Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.97 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 1
Quá trình phân tích kinh tế vận tải hàng không.
Doanh thu
VTHK
Thị trường và
cung cầu VTHK

Chỉ tiêu và kế
hoạch VTHK

Phân tích hiệu quả
VTHK
Chi phí VTHK

Nghiên cứu môi trường và thị trường vận tải hàng không để từ đó phân tích các vấn đề
liên quan đến cung, cầu và cân bằng của thị trường. Bước tiếp theo là dựa vào tình hình thị
trường đã nghiên cứu, xác định các chỉ tiêu đánh giá kết quả vận tải hàng không và xây
dựng các chỉ tiêu kế hoạch vận tải hàng không. Các chỉ tiêu kế hoạch vận tải hàng không sẽ
là cơ sở, là canh cứ để chúng ta xác định các chi phí và doanh thu vận tải hàng không. Từ
những kết quả này chúng ta phân tích hiệu quả vận tải hàng không qua các hiệu quả tài
chính như lợi nhuận, điểm hòa vốn và các chỉ tiêu kinh tế- xã hội như thu nhập quốc dân,
ngân sách nhà nước, việc làm và thu nhập cho người lao động cũng như các chi tiêu hiệu quả
gián tiếp khác.
CHƯƠNG 2
Khái niệm thị trường vận tải hàng không: thị trường vận tải hàng không giữa hai điểm nào
đó bao gồm việc vận chuyển có hay không ở dạng tiềm năng đối với hành khách và hàng hóa
mà chúng đang được hoặc có thể vận chuyển giữa các địa điểm này bằng dịch vụ hàng không
thương mại.
Chú ý:
 Khái niệm thị trường VTHK chỉ áp dụng đối với các chuyến bay thương mại
 Tại điểm đó phải có trả hoặc nhận khách, hàng hóa, có nghĩa là không tính đến điểm hạ


cánh kỹ thuật
 Địa điểm này được hiểu là một sân bay hoặc một nhóm sân bay nào đó. Điều đó có
nghĩa sân bay là một điều kiện để hình thành thị trường VTHK
Đặc điểm của thị trường vận tải hàng không:
1. Chủ thể của thị trường VTHK
a) Các nhà vận chuyển hàng không:
Hay còn gọi là các hãng hàng không, chủ thể tạo nên cung trên thị trường VTHK, là người
bán dịch vụ vận tải hàng không.
Các hãng sử dụng tàu bay để cung cấp dịch vụ vận tải hàng không theo quyền vận chuyển
hàng không (thương quyền)-là quyền được khai thác thương mại vận chuyển hàng không với


các điều kiện về hãng hàng không, tàu bay khai thác, đường bay, chuyến bay và đối tượng
vận chuyển, bao gồm quyền VCHK nội địa và quyền VCHK quốc tế.
b) Người sử dụng dịch vụ VTHK
Là những người có nhu cầu đi lại và có khả năng thanh toán dịch vụ VTHK được gọi là
hành khách, tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa và có khả năng thanh toán
bằng đường hàng không. Trong kinh tế thị trường họ được gọi là người mua dịch vụ
VTHK là chủ thể tạo nên cầu của thị trường VTHK
c) Nhà nước và quản lý nhà nước về thị trường VTHK
Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết quan hệ cung cầu và quy định cơ chế hoạt động
của thị trường VTHK, nhằm đảm bảo được an toàn, vừa xử lý hài hòa các mối quan hệ
giữa yêu cầu phát triển cho hệ thống giao thông vận tải vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Đối với các quốc gia kém phát triển nhà nước còn phải bảo hộ hợp lý nhằm tận dụng cơ
hội, né tránh các nguy cơ cho ngành vận tải hàng không và các hãng hàng không quốc gia
mình, phát triển hạ tầng hàng không
2. Trạng thái (cấu trúc) của thị trường vthk
Thị trường vận tải hàng không là thị trường độc quyền nhóm vì trên thị trường đối tượng
cung cấp bởi hai hoặc nhiều hãng hàng không và cả khi trên thị trường chỉ có một hãng hàng
không thì cũng sẽ bị cạnh tranh những phương tiện vận tải khác, do thế sản phẩm vthk không

phải là độc nhất
3. Kết cấu thị trường VTHK
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu thị trường:
 Vị trí địa lý và địa hình: yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường, mạng
đường bay và nhu cầu bằng đường hàng không. Quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi sẽ có
cơ hội trở thành điểm trung chuyển tại khu vực. quốc gia có địa hình phức tạp, nhiều hải
đảo thì vận tải bằng đường hàng không có nhiều lợi thế hơn so với các phương tiện
khác.
 Phân bố dân cư hình thành nên cầu thị trường VTHL, ví dụ như những thành phố lớn
và những nơi dân cư đông đúc sẽ hình thành nên nhu cầu đi lại hoặc vận chuyển bằng
đường hàng không. Gắn với chúng là các sân bay hình thành nên mạng đường bay.
 Phát triển kinh tế xã hội cũng hình thành nên cầu thị trường, nơi có kinh tế xã hội phát
triển thì hàng không dân dụng cũng phát triển.
 Hệ thống cảng hàng không, sân bay, dịch vụ quản lý bay và các dịch vụ hàng không
khác, tạo nên kết cấu hạ tầng và dịch vụ hàng không, đảm bảo cho hoạt động hàng
không được an toàn.
Các dạng mạng đường bay cơ bản:
Point to point (điểm tới điểm): bay từ điểm này tới điểm kia


