Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HD nhiệm vụ 2009-2010 trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.82 KB, 21 trang )

UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________ __________________________
Số: 2319 /SGD&ĐT-GDTrH Phan Thiết, ngày 25 tháng 8 năm 2009
BÁO CÁO
TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 – 2009
VÀ HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 – 2010
CỦA BẬC GIÁO DỤC TRUNG HỌC VÀ GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY
***
A. GIÁO DỤC TRUNG HỌC
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 – 2009 :
1. Quy mô phát triển bậc Trung học:
a. Trung học cơ sở :
- Số trường THCS : 117 (Trong đó có 03 trường Dân tộc nội trú huyện), 0 tăng
trường so với năm học trước.
- Tổng số học sinh THCS là 91.882; giảm: 4.924 HS so với năm học trước; chiếm tỷ
lệ giảm: 5,09 %.
b. Trung học phổ thông :
- Số trường THPT: 25 (Trong đó có 01 trường DTNT tỉnh).
- Tổng số học sinh THPT là 45.066; tăng: 1.371 HS so với năm học trước; chiếm tỷ
lệ: 3,14 %.
2. Những hoạt động giáo dục:
2.1. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học:
Tiếp tục thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 là
giáo dục chính trị tư tưởng, nên đội ngũ quản lý giáo dục đã chỉ đạo khá sâu sát, chặt chẽ và
triển khai thực hiện trên các mặt hoạt động giáo dục trong trường học.
Trong giảng dạy, giáo viên đã thực hiện việc tích hợp, lồng ghép, các chuyên đề Giáo
dục Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ GDĐT,... đã đi vào nền nếp, cung
cấp kiến thức, xây dựng ý thức công dân, tác động đến cảm quan thẩm mỹ, giúp cho việc hình
thành nhân cách, góp phần giáo dục hạnh kiểm cho học sinh.
Nhà trường đã có nhiều cố gắng thay đổi hình thức và nội dung ở các tiết chào cờ


đầu tuần và tiết sinh hoạt chủ nhiệm, nhiều đơn vị trường học đã thực hiện khá linh hoạt, phù
hợp với đặc trưng cụ thể của từng địa phương, làm cho việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho
học sinh trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Hoạt động của tổ giám thị trường học, kết hợp
với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phát huy tác dụng tích cực đến việc thực hiện nền nếp,
kỷ cương, tác động tích cực cho công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh.
Hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội trong trường học nhiều đơn vị còn nhiều khó khăn
nhưng đã phát huy tính chủ động, làm cho phong trào có nhiều chuyển biến.
Hầu hết các trường THPT đã có chi bộ Đảng để lãnh đạo công tác giáo dục chung
cho đơn vị. Nhiều trường THCS đã có chi bộ Đảng, công tác phát triển đảng viên trong giáo
viên có nhiều chuyển biến tốt.
Nhân tố quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học rõ nhất là tính đoàn kết,
cộng đồng trách nhiệm trong Hội đồng sư phạm các trường học.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số biểu hiện đáng lo ngại trong học sinh, đó là:
- Việc ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong học sinh thể hiện chưa cao.
- Hiện tượng băng nhóm gây bè phái đánh nhau trong học sinh vẫn còn; Tình trạng ma
tuý xâm nhận vào học đường đang là một nguy cơ đe doạ, nhất là các vùng thị trấn, thành phố.
Tất cả những hiện tượng trên, nhà trường đã có nhiều biện pháp ngăn chặn khá hiệu quả,
nhưng cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa, kịp thời chặn đứng mọi hiện tượng tiêu cực, xây
dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực đúng nghĩa trong những năm tới.
2.2. Về hoạt động dạy và học :
a. Ở cấp học THCS:
- Giáo viên cấp THCS hầu hết đã đi vào nền nếp với việc giảng dạy theo chương trình
thay sách giáo khoa, đều ý thức trách nhiệm và thấy rõ được tầm quan trọng việc đổi mới
phương pháp dạy - học. Song thực tế việc đổi mới phương pháp dạy - học không đồng đều
giữa các giáo viên, giữa các trường qua các tiết dạy. Vẫn còn những tiết dạy chay, không sử
dụng đồ dùng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học ở cấp THCS chưa
được đẩy mạnh, nhất là ở vùng nông thôn, phương tiện nghe nhìn trang bị cho cấp THCS còn
thiếu nhiều mặt. Riêng phòng Giáo dục và Đào tạo La Gi đã chỉ đạo cho các trường THCS
trang bị phương tiện trình chiếu nên tác động đến việc soạn theo chương trình PowerPoint cho
giáo viên, gây được hứng thú trong dạy - học. Nhìn chung, hiện nay giáo viên chú trọng vào

việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa thật chú trọng việc hướng dẫn học sinh đổi mới
phương pháp học.
- Đã triển khai các chuyên đề tích hợp - lồng ghép của Bộ GDĐT đến các trường
THCS.
- Đã có Quyết định thành lập 13 tổ cốt cán của 13 bộ môn và từng năm học đã tổ chức
sinh hoạt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy - học, luyện tập, ...ở các huyện bước đầu đã
có kết quả thiết thực.
- Thông qua số liệu thống kê của các phòng Giáo dục – Đào tạo và kỳ thi tuyển sinh
vào lớp 10 THPT năm 2009, tuy tỉ lệ học sinh khá và điểm trung bình ở một số bộ môn có
nâng lên hơn năm trước, nhưng thực chất cho thấy tỉ lệ chất lượng học tập yếu kém của học
sinh vẫn chiếm đại bộ phận, trình độ học sinh không đồng đều giữa các địa bàn (các trường,
các vùng) với nhau. Cụ thể qua số liệu tổng kết năm học 2008 – 2009:
- Tổng số học sinh lớp 9 THCS: 19.986, xét đỗ tốt nghiệp: 19.076; Tỷ lệ TN THCS là
95,44 % (năm học trước tỷ lệ là 88,8 % - tăng 6,64 %).
- Tổng số học sinh lớp 9 BT.THCS: 762, xét đỗ tốt nghiệp: 761; Tỷ lệ TN BT.THCS
là 99,87 %.
- Các phong trào bồi dưỡng HSG, sử dụng máy tính bỏ túi được đẩy mạnh trong nhà
trường đã có tác động tốt đến hoạt động dạy và học.
- Tỷ lệ học sinh khá: 27,54%, học sinh giỏi: 12,76%.
2
- Tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học ở cấp THCS:
* Lưu ban: 3.215; tỷ lệ: 3,50% (0 tăng, 0 giảm).
* Bỏ học : 2.867; tỷ lệ: 3,12%.
Kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT phân ban tháng 7/ 2009 cho thấy tỷ lệ %
từ 5 điểm trở lên ở từng môn như sau:
Đơn vị Phòng GD&ĐT Môn Ngữ văn Tóan Tiếng Anh
Phan Thiết 48.42% 60.09% 42.26%
La Gi 38.36%
38.79% 26.75%
Tuy Phong 40.37%

