Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.8 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ THU

NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ THU

NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT KHÔI

XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn - PGS.TS Nguyễn Việt Khôi cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin
trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các anh/chị chuyên viên
văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo CTCP – Tổng công ty May Bắc
Giang, cảm ơn tất cả các bạn bè, anh chị em đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ

nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc chắn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…………………….………i
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………….. …...…ii
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………...…...iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................4
Chương 1......................................................................................................................................................5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC....................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................................................5
1.2. Giá trị gia tăng...................................................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................................................8
1.2.2. Cách tính....................................................................................................................................9
1.3. Ly thuyết về chuôi giá trị và chuôi giá trị ngành d êt may ................................................................9
1.3.1. Chuôi giá trị................................................................................................................................9
1.3.2. Chuôi giá trị ngành dêt may....................................................................................................13
1.4. Ban chất và các giai đoạn/măt xích trong chuôi giá trị ngành d êt may ........................................18

1.4.1. Ban chất của chuôi giá trị........................................................................................................18
1.4.2. Các giai đoạn/măt xích trong chuôi giá trị ngành d êt may ....................................................21
1.5. Kinh nghiệm tham gia chuôi giá trị dệt may toàn cầu của Hàn Quốc...........................................30
1.5.1. Quá trình tham gia chuôi giá trị dệt may của Hàn Quốc........................................................30
1.5.2. Bài học kinh nghiệm................................................................................................................33
Chương 2....................................................................................................................................................36


PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...............................................................................................36
2.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................36
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu..........................................................................36
2.1.2. Phương pháp phân tích SWOT.................................................................................................37
2.1.3. Phương pháp kế thừa..............................................................................................................37
2.1.4. Phương pháp so sánh..............................................................................................................38
2.1.5. Phương pháp tính giá trị gia tăng............................................................................................39
2.1.6. Phương pháp phỏng vấn sâu...................................................................................................39
2.2. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................................................39
2.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................................39
2.2.2. Khung khổ phân tích................................................................................................................40
Chương 3....................................................................................................................................................42
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU..............................................................42
3.1. Thực trạng tham gia của ngành dệt may Việt Nam vào các giai đoạn của chuôi giá trị dệt may
toàn cầu..................................................................................................................................................42
3.1.1. Khâu thiết kế san phẩm...........................................................................................................42
3.1.2. Cung cấp bông, xơ và sợi.........................................................................................................43
3.1.3. Các doanh nghiêp dêt, nhuôm và hoàn tất ............................................................................45
3.1.4. Các doanh nghiêp căt may......................................................................................................47
3.1.5. Hoạt đông xuất khẩu, marketing và phân phối......................................................................50
3.2. Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần – Tổng công ty may Băc Giang....................................52
3.2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần – tổng công ty may Băc Giang...............................................52

3.2.2. Phân tích giá trị gia tăng trong khâu san xuất gia công qua hai dòng san phẩm chính – áo
Jacket và quần....................................................................................................................................56
3.3. Kha năng nâng cao giá trị gia tăng của d êt may Vi êt Nam ............................................................61
3.3.1. Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam..............................................................................61
3.3.2. Một số nhận xét, đánh giá.......................................................................................................64


ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO.......................................................................................66
GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM...........................................................................66
4.1. Chuyển đổi phương thức san xuất CMT sang FOB, ODM, OBM....................................................66
4.2. Đầu tư cho khâu thiết kế san phẩm và xuất nh âp khẩu ................................................................67
4.3. Hoàn thiên mạng lươi marketing và phân phối.............................................................................68
4.4. Phát triển các ngành công nghiêp phụ trợ.....................................................................................68
4.5. Đầu tư vào máy móc.......................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................72


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA

1

CMT

Gia công xuất khẩu

2


CTCP

Công ty cổ phần

3

ĐHQG

Đại học Quốc gia

4

FDI

Đầu tư trực tiếp

5

FOB

Xuất khẩu trực tiếp

6

FTA

Hiệp định thương mại tự do

7


MFA

Hiệp định đa phương ngành dệt may

8

NPL

Nguyên phụ liệu

9

OBM

Sản xuất theo nhãn hiệu riêng

10

ODM

Sản xuất thiết kế gốc

11

OEM

Sản xuất thiết bị gốc

12


SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

13

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

14

VINATEX

Tập đoàn dệt may Việt Nam

15

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

16

XNK

Xuất nhập khẩu

i



DANH MỤC BẢNG
STT

BẢNG

NỘI DUNG

1

1.1

2

3.1

Chỉ tiêu chương trình phát triển cây bông giai
đoạn 2010 - 2020

43

3

3.2

Giá CMT của một số mã hàng áo Jacket sản xuất
tại CTCP – Tổng công ty may Bắc Giang

