Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế theo chuẩn mực của WTO (luận văn thạc sỹ kinh tế học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.52 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHÙNG PHÚC HẢO

NGHIÊN CỨU CÁC HÀNG RÀO KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO CHUẨN MỰC WTO
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHÙNG PHÚC HẢO

NGHIÊN CỨU CÁC HÀNG RÀO KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO CHUẨN MỰC WTO
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Phùng Phúc Hảo


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm n PGS.TS. Nguy n Xuân Thiên đ tận tình hư ng
d n tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm n chân thành t i quý thầy, cô giảng dạy chư ng
trình cao học đ truyền thụ những kiến thức quý báu, những kiến thức này giúp ích
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm n.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ....................................................................... iii

PHẦN MỞ DẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI THEO CHUẨN MỰC
CỦA WTO ..................................................................................................................6
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ..........................................6
1.1.1.Bối cảnh ra đời của WTO và các Hiệp định đa biên về thư ng mại hàng hóa ..6
1.1.2.Các nghiên cứu liên quan đến các Hiệp định của WTO ....................................8
1.1.3.Các nghiên cứu liên quan đến Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng
mại của WTO. .............................................................................................................9
1.1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật đối v i các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam ...................................................................................11
1.1.5.Khoảng trổng rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiêcn cứu .................12
1.2. C sở lý luận liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại ...................12
1.2.1.Khái niệm hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại ...........................................12
1.2.2.Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối v i thư ng mại ................................15
1.2.3.Hài hòa các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp ...............................................16
1.2.4.Vai trò của các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối v i thư ng mại ...................17
1.2.5.Các c quan xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá tính tuân thủ và chứng nhận
sản phẩm ...................................................................................................................18
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................20
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................21
2.1. Phư ng pháp tiếp cận .........................................................................................21


2.2. Phư ng pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................................21
2.2.1.Phư ng pháp phân tích và tổng hợp .................................................................21
2.2.2.Phư ng pháp nghiên cứu tại bàn ......................................................................22
2.2.3.Phư ng pháp Case study ..................................................................................22
2.2.4. Phư ng pháp so sánh.......................................................................................22
2.2.5. Phư ng pháp chuyên gia .................................................................................23

2.3. Nguồn số liệu .....................................................................................................23
2.3.1. Số liệu s cấp ..................................................................................................23
2.3.2. Số liệu thứ cấp .................................................................................................23
2.4. Khung khổ phân tích ..........................................................................................24
2.4.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu ...........................................................................24
2.4.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................................24
2.4.3. Phân tích dữ liệu ..............................................................................................25
2.4.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................25
2.4.5 Kết luận và khuyến nghị ..................................................................................25
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................26
CHƢƠNG 3 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
THEO CHUẨN MỰC CỦA WTO ........................................................................27
3.1.Gi i thiệu khái quát Hiệp định TBT ...................................................................27
3.2.Nội dung các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hiệp định TBT theo chuẩn
mực của WTO ...........................................................................................................30
3.2.1. Thực chất của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thư ng mại - TBT ........30
3.2.2. Phân loại ..........................................................................................................31
3.2.3. Mục đích ..........................................................................................................34
3.2.4. Nguyên tắc c bản ...........................................................................................35
3.3. Các hình thức rào cản kỹ thuật trong thư ng mại quốc tế theo chuẩn mực của
WTO ..........................................................................................................................35
3.3.1. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch t .............................35
3.3.2. Các quy định, tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường 37


3.3.3. Các yêu cầu về nh n mác ................................................................................37
3.3.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì ......................................................................37
3.3.5. Nh n sinh thái .................................................................................................38
3.4.Vai trò của hàng rào kỹ thuật v i chính sách bảo hộ thư ng mại.......................39
3.4.1. Ảnh hưởng tích cực .........................................................................................39

3.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực .........................................................................................42
3.5.Nghiên cứu trường hợp hàng rào kỹ thuật của Mỹ và Nhật Bản ........................42
3.5.1. Các hàng rào kỹ thuật của Mỹ ........................................................................42
3.5.2. Các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản ...............................................................47
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................50
CHƢƠNG 4 NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT
NAM KHI THỰC HIỆN TBT ...............................................................................51
4.1.Hàng rào kỹ thuật của Việt Nam, những c hội và thách thức đặt ra khi thực
hiện TBT ...................................................................................................................51
4.1.1.Khái quát về hàng rào kỹ thuật của Việt Nam .................................................51
4.1.2. Những c hội ...................................................................................................53
4.1.3. Những thách thức ............................................................................................54
4.2.Gợi ý đối v i Việt Nam khi xây dựng và thực hiện TBT ...................................56
4.2.1.Hàng rào kỹ thuật v i phát triển xuất khẩu bền vững ......................................56
4.2.2. Hàng rào kỹ thuật v i thu hút đầu tư trực tiếp nư c ngoài có chất lượng cao .......59
4.2.3. Hàng rào kỹ thuật v i bảo hộ sản xuất trong nư c .........................................60
4.2.4. Hàng rào kỹ thuật v i bảo vệ sức khỏe con người ..........................................63
4.2.5. Hàng rào kỹ thuật v i bảo vệ môi trường .......................................................63
4.2.6. Tích cực và chủ động phối hợp ký kết các thỏa thuận thư ng mại ................64
Kết luận chƣơng 4 ...................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa


1

ASEAN

2

ATC

3

AoA

4

GATT

5

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

6

FDA

Food, Drug Administration: C quan thực phẩm và dược phẩm
Hoa Kỳ


7

HACCP

Hazarrd Analysis and Critical Control Point: Quy trình kiểm tra
chất lượng thực phẩm

8

MRA

Mutual Recognition Arrangement: Thỏa thuận công nhận l n
nhau

9

JAS

Japan Agricultural Standard:Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản

10

JIS

Japanese Industrial Standard: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản

11

TRIM


Agreement on Trade Related Investment Measures: Hiệp định về
các biện pháp đầu tư liên quan đến thư ng mại

12

API

Agreement on Preshipment Inspection: Hiệp định về kiểm tra
trư c khi xếp hàng

13

ROO

Agreement on Rules of Origin: Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ

14

IL

Agreement on Import Licensing Procedures: Hiệp định về Thủ
tục Cấp giấy phép Nhập khẩu

15

SCM

Agreement on Subsidies and Countervailing Measures: Hiệp định
về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng


16

USD

United States Dollar- Đô la Mỹ

17

VAT

Value Added Tax- Thuế giá trị gia tăng

18

WTO

World Trade Organization- Tổ chức Thư ng mại Thế gi i

Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Agreement on Textiles and Clothing: Hiệp định về hàng dệt và
may mặc
Agreement on Agriculture: Hiệp định về nông nghiệp
General Agreement on Tariff and Trade: Hiệp định chung về thuế
quan và thư ng mại

i


DANH MỤC CÁC BẢNG


TT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

Vòng đàm phán Uruguay – tiến trình

7

2

Bảng 1.2

Nội dung c bản và tổ chức hoạt động của GATT - Các
vòng đàm phán

15

3

Bảng 3.1

4


Bảng 3.2

Danh mục các chất kháng sinh cấm sử dụng

43

5

Bảng 3.3

Ý nghĩa dấu chữ liên quan đến chất lượng và độ an toàn

48

Bảng quy đổi kích cỡ giày dép Nam & Nữ của hệ thống
các nư c trên thế gi i

ii

Trang

34


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

TT

Bảng


1

Hình 2.1

Nội dung
Mô hình nghiên cứu

Trang
25

iii


PHẦN MỞ DẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thư ng mại quốc tế là một trong những hình thức quan trọng của Kinh tế
quốc tế và ra đời s m nhất. Để định hư ng cho thư ng mại quốc tế (TMQT) hoạt
động có hiệu quả, tuân thủ những nguyên tắc của thư ng mại tự do (TMTD), thúc
đẩy các quốc gia trên phạm vi toàn cầu tham gia thư ng mại quốc tế, ngay từ năm
1947, Hiệp định chung về thư ng mại và thuế quan (GATT) đ được ký kết và có
hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 1948. Qua nhiều năm hoạt động GATT đ phát
huy vai trò tác dụng như là một định chế thư ng mại quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh
những ưu điểm của GATT như giảm thuế quan, thúc đẩy buôn bán, hợp tác giữa các
quốc gia ; nhưng GATT v n có lỗ hổng trong thư ng mại như vấn đề giải quyết
tranh chấp, vấn đề nông nghiệp, vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thư ng
mại.v.v…Qua nhiều vòng và nhiều năm đàm phán, kết quả vòng đàm phán
Uruguay, về hệ thống thư ng mại đa biên đ ký kết Hiệp định Marrakesh thành lập
Tổ chức Thư ng mại Thế gi i (WTO) vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Sự thành lập WTO đánh dấu một bư c ngoặt lịch sử trong quan hệ thư ng mại
đa phư ng, sẽ góp phần thúc đẩy, tạo thuận lợi cho TMQT phát triển cả chiều rộng

và chiều sâu ; đồng thời tiếp cận đến những vấn đề m i như quyền sở hữu trí tuệ,
thúc đẩy đầu tư liên quan đến thư ng mại, giảm thuế quan, thực hiện Các hàng rào
kỹ thuật đối v i thư ng mại, giải quyết tranh chấp, trợ giúp các nư c đang phát
triển (khoảng ¾ các nư c đang phát triển là thành viên của WTO). WTO đ đề ra
nhiều hiệp định quan trọng để thúc đẩy và điều tiết nền TMQT để làm cho TMQT
phát triển theo hư ng toàn diện, hiện đại và văn minh phù hợp v i sự phát triển
chung của nhân lực.
Nhận thức được các xu hư ng phát triển của thế gi i nói chung và thư ng mại
quốc tế nói riêng và đặc biệt để Việt Nam phát triển nhanh, phát huy các lợi thế
trong phân công lao động quốc tế và tận dụng, khai thác các nguồn lực từ bên
ngoài ; Việt Nam đ tích cực đàm phán v i các đối tác song phư ng và đa phư ng.