45.50% 29.48%
Bắc Bình 36.11% 41.26%
23.29%
Hàm Thuận Bắc
39.44%
39.44% 26.99%
Hàm Thuận Nam
37.35% 36.56%
23.32%
Tánh Linh
42.88% 40.60% 26.55%
Hàm Tân
38.33% 32.75% 21.04%
Đức Linh 41.94%
42.77% 29.57%
Phú Quý /
/ /
Toàn tỉnh 40.80% 43.05% 28.59%
b. Ở cấp học THPT :
- Đã triển khai hoàn tất (3 năm) thực hiện dạy – học theo chương trình thay sách giáo
khoa phân ban cho toàn cấp THPT và đã được đánh giá kết quả dạy - học qua kỳ thi tốt nghiệp
THPT vào tháng 6/2009. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, từ việc soạn giảng cho đến sử dụng
thiết bị dạy học, cũng như hình thức dạy cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp, nhưng với sự nỗ
lực của đội ngũ, hoạt động dạy – học đã đi vào nền nếp và tương đối ổn định.
- Đội ngũ giáo viên nhìn chung thực hiện khá nghiêm túc phân phối chương trình của Bộ.
- Việc chấm, trả bài, cộng điểm, đánh giá xếp loại học sinh khá tốt.
- Theo hướng dẫn của Sở, các đơn vị đã cố gắng chỉ đạo, kiểm tra việc giáo viên thực
hiện đổi mới phương pháp dạy – học và bước đầu có kết quả tích cực từ việc soạn bài cũng
như các hoạt động giảng dạy trên lớp.
- Để giải quyết những lúng túng bước đầu việc thực hiện Chương trình và sách giáo

khoa mới cho giáo viên đứng lớp khối 12, Sở đã tổ chức Hội thảo ôn tập cho 06 môn thi tốt
nghiệp THPT có hiệu quả, được các trường đồng tình, khích lệ, đánh giá cao, đặc biệt thiết
thực giúp cho các trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên cốt cán còn mỏng, kinh nghiệm
dạy cho học sinh ôn thi chưa nhiều. Kết quả:
+ THPT: Thí sinh dự thi: 12.023 ; Số thí sinh đỗ TN: 9.814 ;
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 81,62%, (so với TN THPT lần 1 năm 2008, tăng: 5,90%);
so với TN THPT lần 1 và lần 2 năm 2008, giảm: 2,78 %.
3
+ Tỷ lệ học sinh khá: 20,28%, tăng: 2,26%; học sinh giỏi: 1,89 %, tăng: 0,43%.
+ Bỏ học ở bậc THPT là 1.844, tỷ lệ 4,09 %, giảm so với năm học trước là 0,45 %.
- Đối với kỳ thi Olympic khu vực phía Nam do trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo
tham gia đã đạt kết quả tương đối khả quan.
- Các Trung tâm GDTX – HN trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp tổ
chức dạy nghề phổ thông cho học sinh.
- Chất lượng giáo dục ngoài giờ đi vào nền nếp, nhiều trường rất linh hoạt, sáng tạo, hình
thức tổ chức mới mẻ, sinh động để thu hút học sinh tham gia tích cực và có nhiều chuyển biến
đáng kể như: Giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, phòng chống ma tuý, …
c. Đánh giá chung :
* Ưu điểm
- Đã tiếp tục thực hiện công văn 13307 / BGDĐT-GDTrH ngày 17/11/2006 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo và công văn số 5404 /UBND-TH ngày 08 /12 /2006 của UBND tỉnh,
trên tinh thần thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”, các đơn vị đã tiến hành đánh giá, rà soát lại học lực của học sinh, ra đề,
kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh một cách khách quan trên cơ sở chuẩn kiến thức của
chương trình và sách giáo khoa, không chạy theo thành tích, dựa trên cơ sở đó tiếp tục phân
loại học lực của học sinh thành ba đối tượng (như đã hướng dẫn ở năm học trước), đề ra biện
pháp phụ đạo, củng cố để nâng cao dần trình độ kiến thức cho học sinh. Kinh nghiệm trong
ba năm học cho thấy: Qua kết quả xét tốt nghiệp THCS ở các đơn vị, cũng như qua kỳ thi
tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT.THPT trên quy mô toàn tỉnh đã
chứng tỏ các đơn vị thực hiện một cách khá nghiêm túc và có hiệu quả, từng bước đi vào