57


4

3.3

Giá CMT của một số mã hàng quần sản xuất tại
CTCP – Tổng công ty may Bắc Giang

58

Chuỗi giá trị do người bán chi phối và chuỗi giá trị
do người mua chi phối

ii

TRANG
13


DANH MỤC HÌNH
STT

HÌNH

NỘI DUNG

1

1.1

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu


16

2

1.2

Giá trị gia tăng của chuỗi giá trị dệt may

17

3

3.1

Kim ngạch nhập khẩu NPL ngành may giai đoạn 2007
- 2014

46

4

3.2

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam
giai đoạn 2007 - 2014

48

5


3.3

Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2015 của CTCP Tổng công ty may Bắc Giang

54

6

3.4

Các thị trường xuất khẩu chính của CTCP - Tổng
công ty may Bắc Giang

55

7

3.5

Các sản phẩm xuất khẩu chính của CTCP - Tổng công
ty may Bắc Giang

56

iii

TRANG



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, dệt may luôn là một trong những ngành xuất
khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy
nhiên, giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành đạt được chưa cao. Ngành
dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển trong bối cảnh mở rộng
thương mại và hợp tác như hiện nay, đặc biệt sau khi TPP được ký kết. Ngoài ra,
Việt Nam còn có nhiều lợi thế cho phát triển ngành dệt may, một trong lợi thế
lớn có thể kể đến là nguồn lao động dồi dào.
Trong chuỗi giá trị ngành dệt may, có sự chuyên môn hóa khá cao, mỗi
công đoạn/mắt xích được làm ở các quốc gia khác nhau tùy theo điều kiện và
nguồn lực sản xuất của mỗi nước. Khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm thường
được làm ở các trung tâm thời trang lớn tại Paris, London hay New York, vải
được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., một số phụ liệu
khác được sản xuất tại Ấn Độ, Thái Lan...Khâu gia công cắt may được thực hiện
tại một số nước có nguồn lao động dồi dào và rẻ như Trung Quốc, Campuchia và
Việt Nam. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm lại được phân phối ra thị trường bởi các
công ty thương mại có tiếng. Trong chuỗi giá trị này, các khâu mang lại giá trị
gia tăng hay lợi nhuận cao là thiết kế và phân phối sản phẩm, khâu sản xuất sản
phẩm chỉ mang lại giá trị gia tăng rất thấp trong khi hầu hết doanh nghiệp dệt
may của Việt Nam tham gia vào khâu này và sản phẩm dệt may Việt Nam được
xuất đi nhiều nơi trên thế giới nhưng giá trị thu về rất nhỏ.
Vì vậy, việc tìm ra những nguyên nhân khiến cho giá trị gia tăng của các
sản phẩm dệt may Việt Nam còn thấp và giải pháp để phát triển các sản phẩm
cũng như nâng cao giá trị gia tăng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1


Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên,

trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, môi trường
kinh doanh luôn biến động và các cơ hội cho phát triển tất cả các ngành nói
chung cũng như ngành dệt may nói riêng cũng luôn có sự thay đổi. Do vậy, việc
tiếp tục nghiên cứu về vị trí của các sản phẩm dệt may Việt Nam để đưa ra được
những giải pháp nhằm nâng cao vị trí đó trong chuỗi giá trị toàn cầu là rất cần
thiết.
Để đưa ra được một số gợi ý giải pháp giúp nâng cao giá trị gia tăng của các
sản phẩm dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, đề tài sẽ nghiên cứu và
trả lời các câu hỏi sau:
- Việt Nam đã tham gia vào từng công đoạn trong chuỗi giá trị của dệt may như
thế nào?
- Nguyên nhân khiến cho giá trị gia tăng đạt được còn thấp?
- Những giải pháp nào có thể giúp các sản phẩm dệt may Việt Nam nâng cao giá
trị gia tăng trong chuỗi giá trị?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ mức độ tham gia của Việt Nam vào từng công đoạn trong chuỗi giá trị
ngành dệt may.
Làm rõ các nguyên nhân khiến cho giá trị gia tăng của Việt Nam đạt được còn
thấp và đề xuất một số giải pháp để giúp Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn vào
chuỗi giá trị ngành dệt may.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


