Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiến Hải từ năm 2007 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.41 KB, 17 trang )

Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Tiền Hải từ năm 2007
đến năm 2009
LỜI MỞ ĐẦU

Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự xã hội, nhà
nước đã dùng nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để
đấu tranh ngăn chặn phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là trong thời gian này khi mà
nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó
là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, tinh vi, để đấu tranh và phòng
ngừa tình trạng trên nhà nước dùng nhiều biện pháp nghiêm khắc mạnh mẽ, một
trong số đó là biện pháp hình sự với tinh thần chung là xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật nhằm đáp ứng công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đồng thời
duy trì trật tự công bằng cho xã hội, mặt khác cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng
như giáo dục ý thức pháp luật chung cho mọi người biết tôn trọng các quy tắc cuộc
sống và thực hiện theo đúng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật”.

Trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề nóng gây bức xúc trong xã hội đó là tình hình
tội trộm cắp tài sản ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tội Trộm cắp tài sản được
quy định tại Điều 138- Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
nam. Xét tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chúng ta thấy rằng:
mọi hành vi xâm phạm đến tài sản riêng của công dân nếu không được pháp luật
cho phép đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, nếu không sẽ làm ảnh
hưởng đến tình hình an ninh xã hội, trật tự công cộng tại địa phương và tạo ra cho
người dân tâm lý hoang mang không yên tâm lao động sản xuất và mua sắm tài
sản , ...


Tiền hải là một huyện thuộc tỉnh Thái bình, nằm liền kề với Hải Phòng . Trong
những năm gần đây tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện có nhiều chuyển
biến rõ rệt: nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nâng


cao. Tại địa bàn huyện đã hình thành các công ty, xí nghiệp (công ty may công
nghiêp , nhà máy chế biến hạt điều ,...) đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng
nghìn lao động. Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận người không chịu làm ăn
nghiện hút lười lao động... và chính những người này vì thoả mãn nhu cầu cá nhân,
vì động lực bên trong thúc đẩy nên đã lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài
sản. Phần lớn các vụ trộm cắp tài sản xảy ra ở huyện Tiền hải đều có điểm chung là:
kẻ gian thường lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, lợi dụng sự sơ hở của mọi người và có
sự chủ động, chuẩn bị trước trong việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với thủ
đoạn tinh vi xảo quyệt. Hầu hết các vụ trộm cắp tài sản trên đã được phát hiện và
đưa ra xét xử trước pháp luật.
Đứng trước những vấn đề trên, em chọn chuyên đề thực tập là “Tình hình tội trộm
cắp tài sản ở địa phương nơi thực tập từ năm 2007 đến năm 2009”. Với những kiến
thức thực tế và nghiên cứu tài liệu nơi thực tập còn chưa đầy đủ cũng như khả năng
nhận thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
II - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin:
Trong một thời gian ngắn, từ ngày 04/01/2011 đến ngày 23/04/2011, được thực tập
tại văn phòng Toà án nhân dân huyện Tiền hải, với lượng kiến thức còn hạn chế của
mình để nghiên cứu, tìm hiểu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện em
đã gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các cô
chú trong toà án huyện Tiền hải cùng với sự cố gắng của bản thân, bằng các phương


pháp thu thập thông tin biện chứng như: phương pháp tổng hợp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích… em đã từng bước tìm hiểu và thu được một
số kết quả.
- Phương pháp tổng hợp thống kê: bằng phương pháp này em đã tổng hợp thống kê
các số liệu liên quan đến tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện. Qua đó

hiểu được một cách khái quát về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện
Tiền hải tỉnh Thái bình.
- Phương pháp so sánh: sau khi đã tổng hợp thống kê được các số liệu về tình hình
tội trộm cắp tài sản bằng phương pháp so sánh số liệu báo cáo từng tháng, từng năm
để thấy được xu hường tăng giảm của tội trộm cắp tài sản ở trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó còn có phương pháp phân tích: phương pháp này giúp ta phân tích tình
hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải để thấy được được những mặt
kết quả đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân nào làm gia tăng tội phạm để từ
đó kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục và đề ra những biện pháp thực hiện
khả thi với tình hình của địa phương mình.
2. Nguồn thu thập thông tin:
Được sự quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ của các cô chú trong toà
án nhân dân huyện Tiền hải, em đã được tiếp xúc, tìm hiểu và nghiên cứu tình hình
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện thông qua tìm hiểu và nghiên cứu những văn
bản, tài liệu có liên quan đến tội trộm cắp tài sản như:
- Bản tổng kết, khoá sổ HS - ST năm 2007, 2008, 2009.
- Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự của Toà án nhân dân huyện Tiền hải trong các
năm 2007, 2008, 2009.


