Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sữa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.13 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHÙNG THỊ PHƯƠNG HẢI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH SỮA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHÙNG THỊ PHƯƠNG HẢI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH SỮA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. Nguyễn Anh Thu

PGS.TS. Hà Văn Hội
Hà Nội – 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phùng Thị Phương Hải


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế

Quốc Gia Hà Nội, Khoa Sau đại họcchuyên ngành Kinh tế quốc tế cùng các thầy cô
giáo, đã giúp đỡ trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Anh Thu, đã nhiệt tình chỉ bảo,
hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn của tôi không tránhkhỏi những sơ suất,
thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng
toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phùng Thị Phương Hải


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC BẢNG

I

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ III
PHẦN MỞ ĐẦU

1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn......................................6
3.1. Mục đích.


6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu.

7

4.2. Phạm vi nghiên cứu.

7

4.3. Phương pháp nghiên cứu.

7

5. Kết quả đóng góp của luận văn..................................................................8
6. Bố cục luận văn...........................................................................................8
CHƯƠNG 1

9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM

9


1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.................................9
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. 9
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh.

10

1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh 14
1.2. Các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành.................14
1.2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành. 14
1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế.

15


1.2.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh
tế 17
1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành sữa của các nước thế giới và bài học
cho Việt Nam..........................................................................................................18
1.3.1. Chiến lược phát triển của Trung Quốc. 18
1.3.2. Chiến lược phát triển của Đài Loan.

19

1.3.3. Chiến lược phát triển Ấn Độ.20
1.3.4. Chiến lược phát triển một số nước ASEAN, Israel, Sri Lanka. 20
1.3.5. Tổng kết kinh nghiệm của các nước:

22

1.3.6. Bài học rút ra cho Việt Nam 22

CHƯƠNG 2

24

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................24
2.1.1. Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp.

24

2.1.2. Thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp. 25
2.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu..............................................25
2.2.1. Phân tích các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh.
2.2.2. Mô Hình kim cương.
2.2.3. Ma trận SWOT

25

29

33

2.2.4. Các phương pháp khác.35
CHƯƠNG 3

36

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH SỮA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 36


3.1. Tổng quan về ngành sữa Việt Nam.......................................................36
3.1.1. Tổng quan ngành sữa thế giới

36

3.1.2. Tổng quan ngành sữa Việt Nam.

43


3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...............................................................52
3.2.1. Các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế với ngành sữa Việt Nam. 52
3.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.

64

3.3. Hình thành ma trận SWOT..................................................................99
3.3.1. Strengths (điểm mạnh) 99
3.3.2. Weaknesses (điểm yếu) 101
3.3.3. Opportunities (Cơ hội) 103
3.3.4. Threats (thách thức).

104

Kết luận chương 3.......................................................................................106
CHƯƠNG 4


107

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SỮA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 107

4.1. Định hướng quy hoạch Ngành của Bộ Công thương tới năm 2020 và
dự báo tình hình sữa tới năm 2020.....................................................................107
4.1.1. Nội dung công văn

107

4.1.2. Dự báo tình hình ngành sữa 2015 – 2020

110

4.2. Đề xuất một số giải pháp từ kết quả phân tích mô hình SWOT nâng
cao năng lực cạnh tranh......................................................................................116
4.2.1. Giải pháp S-O: Chiến lược hội nhập về phía sau, phía trước và hội
nhập kinh tế quốc tế sâu.

116

4.2.2. Giải pháp S-T: Chiến lược nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất,
… 119
4.2.3. Giải pháp W- O: Chiến lược Marketing và phát triển thương hiệu.
120
4.2.2. Giải pháp W-T: Chiến lược phát triển nhóm sản phẩm và phân khúc thị
trường. 121



4.3. Đề xuất các kiến nghị với cơ quan quản lý.........................................122
4.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước.

122

4.3.2. Kiến nghị với Ngành, Bộ Công thương. 125
Kết luận chương 4.......................................................................................126
KẾT LUẬN

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO

130



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Stt
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.
16.