1


Trải qua thời gian dài đàm phán đến ngày 11/1/2007, Việt Nam đ được kết nạp và
trở thành thành viên chính thức của WTO.
Sau khi trở thành thành viên của WTO, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam không ngừng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cả về quy mô và tốc
độ, thị trường mở rộng.
Bên cạnh những điểm mạnh, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam v n
còn những hạn chế và tồn tại như: tuy kim ngạch xuất khẩu l n nhưng chưa vững
chắc, do khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI tạo ra ; xuất
khẩu của Việt Nam, nhiều năm là phổ biến xuất khẩu sản phẩm thô, kết hợp v i gia
công cho nư c ngoài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu vào nền kinh tế thế gi i. Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia AFTA và
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập. Theo quy định của AEC, thuế
suất sẽ giảm, nhiều dòng thuế sẽ về Zero (()) phần trăm. Như vậy vấn đề đặt ra đối
v i các nư c là quản lý hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào ? Bảo hộ thư ng mại

có còn nữa không ? Nếu có bảo hộ thì phải bảo hộ như thế nào để phù hợp v i
những quy định của WTO ?
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nư c phải tuân thủ những quy
định, chuẩn mực kỹ thuật thì m i được chấp nhận; ngược lại hàng hóa nhập khẩu từ
nư c ngoài vào Việt Nam phải tuân thủ những quy định kỹ thuật nào ? Để phát triển
thư ng mại bền vững (Tăng kim ngạch, nâng cao giá trị m i, bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khỏe) ; Việt Nam cần thiết phải nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối v i
thư ng mại quốc tế theo những chuẩn mực của WTO ; Việc nghiên cứu vấn đề tài
này không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn ý nghĩa thực ti n sâu sắc.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối với
thƣơng mại quốc tế theo chuẩn mực của WTO” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1 : Tại sao phải nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại
theo chuẩn mực của WTO ?
2


Câu hỏi 2 : Nội dung các hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại theo chuẩn
mực của WTO bao gồm những vấn đề gì cần phải nghiên cứu ?
Câu hỏi 3 : Ý nghĩa của việc nghiên cứu Hàng rào kỹ thuật đối v i TMQT
theo chuẩn mực WTO đối v i hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập sâu rộng v i nền kinh tế Thế gi i.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu c sở lý luận và
thực ti n, nội dung các hàng rào kỹ thuật trong thư ng mại theo chuẩn mực của
WTO thông qua việc nghiên cứu Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng
mại trên c sở nhận thức các hàng rào kỹ thuật mà WTO quy định, từ đó vận dụng
đưa ra những gợi ý vào việc xây dựng hàng rào kỹ thuật của Việt Nam nhằm bảo

hộ, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nư c theo hư ng phát triển bền vững trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu h n vào nền kinh tế thế gi i.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích làm rõ c sở lý luận và thực ti n liên quan đến hàng rào kỹ thuật
đối v i thư ng mại.
- Phân tích làm rõ tác động của các hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại theo
chuẩn mực của WTO.
- Phân tích và làm rõ c sở của các gợi ý: Việt Nam xây dựng các hàng rào kỹ
thuật đối v i thư ng mại theo chuẩn mực của WTO là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng để phát triển thư ng mại bền vững lâu dài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại của WTO.
Cụ thể là nghiên cứu các điều khoản quy định của Hiệp định TBT, các phụ lục kèm
theo Hiệp định. Đồng thời mở rộng nghiên cứu hàng rào kỹ thuật của hai quốc gia
Nhật Bản và Mỹ ; liên hệ so sánh v i một số hàng rào kỹ thuật của Liên minh Châu
Âu (EC). Lý do vì Nhật Bản, Mỹ và EU là những nền kinh tế hàng đầu thế gi i, ba

