Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn nơi sinh viên thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.48 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN:
MÃ SỐ SINH VIÊN:

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn nơi sinh viên
thực tập
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ THỰC TẬP: Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập
tại cơ quan tiếp nhận thực tập. Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ
tin cậy.

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
thực tập

Tác giả báo cáo thực tập
(Ký và ghi rõ họ, tên)


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Những năm gần đây tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có diễn biến phức tạp
với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Trên địa bàn thị xã đã xuất hiện
những nhóm tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, có sự phân công chặt chẽ giữa các
đối tượng tham gia từ khâu thực hiện tội phạm đến tiêu thụ sản phẩm. Độ tuổi của
người phạm tội ngày càng trẻ hóa, trong đó không ít người có lối sống buông thả, mắc
các tệ nạn xã hội. Nhiều đối tượng từ các địa phương khác lợi dụng vị trí địa lý và đặc
điểm địa lý của Hòa Bình đã chọn Hòa Bình là nơi để ẩn náu, gây án, tiêu thụ tài sản
phạm tội… làm ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Nhận thấy
việc nghiên cứu về tội Trộm cắp tài sản trên cơ sở số liệu ở địa bàn thị xã Quảng Ninh
nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng mang tính cấp thiết không những về lý luận,
mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của
công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nâng cao chất lượng cuộc sống của một địa
bàn còn nhiều khó khăn đó là lý do tác giả chọn đề tà
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa cấp bách về lý luận, thực tiễn của vấn đề này, em xin
chọn đề tài với nội dung: “Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn nơi
sinh viên thực tập. (Nơi thực tập: Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)” làm báo
cáo thực tập.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM VÀ TỘI TRỘM CẮP TÀI
SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1. Những vấn đề lý luận liên quan đến tội phạm
1.1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm của pháp luật hình sự. Trong lịch
sử, có những quan niệm khác nhau về khái niệm tội phạm. Việc đưa ra khái niệm này
có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hành vi nào là tội phạm hành vi nào không

phải là tội phạm.1
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đưa ra
khái niệm tội phạm như sau:
"1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh,trật tự xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác."
Thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Có thể nói đây là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm. Bởi vì tội phạm trước
hết phải là hành vi, không có hành vi thì không có tội phạm. Đối với luật hình sự Việt
Nam không truy cứu trách nhiệm đối với những âm mưu, ý nghĩ, dự định chưa được
thể hiện ra thế giới bên ngoài bằng hành vi.Đồng thời tội phạm phải là hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hội thể hiện ở mặt đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho xã hội.Thiệt
hại ở đây có thể là thiệt hại về vật chất, tinh thần, thể chất hoặc những thiệt hại khác
mà hành vi gây ra cho xã hội.
Thứ hai, hành vi của tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện
1 />
ngày truy cập 18/7/2019


Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm. Năng lực trách nhiệm hình sự
là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.Một hành vi được coi là tội
phạm khi hành vi đó do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và đạt độ tuổi

nhất định do luật định. Như vậy người thực hiện hành vi dù có nguy hiểm đáng kể cho
xã hội nhưng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Như người bị tâm thần
hoặc mất khả năng nhận thức thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách
nhiệm hình sự.2
Thứ ba, hành vi của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự có nghĩa là tội
phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự.
Đây còn được gọi là dấu hiệu hình thức của tội phạm. Theo quy định tại điều 2
Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này nhằm bảo đảm cho đường lối
đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm cho quyền chính đáng của
công dân tránh sự tùy tiện nghi phạm từ các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, tội phạm phải chịu hình phạt.
Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng bị áp dụng một hình phạt đã được quy
định trong Bộ luật hình sự.
Một người thực hiện các hành vi có đủ 4 dấu hiệu trên thì được coi là tội phạm.
1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau: mặt khách quan, mặt chủ
quan, chủ thể, khách thể.
(i) Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm
gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội: tính trái pháp luật của hành vi; hậu quả
nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm;
ngoài ra còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ, phương pháp thủ
đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm.
(ii) Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao
gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải
được thực hiện bởi hành vi có lỗi. Theo quy định của pháp luật, có hai loại lỗi: lỗi cố ý
và lỗi vô ý phạm tội.

Cố ý phạm tội là tội phạm được thực hiện một trong các trường hợp sau:
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự, tập 1, Nxb. Công an Nhân dân, Hà

Nội, tr.76.


+Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp);
+ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi có ý gián tiếp).
Vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau:
+ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
(vô ý do quá tự tin);
+ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu
thả).
Động cơ phạm tội là cái thôi thúc tội phạm thực hiện hành vi phạm tội để đạt
được mục đích của mình.
(iii) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền
văn hoá, quốc phòng, an ninh,trật tự xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. . . những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
(iv) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ

tuổi theo quy định của luật hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12
Bội luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi
trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm trừ những tội phạm Bộ luật
Hình sự có quy định khác; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
Hình sự.


Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên.
Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình
theo quy định của pháp luật.
2. Những vấn đề lý luận liên quan đến tội trộm cắp tài sản
1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản là một loại tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất phổ biến
trong xã hội. Để cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này có hiệu quả cần có nhận
thức chính xác bản chất của loại tội này, làm sáng tỏ khái niệm, dấu hiệu pháp lý hình
sự đặc trưng của tội phạm. Đã tồn tại hai khuynh hướng khi qui định về về tội trộm
cắp tài sản trong văn bản pháp luật hình sự. Khuynh hướng thứ nhất không đưa ra định
nghĩa pháp lý của khái niệm tội trộm cắp tài sản mà mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh
hướng thứ hai có qui phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản. Hai khuynh
hướng trên thể hiện rõ trong bộ luật Phong kiến Việt Nam trước đây.
Khái niệm này đã xác định được ba đặc điểm của loại tội trộm cắp tài sản đó là:
Hành vi phạm tội là hành vi lấy tài sản; việc lấy tài sản là trái pháp luật; đối tượng của
hành vi là tài sản của người khác. Tuy nhiên, đây là một khái niệm không đầy đủ, chưa
thể hiện lỗi của người phạm tội, tính chất hành vi lấy tài sản và đặc biệt là không thể
hiện rõ ràng sự phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thuật ngữ "dùng sự gian" dễ làm người đọc hiểu lầm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Các văn bản pháp luật hình sự của nhà nước ta sau Cách mạng Tháng 8 lại thể
hiện khuynh hướng thứ nhất, không có qui phạm định nghĩa về tội trộm cắp tài sản, chỉ
qui định tội danh một cách đơn giản.
Cách qui định này thể hiện rõ trong các Điều 132, 155 Bộ luật hình sự (BLHS)
năm 1985 và Điều 138 BLHS năm 1999. Trên thế giới qui định về tội trộm cắp tài sản
cũng có hai khuynh hướng trên. Các nước như Liên bang Nga, CHLB Đức, Nhật Bản,
Malaixia, CHDCND Lào... thuộc khuynh hướng đưa ra định nghĩa pháp lý của khái
niệm tội trộm cắp tài sản. Rất ít nước như CHND Trung Hoa không có qui định về
khái niệm tội trộm cắp tài sản. Điều 158 BLHS Liên bang Nga năm 1986 qui đinh:
"Trộm cắp là (hành vi) bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác"
Dựa trên cơ sở khái niệm này có thể xác định dấu hiệu cơ bản của tội trộm cắp tài
sản là hành vi chiếm đoạt tài sản; sự chiếm đoạt tài sản được thể hiện một cách bí mật;
tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của người khác. Điều 142 BLHS của CHLB Đức
được ban hành năm 1871 và được sửa đổi bổ sung nhiều lần phù hợp với sự thay đổi
của hoàn cảnh xã hội đưa ra khái niệm của tội trộm cắp tài sản: Người nào lấy đi vật là


động sản của người khác, với mục đích chiếm đoạt vật này, thì bị phạt tù đến năm năm
hoặc phạt tiền". Khái niệm này cho thấy đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải là
động sản, bất động sản không thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. BLHS
của Malaixia đưa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản tại Điều 378 như sau: "Người
nào nhằm mục đích chiếm đoạt động sản của người khác mà lấy đi tài sản đó thì bị xử
là phạm tội trộm cắp Điều 253 BLHS Nhật Bản ban hành năm 1907 đã được sửa đổi
bổ sung nhiều lần cũng qui định: "Người nào lấy cắp tài sản của người khác thì bị phạt
tù đến 10 năm". Như vậy, bộ luật chỉ xác định đối tượng tác động của tội trộm cắp tài
sản là tài sản của người khác, không mô tả thêm bất kỳ dấu hiệu pháp lý nào khác của
tội phạm. Bộ luật hình sự CHND Trung Hoa không có qui phạm định nghĩa về khái
niệm tội trộm cắp tài sản, chỉ nêu tên tội danh, Điều 264 BLHS CHND Trung Hoa qui
định: "Người nào trộm cắp tài sản, tiền bạc công hoặc tư, thì bị phạt đến ba năm tù".

