Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Sưu tầm quyết định tuyên bố một người mất tích (hoặc hủy bỏ quyết định này) và tóm tắt sự việc, bình luận về cách giải quyết của Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.58 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Cá nhân sinh ra là một thực thể của xã hội và là thực thể pháp lý. Sự tồn tại của
cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đem lại cho cá nhân các
quyền và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định. Thông thường cá nhân sinh ra và
khai tử theo một quy luật thông thường. Tuy nhiên có những trường hợp cá nhân mất
tích và sự mất tích ấy lại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của chủ thể
khác. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật dân sự đã có những quy định về việc
tuyên bố mất tích
Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều vấn đề cần phải xem
xét. Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề, em đã tìm hiểu và làm rõ hơn nữa về
lý luận cũng như thực tế việc thực hiện tuyên bố mất tích qua đề tài số 10 với nội
dung: “Sưu tầm quyết định tuyên bố một người mất tích (hoặc hủy bỏ quyết định
này) và tóm tắt sự việc, bình luận về cách giải quyết của Tòa án” làm nội dung
cho bài tập học kỳ của mình
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về tuyên bố mất tích theo quy định của BLDS 2015.
1.1. Điều kiện tuyên bố mất tích
Theo quy định tại Điều 68 BLDS 2015, một người bị tuyên bố là mất tích khi:
-Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố một
người mất tích khi người đó đã biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy
đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
-Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu
không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu
tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày,
tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp
theo năm có tin tức cuối cùng.
- Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải
quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

[1]




1.2. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
- Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý
tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa
vụ sau:
+ Người quản lý tài sản có quyền: Quản lý tài sản của người vắng mặt; trích một
phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh
toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt và được thanh toán các
chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.
+ Người quản lý tài sản có nghĩa vụ: Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng
mặt như tài sản của chính mình; bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy
cơ bị hư hỏng; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài
chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa
án. Khi người vắng mặt trở thì phải giao lại tài sản cho người đó và phải thông báo
cho Tòa án biết; phải bồi thường nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại.
- Nếu Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn
thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người
mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của
người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác
quản lý tài sản.
3. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích
Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn
sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa
án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản
chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì
dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống,
quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải
được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để
ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

[2]


2. Tóm tắt và bình luận về cách giải quyết của Tòa án thông qua một quyết
định tuyên bố một người mất tích cụ thể
2.1. Tóm tắt nội dung vụ việc
Quyết định số: 07/2019/QĐST–VDS ngày 24/07/2019 của TAND huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng về việc Bà Bùi Thị Thu T yêu cầu tuyên bố ông Hồ Chấn M
mất tích.
Nội dung vụ việc như sau:
Theo đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự ghi ngày 21/01/2019 và bản tự khai ghi
ngày 20/02/2019, người yêu cầu giải quyết việc dân sự bà Bùi Thị Thu T trình bày:
Bà Bùi Thị Thu T và ông Hồ Chấn M cùng chung sống từ năm 1985, không có
đăng ký kết hôn, sau khi cưới ông bà sống tại khu phố A, ấp B, xã P, huyện Q, tỉnh
Đồng Nai đến năm 2000 ông bà cùng chung sống tại Thôn T, xã H, huyện Đ, tỉnh Lâm
Đồng. Từ tháng 01 năm 2015 ông Hồ Chấn M đã bỏ đi khỏi địa phương đến nay
không có tin tức gì. Bà Bùi Thị Thu T yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng,
tỉnh Lâm Đồng tuyên bố ông Hồ Chấn M mất tích để bà giải quyết việc ly hôn và giải
quyết các quan hệ dân sự liên quan đến ông Minh. Ngoài ra bà Bùi Thị Thu T không
có yêu cầu nào khác.
Căn cứ vào các tình tiết của vụ việc và các quy định của pháp luật hiện hành thì
Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu của bà Bùi Thị Thu T về tuyên bố một người mất tích.
Tuyên bố ông Hồ Chấn M, sinh năm 1963; nơi cư trú cuối cùng: Thôn T, xã H, huyện
Đ, tỉnh Lâm Đồng mất tích
2.2. Bình luận về cách giải quyết của Tòa án
2.2.1. Xác định tư cách đương sự