3


trong năm đối tác thư ng mại hàng đầu của Việt Nam, có hàng rào kỹ thuật khá tiêu
biểu đại diện cho các nư c và khu vực có trình độ phát triển cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại theo
chuẩn mực của WTO. Cụ thể là nghiên cứu nội dung của Hiệp định TBT (Khái
niệm, kết cấu, bản chất, nguyên tắc, vai trò và hình thức biểu hiện của TBT.
Thông qua nghiên cứu các trường hợp điển hình: hàng rào kỹ thuật đối v i
thư ng mại của hai nư c tiêu biểu: Nhật Bản và Mỹ; có đề cập so sánh v i Liên
minh Châu Âu để làm sáng tỏ các hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại theo

chuẩn mực của WTO đ được các nư c có trình độ cao vận dụng, áp dụng trong
thực tế, từ đó Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các nư c này.
- Về thời gian: Từ khi Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại được
ký kết cho đến nay (từ năm 1995 đến năm 2017).
Lý do lấy thời điểm 1995 là vì năm ngày 1 tháng 1 năm 1995, Tổ chức
Thư ng mại Thế gi i (WTO) được thành lập.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích và làm rõ nội dung các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật,
các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn đối v i thư ng mại theo chuẩn mực của
WTO.
- Tổng kết rút ra được một số kinh nghiệm từ xây dựng hàng rào kỹ thuật của
Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Đưa ra những gợi ý để góp phần nhỏ bé giúp Việt Nam hoàn thiện những
quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn đối
v i hàng hóa xuất nhập khẩu theo chuẩn mực của WTO, hư ng t i phát triển kinh
tế, môi trường, đời sống nói chung và thư ng mại nói riêng theo hư ng bền vững
lâu dài.
6. Kết cấu của luận văn:
Nội dung của luận văn được kết cấu thành 4 chư ng (không bao gồm phần mở
đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục)

4


Chư ng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và c sở lý luận về hàng rào kỹ
thuật đối v i thư ng mại quốc tế theo chuẩn mực của WTO
Chư ng 2: Phư ng pháp nghiên cứu
Chư ng 3: Nội dung các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật theo chuẩn mực của WTO
Chư ng 4: Những gợi ý đối v i Việt Nam khi thực hiện TBT hư ng t i phát
triển thư ng mại bền vững.


5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG
RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI THEO CHUẨN MỰC CỦA WTO
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

1.1.

Bối cảnh ra đời của WTO và các Hiệp định đa biên về thương mại

1.1.1.
hàng hóa

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, lôi cuốn nhiều
quốc gia tham gia, bao gồm hầu hết các lĩnh vực, trong đó thư ng mại là lĩnh vực
quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm và được sử dụng như là một động lực
cho sự phát triển. Kinh tế càng phát triển thì quan hệ thư ng mại càng mở rộng.
Những vấn đề trong quan hệ kinh tế liên quan đến chính sách thư ng mại như thuế
quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại, giá cả, chất lượng sản
phẩm, thư ng hiệu hàng hóa, vấn đề đầu tư, sở hữu trí tuệ, những quy tắc chung
theo thông lệ quốc tế…ngày càng được các nư c quan tâm.
Để thúc đẩy các quan hệ thư ng mại phát triển, ngay sau Chiến tranh thế
gi i thứ hai, một số nư c đ tạm thời thỏa thuận v i nhau trong việc áp dụng một số
quy tắc thư ng mại. Những quy tắc này sau đó được đưa vào Hiệp định chung về
Thuế quan và Thư ng mại (GATT). Từ đó GATT trở thành một công cụ đa phư ng
duy nhất để điều chỉnh thư ng mại quốc tế và có những đóng góp to l n vào việc
thúc đẩy huận lợi hóa và tự do hóa thư ng mại quốc tế. Cho đến cuối những năm

1980 và đầu 1990, trư c những chuyển biến của tình hình thư ng mại quốc tế và sự
phát triển của khoa học công nghệ, GATT tỏ ra không còn thích ứng, đòi hỏi phải
có một tổ chức thường trực có nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo thực thi các
Hiệp định, quy định chung của thư ng mại mại quốc tế. Đó là lý do để Tổ chức
Thư ng mại Thế gi i (WTO) sau đó ra đời thay thế cho GATT.

6


Bảng 1.1. Vòng đàm phán Uruguay – tiến trình
Punta del Este : phát động đàm phán
Montreal : họp hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ
Geneve : Kết thúc đánh giá giữa kỳ
Bruxelles : Hội nghị Bộ trưởng r i vào bế tắc
Geneve : Soạn thảo dự thảo: văn bản cuối cùng
Washington: Mỹ và Ủy ban châu Âu ký kết Hiệp định Blair House, dọn
đường cho việc giải quyết vấn đề nông nghiệp
7/1993 Tokyo : các nư c nhóm bộ tứ tìm ra lối thoát cho vấn đề mở cửa thị
trường nông sản
12/1993 Geneve : Phần l n các cuộc đàm phán kết thúc, trừ một số vấn đề liên
quan đến mở cửa thị trường
4/1994 Marrakesh : Ký kết các Hiệp định
1/1995 Geneve : Thành lập Tổ chức Thư ng mại Thế gi i, các Hiệp định bắt đầu
có hiệu lực
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu đã công bố
9/1986
12/1988
4/ 1989
12/1990
12/1991