Để thực hiện được mục đích và trả lời được cho các câu hỏi nghiên cứu, nhiệm
vụ đặt ra là:
Tìm hiểu lý luận về chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị ngành dệt may nói
riêng.
Đánh giá được mức độ tham gia của sản phẩm dệt may Việt Nam trong chuỗi giá

trị toàn cầu và các giá trị gia tăng đạt được trong các khâu tham gia.
Chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản hay các yếu tố khiến cho giá trị gia tăng
của các sản phẩm dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp.
Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị
toàn cầu của các sản phẩm dệt may Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và mức độ tham gia vào từng khâu tạo giá trị gia
tăng trong chuỗi của dệt may Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu về các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam.
- Về thời gian: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2007) đến 2015.
Do giới hạn về thời gian, không thu thập được đầy đủ dữ liệu và giới hạn về trình
độ nên trong luận văn này, tác giả sẽ không tính trực tiếp giá trị gia tăng qua từng
công đoạn trong chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam đạt được mà đi sâu vào
phân tích việc Việt Nam đã tham gia như thế nào vào từng công đoạn (mức độ
3


tham gia) và có đưa ra ví dụ tính cụ thể giá trị gia tăng đạt được trong khâu cắt &
may (gia công sản xuất) của Công ty cổ phần – tổng công ty may Bắc Giang.
Đây cũng là công đoạn mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu.
4. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài.
- Dựa vào lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành dệt may nói riêng, phân
tích và làm rõ vị trí của sản phẩm dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Đánh giá thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam hiện nay.
Từ đó rút ra một số nguyên nhân dẫn đến giá trị gia tăng đạt được còn thấp và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt

Nam.
- Đưa ra ví dụ minh họa về giá trị gia tăng đạt được trong khâu cắt & may –
Trường hợp Công ty cổ phần, tổng công ty may Bắc Giang.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm các chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá khả năng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm
dệt may Việt Nam.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị xuất khẩu
ngành dệt may, có thể kể đến một số công trình như sau:
- “Báo cáo ngành dệt may” của tác giả Bùi Văn Tốt: Báo cáo đã đề cập khá đầy
đủ về ngành dệt may trên Thế giới nói chung cũng như ngành dệt may ở Việt
Nam nói riêng và chuỗi giá trị ngành dệt may. Ngoài ra có đề cập đến tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng như một số
hiệp định, chính sách có liên quan và những ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt
Nam.
- “Tóm tắt nghiên cứu chính sách chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam” của 2
tác giả Đặng Thị Tuyết Nhung và Đinh Công Khải. Bài nghiên cứu đề cập đến
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi
giá trị đó về hoạt động sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, cắt may, marketing và

phân phối. Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho ngành dệt may Việt
Nam.
- Bài “phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam” của PGS.TS Hà Văn
Hội, đăng trên Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 28 (năm
2012), trang 49 - 59. Bài viết chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giá trị dệt may
toàn cầu, phân tích các doanh nghiệp Việt Nam và chỉ ra những nguyên nhân làm
cho giá trị gia tăng của ngành dệt may Việt Nam còn thấp trong chuỗi giá trị toàn
cầu.
- Báo cáo “Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành dệt may, thời trang theo
địa phương” của Ban quản lý dự án “Xây dựng năng lực quản lý và điều phối
5


hội nhập kinh tế quốc tế” do Văn phòng ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế chủ trì. Báo cáo đề cập đến tổng quan ngành dệt may Việt Nam về quá trình
phát triển, cấu trúc sản xuất, sự tăng trưởng và phát triển xuất khẩu…Ngoài ra,
báo cáo cũng đề cập đến năng lực hội nhập của ngành thời trang Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tái cấu trúc ngành dệt
may Việt Nam.
- Bài nghiên cứu “Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt
Nam” của nhóm tác giả Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn
Thanh Liêm đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ – Đại học Đà Nẵng – Số 2
(37). 2010. Bài viết giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản xuất và thương
mại của ngành dệt may trên thế giới, phân tích và xác định chiến lược nâng cấp
ngành dệt may Việt Nam chính là sự dịch chuyển từ sản xuất gia công sang các
phương thức sản xuất cao hơn: OEM và OBM. Từ đó, bài viết đề xuất các chính
sách nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi từ phương thức sản xuất thấp (CMT) sang
phương thức sản xuất cao để mang lại nhiều giá trị hơn.
- Bài nghiên cứu “Chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu: Triển vọng nâng cấp
của các nước đang phát triển là gì?” của hai tác giả Gary Gereffi, Phòng Xã hội