- Bản án số 44/2009/HSST ngày 28/9/2009
- Bản án số 35/2009/HSST ngày 20/8/2009
- Báo cáo thống kê hằng năm của Văn phòng Toà án nhân huyện Tiền hải từ năm
2007 đến năm 2009.
Trên đây là những nguồn cung cấp thông tin mà em sử dụng để hoàn thành chuyên
đề thực tập Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải tỉnh Thái bình
từ năm 2007 đến năm 2009.
3. Các thông tin thu thập được:
Trong thời gian thực tập tại Toà án nhân dân huyện Tiền hải, được sự quan tâm,
giúp đỡ, hướng dẫn của các cán bộ Toà án nói chung và các cán bộ văn phòng toà

án nhân dân huyện nói riêng, qua việc nghiên cứu các bản án, báo cáo thống kê
hằng năm về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện của văn phòng toà án
em đã thu được những bài học, những kiến thức thực tế về tình hình tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn huyện Tiền hải như sau:
- Theo số liệu thống kê của văn phòng toà án nhân dân huyện Tiền hải:
Tổng số vụ án đã xét xử:
Năm

Vụ

Bị cáo

2007

68

91

2008

65

115

2009

73

113


Số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử:
Năm

Vụ

Bị cáo

(1)


2007

15

22

2008

22

18

2009

12

33

(2)


Kết quả xét xử: Hình phạt- Số bị cáo bị xét xử
Hình phạt

2007

2008

2009

Án treo

4

9

4

Dưới 3 tháng

1

2

1

Từ 4 đến 9 tháng

9

5


5

Từ 15 đến 18 tháng

2

2

2

Từ 1 đến 3,5 năm

1

7

3

CTKGG

1

1

1

(3)

Độ tuổi phạm tội:


2007

2008

2009

Từ 14 đến 18 tuổi

2

10

4

Từ 18 đến 24 tuổi

15

1

12

(4)

III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Thực trạng tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải
1.1 Số lượng vụ trộm cắp tài sản trong những năm qua luôn có sự biến động.
- Theo số liệu thống kê của văn phòng toà án nhân dân huyện Tiền hải:
Tổng số vụ án đã xét xử:

Năm

Vụ

Bị cáo

2007

68

91

2008

65

115

2009

73

113

Số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử:

(1)


Năm


Vụ

Bị cáo

2007

15

22

2008

22

18

2009

12

33

(2)

Nhìn vào bảng số liệu thống kê (1), (2) của văn phòng toà án nhân dân huyện Tiền
hải ta có thể nhận thấy tổng số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử chiếm 1 số lượng lớn
trong tổng số các vụ án đã xét xử của toà án nhân dân huyện Tiền hải.
Năm 2007 số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử chiếm hơn 22% tổng số vụ án đã xét xử.
Năm 2008 chiếm hơn 34%. Nhưng đến năm 2009 thì số vụ trộm cắp tài sản đã xét