11/1992

WTO thực chất là một tổ chức quốc tế được thành lập trên c sở các Hiệp
định của vòng đàm phán Uruguay và chính thức hoạt động từ ngày 1-1-1995.
Hiệp định đầu tiên của WTO là Hiệp định Marrakesh thành lập WTO. Sau đó
là các Hiệp định nằm trong nhóm các Hiệp định đa biên về thư ng mại hàng hóa:
- Hiệp định Chung về Thuế quan và Thư ng mại 1994
- Hiệp định về nông nghiệp (AoA)
- Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp Kiểm dịch Động vật và Thực vật
- Hiệp định về hàng dệt và may mặc (ATC)
- Hiệp định về các hàng rào Kỹ thuật đối v i thư ng mại (TBT)
- Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thư ng mại (TRIM)
- Hiệp định về việc thực thi điều VI của Hiệp định Chung về Thuế quan và
Thư ng mại 1994
- Hiệp định về việc thực thi điều VII của Hiệp định Chung về Thuế quan và
Thư ng mại 1994
- Hiệp định về Giám định trư c khi xếp hàng (PSI)
- Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ (ROO)
- Hiệp định về Thủ tục Cấp giấy phép Nhập khẩu (IL)
- Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng (SCM)
- Hiệp định về các biện pháp Tự vệ.
7


Như vậy, Hiệp định về các hàng rào Kỹ thuật đối v i thư ng mại là một trong
những Hiệp định của Thư ng mại hàng hóa.
1.1.2.

Các nghiên cứu liên quan đến các Hiệp định của WTO


Do tầm quan trọng của các Hiệp định, nên sau công bố các Hiệp định đ có
không ít công trình ở nư c ngoài và Việt Nam nghiên cứu về WTO nói chung và
các Hiệp định của WTO nói riêng.
Tiêu biểu trong số đó là cuốn sách của Hoekman, B., Mattoo, and P.English
(eds), “Development, Trade, and the WTO” : A Handbook, The World Bank, 2002
- Sổ tay về Phát triển, Thư ng mại và WTO [13]. Cuốn sách được dịch từ tiếng Anh
do Ngân hàng Thế gi i (WB) xuất bản năm 2002. Nội dung của cuốn sách đề cập
nhiều vấn đề liên quan đến thư ng mại và chính sách thư ng mại. Ngày nay, chính
sách thư ng mại nằm ở vị trí hàng đầu trong Chư ng trình Nghị sự về Phát triển.
Trên các di n đàn, trong các hội nghị và hội thảo, trong các Dự án đều đề cập đến
chính sách thư ng mại quốc tế.
Dự án Hỗ trợ Chính sách Thư ng mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP)
hợp tác v i Bộ Công thư ng Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến
thư ng mại. MUTRAP (2014) đ công bố ấn phẩm: “Hiệp định thương mại tự do:
Một số khái niệm cơ bản” nhằm cung cấp cho người đọc cách hiểu chung về các
thuật ngữ thường gặp trong các FTA.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: ngày 11/1/2007 Bộ Thư ng
mại (2007) đ xuất bản cuốn sách: “Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập Tổ
chức Thư ng mại Thế gi i của Việt Nam”, chủ biên Ông Lư ng Văn Tự (Thứ
trưởng Bộ Thư ng mại), bao gồm 10 chuyên đề của các chuyên gia có uy tín Việt
Nam. Ngoài nội dung chính của các chuyên đề đúng như tên gọi của cuốn sách; còn
có một số chuyên đề đề cập đến các Hiệp định của WTO. Cụ thể trong chuyên đề 1:
Gi i thiệu tóm lược về Tổ chức Thư ng mại Thế gi i (WTO) và các quy định của
WTO, tác giả Nguy n Văn Long – Chánh Văn phòng – UBQG-HTKTQT cũng đ
đề cập đến một số Hiệp định của WTO. Để theo kịp tình hình thư ng mại thế gi i,
“Vì vậy, sau Vòng đàm phán Uruguay, các thành viên đ nhất trí đưa ra các hiệp
định cụ thể về các vấn đề này, bao gồm:
8



- Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thư ng mại (TBT)
- Hiệp định Thực thi điều VI của GATT 1994 (về chống bán phá giá-AD)
- Hiệp định Thực thi điều VII của GATT 1994 (về định giá Hải quan-CV)
- Hiệp định về Giám định hàng hóa trư c khi xếp hàng xuống tàu (PSI)
- Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (ROO)
- Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (IL)
- Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)
- Hiệp định về các Biện pháp tự vệ (SG)” [3, tr.20].
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại của WTO.
Các hiệp định thư ng mại quốc tế, cụ thể là hiệp định WTO, đ trở thành tâm
điểm của nhiều thảo luận về chính sách thư ng mại và đầu tư. Liên quan đến hàng
rào kỹ thuật đối v i thư ng mại, trong cuốn sách: sổ tay về phát triển, Thư ng mại
và WTO đ đề cập ở trên, đ giành chư ng 41: Tiêu chuẩn, quy định và thư ng
mại. Các quy tắc của WTO và mối quan tâm của các nư c đang phát triển, cũng đ
đề cập một số vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại [13,
tr.478].
Tác giả Xiaohua Bao cũng đ có bài: The Impacts of Technical Barriers to
Trade on Different Components of International Trade. Bài báo đ phân tích tác
động của hàng rào kỹ thuật thư ng mại đối v i các thành phần khác nhau của
thư ng mại quốc tế bao gồm xu hư ng thư ng mại, khối lượng giao dịch và thời
gian giao dịch của 103 Quốc gia trong giai đoạn từ 1995- 2008.
Mục tiêu chính sách của TBT và Nguyên tắc cốt lõi của Hiệp định TBT
của Tổ chức thư ng mại thế gi i WTO v i công trình:Technical barriers to trade
Bài báo cũng đ phân tích và chỉ ra các mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp định
Phân tích của OECD về hàng rào kỹ thuật thư ng mại cũng đ công bố:
Technical barriers to trade (OECD, 1997). Trong công trình này cũng đưa ra khái
niệm về hàng rào kỹ thuật trong thư ng mại: “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
là các quy định mang tính chất xã hội, các quy định do một nhà nước đưa ra nhằm


9


đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lượng và đảm bảo môi trường, căn
cứ vào vào hàng rào kỹ thuật trong thương mại, người ta có thể nhận thấy mục tiêu
này thông qua việc một nước ngăn cản hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhập
khẩu của mình”[29].
Các tiêu chuẩn và quy định trong thư ng mại đ ảnh hưởng đến thư ng mại
quốc tế; nhằm phân tích và làm rõ vấn đề này, Trung tâm nghiên cứu của WTO đ
có công trình công bố công trình: “Technical Barriers to Trade: Reducing trade
friction from standards and regulations” được WTO công bố vào 2015. Công trình
này cũng đ phân tích hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại giảm ma sát thư ng
mại từ các tiêu chuẩn và quy định[31].
Theo GS.TS.Võ Thanh Thu: Hàng rào kỹ thuật đối v i Thư ng mại: Đây là
hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nư c nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về
tiêu chuẩn đối v i hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: tiêu chuẩn về quy cách,
m u m , về chất lượng, về vệ sinh thú y, về an toàn lao động, về mức độ gây ô
nhi m môi sinh môi trường.v.v…nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu
chuẩn kể trên đều không được nhập khẩu vào thị trường nội địa [18, tr.253].
Theo ông Nguy n Thành Hưng (Bộ Thư ng mại), trình bày tại chuyên đề 5:
Các biện pháp phi thuế quan trong thư ng mại quốc tế, đề cập trong cuốn: Tài liệu
bồi dưỡng Kiến thức c bản về hội nhập kinh tế quốc tế; Trong chuyên đề này ông
Hưng cũng đ đề cập và phân tích: Hàng rào kỹ thuật. “Hiệp định về Các hàng rào
kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của WTO yêu cầu các quy định kỹ thuật, tiêu
chuẩn cũng như thủ tục để đánh giá sự phù hợp với các quy định kỹ thuật và tiêu
chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc
tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh
bạch và tiến tới hài hòa hóa. Nhưng các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần
thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các
hành động xấu,v.v… mà nó cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó

không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế
vô lý đối với thương mại quốc tế”[3, tr.174-175].

10


Qua ý kiến của các chuyên gia và các nhà Khoa học cho thấy khá rõ nét về
hàng rào kỹ thuật. Việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật là để bảo hộ sản xuất trong
nư c; các hàng rào đó không gây trở ngại cản trở đối v i thư ng mại quốc tế;
nhưng không cấm các thành viên đưa ra các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ môi
trường, sức khỏe con người,v.v… và cũng không được phân biệt đối xử tùy tiện,
hay hạn chế phi lý, trái v i những nguyên tắc chuẩn mực của WTO.
1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật đối với các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam
Hoa Kỳ là thị trường có nhu cầu nhập khẩu l n nhất thế gi i. Nhưng hàng hóa
xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải gặp một số rào cản kỹ thuật. Do vậy đ có
một số công trình của một số tác giả nghiên cứu về rào cản kỹ thuật áp dụng đối v i
một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó như Hoàng Thị
Thu Hiền, Nguy n Tuấn S n, Chu Thị Kim Loan (2014) v i bài : Rào cản kỹ thuật
của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam, số 12 (6) đăng tạp chí
Khoa học và phát triển. Tác giả Trần Văn Nam v i bài : Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, tháng 6/ 2015[6]. Các
bài viết này chủ yếu đề cập hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối v i hàng thủy sản.
Gần đây, Th.S.Nguy n Nguyệt Nga và Th.S.Đinh Thị Phư ng Anh (Trường
Đại học Thư ng mại) đ có bài viết : “Các tiêu chuẩn sinh thái của một số thị
trường trọng điểm đối với mặt hàng thanh long : thực trạng và một số giải pháp”,
bài viết đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Cách mạng công nghiệp 4.0 :
c hội và thách thức đối v i phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà
Nội, tháng 8 năm 2018, trang 593 – 605[14]. Nội dung bài viết đ chỉ ra : các hàng
hóa nhập khẩu được dán nh n sinh thái cấp bởi chính phủ hoặc các tổ chức độc lập