Tòa án xác định tư cách đương sự như sau:
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bà Bùi Thị Thu T, sinh năm 1964. Trú tại:
Số 2Đ, tổ A, thị trấn L, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Hồ Chấn M, sinh năm 1963. Nơi cư
trú cuối cùng: Thôn T, xã H, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng. Bà Bùi Thị Thu T có mặt, ông
Hồ Chấn M vắng mặt tại phiên họp.
Căn cứ Điều 68 BLTTDS 2015 ta có thể xác định về tình hợp pháp trong việc
xác định tư cách đương sự của TAND huyện Đức Trọng:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Theo Khoản 5 điều 68 BTTLDS 2015 quy định:

[3]


“Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận
hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”
Ở đây bà Bùi Thị Thu T là người yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích đối với
chồng mình là Hồ Chấn M. Trong bản án đã xác định bà Bùi Thị Thu T là người
yêu cầu giải quyết việc dân sự là đúng theo quy định của pháp luật
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Theo Khoản 6 Điều 68 BLTTDS 2015:
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không
yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc
dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách
là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan….”
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đây được xác định là ông Hồ Chấn

M, cũng là người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Tuy nhiên việc TAND huyện Đức
Trọng xác định ông M là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chưa đúng
theo quy định của BLTTDS hiện hành.1
2.2.2. Về yêu cầu của đương sự
Bà Bùi Thị Thu T yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
tuyên bố ông Hồ Chấn M mất tích để bà giải quyết việc ly hôn và giải quyết các
quan hệ dân sự liên quan đến ông M
Yêu cầu của bà T là chính đáng bởi lẽ:
- Bà T là người có hôn nhân hợp pháp với ông M mặc dù hai người chỉ chung
sống với nhau từ năm 1985 mà không đăng ký kết hôn.
Vấn đề nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước năm 1987 không có
đăng ký kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điểm a Mục 3 Nghị quyết số
35/2000/QH10 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình:
“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1
năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký
kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly
1 Xem phân tích ở mục 3.

[4]


hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000”.2
Như vậy, trường hợp bà T và ông M mặc dù không có đăng ký kết hôn nhưng
đã chung sống với nhau như vợ chồng trước năm 1987, do đó đây là quan hệ hôn
nhân thực tế và được pháp luật công nhận.
- Việc ông M bỏ đi biệt tích gây ra ảnh hưởng đối với bà T. Trong đời sống
hôn nhân gia đình, việc người chồng mất tích ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng,
kinh tế gia đình,... việc này cần được giải quyết nếu một bên còn lại có yêu cầu ly
hôn. Theo khoản 2 Điều 68 BLDS 2015 quy định “Trường hợp vợ hoặc chồng của

người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”.
Việc tòa án thụ lí và giải quyết yêu cầu của bà T là tiền đề để bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của bà T. Khi tòa án chấp nhận yêu cầu của bà T thì chị có thể
tiến hành thủ tục xin ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân với ông M.
2.2.3. Về thẩm quyền của tòa án
Căn cứ vào Khoản 1 điều 27 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của
TAND theo loại việc. Theo đó:
“Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi.”
Căn cứ vào điểm a Khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền
của tòa án nhân dân cấp huyện:
“2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau
đây:a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27
của Bộ luật này;”
Thẩm quyền giải quyết việc dân sự này thuộc về tòa án nhân dân huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Như vậy, việc tòa án nhân dân huyện Đức Trọng thụ lý việc dân sự trên hoàn
toàn đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.2.4. Về chứng cứ, tài liệu
Điều 93 BLTTDS 2015 quy định:
/>2

[5]