xử tại toà án huyện lại chỉ chiếm hơn 17% tổng số vụ án đã xét xử. Có thể thấy rằng
số lượng vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện luôn có sự biến động rõ rệt.
Nhìn vào bảng số liệu (1), (2) ta thấy số lượng bị cáo trong tổng số vụ trộm cắp của
từng năm tỉ lệ thuận với số vụ trộm cắp đã xét xử. Năm 2007, số lượng bị cáo của
các vụ trộm cắp đã xét xử chiếm 24% tổng số bị cáo của các vụ án đã xét xử tại toà
án nhân dân huyện Tiền hải. Năm 2008, là 16%. Nhưng đến năm 2009 là 29%. Có
thể thấy rằng số lượng vụ trộm cắp tăng lên thì số lượng bị cáo cũng tăng lên.
Từ những phân tích trên , ta đã nhận ra rằng tội trộm cắp tài sản luôn chiếm một số
lượng không nhỏ trong tổng số vụ án.
Trên đây chỉ là những con số thống kê cụ thể những vụ Trộm cắp tài sản mà Toà án
huyện Tiền hải đã thụ lý và xét xử trong các năm đó. Còn trên thực tế thì không
phải tất cả những vụ Trộm cắp tài sản đều được phát hiện xà xử lý. Có những vụ
Trộm cắp tài sản xảy ra cho đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Qua số liệu nêu trên cho thấy tình hình tội Trộm cắp tài sản xảy ra tại huyện Tiền
hải có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế- văn hoá - xã hội của


huyện.Vì vậy cơ quan Công an,Toà án, Viện kiểm sát cần phải phát huy hơn nữa vai
trò,chức năng của mình trong việc đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
1.2. Kết quả xét xử: Hình phạt- Số bị cáo bị xét xử
Số liệu thống kê của toà án nhân dân huyên Tiền hải
Hình phạt

2007

2008

2009

Án treo


4

9

4

Dưới 3 tháng

1

2

1

Từ 4 đến 9 tháng

9

5

5

Từ 15 đến 18 tháng

2

2

2


Từ 1 đến 3,5 năm

1

7

3

CTKGG

1

1

1

(3)

Theo bảng số liệu trên, năm 2007 có 4 bị cáo hưởng án treo, có 9 bị cáo nhận hình
phạt tù từ 4 đến 9 tháng. Năm 2008 thì có 9 bị cáo hưởng án treo, 5 bị cáo nhận
hình phạt tù từ 4 đến 9 tháng và có 7 bị cáo nhận hình phạt tù từ 1 đến 3,5 năm.
Riêng năm 2009 thì 3 hình phạt này có số lượng bị cáo tương đương nhau (án treo4; từ 4 đến 9 tháng- 5; từ 1 đến 3,5 năm -3 bị cáo). Có thể nhận thấy 1 điều rất rõ
qua bảng số liệu đó là trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 số lượng bị cáo nhận 3 hình
phạt trên là nhiều nhất và tương đương nhau. Còn những hình phạt khác thì số
lượng bị cáo nhận hình phạt là rất nhỏ ( chỉ từ 1 đến 2 bị cáo cho mỗi hình phạt).
Có thể thấy rằng tính chất mức độ phạm tội của các bị cáo trong 3 năm 2007,2008
và 2009 là không quá cao.
1.3 Độ tuổi phạm tội
Tại sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự trong các năm 2007, 2008, 2009 thì độ tuổi

của các bị cáo đươc thống kê như sau:


Độ tuổi phạm tội:

2007

2008

2009

Từ 14 đến 18 tuổi

2

10

4

Từ 18 đến 24 tuổi

15

1

12

(4)

Năm 2008, số bị cáo có độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi tăng lên 10 nhưng đến năm 2009

lại giảm xuống chỉ còn 4 bị cáo. Tuy nhiên số bị cáo có độ tuổi từ 18 đến 24 thì
ngược lại. Năm 2007, số bị cáo có độ tuổi từ 18 đến 24 là 15 bị cáo, đến năm 2008
thì lại giảm xuống chỉ còn 1 bị cáo và đến năm 2009 thì lại tăng lên 12 bị cáo. Có
thể nhận thấy sự tăng giảm rõ rệt trong độ tuổi của các bị cáo.
2. Nguyên nhân của tội Trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải

2.1. Nguyên nhân về kinh tế, xã hội
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, Tiền hải đang từng bước đổi mới, đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên đi đôi cùng với đó là những tồn tại trong
xã hội. Đời sống kinh tế người dân được nâng cao song vẫn còn không ít khó khăn,
nhất là vùng nông thôn. Việc làm bấp bênh kéo theo thu nhập thấp. Trong khi đó
nhu cầu cuộc sống lại tăng cao. Hơn nữa các tệ nạn xã hội gia tăng mạnh như cờ
bạc, rượu chè, nghiện hút, lô đề, các dịch vụ giải trí không lành mạnh lôi kéo không
nhỏ một bộ phận người dân, nhất là thanh thiếu niên lao vào ăn chơi sa đà. Để thoả
mãn thói ăn chơi bọn tội phạm có thể cướp giật, lừa đảo, trộm cắp để chiếm đoạt tài
sản bất cứ lúc nào, kể cả của người thân, gia đình.
2.2. Nguyên nhân về công tác giáo dục
Con người phải được giáo dục tốt mới có thể trở thành người có ích cho xã hội. Các
Mác đã từng nói con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Thông qua giáo dục
thì con người sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.


* Đối với môi trường giáo dục gia đình
Đối với mỗi người gia đình là nơi hình thành các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã
hội đâu tiên; là nơi hình thành nhân cách đầu tiên và tác động rất lớn đên cuộc đời
ta. Bởi vậy môi trường giáo dục gia đình có một vai trò rất quan trọng cho sự phát
triển của mỗi cá nhân. Gia đình mà ở đó còn giữ gìn và phát huy được truyền thống
tốt đẹp của người Việt Nam là ông bà, cha mẹ sống gương mẫu cho con cái học tập,
mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau, quan tâm chia sẻ nhau...thì sẽ hình thành
nên nhân cách tích cực cho mỗi thành viên trong gia đình. Nhưng nếu gia đình đánh

mất đi truyền thống quý báu đó sẽ gây ra hậu quả xấu, như cha mẹ thì bất hoà,
không quan tâm đến con cái, không hiểu con mình đang nghĩ gì, làm gì đã khiến
chúng chán nản muốn phá phách, thể hiện bản thân dẫn đến những hành vi phạm tội
vô cùng đáng tiếc.
* Đối với môi trường giáo dục nhà trường
Ngoài gia đình thì môi trường giáo dục nhà trường cũng rất quan trọng. Tuy nhiên
nhà trường chỉ chú trọng đến việc giảng dạy những kiến thức phổ thông mà ít quan
tâm đến việc giáo dục cách làm “người” cho các em. Đây thực sự là thiếu sót lớn
trong công tác giảng dạy hiện nay. Dù bộ môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân đã
được đưa vào giảng dạy trong các cấp bậc từ tiểu học cho đến trung học và phổ
thông nhưng còn nặng về hình thức mà chưa chú trọng về nội dung. Số tiết học
quá ít, nội dung còn sơ sài, chưa có một hình thức giảng dạy lôi cuốn thu hút các
em học sinh nên mục đích của môn học không đạt được.
Thêm vào đó hiện nay ngành giáo dục lại chủ yếu chạy đua theo thành tích mà
không chú trọng thật sự đến hiệu quả giảng dạy thực sự của nó. Tình trạng mua
bằng, bán điểm, sự xuống cấp của hình ảnh những người thầy, cô đã khiến cho việc
hình thành nhân cách các em bị méo mó, những chuẩn mực xã hội bị sai lệch làm


các em mất đi niềm tin sinh tâm lý chán học, bỏ học đi lang thang và thực hiện
những hành vi phạm tội, nhất là đi trộm cắp tài sản của người khác.
* Đối với môi trường giáo dục xã hội
Mỗi một môi trường có vai trò riêng của nó, môi trường xã hội góp phần không nhỏ
đến việc hình thành nhân cách của cá nhân. Trong những năm gần đây công tác giáo
dục xã hội của các tổ chức xã hội trên địa bàn còn nặng hình thức mà chưa đạt kết
quả cao. Các phong trào do Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân không thu
hút thực sự các đoàn viên, người dân tham gia.
2.3. Nguyên nhân về quản lý xã hội
Trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập như hiện nay thì công tác quản lý xã
hội phải thực sự chặt chẽ, đồng bộ và sát sao. Nếu công tác này làm không tốt sẽ