học, Đại học Duke, hợp tác với cán bộ UNIDO Olga Memedovic, từ Chi nhánh
Kinh tế và nghiên cứu chiến lược (biên dịch: Kim Chi, hiệu đính: Đinh Công
Khải). Bài viết tập trung vào phân tích chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị do
khách hàng điều phối mà ví dụ điển hình là chuỗi giá trị trong ngành dệt may. Từ
đó cũng làm rõ vai trò của từng khách hàng lớn (nhà bán lẻ, nhà tiếp thị, nhà sản
xuất) trong việc xây dựng mạng lưới gia công toàn cầu của ngành may mặc. Các
tác giả còn nghiên cứu về sự tiến hoá và nâng cấp các mạng lưới gia công ngành
may mặc ở châu Á, từ đó rút ra kinh nghiệm của châu Á đối với Bắc Mỹ và Châu
Âu. Cuối cùng, các tác giả đã trình bày kết luận về các phương án nâng cấp trong
ngành may mặc toàn cầu.
6


- Bài phân tích “Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi,
khó khăn và biện pháp đối phó” của PGS. TS Hà Văn Hội, đăng trên Tạp chí
Khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012), trang 241-251.
Giống như cái tên của bài viết, tác giả đã phân tích về những khó khăn, bất lợi
của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị xuất khẩu ngành dệt may ở từng
công đoạn. Từ đó cũng đưa ra gợi ý một số biện pháp nhằm gia tăng giá trị trong
chuỗi giá trị dệt may xuất khẩu.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham
gia của ngành dệt may Việt Nam” của tác giả Lương Thị Linh, trường ĐH Kinh
tế – ĐHQG Hà Nội (2012). Trong bài, tác giả nêu cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị
dệt may toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Từ đó, xây dựng một số giải pháp để
Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn nữa vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
- Công trình nghiên cứu “Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều
kiện thực thi các cam kết WTO: Trường hợp ngành nông nghiệp Việt Nam” của
tác giả Bùi Đức Tuân. Bài viết đã khái quát lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu,
tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi. Tác giả phân tích, xác định những

cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi. Ngoài
ra, qua việc nghiên cứu cụ thể trường hợp ngành nông nghiệp Việt Nam, tác giả
đề xuất một số kiến nghị, chính sách và định hướng một số giải pháp cho các
doanh nghiệp nhằm tiến xa hơn và đạt được hiệu quả hơn trong chuỗi giá trị toàn
cầu.
- Bài phân tích “cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao năng lực
xuất khẩu” của tác giả Đinh Công Khải trong chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright. Trong bài viết này, tác giả đã nêu khái quát lý thuyết về chuỗi giá trị,
giải thích tại sao phải phân tích chuỗi giá trị và đưa ra hướng phân tích chuỗi giá
trị. Ngoài ra, tác giả có đưa ra ví dụ minh họa bằng việc phân tích chuỗi giá trị
7


ngành dệt may Việt Nam. Từ đó cũng nêu lên một số gợi ý chính sách cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam để tham gia hiệu quả hơn trong chuỗi giá trị.
Tựu chung lại, các nghiên cứu trên đều xoay quanh các vấn đề về chuỗi
giá trị dệt may toàn cầu cũng như vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi
giá trị đó. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên thường chủ yếu tập trung
vào góc độ lý thuyết. Một số công trình có phân tích về chuỗi giá trị nhưng chưa
đi sâu vào từng công đoạn cụ thể. Một số công trình có nghiên cứu về chuỗi giá
trị song không phải trong lĩnh vực dệt may mà liên quan đến một số lĩnh vực như
nông nghiệp, thủy sản, điện tử...Các công trình trên đều là những nguồn tài liệu
rất hữu ích cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, các bài viết, công trình trên chưa tổng hợp, phân tích đầy đủ, toàn
diện về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu cũng như dệt may Việt Nam trong chuỗi
giá trị đó. Bên cạnh đó, các công trình này do thời gian nghiên cứu đã cách đây
một vài năm nên số liệu chưa được thống kê đầy đủ so với thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng như hiện nay, sự thay đổi trong từng lĩnh vực nói riêng và trong cả nền kinh
tế của các quốc gia nói chung đều có thể diễn ra rất nhanh chóng, trong khoảng