chất lượng, loại bỏ dần những thành tích ảo.
- Trong hoàn cảnh còn không ít khó khăn, nhưng nhiều đơn vị đã không ngừng đề ra
biện pháp nâng cao chất lượng học sinh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt. Kỳ
thi tốt nghiệp THPT vừa qua (năm đầu tiên theo Chương trình và sách giáo khoa mới), tỷ lệ
tốt nghiệp chung của cả tỉnh vẫn giữ được mức bình quân như những năm học trước. Như
vậy, việc tổ chức thi cử của tỉnh Bình Thuận từ trước đến nay không chạy theo thành tích và
đã thực hiện khá nghiêm túc trong việc đánh giá chất lượng học sinh.
- Nhiều trường THPT đã tổ chức đầu tư trang thiết bị và giảng dạy một số tiết bằng
giáo án điện tử buớc đầu gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Sở đã chỉ đạo chuyên môn thông qua đội ngũ cốt cán của tỉnh, và qua việc kiểm tra
đột xuất để kịp thời góp ý, định hướng cho giáo viên và lãnh đạo cơ sở.
- Việc thực hiện đề tài khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cấp
THPT các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Toán, Lịch sử, Địa lý đã được triển khai đúng tiến
độ; đã tập huấn phần mềm giáo án điện tử violet, tập huấn kỹ năng soạn giáo án điện tử cho
giáo viên cốt cán các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa ở tất cả các trường THPT (tổ chức
biên soạn 300 tiết các môn Lý, Hoá, Sinh ở khối lớp 10, 11 và 150 tiết các Toán, Sử, Địa ở
khối lớp 10).
* Một số tồn tại:
- Quy mô học sinh/lớp ở từng trường còn quá cao. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đủ,
hoặc chưa chuẩn (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng bộ môn…), trang thiết bị dạy học còn
thiếu không đồng bộ. Một số nơi tuy nhà trường có trang thiết bị, nhưng khi lên lớp giáo
4
viên chưa sử dụng, vẫn còn hiện tượng dạy chay, hoặc có thí nghiệm thực hành, nhưng vẫn
còn một số tiết giáo viên dạy biểu diễn trên lớp là chính, nên hiệu quả tiết học chưa cao. Đã
chấn chỉnh được hiện tượng cắt một số tiết ở cuối chương trình của các cấp học khi đã kiểm
tra xong học kỳ II, nhất là đối với lớp 12 khi Bộ công bố môn thi tốt nghiệp THPT.
- Tỷ lệ bỏ học, lưu ban cấp THCS không tăng, không giảm, nhưng với con số như đã
thống kê (xem phần a, mục 2.2 bên trên) vẫn là bài toán nan giải cho việc duy trì việc PCGD
THCS hiện nay. Các cấp quản lý giáo dục cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục đến mức tối đa
để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

- Nhược điểm khá rõ là chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở một số trường
chưa cao. Việc dự giờ, thăm lớp trong giáo viên chưa thành nền nếp, không ít giáo viên còn
rơi vào tình trạng đối phó với việc kiểm tra chuyên môn, với chỉ tiêu thi đua, chưa thật đi
vào chiều sâu của chuyên môn, học thuật, nên hiệu quả chất lượng còn thấp.
- Tuy số đông giáo viên khi tiến hành dạy theo chương trình và SGK mới, ý thức khá
đúng đắn về ý nghĩa, yêu cầu và vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy,
nhưng trên thực tế, quá trình lên lớp ở nhiều tiết của nhiều giáo viên vẫn chưa có chuyển
biến đáng kể.
- Do nhiều yếu tố khách quan, nên việc phân bổ đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ (thừa
hoặc thiếu) giữa các đơn vị ở một số bộ môn. Năng lực giảng dạy ở một bộ phận giáo viên
để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chương trình và SGK mới vẫn còn lúng túng.
- Điều lo ngại lớn nhất hiện nay là đại đa số học sinh chưa được trang bị phương pháp
và ý thức tự học. Ý thức, động cơ thái độ học tập và phương pháp tự học, tự bồi dưỡng ở đa
số học sinh chưa rõ nét, còn yếu.
- Trong năm qua đã có bước tiến bộ trong việc đánh giá chất lượng học sinh, đi vào
chất lượng, làm giảm tình trạng chạy theo thành tích, nhưng hiện tượng quay cóp trong khi
làm bài kiểm tra, thi cử vẫn chưa chấm dứt.
2.3. Về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
a. Công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Năm học 2008 – 2009, ngành Giáo dục – Đào tạo đã phối hợp với Tỉnh Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh ký kết ban hành chương trình hoạt động công tác Đoàn trong trường học và triển
khai cụ thể xuống các đơn vị, phối hợp chỉ đạo tập trung được những việc sau:
- Các hoạt động thi đua chủ điểm của Đoàn về công tác chính trị tư tưởng, văn hoá
văn nghệ, phòng chống ma tuý, HIV – AIDS, bảo vệ môi trường, phát triển đoàn viên thông
qua các mốc thi đua vào các ngày lễ lớn trong năm học, điều đó đã giúp học sinh xác định ý
thức thi đua, rèn luyện đạo đức, phấn đấu học tập.
- Phối hợp tổ chức hội thi Tin học trẻ và tham gia thi toàn quốc đạt 01 giải Nhất phần
mềm sáng tạo và 01 giải Nhì khối THCS (bảng B).
- Tuy một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động Đoàn – Đội trường
học trong năm qua đã đi vào nền nếp, góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tác