Connection (điểm nối điểm): bay từ điểm này đến điểm kia qua các điểm trung gian khác
nhau

Đường bay theo kiểu trục nan:gồm điểm trung chuyển (hub) và các đường bay dạng nan hoa
nối các điểm xung quan với chức năng gom khách và hàng hóa từ các sân bay địa phương về
điểm trung chuyển.

Đường bay dạng hành trình là đường bay tàu bay theo một tour vòng tròn sau đó quay lại
điểm xuất phát (được thiết kế chủ yếu cho các tour du lịch cho hành khách)


Liên hệ:
CHƯƠNG 3
Khái niệm Cầu: cầu thị trường mô tả số lượng hàng hoa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ
mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể và điều kiện các yếu tố khác không
đổi -> cầu thị trường vận tải hàng không (ghế/tải) mô tả số lượng dịch vụ vận tải hàng không
(khách hàng hoặc hành khách) sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể và
điều kiện các yếu tố khác không đổi, là mối quan hệ giữa giá cả của dịch vụ vthk và lượng
dịch vụ vthk được hỏi mua.


Cầu không phải là một đại lượng cụ thể mà là một khái niệm để mô tả hành vi của người sử
dụng dịch vụ vận tải hàng không, còn lượng cầu là số lượng mà người sử dụng dv vthk muốn
mua và có thể mua tại một mức giá và trong một khoảng thời gian nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu vận tải hàng không.
 Số lượng người sử dụng dv vthk: khi tăng lên hay giảm đi thì cũng làm cho cầu vthk
tăng lên hoặc giảm đi.
 Thu nhập của người sử dụng dvvthk: khi thu nhập của người dân tăng lên hoặc giảm
đi sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu vthk.
 Sự thay đổi trong thị hiếu của người sữ dung dvvthk: ngày nay khi đời sống của người
dân tăng lên thì người ta có xu hướng sử dụng dịch vụ có chất lượng cao hơn, thời
gian ngắn hơn và vận tải hàng không sẽ ngày càng phát huy được lợi thế của mình so
với các phương thức vận tải khác.
 Giá của dvvthk: khi giá của dịch vụ vthk tăng lên thì sẽ là giảm cầu và ngược lại. đây
cũng là quy luật chung của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
 Cạnh tranh giữa các phương thức vận tải khác, sẽ ảnh hướng đến phân khúc thị trường
vthk trong tổng thị trường vận tải. khi có nhiều phương thức vận tải thay thế hay các
phương thức vận tải khác tăng lợi thế cạnh tranh tương đối sẽ làm cầu vận tải hàng
không giảm xuống và ngược lại.
Khái niệm Cung: cung trên thị trường mô tả số lượng hàng hoa hay dịch vụ mà người sản
xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể và điều kiện các yếu tố

khác không đổi. cung thị trường vận tải hàng không mô tả số lượng ghế /tải nà hãng hàng
không cung ứng trên thị trường ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể và điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Cung trên thị trường vận tải hàng không là mối quan hệ giữa giá cả của dịch vụ vthk và
lượng dịch vụ vthk (ghế/tải) được cung ứng. cung không phải là một đại lượng cụ thể mà là
một khái niệm để mô tả hàng vi của người cung cấp dịch vụ vthk( hãng hàng không). Còn
lượng cung là số lượng ghế/tải mà hãng hàng không muốn cung cấp ra thị trường tại một
mức giá và trong một khoảng thời gian nhất định
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung vận tải hàng không.
 Công nghệ tàu bay và kết cấu hạ tầng hàng không: công nghệ hàng không phát triển sẽ
cho ra đời các tàu bay có tiện nghi tốt hơn, tiết kiệm chi phí hơn … điều này sẽ giúp
hãng hàng không nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành thúc đẩy hãng tăng
cung. Kết cấu hạ tầng hàng không như cảng hàng không, dịch vụ tại cảng và quản lý
điều hành bay… là các yếu tố đảm bảo cho hoạt động vhk được liên tục, an toàn và
hiệu quả nên nó cũng là điều kiện quan trọng dể hãng hàng không cung ghế/tải ra thị
trường và thực hiện quá trình vận tải hàng không.
 Giá các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là đội tàu bay. Giá các nguồn lực đầu vào sẽ ảnh
hưởng đến giá thành vận tải hàng không. Nếu giá nguồn lực đầu vào tăng sẽ làm giá


thành và hãng hàng không có xu hướng giảm cung vì giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ và
ngược lại.
 Giá của dịch vụ vận tải hàng không, khi giá của dịch vụ vận tải hàng không tăng thì
hãng hàng không có xu hướng giảm cung và ngược lại. cũng như cầu đây là quy luật
chung của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
 Chính sách điều tiết vận tải hàng không của nhà nước. ảnh hưởng đến mức độ cạnh
tranh trực tiếp giữa các hãng hàng không thông qua chính sách thành lập hãng hàng
không, cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không cấp thương quyền bay… nếu
cạnh tranh trực tiếp tăng các hãng hàng không sẽ có xu hướng giảm cung nhưng tổng
cung sẽ có xu hướng tăng và ngược lại .