“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố
tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định

và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án
cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp
pháp”.
Chứng cứ được thu thập từ các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, các
vật chứng, lời khai của đương sự,... Trong vụ việc dân sự, nếu có yêu cầu tòa án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự là người có nghĩa vụ cung
cấp chúng cứ để tòa án xác minh yêu cầu của họ có căn cứ, là hợp pháp.
Trong vụ việc trên, sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ
việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự và đại diện Viện
kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã nhận
định ông Hồ Chấn M, sinh năm 1963; nơi cư trú cuối cùng: Thôn T, xã H, huyện
Đ, tỉnh Lâm Đồng đã bỏ đi khỏi địa phương từ tháng 01 năm 2015 đến nay. Gia
đình đã nhiều lần tìm kiếm qua bà con thân thuộc và Tòa án đã thông báo tìm kiếm
trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự nhưng đến nay vẫn không có tin tức xác thực về ông Hồ Chấn M.
Từ đó ta có thể xác định việc cung cấp chứng cứ của bà T đã đầy đủ và hợp
lý, chứng minh xác định việc mất tích của ông M là đứng sự thật.
2.2.5. Về thủ tục
Căn cứ vào Điều 68 BLDS 2015 và Điều 388 BLTTDS 2015 thì:
Khi người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một
người mất tích thì người đó phải nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết với nội dung
như sau:
- Ngày, tháng, năm, viết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu, những vấn đề cụ
thể yêu cầu Toà án giải quyết; lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải
quyết vụ việc dân sự đó; tên địa chỉ những người có lên quan; các thông tin khác
mà người yêu cầu thấy cần thiết cần cung cấp; kèm theo là các tài liệu, chứng cứ
để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
- Kèm theo đơn là các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là mất
tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó
[6]



còn sống hay đã chết và chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp thông báo tìm kiếm.
- Toà án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án; trong thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày
thụ lý, Toà án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất
tích trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông báo trong 4 tháng kể từ ngày
thông báo đầu tiên).
Trong việc dân sự này, tòa án đã thụ lí đơn của bà T đồng thời thông báo tìm
kiếm ông M trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự nhưng đến nay vẫn không có tin tức xác thực về ông Hồ Chấn M.
Như vậy, kể từ ngày ông M bỏ đi khỏi địa phương tháng 01/2015 cho đến ngày
thời điểm Tòa án thụ lý và ra quyết định đã đảm bảo quy định tại Khoản 1 Điều 68
BLDS 2015.
TAND huyện Đức Trọng đã chấp nhận đơn yêu cầu của bà T và ra quyết định
với nội dung như sau:
“…
- Chấp nhận đơn yêu cầu của bà Bùi Thị Thu T về tuyên bố một người mất
tích. Tuyên bố ông Hồ Chấn M, sinh năm 1963; nơi cư trú cuối cùng: Thôn T, xã
H, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng mất tích.
- Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: Bà Bùi Thị Thu T phải chịu 300.000
đồng tiền lệ phí dân sự sơ thẩm, được trừ vào 300.000 đồng tiền tạm ứng lệ phí
dân sự sơ thẩm đã nộp theo biên lai thu số AA/2016/0006492 ngày 20/02/2019 của
Chi cục thi hành án dân sự huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Bà Bùi Thị Thu T đã
nộp đủ lệ phí dân sự sơ thẩm.
Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong hạn 10 ngày kể từ ngày Tòa
án ra quyết định, đương sự vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn kháng cáo tính từ
ngày nhận được quyết định hoặc được tống đạt hợp lệ.”
Quyết định trên hợp lý về mặt thủ tục và nội dung theo quy định của pháp
luật hiện hành.