phong cho học sinh và thúc đẩy phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường. Song nhìn
chung, các hoạt động Đoàn – Đội ở một số trường chưa chuyển biến kịp thời nhằm đáp ứng
với các yêu cầu về thẩm mỹ, về tâm sinh lý tình cảm lứa tuổi.
5
b. Công tác văn hoá, văn nghệ:
Việc hướng dẫn các đơn vị trường học thực hiện sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm
qua các ngày lễ lớn trong năm, tạo được không khí sôi nổi trong trường học. Năm học 2008
– 2009 đã tổ chức “Hội thi Giai điệu tuổi hồng” tại các Phòng GDĐT cho học sinh THCS và
cấp tỉnh cho học sinh THPT. Đối với cấp THPT đã chọn đọi tuyển đi thi “Giai điệu tuổi
hồng” toàn quốc vào cuốn tháng 7/2009 với 4 tiết mục và đã đạt được 01 huy chương vàng,
01 huy chương bạc và 01 giải ba.
2.4. Công tác giáo dục thể chất, Gíao dục quốc phòng – an ninh và y tế trường học:
a. Về công tác giáo dục thể chất (GDTC):
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào mỗi đầu năm học Sở đều có
văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác GDTC, GDQP, Y tế trường học, … đồng thời định
hướng các họat động ngọai khóa cũng như hệ thống thi đấu các môn TDTT cho từng năm học.
Về chương trình GDTC, các trường THPT, THCS thực hiện đúng theo phân phối
chương trình của Bộ GDĐT, tuy ở THCS còn thiếu giáo viên chuyên trách, một số trường còn
phải phân công giáo viên dạy chéo môn, nên việc giảng dạy bộ môn chất lượng còn hạn chế,
song tất cả các trường học đều thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn.
b. Về công tác Y tế trường học:
Công tác Y tế trường học các trường thực hiện đều và khá tốt, sự phối kết hợp giữa
các cơ quan Y tế và GDĐT ngày càng chặt chẽ hơn. Công trình vệ sinh, nước sạch ở trường
học được triển khai một cách có hiệu quả. Đặc biệt một số trường học đã thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, phòng chống ma túy, phòng chống nhiễm HIV – AIDS bằng nhiều hình
thức.
Về an toàn vệ sinh thực phẩm, công trình vệ sinh, nước sạch ở một số trường học
được triển khai một cách có hiệu quả.
Công tác Hội chữ thập đỏ các trường được duy trì hoạt động có hiệu quả.
Đã thành lập Ban chỉ đạo từ Sở đến các phòng Giáo dục – Đào tạo, tất cả các trường