Ký hiệu
AFTA
AGROINFO
APEC
ASEAN
CEPT/AFTA
EEC
FAO
FAS
FMCG
IMF
IPSARD
NDDB
NLCT
OECD
TPP
USDA

Nguyên nghĩa
ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á
Chương trình Thuế quan Ưu đãi Có Hiệu lực Chung của AFTA
khối cộng đồng kinh tế châu Âu
Tổ chức Nông Lương thế giới
Federation of American Scientists: Hiệp hội Khoa học gia Hoa Kỳ
Fast Moving Consumer Goods: Nhóm hàng tiêu dùng nhanh
Số liệu và báo cáo Quỹ tiền tệ thế giới
Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn.
hội đồng phong trào sữa quốc gia Ấn Độ
Năng lực cạnh tranh
OECD High Level Forum on Industrial Competitiveness:Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ

i


17.
18.

WEF
WTO

Diễn đàn kinh tế thế giới
Tổ chức Thương Mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT


Bảng

Nội dung

Trang

1.

Bảng 2.1

Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

31

2.

Bảng 2.2

Ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu)

38

3.

Bảng 3.1.

41

4.


Bảng 3.2.

Số lượng bò sữa các khu vực trên thế giới năm 2012, 2013
Thị trường sữa thế giới

5.

Bảng 3.3.

43

6.

Bảng 3.4.

Các nước xuất khẩu sữa lớn trên thế giới
Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Sữa
2001-2008

7.

Bảng 3.5.

50

8.

Bảng 3.6.

Số lượng đàn bò sữa Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014

Thống kê số lượng bò các nước Châu Á

9.

Bảng 3.7.

Giá của một số thành phần chính trong sữa.

69

10.

Bảng 3.8.

71

11.

Bảng 3.9.

12.

Bảng 3.10.

13.

Bảng 3.11.

14.


Bảng 3.12.

Số lượng doanh nghiệp sữa qua các giai đoạn
Năng suất lao động của ngành sữa.
Thị phần của một số hãng sữa bột theo giá trị và sản
lượng bán năm 2013.
Kim ngạch nhập khẩu sữa của Việt Nam từ một số thị
trường chính năm 2013
Bảng so sánh giá sữa nhập khẩu và giá bán lẻ năm 2013

15.

Bảng 3.13.

92

16.

Bảng 3.14.

17.

Bảng 3.15.

18.

Bảng 4.1.

Thống kê và dự báo phát triển doanh số đến năm 2025
Hệ số đàn hồi tăng trưởng tiêu thụ sữa so với tăng

trưởng GDP bình quân đầu người từ năm 1991-2010
Dự báo tốc độ tăng trưởng sữa bình quân đầu người
đến năm 2025.
Dự báo quy mô thị trường sữa 2015 - 2020

ii

42

48

59

73
77
80
86

92
93
117


19.

Bảng 4.2.

Dự báo sản lượng sữa của Việt Nam 2015 - 2020

iii


117


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

Trang

1.

Hình 2.1

Mô Hình “Kim cương” (The Diamond model)

33

2.

Hình 2.2

Ma trận SWOT

38


3.

Hình 3.1

Sản xuất sữa từ một số nước trên thế giới, 2012- 2014

41

4.

Hình 3.2

Top 10 quốc gia có lượng nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới

44

5.

Hình 3.3

Tỷ trọng tiêu dùng sữa thế giới theo chủng loại, 2013 (%)

45

6.

Hình 3.4

7.


Hình 3.5

Tăng trưởng doanh thu ngành sữa Việt Nam

52

8.

Hình 3.6

Cơ cấu mặt hàng sữa theo giá trị năm 2013

53

9.

Hình 3.7

Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam

54

10.

Hình 3.8

Lợi nhuận và giá bán sản phẩm sữa tại Việt Nam

54


11.

Hình 3.9

Lượng nhập khẩu thức ăn cho bò sữa Việt Nam

67

12.

Hình 3.10

13.

Hình 3.11

14.

Hình 3.12

15.

Hình 3.13

16.

Hình 3.14

17.


Hình 3.15

Thị phần các nhãn hàng lớn tại Việt Nam năm 2013

76

18.

Hình 3.16

Cơ cấu mặt hàng sữa theo giá trị năm 2013

76

19.

Hình 3.17

Thị phần sữa tươi của các doanh nghiệp năm 2013

77

20.

Hình 3.18

Tỉ lệ tăng trưởng và kế hoạch ở các thị trường sữa
Châu Á đang phát triển

Giá thu mua sữa trên 100kg (hay giá sữa tại cổng trại)

một số khu vực trên thế giới
Tỷ trọng nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa năm 2013
Năng lực sản xuất sữa tươi nguyên liệu và số lượng
bò của một số doanh nghiệp
Tổng doanh thu của ngành sữa Việt Nam từ năm
2004 -2009
Tăng trưởng doanh thu của ngành sữa Việt Nam 2010
-2015F

Biểu đồ tăng trưởng sữa chua và thị phần sữa chua
năm 2013

iv

46

68
70
71
75
75

78


21.