tạo môi trường thuận lợi cho tội phạm phát triển. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng
công tác quản lý của các cơ quan có chức năng vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa
hiện nay các băng đĩa, sách truyện có nội dung bạo lực, đồi truỵ ...tràn ngập thị
trường gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách cho mỗi người, tác động
rất lớn đến hành vi phạm tội. Từ những hình ảnh xấu đó đi sâu vào tiềm thức của
người xem khiến chúng thực hiện tội phạm một cách đáng tiếc.
2.4. Nguyên nhân về quản lý tài sản của chủ sở hữu, người có trách nhiệm quản lý
tài sản
Bọn tội phạm thường lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu và người quản lý tài sản để
thực hiện hành vi trộm cắp. Mà trong việc quản lý tài sản của chủ sở hữu, người có
trách nhiệm quản lý còn thiếu cảnh giác để chúng dễ dàng thực hiện hành vi trộm
cắp như: không khoá xe an toàn, để tài sản không có người trông coi ... nhất là
những người có trách nhiệm quản lý như nhân viên bảo vệ, thủ kho ... đã thiếu tinh


thần cảnh giác rời bỏ vị trí và trách nhiệm của mình tạo điều kiện thuận lợi cho bọn
tội phạm vào cơ quan tiến hành trộm cắp tài sản.
IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét hoạt động của toà án nhân dân huyện Tiền hải trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng ngừa tội trộm cắp tài sản.
Toà án là một cơ quan nhà nước, hoạt động của Toà án là một bộ phận của hoạt
động của nhà nước. Tại điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân đã quy định rõ những
nhiệm vụ của Toà án đó là:" Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm
vụ bảo vệ Pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ của nhân dân bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mang, tài
sản, tự do danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Toà án
góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội,ý thức đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm,các vi phạm pháp luật khác
Tại Khoản 1- Điều 4- Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

quy định :"Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ
quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình,
đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại
cộng đồng".
Thực hiện chức năng xét xử của mình, trong những năm gần đây Toà án nhân dân
huyện Tiền hải luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa tội phạm nói chung và tội Trộm cắp tài sản nói riêng. Hoạt động phòng
ngừa tội Trộm cắp tài sản của Toà án được thể hiện ở một số điểm chính sau:


1.1 Nghiên cứu kỹ và đầy đủ hồ sơ vụ án; xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật.
Khi nghiên cứu bất kỳ vụ án hình sự nào về tội Trộm cắp tài sản thì Toà án huyện
luôn cố gắng nghiên cứu, xem xét kỹ các đặc điểm, tình tiết của tội phạm. Điều này
có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó không chỉ cho khả năng nắm bắt được các hành vi
cụ thể của tội phạm và đề ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết mà còn nhằm xác
định đúng mức độ hình phạt đối vối người có tội.
Thông qua việc xét xử các vụ án Hình sự về tội Trộm cắp tài sản trong đó có cả xét
xử lưu động, Toà án huyện đã phát hiện ra các nguyên nhân, điều kiện phát sinh của
tội Trộm cắp tài sản để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và
mọi công dân tiến hành hạn chế, loại trừ để phòng ngừa tội Trộm cắp tài sản phát
sinh trong tương lai.
Tại phiên toà xét xử, Thẩm phán đã tuyên các hình phạt nghiêm khắc, đúng pháp
luật. Điều này có vai trò giáo dục phòng ngừa lớn. Hình phạt không chỉ xử lý
nghiêm minh kẻ phạm tội mà nó còn răn đe đối với những đối tượng khác có ý định
phạm tội. Đặc biệt đối với việc cá thể hoá hình phạt thì Toà án đã áp dụng rất có
hiệu quả trong việc xét xử, nó mang tính chất giáo dục và phòng ngừa tội phạm xảy
ra. Việc hình phạt được cá thể hoá, có căn cứ pháp luật, nhân đạo và công bằng là
một phương tiện tác động to lớn và quan trọng đối với tâm lý kẻ phạm tội và những

người có mặt tại phiên toà. Trong trường hợp này Toà án đã đạt được mục đích
phòng ngừa chung và riêng. Đây là một những phương hướng quan trọng trong việc
đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội Trộm cắp tài sản nói riêng của Toà
án.
1.2. Luôn tổng kết thực tiễn về tình hình trộm cắp tài sản.
Kết thúc một năm xét xử thì Toà án nhân dân huyện Quỳnh phụ luôn luôn tổng kết
thực tiễn về tình hình trộm cắp tài sản, số lượng các vụ trộm cắp tài sản mà Toà án