 Cạnh tranh giữa các phương thức vận tải. cạnh tranh giữa các phương thức vận tải sẽ
làm ảnh hưởng cung vận tải hàng không, khi có nhiều phương thức vận tải thay thế
hay các phương thức vận tải khác tăng lợi thế cạnh tranh tương đối các hãng hàng
không sẽ có xu hướng giảm cung và ngược lại
Cân bằng cung cầu trên thị trường vận tải hàng không.
Thị trường vthk hiện nay thuộc loại thị trường độc quyền nhóm và có sự can thiệp của
nhà nước nên cơ chế cân bằng cung –cầu không hoàn tàn như thị trường cạnh tranh hoàn
hảo. nhà nước thường quy định mức giá trần cho các đường bay trong nước. trên cái
đường bay quốc tế, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA thường tổ chức hiệp thương
giá cước vận tải hàng không.
Nếu số lượng ghế/tải cung lớn hơn số cầu về ghế/tải trên một đường bay nào đó. Khi đó
trên đường bay sẽ xuất hiện tình trạng dư cung hay thừa ghế/tải (cung >cầu). vì thế để bán
được dịch vụ vận tải hàng không các hãng hàng không sẽ có xu hướng áp dụng các chính
sách khuyến mại mở bán thêm các hạng giá thấp, kích cầu để bán hết được lượng ghế/tải
cho mỗi chuyến bay.
Ngược lại nếu cầu về ghế/tải trên một đường bay lớn hơn lượng ghế/tải mà các hãng hàng
không cung ứng. khi đó trên đường bay sẽ xuất hiện tình trạng thiếu cung hay thiếu
ghế/tải (cung nhỏ hơn cầu) vì thế các hãng hàng không sẽ mở bán các mức giá cao sát với
giá trần hoặc tăng ghế/tải cung ứng ra thị trường.
Như vậy giá cân bằng của thị trường vận tải hàng không trên từng đường bay là mức giá
bình quân tại đó lượng ghế/tải mà người sử dụng dịch vụ vthk muốn bán. Tuy nhiên , mức
giá này không được vượt qua mức giá trần và cũng không thể thấp hơn giá mà tại đó các
hãng hàng không sẽ không cung ứng ghế/tải (thường là mức giá thấp hơn biến phí)
Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cung cầu thị trường vận tải hàng
không thông qua quản lý giá vận tải hàng không. Việc quy định giá vận tải hàng không
một mặt do tính đặc thù của vận tải hàng không, mặt khác do phần lớn thị trường vận tải
hàng không thuộc thị trường độc quyền nhóm nên để tránh việc các hãng hàng không


thỏa thuận để nâng giá bắt chẹt khách hàng, nhà nước có thể tác động trực tiếp hoặc gián

tiếp để điều tiết và quản lý giá cước vận tải hàng không.
Để can thiệp trực tiếp, nn đặt ra mức giá trần nhằm bảo vệ khách hàng, ở VN hiện nay
vẫn áp dụng giá trần cho các đường bay nội địa, với các đường bay quốc tế giá cước vận
tải hk thường chịu sự quản lý của IATA. Tuy nhiên sự bất lợi của giá trần là nó có thể
ngăn không cho thị trường đến giá vân bằng và có thể gây ra khan hiến ghế/tải cung ứng.
vì vậy nhà nước đang từng bước nới lỏng mức giá trần trân các đuồng bay trong nước và
nhiều quốc gia đã có xu hướng xóa bỏ việc định giá trần.
Để can thiệp gián tiếp, nhà nước thường tác đến cung cầu của thị trường vthk bằng các
công cụ như điều chỉnh mức thuế VAT,thuế nhập khẩu nhiên liệu… ngoài ra nhà nước còn
can thiệp gián tiếp vào cung, cầu thông qua chính sách điều tiết vận tải hàng không mà
công cụ chủ yếu là qua việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và quyền
vận chuyển. giấy phép vận chuyển hk là giấy phép được quyền vận chuyển hành khách,
hàng hóa bằng đường hàng không trong phạm bi và điều kiện quy định trong giấy phép.
Còn quyền vận chuyển hàng không (thường được gọi là thương quyền) là quyền khai thác
thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hàng không, đường bay, tàu bay
khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển. thông qua việc cấp giấy phép và cấp
thương quyền nhà nước sẽ quy định số lượng hãng hàng không được cung ứng và ảnh
hưởng đến mức độ cạnh tranh trên từng đường bay.



×