Hình 3.19

Doanh thu và thị phần sữa đặc năm 2013


78

22.

Hình 3.20

Doanh thu kem và thị phần kem năm 2013

79

23.

Hình 3.21

24.

Hình 3.22

Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam

82

25.

Hình 3.23

Điều tra tiêu dùng sữa năm 2009

83


26.

Hình 3.24

Doanh thu và tốc độ tăng trưởng của Vinamilk

94

27.

Hình 3.25

Cơ cấu chi phí của Vinamilk

95

28.

Hình 3.26

Doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk giai đoạn 2008-2012

98

29.

Hình 3.27

Thị phần nhóm sản phẩm của Vinamilk


99

30.

Hình 4.1

Dự báo sản lượng sữa của 7 nhà sản xuất chính

114

31.

Hình 4.2

32.

Hình 4.3

Tỷ trọng nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa năm
2013

Thị phần sản lượng các sản phẩm từ sữa ở các nước
đang phát triển
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam

v

80


115
116


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam: “với mức tăng trưởng
doanh thu trung bình đạt 18% năm, mức tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa của
người dân Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng từ mức 8,09 lít/người/năm vào năm
2000 đã lên tới 14,81 lít/người/năm vào năm 2008”. (Euromonitor International,
2011)
Trưởng đại diện Tetra Pak tại Việt Nam Bert Jan Post khẳng định rằng mức tiêu thụ
sữaViệt Nam đang tăng mạnh, năm 2004 có khoảng 580 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị
trường trong nước thì dự tính đến năm 2013 sẽ là 2 tỷ lít. Theo chỉ số ngành sữa 2011, do
Tetra Pak - Công ty dẫn đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm đưa ra ngày
14/7/2011, Việt Nam đang được đánh giá là “vùng đất của sữa và tài chính ở vùng Châu
thổ sông Mekong” , trở thành tâm điểm trong chỉ số ngành Sữa thế giới.
Nhưng thực tế ngành sữa Việt Nam hiện nay đang có 72 doanh nghiệp, trong
đó hãng sữa nước ngoài là hơn 50 hãng và sữa nội địa chỉ có 20 hãng mới chiếm
gần 30% thị phần nội địa. “Với sản phẩm sữa bột, chúng ta đang thu ngay trên
chính sân nhà mình với 70% thị phần là sữa bột ngoại. Các nhà chế biến trong
nước vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, vì
ngành chăn nuôi bò sữa nội địa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. Lượng sữa
tươi trong nước chỉ thỏa mãn 22-25% nhu cầu nguyên liệu" (Trịnh Quý Phổ, 2010).
Xét về tổng thể thị trường Việt Nam giữa sản phẩm sữa sản xuất trong nước và
sản phẩm nhập khẩu trong thời điểm hiện tại thì chúng ta chưa đủ khả năng cạnh
tranh so với các hãng sữa lớn trên thế giới: Dumex, Campina, XO, Friso,.. nên
chúng ta đang chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ các hãng sữa nước ngoài
cùng câu kết tăng giá trong khi giá sữa, nguyên liệu nhập khẩu trên thế giới và thuế

nhập khẩu giảm gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới, khu
vực thì xu thế tăng cường tự do hóa thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế

1


giới, ngành sữa Việt Nam còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một tăng do việc giảm
thuế sữa ngoại khi Việt Nam thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung trong các Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA, Tổ chức
Thương mại thế giới WTO),...và các hàng rào bảo hộ về ngành chăn nuôi đang dần dỡ
bỏ. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường “vùng
đất của sữa và tài chính ở vùng Châu thổ sông Mekong” này.
Làm thế nào sản phẩm sữa Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường nội địa
và mở rộng thị trường xuất khẩu khi đối diện thách thức hội nhập kinh tế quốc tế
trên? Hiểu rõ tầm quan trọng việc phát triển bền vững ngành sữa trong xu thế hội
nhập, nên tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế”
2. Tình hình nghiên cứu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh tác
động của hội nhập kinh tế đượcđề cập trong một số luận văn sau:
1) Luận văn “ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt
Nam”- Nguyễn Thị Minh Trang: Luận văn đã nghiên cứu một cách cụ thể tình hình
và khả năng cạnh tranh sản phẩm sữa Việt Nam theo hai tiêu chí là cạnh tranh sản
phẩm về giá và chất lượng. Về giá sản phẩm sữa nội có ưu thế giá cả thấp, có cơ hội
có thể cạnh tranh hàng nhập khẩu ngay cả khi bỏ qua việc bảo hộ của Chính phủ
nhưng sức cạnh tranh về giá rất bấp bênh và không ổn định nhất là khi giá nguyên
liệu tăng, nguồn nguyên liệu không ổn định do không chủ động được đầu vào. Tiêu
chí về chấtlượng, khả năng cạnh tranh của sữa nội thấp khi so sánh với các hãng sản
xuất sữa trên thế giới khi chất lượng sữa của hãng lớn luôn được đảm bảo bởi các