đã xét xử. Việc tổng kết này nhằm để tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát
sinh tội phạm để qua đó cộng tác chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật loại trừ
chúng ra khỏi đời sống xã hội; tạo cơ sở cho các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ
chức kimh tế, các tổ chức xã hội,... để động viên tất cả mọi người dân vào hoạt
động phòng ngừa tội phạm nói chung và tội Trộm cắp tài sản nói riêng.
1.3. Luôn phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong việc phòng chống tội
phạm.
Trong những năm qua, Toà án nhân dân huyện Tiền hải đã phối hợp với các cơ quan
Tư pháp, Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội tiến
hành công tác thi hành án hình sự, giáo dục quản lý những người có
Tội nhưng bị phạt án treo; cải tạo không giam giữ; những người mãn hạn tù trở về
để hoà nhập với cộng đồng.
Ngoài ra trong những báo cáo tại những cuộc họp; tại các cơ quan, đơn vị và trường
học thì Chánh án Toà án nhân dân huyện Tiền hải đã thay mặt Toà án thông báo về
tình hình tội phạm nói chung và tội Trộm cắp tài sản nói riêng, thông báo về các
quyết định của Toà án và thông qua đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân
dân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống tội Trộm cắp tài sản tại
huyện.
2. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện Tiền
hải.
Trước sự gia tăng mạnh của tình hình tội phạm trộm cắp trên địa bàn thì các cơ

quan chức năng đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn sự phát triển của tội phạm này.
Theo tinh thần của Nghị quyết 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 về
tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định
188/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương


trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Chỉ thị số 137/2004/CT-TTg ngày 8/1/2004
của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện NQ 09/1998/NĐ-CP và Chương
trình Quốc gia phòng chống tội phạm thì công tác phòng, chống phải thật sự đồng
bộ cả về kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật ... Qua thời gian thực tập ở Toà và
nghiên cứu tìm hiểu về tội phạm này thì em xin đưa ra một số biện pháp sau.
2.1. Biện pháp về kinh tế
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tội phạm trộm cắp là xuất phát từ nền
kinh tế khó khăn, đời sống của người dân còn nghèo. Chính vì thế phải đẩy mạnh sự
phát triển nên kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo sự phát triển đồng bộ
giữa vùng thành thị và nông thôn.
- Tạo việc làm cho người lao động là một trong những biện pháp quan trọng. Muốn
vậy phải đa dạng hoá nền kinh tế, không chỉ chú trọng kinh tế nông nghiệp mà cả
lâm nghiệp vì địa bàn huyện có diện tích rừng lớn. Không những thế còn đa dạng
hoá cả ngành nông nghiệp, bên cạnh pháp triển ngành trồng trọt còn phải pháp triển
ngành chăn nuôi gia súc gia cầm. Những biện pháp này sẽ tạo ra nhiều việc làm ,
thu hút người lao động nhàn rỗi, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bán thất nghiệp.
2.2. Biện pháp về xã hội
Bên cạnh biện pháp về kinh tế những biện pháp về xã hội không kém phần quan
trọng. ổn định xã hội sẽ góp phần giảm tỷ lệ tội phạm nói chung và tỷ lệ tội phạm
trộm cắp nói riêng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về NQ 09/NĐ-CP và Chương trình Quốc gia
phòng chống tội phạm, các quyết định, chỉ thị của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân tỉnh, Uỷ
ban nhân dân tỉnh ... để mọi người dân nhận thức và tự giác tích cực tham gia đấu
tranh phòng chống tội phạm. Xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp tục thực hiện có