từ Mẫu giáo đến THPT về phòng chống dịch cúm A (H1N1), thành lập ban thường trực
thông tin theo đường dây nóng để kịp thời theo dõi, xử lý khi có tình huống.
c. Về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN):
Năm học 2008 – 2009, các trường THPT đều phối kết hợp với các cơ quan quân sự
địa phương thực hiện tốt việc giảng dạy quân sự tập trung vào đầu năm học hoặc cuối học kỳ
I. Sở đã phối kết hợp với các cơ quan quân sự địa phương thông qua Bộ chỉ huy Quân sự
tỉnh tiến hành mở lớp tập huấn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn học cho các giáo
viên bán chuyên trách về GDQP-AN. Sở chỉ đạo một số trường bước đầu thực hiện dạy học
rãi bộ môn GDQP-AN (có 10 trường THPT dạy rãi các môn học GDQP-AN đạt hiệu quả
tốt).
Đầu năm học 2008 – 2009, Sở Giáo dục – Đào tạo đã kết hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh qua Phòng Dân quân tự vệ đi kiểm tra các trường THPT thuộc địa bàn các huyện Tuy Phong,
Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân cho thấy các đơn vị đã triển
khai thực hiện đúng theo chương trình Giáo dục quốc phòng – an ninh do Bộ quy định.
6
Sở đã duyệt cho các trường mua sắm thiết bị quân sự phục vụ cho việc dạy - học bộ
môn. Những trường còn thiếu sẽ tiếp tục duyệt để mua sắm trang bị trong thời gian tới.
Đã tổ chức triển khai tập huấn cho cho giáo viên Thể dục cấp THPT về đổi mới
phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN vào tháng 8/2009.
d . Về các hoạt động thi đấu TDTT:
- Đã tham gia giao lưu TDTT các tỉnh miền Đông Nam Bộ tại Bình Dương, kết quả
đạt 01 huy chương vàng, 04 huy chương đồng.
- Đã tổ chức giải TDTT cho CB-CNVC Ngành giáo dục.
- Đã tham dự giải Điền kinh học sinh phổ thong toàn quốc tại Cần Thơ (7/2009).
2.5. Giáo dục dân số và môi trường:
a. Những việc đã làm được:
- Công tác thông tin giáo dục bảo vệ môi trường đã được chú trọng: Chương trình
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục thể chất, vệ sinh an toàn thực phẩm đã
được triển khai có chất lượng. Một số trường đã xây dựng được góc truyền thông về giáo
dục môi trường và giáo dục dân số tạo điều kiện để học sinh và giáo viên cập nhật được các

thông tin giáo dục mới nhất.
- Ðồng thời với việc tổ chức có hiệu quả các nội dung ngoại khoá theo yêu cầu hoạt
động ngoài giờ với các chủ điểm, đội ngũ giáo viên giảng dạy đã có nhiều cố gắng trong việc
khai thác các nội dung bài học để lồng ghép về giáo dục môi trường, giáo dục dân số có hiệu
quả.
- Đã tiếp tục triển khai hai chuyên đề tích hợp - lồng ghép: Giáo dục dân số - Sức
khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh cấp THPT và Giáo dục môi trường cho cả hai cấp
THPT và THCS vào tháng 8/2009.
- Cảnh quan các trường học được chú trọng đúng mức, phong trào trồng cây xanh đã
phổ biến rộng khắp các trường học. Ða số các trường đã tích cực phối hợp cùng một số cơ
quan chức năng, tranh thủ sự ủng hộ của các cá nhân, đơn vị trong địa bàn để đầu tư xây
dựng, từ hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh công cộng, cổng và tường rào xung quanh
trường. Một số trường đã đầu tư xây dựng sân - vườn trường với không gian nghệ thuật, tạo
được cảnh quan sư phạm, tác động đến giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, . . .
b. Một số tồn tại:
- Giáo dục môi trường, giáo dục dân số đã được quy định là một trong các nội dung
cơ bản của kế hoạch hoạt động giáo dục trong trường phổ thoâng, nhưng trong thực tế chưa
đều khắp ở các đơn vị và còn mang tính thời điểm.
- Hiệu quả giáo dục môi trường ở một số trường học chưa cao: Ý thức bảo vệ của
công, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trong trường học chưa tốt, như viết, vẽ bậy trên bàn học,
tường, bảng, không cài cửa phòng cẩn thận để gió đập làm cho vỡ kính, sứt lề, chưa tự giác
giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Công tác tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động làm
sạch môi trường trong và xung quanh trường chưa được chú ý, đặc biệt là các trường ở thành
phố, thị trấn, thị xã.
7
- Công tác trồng cây xanh tạo bóng mát ở nhiều trường còn khó khăn do thổ nhưỡng,
thời tiết không thuận lợi nên cảnh quan chung của một số trường chưa đạt các tiêu chí “ xanh
- sạch - đẹp”.
2.6. Công tác phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội:
- Thực hiện nghiêm nội dung chương trình dạy học chính khoá về phòng chống