hiệp hội sữa uy tín trên thế giới và được người tiêu dùng luôn tin tưởng. Phạm vi
luận văn giới hạn trong khoản thời gian từ 2002 trở về trước và chỉ nêu vấn đề thị
trường nội địa chưa bàn tới xuất khẩu.
2) Đề tài “Nghiên cứu ngành sữa Việt Nam” - nhóm thực hiện: Ngô Tuấn Anh,
Lê Thị Huệ, Đồng Thu Hà, Nguyễn Thị Quế và Võ Hồng Khang. Đề tài nêu và phân
tích rõ cụ thể 6 yếu tố tác động điển hình của môi trường vĩ mô đến ngành sữa tạo

2


ra cơ hội và khó khăn như thế nào đến tăng trưởng của ngành: Kinh tế, chính phủ
và chính trị, tự nhiên, công nghệ, xu hướng quốc tế hóa . Đồng thời đề tài đánh giá
qua năng lực cạnh tranh của ngành qua các tác động là áp lực khách hàng, áp lực
nhà cung cấp, đối thủ tiềm tàng, rào cản ra nhập và rút khỏi ngành. Phạm vi đề tài
giới hạn trong không gian từ 1990 – 2005, từ năm 2007 ngành sữa Việt Nam bắt đầu
tăng trưởng rõ rệt khi Việt Nam ra nhập WTO, nên đề tài chưa thể đề cập được yếu
tố kinh tế quốc tế trong nội dung.
4) Luận văn “Phân tích ngành sữa bằng mô hình 5 áp lực cạnh tranh” -2005Đại học kinh tế quốc dân.Bài viết áp dụng mô hình năm áp lực cạnh tranh của
Micheal Poter để làm rõ những vấn đề mà ngành sữa đối mặt đó là giá cả, chất
lượng, thương hiệu, năng lực cạnh tranh. Từ đó rút ra được chìa khóa thành công
của ngành sữa Việt Nam theo phương hướng và chiến lược phát triển ngành sữa đến
năm 2020.
5) Luận văn “Hoàn thiện mô hình chuỗi giá trị ngành sữa Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” -2013-Trần Hoàng Diệu. Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây,
mức tiêu thụ sữa tươi của người dân đã tăng đáng kể, thực tiễn cho thấy, ngành sữa
Việt Nam cũng đang dần nắm bắt được cơ hội đó và bước đầu đã đạt được những
kết quả thành công. Tuy nhiên, cũng còn không ít vấn đề đang tồn tại trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành hàng này, việc phân bổ chưa đồng đều giá trị
trong các thành phần tham gia chuỗi giá trị; hoặc như việc chất lượng sữa vẫn chưa đáp
ứng được đúng kỳ vọng của người tiêu dùng,v.v...Từ đó, bài viết tập trung phân tích và

đánh giá về thực trạng mô hình chuỗi giá trị ngành sữa Việt Nam qua một số mặt như:
chi phí, lợi nhuận; nguyên vật liệu đầu vào; hoạt động thu mua, chế biến sữa; hoạt động
tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm,...đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả một số hoạt động trong chuỗi giá trị ngành sữa Việt Nam.
Một hướng khác đi sâu nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh của một
doanh nghiệp cụ thể khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đó là Công ty cổ phần
sữa Vinamilk.