thời gian ngắn. Đặc biệt, sau khi TPP được ký kết, ngành dệt may có rất nhiều cơ
hội cũng như phải đối phó với nhiều thách thức mới. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên
cứu và làm rõ hơn nữa về ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là
hết sức cần thiết.
1.2. Giá trị gia tăng
1.2.1. Khái niệm
Giá trị tăng thêm (giá trị gia tăng) là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ tạo ra từ
quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.
8


1.2.2. Cách tính.
Giá trị tăng thêm là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, được tính
theo công thức:
Giá trị tăng thêm (VA) = Giá trị sản xuất (GO) – Chi phí trung gian (IC)
IC luôn được tính theo giá người mua, GO được tính theo giá cơ bản hoặc giá
người sản xuất, GO được tính theo giá nào thì VA được tính theo giá đó.
Theo đó: VA cơ bản = GO cơ bản – IC
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản
phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhưng không bao gồm tất cả các loại thuế sản
phẩm.
1.3. Lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành dệt may
1.3.1. Chuỗi giá tri
Có nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi giá trị đã được các nhà nghiên cứu
đưa ra. Trong đó, khái niệm đầu tiên được đưa ra bởi Michael Porter vào năm
1985 trong cuốn “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior
Performance”. Theo Michael Porter, chuỗi giá trị được ông định nghĩa là: “Tổng
thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ
nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ
để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản

phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của
chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi”.
Theo tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị của Kaplinsky (2000), chuỗi giá trị
bao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch
vụ kể từ giai đoạn nghiên cứu sáng chế, qua các giai đoạn khác nhau của quá
9


trình sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cũng như khâu xử lý
rác thải sau khi sử dụng.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta có hiểu một cách đơn giản về
chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp: Một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động được thực
hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động
này có thể bao gồm: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật
tư, nguyên phụ liệu đầu vào, quá trình sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện
các dịch vụ hậu mãi…Tất cả các hoạt động này tạo ra một chuỗi liên kết giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng và mỗi hoạt động lại bổ sung thêm giá trị gia
tăng cho sản phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều
chủ thể tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào,
người lắp ráp, người cung ứng dịch vụ...) để sản xuất ra bất cứ một hàng hoá hay
dịch vụ nào đó. Quy trình sản xuất một sản phẩm và dịch vụ theo một trật tự đầy
đủ các hoạt động tạo giá trị gia tăng cần thiết để đưa sản phẩm chuyển từ khái
niệm đến thiết kế, tìm kiếm nhà cung ứng, chế tạo các bộ phận linh kiện, lắp ráp,
khai thác thị trường và tiếp thị, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối
cùng để tạo thành một chuỗi giá trị. Có thể thấy, cách tiếp cận theo nghĩa rộng
không chỉ dừng lại ở việc xem xét hoạt động do một doanh nghiệp tiến hành mà
xem xét tất cả các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ khi
một sản phẩm được sản xuất đến khi được kết nối đến người tiêu dùng cuối

cùng.
Từ các khái niệm trên cho thấy, chuỗi giá trị là toàn bộ các hoạt động mà
các công ty thực hiện khi tạo ra một sản phẩm kể từ khi nó bắt đầu được phát
10