của thị trường nhập khẩu thường sẽ được người tiêu dùng tin tưởng. Để có được chỗ
đứng vững chắc trên các thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ và EU, mặt hàng
thanh long Việt Nam cần hư ng t i các tiêu chí đủ để cấp nh n sinh thái của các thị
trường này. Bài viết gi i thiệu hệ thống nh n sinh thái phong phú hiện nay của thị
trường Mỹ và EU đối v i nông sản nói chung và thanh long nói riêng, đồng thời,

11


phân tích thực trạng tiêu chuẩn nh n sinh thái của thị trường Mỹ và EU đối v i mặt
hàng thanh long.
1.1.5.Khoảng trổng rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Như vậy ở nhiều mức độ khác nhau, đ có một số công trình nghiên cứu về
hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại ở góc độ chung nhất : gi i thiệu chung về
Hiệp định TBT ; các nghiên cứu liên quan đến Hiệp định đề cập cả mặt tích cực và
hạn chế ; một số nghiên cứu liên quan đến hàng rào kỹ thuật của Mỹ, của Nhật Bản
và EU áp dụng đối v i hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ; đáng chú ý là các mặt
hàng thủy sản và rau quả. Các công trình nghiên cứu này là tư liệu rất tốt để tác giả
nghiên cứu tiếp về hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại theo chuẩn mực của WTO.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đ
gi i thiệu, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, hoặc ở một khía cạnh nào đó; cũng
có cá biệt có công trình nghiên cứu về TBT nhưng dư i góc độ luật pháp. Do vậy
cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và khá
đầy đủ về các hàng rào kỹ thuật theo chuẩn mực của WTO trong bối cảnh m i –
Việt Nam hội nhập sâu rộng h n vào nền kinh tế thế gi i và đưa ra những gợi ý cho
Việt Nam theo hư ng tiếp cận phát triển bền vững. Chủ đề của luận văn là phù hợp v i
chuyên ngành kinh tế quốc tế, có tính m i và có ý nghĩa lý luận và thực ti n sâu sắc.
1.2. Cơ sở lý luận liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại
1.2.1.Khái niệm hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Theo từ điển Chính sách Thư ng mại Quốc tế thì: “Một hiệp định của WTO

nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật kể các yêu cầu về đóng gói,
nhãn mác và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ
thuật, không tạo ra những trở ngại cần thiết đối với thương mại quốc tế” [21, tr.14].
V i khái niệm đó, có thể hiểu trong thư ng mại quốc tế, các hàng rào kỹ
thuật đối v i thư ng mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nư c
áp dụng đối v i hàng hóa nhập khẩu và hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp
của hàng hóa nhập khẩu đối v i các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

12


Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ
những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh…Vì vậy mỗi
nư c thành viên của Tổ chức Thư ng mại Thế gi i (WTO) đều thiết lập và duy trì
một hệ thống các biện pháp kỹ thuật đối v i hàng hóa của mình và hàng hóa nhập
khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm
ẩn đối v i thư ng mại quốc tế bởi chúng có thể được nư c nhập khẩu sử dụng để
bảo hộ cho sản xuất trong nư c, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa
nư c ngoài vào thị trường nư c nhập khẩu. Do vậy, chúng còn được gọi là “Các
hàng rào kỹ thuật đối với thương mại”.
Ở một khía cạnh tiếp cận cô đọng h n, theo Dự án Hỗ trợ Chính sách Thư ng
mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) đ đưa ra khái niệm: “Technical
barriers to trade (TBT)-Hàng rào kỹ thuật trong thương mại: Các hàng rào cản trở
thương mại liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp
(STRACAP) của một thị trường cụ thể” [11, tr.63].
Khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu để
nhận thức và triển khai thực hiện cam kết. Nhằm giúp cho gi i doanh nghiệp và
thư ng nhân hiểu rõ h n về WTO, MUTRAP II đ biên soạn cuốn sách: Hỏi đáp
về WTO.
Trong cuốn sách này đ giải thích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến hàng

rào kỹ thuật trong thư ng mại như giải thích vai trò của tiêu chuẩn, giải thích các
thuật ngữ liên quan đến tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp và các
vấn đề liên quan khác.v.v…
Sự cần thiết phải có hàng rào kỹ thuật đối v i thư ng mại
Ngay khi GATT có hiệu lực và đ trải qua 8 vòng đàm phán. Tại vòng đàm
phán Tokyo, đ đề cập t i vấn đề hàng rào kỹ thuật.