Từ những dẫn chứng trên ta thấy rõ một số nét tương đồng cơ bản trong pháp luật
hình sự ở một số nước. Sự khác biệt xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội, truyền
thống lập pháp hình sự và kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của từng
nước. Giáo trình trường Đại học luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về tội trộm cắp tài sản:
“Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ” 3Bình luận
khoa học BLHS phần các tội phạm, Tập 2- Đinh Văn Quế “Trộm cắp tài sản là hành vi
lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác” 4Khái niệm đã miêu tả dấu hiệu hành vi
khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt, việc chiếm đoạt
được thực hiện lén lút, tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, khái niệm trên không thể hiện rõ một số dấu hiệu pháp lý khác của tội trộm
cắp tài sản như dấu hiệu về lỗi, dấu hiệu về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự
của chủ thể tội phạm.
Để đưa ra được khái niệm về tội trộm cắp tài sản, trước hết cần khẳng định tội
trộm cắp tài sản phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm mà theo TSKH.PGS
Lê Cảm là phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm của nó là: a) bình diện khách
quan- tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý- tội phạm là
hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan- tội phạm là hành vi do người có

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 2, tập thể tác giả, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội, tr.383.
4 Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Nxb TP Hồ
Chí Minh,tr.196


năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
có lỗi.
Tổng kết các quan điểm trên ta có thể đưa ra một khái niệm về tội trộm cắp tài
sản như sau: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở
hữu của người khác, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu

trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
Khái niệm về tội trộm cắp tài sản nói trên đã xác định rõ hành vi phạm tội của tội
trộm cắp tài sản là hành vi lấy tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, hình thức
chiếm đoạt của người phạm tội là lén lút- đây là dấu hiệu để phân biệt tội trộm cắp tài
sản với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, các tội xâm phạm sở hữu khác có
hành vi chiếm đoạt, nhưng sự chiếm đoạt xảy ra công khai như tội cướp tài sản; tội
cưỡng đoạt tài sản... hoặc chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối như tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Khái niệm trên còn thể hiện rõ người phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Những hành vi lấy tài sản của người khác
khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc ở tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự thì không phải là tội phạm. Khái niệm này còn chỉ rõ người phạm tội
trộm cắp tài sản phải có lỗi cố ý khi thực hiện tội phạm, cố ý chiếm đoạt tài sản của
người khác để thỏa mãn nhu cầu của mình khác với các tội xâm phạm quyền sở hữu
với lỗi vô ý
1.2. Đặc điểm của tội trộm cắp tài sản
Về mặt lý luận, tội trộm cắp tài sản là một loại tội phạm có dấu hiệu hành vi
khách quan khá đơn giản: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy
nhiên, trong thực tiễn hành vi trộm cắp tài sản mà cụ thể ở đây là hành vi "lén lút"
được diễn ra rất đa dạng, biến hóa gây nhiều tranh cãi trong vấn đề định tội danh giữa
các nhà áp dụng luật. Do đó cần phải phân tích và làm rõ những dấu hiệu nổi bật của
tội Trộm cắp tài sản để khi nhìn vào chúng ta có thể biết ngay đó là tội trộm cắp tài
sản. Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút lấy tài sản mà
chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không hề biết mình sẽ bị mất tài sản, chỉ sau đó
họ mới biết mình bị mất tài sản.
Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng - NXB Văn hóa thông tin 2004, giải nghĩa từ “lén lút” là hành vi: cố giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra do có
ý gian. Trong tội trộm cắp tài sản, hành vi “lén lút” chiếm đoạt tài sản phải có đầy đủ
những dấu hiệu này, thiếu một trong những dấu hiệu đó sẽ không thể hiện được bản