3. Quan điểm cá nhân về việc người bị tuyên bố mất tích không phải là
đương sự trong việc dân sự
Hiện nay, đối với việc xác định người yêu cầu thì hầu hết ở các Tòa án đã có sự
thống nhất. Tuy nhiên, đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích thì vẫn còn nhiều
quan điểm khác nhau, có Tòa án xác định họ là đương sự với tư cách là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự, có Tòa án lại không xác định như vậy.
[7]


Cụ thể trong vụ việc đã nêu ở mục 2 thì TAND huyện Đức Trọng đã xác định ông Hồ
Chân M (người bị yêu cầu tuyên bố mất tích) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong việc dân sự. Theo quan điểm của cá nhân thì việc xác định như vậy là
không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ:
Căn cứ vào Khoản 5 và khoản 6 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về đương sự
trong việc dân sự gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự, cụ thể như sau:
“5. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận
hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không
yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc
dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà
không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.”
Theo các quy định trên, trong việc dân sự có hai loại đương sự:

(1) Người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
(2) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc xác định người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là đương sự trong việc dân sự –
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, theo cá nhân em là không phù hợp với các
quy định của pháp luật. Bởi vì, theo quy định của BLTTDS 2015 thì sau khi có Quyết
định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích mà người đó trở về và
yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc
xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích 3; BLDS 2015 cũng quy định khi người
bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu
cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ

3 Xem khoản 3 Điều 338 BLTTDS 2015.

[8]


bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó 4; đồng thời, BLTTDS cũng quy định
về thủ tục huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người bị tuyên bố mất tích5.
Và như vậy, có thể khẳng định người bị yêu cầu tuyên bố mất tích không phải là
đương sự – người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự; việc xác định
người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là đương sự – người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong việc dân sự là không đúng.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của BLDS 2015 về quy định việc tuyên bố mất tích đã giúp cho
việc giải quyết các vụ án về tuyên bố mất tích thuận lợi hơn so với những quy định
của BLDS 2005. Tuyên bố mất tích là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo
vệ quyền lợi của cá nhân cũng như những chủ thể có liên quan khác. Chế định này
mang một ý nghĩa to lớn đối với việc xác định các quyền và lợi ích hợp pháp cho
người bị tuyên bố mất tích cũng như những người có liên quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
2. Bộ luật dân sự 2015;
3. Quyết định số: 07/2019/QĐST–VDS ngày 24/07/2019 của TAND huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng về việc Bà Bùi Thị Thu T yêu cầu tuyên bố ông Hồ
Chấn M mất tích.
4.

/>
4 Xem khoản 1 Điều 70 BLDS 2015.
5 Xem Điều 390 BLTTDS 2015.

[9]


PHỤ LỤC
TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐỨC TRỌNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 07/2019/QĐST–VDS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đức Trọng, ngày 24 tháng 7 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
V/v TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC
TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Bà Đặng Thị Hạnh.
Thư ký phiên họp: Ông Phạm Quốc Bảo – Thư ký Toà án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh

Lâm Đồng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tham gia phiên họp:
Ông Phạm Văn Bảng – Kiểm sát viên.
Ngày 24 tháng 7 năm 2019, tại trụ sở, Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng mở
phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ lý số: 19/2019/TLST-VDS ngày 20 tháng 02
năm 2019 về việc: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích” theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm
giải quyết việc dân sự số 02/2019/QĐST-DS ngày 04 tháng 7 năm 2019, gồm những người tham gia
tố tụng sau đây:
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bà Bùi Thị Thu T, sinh năm 1964. Trú tại: Số 2Đ, tổ A,
thị trấn L, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Hồ Chấn M, sinh năm 1963. Nơi cư trú cuối
cùng: Thôn T, xã H, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng. Bà Bùi Thị Thu T có mặt, ông Hồ Chấn M vắng mặt
tại phiên họp.
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:
Theo đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự ghi ngày 21/01/2019 và bản tự khai ghi ngày
20/02/2019, người yêu cầu giải quyết việc dân sự bà Bùi Thị Thu T trình bày: Bà và ông Hồ Chấn M
cùng chung sống từ năm 1985, không có đăng ký kết hôn, sau khi cưới ông bà sống tại khu phố A,
ấp B, xã P, huyện Q, tỉnh Đồng Nai đến năm 2000 ông bà cùng chung sống tại Thôn T, xã H, huyện
Đ, tỉnh Lâm Đồng. Từ tháng 01 năm 2015 ông Hồ Chấn M đã bỏ đi khỏi địa phương đến nay không
có tin tức gì. Bà Bùi Thị Thu T yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tuyên bố
ông Hồ Chấn M mất tích để bà giải quyết việc ly hôn và giải quyết các quan hệ dân sự liên quan đến
ông Minh. Ngoài ra bà Bùi Thị Thu T không có yêu cầu nào khác.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên
họp; ý kiến của các đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng nhận định:
[1] Ông Hồ Chấn M, sinh năm 1963; nơi cư trú cuối cùng: Thôn T, xã H, huyện Đ, tỉnh Lâm
Đồng đã bỏ đi khỏi địa phương từ tháng 01 năm 2015 đến nay. Gia đình đã nhiều lần tìm kiếm qua
bà con thân thuộc và Tòa án đã thông báo tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo


[10]


quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng đến nay vẫn không có tin tức xác thực về ông Hồ
Chấn M.
[2] Qua ý kiến của Kiểm sát viên tham gia phiên họp đề nghị chấp nhận yêu cầu của bà Bùi
Thị Thu T tuyên bố ông Hồ Chấn M mất tích. Xét thấy việc bà Bùi Thị Thu T yêu cầu Tòa án nhân
dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tuyên bố ông Hồ Chấn M mất tích là có cơ sở chấp nhận.
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ Điều 68 Bộ luật Dân sự;
- Căn cứ vào các Điều 27, 35, 39, 149, 370, 371, 387, 389 Bộ luật Tố tụng dân sự;
- Căn cứ Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
- Chấp nhận đơn yêu cầu của bà Bùi Thị Thu T về tuyên bố một người mất tích. Tuyên bố ông
Hồ Chấn M, sinh năm 1963; nơi cư trú cuối cùng: Thôn T, xã H, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng mất tích.
- Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: Bà Bùi Thị Thu T phải chịu 300.000 đồng tiền lệ phí
dân sự sơ thẩm, được trừ vào 300.000 đồng tiền tạm ứng lệ phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo biên lai
thu số AA/2016/0006492 ngày 20/02/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng. Bà Bùi Thị Thu T đã nộp đủ lệ phí dân sự sơ thẩm.
Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong hạn 10 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định,
đương sự vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được quyết định hoặc
được tống đạt hợp lệ.
Nơi nhận:

THẨM PHÁN - CHỦ TOẠ PHIÊN HỌP

- TAND tỉnh Lâm Đồng;
- VKSND huyện Đức Trọng;
- VKSND tỉnh Lâm Đồng;
- Chi cục THADS huyện Đức Trọng;

- Người yêu cầu;
- Lưu: HS, AV.

Đặng Thị Hạnh

[11]


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Khái quát chung về tuyên bố mất tích theo quy định của BLDS 2015......................1
1.1. Điều kiện tuyên bố mất tích....................................................................................1
1.2. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích.......................................................2
3. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích.........................................................................2
2. Tóm tắt và bình luận về cách giải quyết của Tòa án thông qua một quyết định tuyên
bố một người mất tích cụ thể..........................................................................................3
2.1. Tóm tắt nội dung vụ việc.........................................................................................3
2.2. Bình luận về cách giải quyết của Tòa án.................................................................3
2.2.1. Xác định tư cách đương sự...................................................................................3
2.2.2. Về yêu cầu của đương sự......................................................................................4
2.2.3. Về thẩm quyền của tòa án....................................................................................5
2.2.4. Về chứng cứ, tài liệu.............................................................................................6
2.2.5. Về thủ tục..............................................................................................................6
3. Quan điểm cá nhân về việc người bị tuyên bố mất tích không phải là đương sự
trong việc dân sự............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

[12]




×