13


Bảng 1.2. Nội dung cơ bản và tổ chức hoạt động của GATT - Các vòng đàm phán
Địa điểm/
Tên gọi
1947
Geneve
1949
Annecy
1951
Torquay
1956
Geneve
Geneve/Vòng
1960-1961
đàm phán Dillon
Geneve/ Vòng
1964-1967 đàm
phán
Kennedy
Geneve/Vòng
1973-1979

đàm phán Tokyo

Thuế quan
Thuế quan
Thuế quan
Thuế quan

Số nư c
tham dự
23
13
38
26

Thuế quan

26

Thuế quan và biện pháp chống bán
phá gía

62

Năm

Lĩnh vực bao trùm

Thuế quan, biện pháp phi thuế và Hiệp
định khung
102

Thuế quan, biện pháp phi thuế quan,
Geneve/Vòng
quy định, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải
1986-1994 đàm
phán
quyết tranh chấp, dệt may, Nông
Uruguay
123
nghiệp, thành lập WTO,…
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu đã công bố
Trong chính sách thư ng mại quốc tế, thuế quan là công cụ hay biện pháp
quan trọng nhất, điều đó thể hiện 5 vòng đầu chỉ bàn đến thuế quan. Đến vòng thứ
6, giai đoạn 1964 – 1967 (Geneve/Vòng đàm phán Kennedy), ngoài thuế quan bổ
sung thêm biện pháp chống bán phá giá. Đến giai đoạn 1973 – 1979 (Vòng đàm
phán Tokyo), ngoài thuế quan, đề cập thêm biện pháp phi thuế và “Hiệp định
khung”. Thuế quan là công cụ sử dụng s m nhất và phổ biến nhất, lâu dài nhất;
nhưng vai trò của nó dần dần đ bị suy giảm và xu hư ng chung là tăng cường sử
dụng các hàng rào phi thuế quan, trong đó hàng rào kỹ thuật rất được coi trọng.
Điều đó là tất yếu và cần thiết. Hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu phải đảm
bảo các quy định và các tiêu chuẩn về kỹ thuật; không chỉ là yêu cầu đặt ra đối v i
người bán (bên cung) mà còn thỏa m n nhu cầu của người mua (bên cầu). Tất cả
các hàng hóa khi xuất khẩu hay nhập khẩu, phải có tem nh n mác thư ng mại.
Trong tem, nh n mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, tính năng công dụng, cách thức sử
dụng và hạn sử dụng tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa. Và đặc biệt là thông tin về
giá cả hàng hóa. Hàng hóa khi xuất khẩu hay nhập khẩu phải có bao bì đóng gói và
bảo quản.
14


Nói chung các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần tăng nhu cầu sử

dụng hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu; không chỉ cho tiêu dùng mà còn
cho sản xuất; tạo ra động lực để sản xuất hàng hóa có chất lượng, tăng thêm giá trị
m i, kích thích sản xuất và tiêu dùng, mở rộng thị trường quốc tế.
Ở một khía cạnh khác, nư c nhập khẩu cũng có thể đặt ra những quy định
hay tiêu chuẩn quá cao, hay khắt khe so v i hàng hóa tư ng đồng; điều đó sẽ gây
cản trở cho người bán (nư c xuất khẩu); v i nghĩa đó còn gọi là “Rào cản kỹ thuật)
hay “Hàng rào kỹ thuật”. Trên thực tế, các nư c đang phát triển thường gặp khó
khăn h n khi triển khai thực hiện đối v i hàng rào kỹ thuật.
1.2.2. Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thương mại
Biện pháp bảo hộ thư ng mại cổ điển nhất là thuế quan thì đ được WTO yêu
cầu phải cắt giảm. Do đó các nư c phải sử dụng các hàng rào kỹ thuật; điều này
hoàn toàn phù hợp v i sự tiến triển của lịch sử và sự phát triển của sản xuất, tiêu
dùng và quy định của các nư c khi tham gia thư ng mại quốc tế phải tuân thủ luật
ch i của tổ chức.
Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn là một khái niệm khoa học. Theo
GS.TS. Bùi Xuân Lưu: “Tiêu chuẩn là căn cứ cơ bản và chủ yếu để nhận rõ thực tế
khách quan, đảm bảo nhận thức chính xác sự vật hoặc hiện tượng nghiên cứu và
phân biệt đúng sai” [7, tr.132].
Theo cách gọi của Hiệp định TBT, “tiêu chuẩn” chỉ những tiêu chuẩn áp dụng
trên c sở tự nguyện, còn “quy định kỹ thuật” là những quy định mà Nhà nư c bắt
buộc phải tuân thủ.
Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra các yêu cầu cụ thể về tính chất vật
lý đối v i sản phẩm. Các yêu cầu này có thể liên quan đến kích thư c, hình dáng
thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy
định về nh n mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng ra các quy trình phư ng
pháp sản xuất liên quan t i sản phẩm.
“Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở
chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các
quy định kỹ thuật là bắt buộc” [3, tr.172].


15


×