AIDS, ma tuý. Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khoá với chủ đề phòng chống AIDS và
ma túy đã được đa số các đơn vị triển khai tạo cho học sinh thái độ tích cực trong việc bài
trừ ma túy và các tệ nạn xã hội. Trong năm học 2008 – 2009, qua xét nghiệm của công an
Tỉnh, không có học sinh nào có test xét nghiệm dương tính heroin.
- Các trường đã chủ động lên kế hoạch, phối hợp với công an sở tại để quản lý các
hàng quán xung quanh trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh cho học sinh.
- Công tác quản sinh đã được chú trọng, đội ngũ giám thị được hình thành đều khắp ở
các trường học đã hỗ trợ tích cực cho giáo viên chủ nhiệm quản lý, giáo dục học sinh cá biệt;
đây là giải pháp giúp trường phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp
học sinh vi phạm.
- Một số tồn tại:
+ Hoạt động ngoại khoá theo chủ điểm phòng chống AIDS, ma tuý chưa thực sự là
sân chơi lý thú, bổ ích, lôi cuốn học sinh vào môi trường giáo dục lành mạnh, nên hiệu quả
giáo dục tính tự giác chưa cao.
+ Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma túy hoạt động chưa chuyên nghiệp, nên việc
tổ chức các hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
3. Đánh giá công tác triển khai thực hiện PCGD THCS:
Kết quả đạt được:
- Tạo được sự nhận thức trong toàn xã hội đối với công tác PCGDTHCS. Các cấp ủy,
chính quyền từ tỉnh đến địa phương thực sự lãnh đạo và chỉ đạo cụ thể, sâu sát công tác
PCGDTHCS; các ban ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội đã phối hợp chặt chẽ với ngành giáo
dục để vận động các đối tượng trong độ tuổi phổ cập ra lớp và duy trì các lớp phổ cập, góp phần
giữ vững tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS.
- Số xã (phường, thị trấn) đã được công nhận PCGDTHCS: 125 / 127 xã, phường, thị
trấn, đạt tỷ lệ 98,42% (chỉ còn 02 xã La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc và xã Phan Dũng huyện
Tuy Phong chưa đạt chuẩn). Tất cả 10/10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia về
PCGD. THCS. Ngày 02/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 8113 /QĐ-
BGDĐ công nhận tỉnh Bình Thuận đạt chuẩn Quốc gia về PCGD THCS năm 2007.
4. Về công tác xét tốt nghiệp THCS, thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT:
a. Công tác xét tốt nghiệp và thi tốt nghiệp:

a1. Những việc đã thực hiện:
- Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về xét tốt nghiệp, thi
tốt nghiệp trên cơ sở quy chế thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nên việc tổ chức, điều
hành trên phạm vi toàn tỉnh được thuận lợi.
8

×