chất của sự "lén lút". Nói cách khác, "lén lút" là hành vi của một người cố ý thực hiện
một việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm
mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ. Tính chất lén lút của hành vi trộm cắp tài
sản thể hiện ở chỗ người phạm tội dấu diếm hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên lén
lút không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài sản bởi trong nhiều tội phạm
khác cũng có dấu hiệu lén lút nhưng là để thực hiện một mục đích khác như: Lẻn vào
nhà thực hiện hành vi hiếp dâm; lẻn vào nhà giết người...vì vậy lén lút mà không đi
kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản thì không phải trộm cắp tài sản. Có thể nói trộm
cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng hành vi lén lút.
1.3. Nội dung quy định của Bộ luật Hình sự về tội trộm cắp tài sản
Thứ nhất, về căn cứ pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây
gọi là "Bộ luật Hình sự"), có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định về tội trộm
cắp tài sản như sau:
"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
(a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
(b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
(c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
(d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
(đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
(a) Có tổ chức;
(b) Có tính chất chuyên nghiệp;

(c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
(d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
(đ) Hành hung để tẩu thoát;


(e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
(g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
(a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
(b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
(a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
(b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng."
Thứ hai, các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản
(i) Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Hành vi khách quan: Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút của tội
phạm là lén lút đối với việc chiếm đoạt tài sản, có thể tội phạm thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản trước mắt nhiều người nhưng người đó không biết được đó là hành
vi trộm cắp tài sản (Ví dụ: lợi dụng lúc cả nhà A đi du lịch, không có người ở nhà, B
lén cạy cửa nhà A, ngang nhiên vào nhà lấy tài sản trước sự chứng kiến của nhiều
người nhưng họ không hay biết B đang chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của người
khác mà đều nghĩ B là người thân của gia đình A). Cũng có thể người phạm tội thực
hiện hành vi lén lút với người bị hại nhưng công khai với những người khác (Ví dụ:
hành vi móc túi nơi công cộng).
Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người có ý định trộm
cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà
bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự.
5

Tuy nhiên, người phạm tội đã có hành vi dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu của

nó thì sẽ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản dù mục đích chiến đoạt tài sản có đạt được
hay không (Ví dụ: A lén vào nhà B trộm cắp tài sản, khi A đã lấy được tài sản đem ra
góc tường nhà B, chưa kịp đem số tài sản trên đi thì bị phát hiện. Trong trường hợp
5 ngày 19/6/2018.


này, A đã phạm tội trộm cắp tài sản, nếu A bị phát hiện trước khi lấy tài sản thì mới
không phạm tội.)
(ii) Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của tội
phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp,
người đồng phạm với người trộm cắp tài sản nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài
sản mà không cấu thành tội khác thì vẫn bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội trộm
cắp tài sản (Ví dụ: A ghét B nên xúi giục C trộm tài sản của B. Trường hợp này dù A
không có mục đích chiếm đoạt tài sản của B nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm).
(iii) Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là xâm phạm đến
quyền sở hữu của người khác.
Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút chính là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản cho người bị trộm cắp.
(iv) Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ

tuổi, có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình
sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi
trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2
Điều 173 Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, hình phạt đối với người phạm tội trộm cắp tài sản
Có 4 khung hình phạt đối với tội phạm này tương ứng với 4 khoản được quy định
trong Điều 173 Bộ luật Hình sự:
(i) Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm;
(ii) Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
(iii) Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
(iv) Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Việc áp dụng khung hình phạt nào tùy thuộc vào hành vi thực tế của người phạm
tội, hậu quả hành vi phạm tội gây ra; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm


hình sự. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG
YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
1. Khái quát về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.1. Vị trí địa lý
Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí
tọa độ: 20o45’06’’ - 21o02’09’’ độ vĩ Bắc. 106o45’30’’ - 106o0’59’’ độ kinh Đông.
Cách thành phố Hạ Long 40km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18km về
phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20km về phía Đông.
Ranh giới: Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ; phía Nam giáp
đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu; phía Đông giáp thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long;

phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
1.2. Diện tích tự nhiên
Năm 2009: 31.919,34 ha.
Năm 2017: 30.185 ha. Bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (7.133 ha, chiếm
23,6%), đất lâm nghiệp (3.068 ha, chiếm 10,2%), đất chuyên dụng (2.388 ha, chiếm
7,9%), đất ở (1.049 ha, chiếm 3,5%). (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm
2017)
1.3. Dân số
Năm 2009: 129.504 người. Mật độ dân cư: 415 người/km2.
Năm 2010: 131.500 người.
Năm 2015: 134.400 người.



×