3


6) Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk đến năm 2010”.
7) Luận văn “Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần sữa Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” –2005 - Nguyễn Mỹ Hạnh.
8) Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt
Nam – Vinamilk” – 2006- Phạm Minh Tuấn.
9) Luận văn “Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk”
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là công ty sữa hàng đầu Việt
Nam chiếm 30% thị phần sữa cả nước, đây là đơn vị chủ lực, nòng cốt trong định
hướng phát triển ngành sữa Việt Nam. Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng
quy mô sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp này sẽ làm tăng thêm khả năng
cạnh tranh của sữa nội địa. Vấn đề thách thức của Vinamilk nói riêng và ngành sữa
nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là phải làm sao cạnh tranh được
với đối thủ nước ngoài được các luận văn trên đi sâu nêu được tình hình thực trạng,
mặt mạnh là đã có thương hiệu, nhiều chủng loại sản phẩm (đặc biệt có thế mạnh
nhóm sữa đặc), hệ thống phân phối tốt, nhân sự tốt; mặt yếu là nguyên liệu đa số
thu gom mua nông dân cá thể, phụ thuộc nhiều giá cả, chi phí nguyên liệu nhập sản
xuất, nhóm sữa bột mới chỉ làm được sữa bột công thức,..và đề tài cũng đề xuất

được 1 số giải pháp mà hiện nay ngành cũng đang áp dụng.
Nhìn chung, các luận văn và chuyên đề trên đều đề cập năng lực cạnh tranh
của ngành khi hội nhập kinh tế trong khoảng thời gian từ năm 2007 trở về trước,
nên chưa có được đánh giá tình hình thực tế của ngành trong những năm gần đây từ
2008 đến quý 1/ 2012.
Ngoài ra, vấn đề “thời sự” về thị trường sữa Việt Nam thời gian gần đây và
thách thức của ngành sữa đã được đề cập trong một số báo cáo và bài viết sau:
10) Hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức với sự
phát triển ngành sữa Việt Nam” do Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và
Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (Mutrap III) phối hợp tổ chức

4


(29/10/2010): đề cập những cơ hội cho ngành sữa Việt Nam trong thời gian vừa
qua và những vấn đề thách thức ngành sữa đang phải đối diện: an toàn vệ sinh thực
phẩm và chất lượng sữa, vụ sữa có melamine, sữa có chất lượng thấp hơn so với
công bố,.. và các hãng sữa trong nước đang chịu sức ép cạnh tranh ngành một gia
tăng do giảm thuế cho sữa ngoại nhậpcủa Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp
định ưu đãi thế quan có hiệu lực chung trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (cam
kết CEPT/ AFTA) và cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đề tài hội
thảo này là tài liệu hữu ích để luận văn tham khảo ,bổ ích cho đánh giá những vấn
đề thực trạng của ngành và dự báo những cơ hội và thách thức với ngành trong bối
cảnh hội nhập.
11) Hội thảo “Thúc đẩy sự gắn kết ngành sữa Việt Nam với thế giới” diễn ra
vào ngày 23/04/2009 tại Hà Nội, được tổ chức bởi FAO, Liên đoàn Ngành sữa quốc
tế (IDF) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung đề cập mục tiêu phát
triển tương lai; những vấn đề thực trạng của ngành sữa tại Việt Nam; sự cần thiết
phải có một tổ chức tầm cỡ quốc gia về ngành sữa và gắn kết các hoạt động của
ngành sữa Quốc tế nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Bất kỳ đối tượng nào trong

ngành sữa của Việt Nam cũng rất cần trao đổi thông tin với thế giới để bắt kịp sự
tiến bộ và tạo lợi thế cạnh tranh.
12) Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam” vào ngày 30 &
31/10/2008 tại Hà Nội, được tổ chức bởi Ngành sữa Việt Nam. Nội dung đề cập : nâng
cao vai trò của khu vực tư nhân và nhà nước, thu hút vốn đầu tư và sự đóng góp của các
bên để hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ ở Việt Nam.
13) “Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế”, Cục
quản lý cạnh tranh (Vietnam competition authority), năm 2010. Báo cáo đánh giá về
5 lĩnh vực sản xuất, 5 lĩnh vực dịch vụ,trong đó đề cập cạnh tranh cụ thể là thị
trường sữa bột công thức. Nói chung báo cáo đã nêu và đánh giá mức độ cạnh
tranh mỗi ngành dưới góc độ của phát luật cạnh tranh là mức độ độc quyền hóa; rào
cản ra nhập ngành; rào cản rút lui khỏi thị trường; mức độ tập trung kinh tế. Báo
cáo không đề cập đến vấn đề chính trị, cơ sở hạ tầng, nguồn lực,... hơn nữa báo cáo