minh đến khi được bán ra thị trường cũng như những sản phẩm dịch vụ sau bán
hàng có liên quan tới sản phẩm đó. Những hoạt động trong chuỗi giá trị thường
bao gồm: thiết kế, sản xuất (nguyên phụ liệu và thành phẩm), xuất khẩu,
marketing, phân phối và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Tổng
hợp của các hoạt động này tạo nên một chuỗi giá trị. Do đó, chuỗi giá trị có thể
được tạo ra bởi một công ty và cũng có thể được tạo ra bởi nhiều công ty khác
nhau trên các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và lợi thế so sánh
của từng công ty.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng đã dẫn đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp không chỉ dừng
lại trong phạm vi một quốc gia mà còn phát triển rộng ra nhiều quốc gia, nhiều
vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình này, các chuỗi giá trị đã hình thành
trước đó trong một quốc gia từng bước đã được mở rộng ra khỏi biên giới quốc
gia đó, xâm nhập vào các quốc gia khác, tạo ra chuỗi giá trị rộng lớn hơn, mang
lại giá trị cao hơn hay nói cách khác là quy mô lớn hơn, có nhiều chủ thể tham
gia hơn.
Chúng ta có thể thấy rằng, trong những năm trở lại đây, một sản phẩm được
sản xuất ra ở một hoặc nhiều quốc gia nào đó, sau đó được xuất khẩu và tiêu thụ
ở những quốc gia khác đã tạo ra chuỗi các giá trị toàn cầu, trong đó có những giá
trị được tạo ra ở nơi sản xuất và những giá trị tạo ra ở nơi tiêu thụ. Nói cách
khác, giá trị của một chuỗi sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả giá trị ở nước sản
xuất và giá trị ở nước tiêu thụ cộng lại, giá trị đó được gọi là giá trị mang tính
toàn cầu.
Như vậy, có thể thấy bản chất của chuỗi giá trị toàn cầu là sự phát triển của

những hoạt động sản xuất trực tiếp và những hoạt động có liên quan đến sản
xuất, phân phối một sản phẩm xuyên quốc gia, theo nhiều kênh và các phương
11


thức khác nhau, với sự tham gia ngày càng nhiều các chủ thể ở các nước khác
nhau, từ đó tạo ra sự đa dạng của các chuỗi giá trị và sự đa dạng cả về quy mô,
về giá trị cũng như số lượng chủ thể tham gia vào chuỗi.
Dự án nghiên cứu kinh doanh quốc tế Việt Nam năm 2005 có đưa ra định
nghĩa về chuỗi giá trị toàn cầu như sau: Chuỗi giá trị toàn cầu là mạng lưới toàn
cầu của các quá trình lao động sản xuất và kết quả cuối cùng là một sản phẩm
hoàn chỉnh được tiêu thụ. Khái niệm về chuỗi giá trị trên cho thấy sự tương đồng
giữa các khái niệm “chuỗi giá trị”, “chuỗi cung ứng”. Về bản chất, “chuỗi giá trị”
và “chuỗi cung ứng” đều nhắm tới việc tạo giá trị gia tăng cho một hoạt động sản
xuất nhất định. Nếu các hoạt động đó vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì
được hiểu là chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo một số tài liệu nghiên cứu, chuỗi giá trị có thể chia làm 2 loại: chuỗi
giá trị do người bán chi phối và chuỗi giá trị do người mua chi phối. Có thể hiểu
một cách khái quát cách phân chia này dựa vào bảng so sánh sau:

12


Bảng 1.1. Chuỗi giá trị do người bán chi phối và chuỗi giá trị do người mua
chi phối
Tiêu chí so sánh

Chuỗi giá trị do người Chuỗi giá trị do người

bán chi phối

Hoạt động chi phối Sản xuất

mua chi phối
Thương mại

Năng lực cốt lõi

Nghiên cứu và phát triển, Thiết kế, marketing

Rào cản gia nhập

sản xuất
Lợi thế kinh tế nhờ quy Lợi thế kinh tế theo đặc thù

Ngành hàng


Hàng tiêu dùng lâu bền, Hàng tiêu dùng không lâu
sản phẩm cấp trung, tư bền

Các

ngành

bản phẩm
điển Điện thoại, máy tính, máy Dệt may, da giày, đồ chơi

hình
bay
trẻ em.