hiệu quả 4 đề án của Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm qua đó giảm
thiểu tỷ lệ tội phạm
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
Để đưa pháp luật đi vào cuộc sống, công tác giáo dục phổ biến pháp luật phải được
triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên với hình thức đa dạng, phong phú, phù
hợp với từng bộ phận, lứa tuổi. Chẳng hạn như qua các tổ chức, đoàn thể quần
chúng ở cơ sở, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua tài liệu báo chí ... để nâng
cao ý thức pháp luật của người dân. Phải chú trọng hơn nữa công tác giáo dục pháp
luật trong nhà trường từ cấp 2, cấp 3. Bởi đây là lứa tuổi đang pháp triển nếu được
hình thành ý thức pháp luật từ sớm sẽ có tác động tốt cho tư cách công dân tốt của
các em.
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức, đoàn thể như Uỷ ban mặt trận Tổ quốc,
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân ... đối với việc quản lý thanh thiếu niên
và tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trên địa bàn.
- Cần phải xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh trong cộng đồng khu dân cư, xây
dựng gia đinh văn hoá, gia đình thể thao lành mạnh ... để làm cơ sở cho việc phòng
ngừa sự lây lan của các loại tội phạm, trong đó có tội trộm cắp.
2.3 Nâng cao vai trò của quần chúng
Từ ngàn xưa đến nay, người dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng đất nước. Và ngày nay trong thời bình thì vai trò đó cũng không kém
phần quan trọng. Vì thế phát huy vai trò của quần chúng trong công tác đấu tranh
phòng ngừa tội phạm là một giải pháp rất quan trọng. Theo Chỉ thị 58/TTg của Thủ
Tướng Chính phủ về “ củng cố các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, công an xã, ban bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp để làm lực
lượng nòng cốt cho phong trào”. Như vậy cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của
người dân trong các hoạt động như:



- Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm. Khi phát hiện ra
được những hành vi phạm tội thì kịp thời báo tin cho những cơ quan có chức năng
để có biện pháp xử lý.
- Toàn dân tham gia vào công tác cảm hoá giáo dục, cải tại người phạm tội tại gia
đình và cộng đồng dân cư.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn thực
hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn.
2.4. Các biện pháp về tổ chức - quản lý xã hội
- Tăng cường công tác kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng trên địa bàn vì đây là
một vũ khí rất hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó có
tội trộm cắp tài sản.
- Công tác phát hiện, điều tra tội phạm phải thực hiện tốt, phù hợp với từng địa bàn,
từng đối tượng.
- Giáo dục, cải tạo người phạm tội. Trên địa bàn huyện có trại giam số 6, phải cho
những phạm nhân này học nghề để khi tái hoà nhập cộng đồng có nghề để làm ăn
sinh sống không trở lại con đường phạm tội.
Việc đề ra các biện pháp thích hợp sẽ giúp cho công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm trộm cắp đạt kết quả tốt hơn. Muốn thực hiện tốt công tác đó đòi hỏi các cấp
ngành phải phối hợp với nhau giải quyết triệt để vấn đề .
KẾT LUẬN


Đất nước ta đang ngày càng đổi mới, nhất là gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO
thì càng có nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó
thì tình hình tội phạm cũng gia tăng liên tục, diễn biến phức tạp, trong đó có tội
phạm về trộm cắp. Để có thể tập trung phát triển kinh tế thì đồng thời phải có những
giải pháp ổn định xã hội, giảm tình hình tội phạm. Phát triển kinh tế để nâng cao đời
sống của người dân, vì vậy công tác phòng ngừa đấu tranh tội phạm giữ vai trò quan
trọng.
Cùng với toàn xã hội, Toà án nhân dân huyện Tiền hải cũng không ngừng tự rèn

luyện để nâng cao trình độ, nghiệp vụ để đáp ứng được với yêu cầu mới, trong đó
có việc góp phần vào việc năng ngừa và đấu tranh tội phạm trộm cắp. Ý thức được
điều đó, nhiều năm qua công tác phòng chống và đấu tranh tội phạm trộm cắp đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Dù không thể loại trừ hết được tội phạm song với
cố gắng của mình ngành Toà án cùng với các cơ quan hữu quan khác và toàn thể
nhân dân đã giảm thiểu hơn qui mô, tính chất và hậu quả của tội trộm cắp. Trong
chuyên đề này em hy vọng rằng những ý kiến của mình sẽ góp phần nhỏ bé trong
công tác này.



×