5


lấy tiêu chí ngành làm căn cứ, chỉ đề cập đến các yếu tố khách quan tức là cơ chế,
chính sách Nhà nước đối với từng ngành nghề nhất định.
14) Báo cáo“Hiện trạng phát triển ngành và tình hình thực hiện quy
hoạch phát triển ngành trong giai đoạn 2000 -2008”, ngành sữa Việt Nam, Hà
nội năm 2011.
15) Nghiên cứu: “Lối đi nào cho ngành sữa Việt Nam”, Lê Viết Ly,
31/07/2010.
16) Nghiên cứu: “Chờ đợi những cuộc cạnh tranh bứt phá”, Phạm Văn Hanh Trương Thị Hương Giang - Dương Thúy Chinh, Thị trường ngành sữa số
20/8/2009.
17) Nghiên cứu “Ngành sữa Việt Nam trên con đường hội nhập”, (TS.Tống
Xuân Chinh, Cục Chăn Nuôi, năm 2010), bài viết tập trung phân tích vấn đề giá sữa
nội địa chưa được điều chỉnh phù hợp với thị trường quốc tế: giá sữa nước liên tục
tăng trong khi giá sữa trên thị trường thế giới liên tục giảm từ 35.49% 38.13.%/năm, hơn nữa thuế nhập khẩu sữa các loại đang giảm 20% với lộ trình 5

năm theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Giá trên thị trường quốc tế thay đổi
từng ngày thì sản phẩm sữa trên thị trường Việt Nam lại chưa thay đổi hoặc thay đổi
quá chậm, để lại nhiều hệ quả cho sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Từ những dẫn
chứng trên, tác giả nhận định khả năng điều tiết thị trường sữa ở Việt Nam còn
nhiều vấn đề cần giải quyết và ngành sữa Việt Nam chưa thực sự hội nhập sâu rộng
vào ngành sữa thế giới.
Trên đây là những đề tài, báo cáo, bài nghiên cứu mà tôi đã tìm hiểu được,
ngoài ra có một số công trình nghiên cứu từng lĩnh vực riêng như quy trình sản
xuất, mở rộng thị trường, phát triển chăn nuôi của ngành và công ty Vinamilk.
Những công trình nghiên cứu đó là cơ sở tham khảo trong luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất, kinh doanh của ngành sữa Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, làm thế nào để nâng cao năng lực

6


cạnh tranh của sữa Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường nội địa, mở rộng ra thị trường
thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh?
2) Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế như thế nào ?
3) Đề xuất giải pháp để làm sao nâng cao được năng lựccạnh tranh của ngành
sữa Việt Nam ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bao gồm các đối tượng trong và ngoài
ngành sữa Việt Nam:

Phạm vi trong ngành: Doanh nghiệp sản xuất – Người tiêu dùng – Chính phủ.
Ngoài ngành: Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,
ngành sữa Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc từ năm 2007, vì vậy đề tài quyết
định chọn thời gian và không gian nghiên cứu là:
Thời gian: từ năm 2007 - 2014 và mở rộng đến năm 2015.
Không gian: thị trường sữa nội địa ViệtNam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích định tính theo các tiêu chí cạnh tranh của ngành và
doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích trên cơ sở phân tích số liệu diễn giải – quy nạp, đối
chiếu – so sánh, phương pháp Logic, phương pháp mô tả khái quát.
Phương pháp đánh giákhả năng nội tạicủa ngành theo các tiêu chí dựa trên cơ
sở lý luận điểm của mô hình Kim cương Michael E.Poter.
Áp dụng mô hìnhSWOT – một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định
điểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ áp dụng dùng phân tích
khả năng cạnh tranh để từ đó đưa ra giải pháp đề xuất cho mục tiêu của đề tài.
7


5. Kết quả đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hóa những vấn đề chung về khái niệm năng lực cạnh tranh của
ngành, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành.
- Hệ thống hóa những tác động của môi trường hội nhập kinh tế quốc tế ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành.
- Nghiên cứu các mô hình, giải pháp phát triển ngành sữa của các nước vực
Châu Á có điều kiện và tình trạng tương tự gần giống như Việt Nam đã thực hiện
thành công.
- Làm rõ thực trạng tình hình năng lực cạnh tranh của ngành sữa trong giai đoạn

