bộ phận quản lý, bộ phận gián tiếp, bộ phận phục
vụ;
+ Chi phí vật liệu quản lý: Chi phí cho các vật liệu, đồ dùng cho công tác
quản lý doanh nghiệp nhƣ văn phòng phẩm, bàn làm việc, …;
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Các chi phí khấu hao nhà cửa làm

việc của các phòng ban, xƣởng, kho tàng, phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết
bị dùng trên văn phòng, …;
+ Thuế, phí và lệ phí: Các chi phí nhƣ thuế môn bài, tiền thuê đất, và các
khoản phí, lệ phí khác;
+ Chi phí dịch vụ: Chi phí xử lý môi trƣờng; Các chi phí sử dụng tài liệu,
bằng sáng chế, ... (loại chi phí không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là chi phí vào tài
sản cố định). Các phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí nhƣ tàu xe, …;
+ Chi phí quản lý khác: Một số khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp
khác theo quy định của chính phủ cũng đƣợc hạch toán vào các mục khác, ví
dụ nhƣ: bảo hộ lao động, khám sức khỏe giữa kỳ, ăn giữa ca, …;
+ Chi phí sử dụng điện: Lƣợng nƣớc tiêu thụ hàng tháng, hàng năm gồm
nƣớc sử dụng cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của doanh nghiệp;
+ Chi phí sử dụng điện năng: Là tổng lƣợng điện năng tiêu hao cần thiết
cho một khoảng thời gian nhất định (giờ, ca làm việc, lô hàng, …) trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Định mức tiêu thụ điện bao gồm
điện phục vụ cho sản xuất tại các xƣởng và điện tiêu thụ cho hoạt động làm
việc tại các văn phòng.

22


1.2. Những khái niệm đƣợc thống nhất sử dụng trong Luận văn
1.2.1. Khái niệm chính sách
Có nhiều cách hiểu về chính sách, cụ thể:
Trƣớc hết, [Vũ Cao Đàm, 2011] xem chính sách là một thiết chế xã hội
(social institution), trong đó thiết chế xã hội là một khái niệm xã hội học.
Theo J. H. Fichter “Chính sách là một phần của văn hóa, một đoạn đã
đƣợc khuôn mẫu hóa trong nếp sống của dân tộc”, “… chính sách đƣợc xem
nhƣ những khuôn mẫu tác phong công khai và tiềm ẩn tự biến thành những
vai trò xã hội do những con ngƣời đảm nhiệm và nhiều loại tƣơng quan khác

nữa giữa những con ngƣời với nhau, đứng đầu những tƣơng quan đó là những
diễn tiến xã hội: [Fichter J, H.,1971].
Từ điển Bách khoa Việt Nam đƣa ra định nghĩa: “Chính sách là những
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện
trong một thời gian nhất định trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội
dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất đƣờng lối,
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa …” [Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1,
trang 702].
Cách tiếp cận chính sách gắn với chủ thể ban hành chính sách là chính
phủ hoặc một đảng phái, chính sách gắn với pháp luật, ví dụ:
“Chính sách là những sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục
đích nhất định, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề
ra. Hoặc chính sách là các chủ trƣơng và các biện pháp của một đảng phái,
một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. [Nguyễn Thị Nhƣ Mai,
2012].
Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh
vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do, chính
sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính. Trong chính sách tiền tệ có chính
sách thị trƣờng tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo, chính sách quản lý tài nguyên quốc gia … Tóm lại, có nhiều
loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tùy thuộc
23


vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách đƣợc thực thi khi đƣợc
thể chế hóa bằng pháp luật.
Pháp luật là kết quả thể chế hóa đƣờng lối, chính sách, là công cụ để
thực thi chính sách. Nguồn chính sách:
+ Nghị quyết của Đảng đƣa ra định hƣớng chính sách phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện các định hƣớng này cần phải nghiên cứu và ban hành
hàng loạt các chính sách cụ thể có liên quan nhƣ: chính sách đối ngoại, chính

sách kinh tế, chính sách quản lý các lĩnh vực, trong đó có chính sách quản lý
tài nguyên quốc gia;
+ Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội;
+ Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành;
+…
Cần xem xét chính sách từ nhiều hƣớng, đa dạng, trong đó có: tiếp cận
chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp
cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học
pháp lý, tiếp cận tổng hợp.
Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến các
yếu tố sau:
- Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc chủ
thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hóa thành những quy định có giá trị pháp lý,
nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của hệ thống theo mục đích mà chủ thể
quyền lực mong đợi;
- Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự
phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ƣu đãi đối với một (hoặc một số)
nhóm xã hội nào đó;
- Các biện pháp ƣu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động
của nhóm đƣợc ƣu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống
theo chiến lƣợc mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra;
24


- Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể đồng thời
khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm
những bất bình đẳng vốn có, nhƣng cuối cùng phải nhằm mục đích tối
thƣợng, là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ

thống (hệ thống xã hội);
- Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một đòn
ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý.
Nhƣ vậy, nói về một quyết định chính sách, ngƣời quản lý có thể hiểu
theo những khía cạnh khác nhau nhƣ sau:
- Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích
thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành
chính hoặc một biện pháp ƣu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội;
- Chính sách là một tập hợp biện pháp đƣợc thể chế hóa dƣới dạng các
đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định của chính
phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ của
các tổ chức (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội, …);
- Chính sách tác động khác nhau vào động cơ hoạt động của các cá nhân
và nhóm xã hội khác nhau. Tùy thuộc vai trò khác nhau trong việc thực hiện
mục tiêu chính sách. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ tổ quốc,
nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính
sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế, … Mỗi
nhóm đƣợc đặc trƣng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu;
- Chính sách phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói
trên vào một mục tiêu cụ thể của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, mục tiêu phát triển
của một địa phƣơng, mục tiêu quản lý tài nguyên quốc gia, …
Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, ngƣời quản lý cần
xác định rõ các đặc điểm sau:

25



×