Chủ thể sở hữu các Các công ty xuyên quốc Các công ty nội địa, chủ yếu
công ty sản xuất
gia
Những liên kết hệ Đầu tư

ở các nước đang phát triển
Thương mại

thống chính
Kết cấu hệ thống

Theo chiều ngang

Theo chiều dọc

Nguồn: G. Gereffi, A Commodity Chains Framework for Analyzing Global
Industries, 1999.
1.3.2. Chuỗi giá tri ngành dệt may.
Trước đây, ngành dệt may toàn cầu đặc trưng bởi rất nhiều nước xuất khẩu
do hệ thống quota MFA tạo ra, nhưng mức độ tập trung xuất khẩu đang ngày
càng tăng nhanh trong giai đoạn hiện nay. Chuỗi cung ứng hàng may mặc được
đặc trưng bởi sự chuyên môn hóa đáng kể theo nước, theo đó mỗi nước thường
tập trung vào một công đoạn sản xuất nhất định, công đoạn mà nước đó có lợi
thế so sánh. Trong đó, các nước có thu nhập cao hơn thường thống lĩnh các lĩnh
vực cần đầu tư vốn nhiều hơn vì họ có nguồn lực tài chính để phát triển, trong
13


khi các nước có thu nhập thấp hơn thường tập trung vào lĩnh vực cần nhiều lao
động. Với ngành dệt may, lĩnh vực hoạt động cần nhiều lao động nhất là sản xuất

hàng may mặc (cắt và may), sau đó là dệt (sợi và vải). Tại các nước phát triển và
lương lao động cao, lợi thế so sánh trong sản xuất bị mất dần đi vì khâu sản xuất
là khâu thâm dụng lao động, nếu tập trung vào khâu này thì các nhà sản xuất sẽ
phải chịu mức chi phí sản xuất rất cao do khoản tiền chi trả lương lớn. Vì vậy,
các nước này phải chuyển trọng tâm sang các sản phẩm có giá trị cao hơn hoặc
sang các sản phẩm chế tạo với mức độ thâm dụng lao động thấp. Việc phân công
lao động giữa các nước tại những mức độ phát triển khác nhau hình thành nên sự
nâng cấp công nghiệp trong chuỗi giá trị may mặc. Những lĩnh vực chính trong
chuỗi giá trị ngành dệt may như may, dệt, xơ sợi và thiết bị được sắp đặt dọc theo
chiều ngang và nó phản ánh mức độ giá trị gia tăng tương đối từ thấp lên cao khi
tăng vốn đầu tư. Ở Châu Á, các nước được nhóm theo trục dọc theo mức độ phát
triển tương đối của mình, với Nhật bản đứng đầu, Trung quốc và Ấn độ ở mức
giữa, và các nước xuất khẩu kém phát triển nhất như Bangladesh, Cambodia, và
Việt nam đứng cuối.
Các nước có xu hướng tiến bộ từ các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp lên
cao trong chuỗi theo thời gian. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xem
xét toàn bộ các bước giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hơn là chỉ xem xét
sản phẩm cuối cùng. Ta thấy, có sự phân công lao động lớn trong chuỗi giá trị
ngành may theo các nước. Các nước phát triển thường tập trung vào những công
đoạn mang lại giá trị gia tăng cao với sự đầu tư lớn về tài chính và yêu cầu nguồn
nhân lực chất lượng cao, ngược lại các nước có nguồn lao động dồi dào với mức
lương thấp thường tập trung vào khâu sản xuất, gia công (Mỹ thường đưa ra thiết
kế sản phẩm và đơn hàng lớn, Nhật bản cung cấp thiết bị may, các nền kinh tế
mới nổi tại Đông Á (NIEs) cung cấp vải, Trung quốc, Indonesia, Việt nam tham
gia vào quá trình cắt & may...)
14


Hiện nay, trên thị trường dệt may toàn cầu, Trung Quốc là lực lượng chính
- là một trong những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế giới. Tuy nhiên,

nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may khác có chi phí lao động thấp hơn Trung
Quốc như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam cũng đã và đang bắt đầu mở rộng
thị phần. Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, EU
và Nhật Bản cũng muốn giảm sự phụ thuộc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung
Quốc và đã chuyển hướng hợp tác sang các nhà sản xuất châu Á khác để thuê gia
công hàng may mặc.
Qua các phân tích trên ta thấy, Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu là các công
đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm hàng may mặc trong chuỗi giá trị từ khâu
khai thác, sản xuất nguyên liệu, thiết kế, gia công - sản xuất thành phẩm rồi
phân phối tới các nhà bán buôn, bán lẻ…có sự tham gia của các doanh nghiệp
thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc
trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia (chuỗi giá trị toàn cầu) Theo đó, mỗi
doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau sẽ là một mắt xích và có thể chi phối
sự phát triển của chuỗi giá trị theo những mức độ khác nhau.
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có thể khái quát trong sơ đồ sau:

15


×