2007 – nay và tác động bối cảnh kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của ngành
sữa Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy năng lực cạnh tranh ngành sữa Việt Nam trước
tác động mạnh mẽ của làn sóng hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam với thế
giới, để góp phần phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam trong tương lai.
6. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM.
Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chương 3:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH SỮA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ.
Kết luận bài.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh.
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản, đề tài xin điểm lại các lý thuyết
cạnh tranh trong lịch sử như sau:
Theo K. Marx khái niệm cạnh tranh: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh
gay gắt giữa các nhà Tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch." (Văn Hảo, 2002,

trang 30 -32)
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.ASamuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh tế học
(xuất bản lần thứ 12) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng ,thị trường”. Họ còn đồng nhất
cạnh tranhvới cạnh tranh hoàn hảo (PerfectCompetition). (Dương Ngọc Dũng,1998).
Trong báo cáo về cạnh tranh toàncầu năm 2003 tại diễn đàn Liên hợpquốc thì
cho rằng cạnh tranh đối vớimột quốc gia là "Khả năng của nước đó đạt được những
thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
tính trên đầu người theo thời gian”. (Verner Tomas, 2011)
Ở Việt Nam, theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004) trong cuốn “Thị trường,
chiến lược, cơ cấu: cạnhtranh về giá trị gia tang, định vị và phát triển DN” thì “cạnh
tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải
mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hoặc/và mới lạ hơn để khách
hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh của mình”.
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình một chủ
thể nỗ lực vượt qua đối thủ củamình để đạt được một hay một số mục tiêu nhất định.

9


Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường
nhằm giành được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về
cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Michael E.Porter - người được coi là cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại,
cho rằng: “Cạnh tranh không phải là cung cấp cái tốt nhất mà là tạo ra sự khác
biệt. Vì cái tốt nhất không phải người tiêu dùng nào cũng có thể mua được, do tốt
nhất thường là nhiều tiền nhất”. (Porter,1985)
Như vậy, đối tượng có những nguồn lực, lợi thế mà nhờ chúng tạo ra một số
ưu thế vượt trội hơn so với với đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì chính là lợi thế cạnh

tranh (Poter, 2009). Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lượng,
sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh.
Theo quan niệm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị
trường trong và ngoài nước , các chỉ số đánh giá năng suất lao động, công nghệ,
tổng năng suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng
và tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào…( Siegfried P. Gudergan, 2001)
Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản
phẩm có qui trình công nghệđộc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu
khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. (Porter, 1985)
Theo định nghĩa của Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh
tranh; Anh: Competitive Power; Nga: Cancurentia; Pháp: Capacité deoncurrence),
khả năng giành được thị phần lớn trướccác đối thủ cạnh tranh trên thị trờng, kể cả
khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.” (Từ điển thuật
ngữ kinh tế học, 2001, trang 349)
Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể
phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị
trường, các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể . Nên hiện nay, các
thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh” được sử

10


dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng trong tiếng Anh đều sử dụng là
“competitiveness”, cho nên chúng cùng một nghĩa và có thể thay thế cho nhau.
Do các chủ thể cạnh tranh khác nhau nên việc phân biệt về quan niệm năng
lực cạnh tranh cũng được phân chia thành các cấp độ khác nhau. Năng lực cạnh
tranh được phân thành 4 cấp độ là: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa;
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh của ngành; Năng lực

cạnh tranh của quốc gia.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Theo TS Nguyễn Văn Thanh (2004): “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm
được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách
lâu dài trên thị trường cạnh tranh”.
Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng
đón nhận qua việc mua hay không mua sản phẩm đó. Để người tiêu dùng thừa nhận
và đánh giá cao, mỗi sản phẩm cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng
loại khác. Ưu thế này có thể là ưu thế về giá (giá bán thấp hơn), hoặc ưu thế về giá
trị khác biệt so với các sản phẩm cùng loại.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua các khía
cạnh: (i) giá sản phẩm, (ii) sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng
sản phẩm, thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị
trường vào cùng một thời điểm.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Khái niệm năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp được đềcập đầu tiên ở Mỹ
vào đầu những năm1980. Theo Aldington Report (1985) “Doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất
lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả
năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của Doanh nghiệp và
khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ Doanh nghiệp”. Năm 1994,
địnhnghĩa này được nhắc lại trong “Sáchtrắng về NLCT của Vương quốc
Anh”(1994).

11


×