Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

T 96-97 tiếng nói của văn nghệ -văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.61 KB, 5 trang )

Tiết 96 + 97
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
--------
Nguyễn Đình Thi
A- Mục tiêu cần
đạt
- Kiến thức Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và
sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
Hiểu được cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị
luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn
Đình Thi.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng xác định, phân tích tìm hiểu luận điểm,
luận cứ và cách lập luận của bài viết.
- Thái độ : Có ý thức trình bày vấn đề có luận điểm, luận cứ rõ
ràng.
B- Chuẩn bị :
- Nâng cao ngữ văn
- Các câu hỏi trắc nghiệm.
C- Lên lớp :
1- Kiểm tra :
Đề bài :
Câu 1 : (1 điểm)
Theo Nguyên Hương trong “Trò chuyện với bạn trẻ” thì “Mấu chốt của sự thành
đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập
không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”. Đúng hay sai ?
A- Đúng B- Sai
Câu 2 : (2 điểm)
Bốn câu sau, câu có khởi ngữ là câu :
A- Đọc sách, món nợ cần trả đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
B- Đọc sách là muốn trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khứ.
C- Món nợ cần trả đối với thành quả nhân loại trong quá khứ là đọc sách.


D- Đối với đọc sách, ta cần coi đó là món nợ cần trả đối với thành quả nhân loại
trong quá khứ.
Câu 3 : (7 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung cơ bản của bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu
Quang Tiềm ?
Đáp án :
Câu 1 : A
Câu 2 : A và D
Câu 3 :
- Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Những khó khăn và những thiếu sót dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.
- Bàn về phương pháp đọc sách, lựa chọn sách và đọc thế nào cho có hiệu quả.
2- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
* HOẠT ĐỘNG 1 :
-HS đọc văn bản và chú thích (*) SGK
+ Thành viên Hội Văn hóa cứu quốc – Tổng thư ký Hội,
đại biểu quốc hội khóa I.
+ Tiểu luận viết năm 1948 thời kỳ đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp. Chúng ta đang xây dựng nền văn hóa nghệ
thuật đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc
kháng chiến nhân dân. Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ
được gắn với đời dống sản xuất và chiến đấu.
- Tìm bố cục đoạn trích. Chú ý các ý chính (luận điểm)
nằm ở đầu các đoạn ?
+ Nội dung của văn nghệ : Cùng thực tại khách quan nội
dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng,
tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn
là một cách sống của tâm hồn làm thay đổi “mắt ta nhìn óc
ta nghĩ”.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với con người với

chiến đấu, với sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn kỳ
diệu bởi nó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con
người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
- Em có nhận xét gì về bố cục của bài viết. Căn cứ vào
phương thức biểu đạt ?
+ Bài viết có bố cục rõ ràng, đi vào những vấn đề cơ bản.
+ Hệ thống luận điểm rõ ràng, vừa có sự giải thích cho
nhau vừa nối tiếp một cách tự nhiên theo hướng càng lúc
càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
* HOẠT ĐỘNG 2 :
- Đọc đoạn 1. Tìm các luận điểm chính ? Các ý được triển
khai như thế nào ?
+ Cùng phản ánh đời sống nhưng các bộ môn khác như
dân tộc học, xã hội học, địa lý, lịch sử ... khám phá, miêu tả
đúc kết thế giới theo các quy luật khách quan của nó, còn
văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách,
số phận con người, thế giới bên trong của con người.
+ Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu thực tại đời sống
khách quan nhưng không sao chép giản đơn mà người nghệ
sĩ gửi vào tác phẩm cách nhìn, lời nhắn nhủ, tấm lòng của
mình vào trong đó.
- Tác giả dùng cách lập luận diễn dịch hay quy nạp ?
I- Đọc – Tìm hiểu
chung :
1- Tác giả :
- Nguyễn Đình Thi (1924-
2003)
- Tiểu luận “Tiếng nói văn
nghệ” 1948.

2- Bố cục :
- Nội dung của văn nghệ
- Văn nghệ rất cần thiết.
- Khả năng cảm hóa và tác
động của văn nghệ với con
người.
II- Tìm hiểu nội dung :
1- Nội dung phản ánh,
thể hiện của văn nghệ
* Luận điểm 1 :
- Tác phẩm văn nghệ phản
ánh đời sống thông qua cái
nhìn của người nghệ sĩ.
+ Diễn dịch kết hợp lý lẽ với chứng minh văn học :
Truyện Kiều, An na Ca rê ni na.
- Luận điểm 2 của đoạn là gì ? Tập trung ý chính ở câu
nào ? Cách lập luận ?
+ Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lý
khô khan mà chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét,
mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho ta bao rung động
ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng quen thuộc.
+ Câu : “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài
học luân lý hay một triết lý về đời người, hay những lời
khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lý, hoặc xã hội”.
+ Tiếp tục kết hợp lý lẽ và minh hoạ văn học.
- Theo em câu đầu đoạn này phải kết hợp với câu nào ở
đoạn mới khép lại được luận điểm nêu trên ?
+ “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ
một cách sống của tâm hồn”.
- Văn nghệ là sự rung cảm và nhận thức của người tiếp

nhận vì sao ?
+ Là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Mỗi
người tiếp nhận là một cá thể tinh thần, mang đến cho tác
phẩm những ý nghĩa khác nhau. Cho nên nội dung tiếng
nói của văn nghệ sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua
từng thế hệ người đọc, người xem.
- GV nâng cao và kết luận :
Nội dung văn nghệ khác các bộ môn khoa học khác. Văn
nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số
phận, tình cảm bên trong của con người.
(Minh hoạ Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh)
- Em hãy lấy một tác phẩm văn học để chứng minh cho nội
dung của văn nghệ mang tính cụ thể là đời sống tình cảm
của con người ...?
* Luận điểm 2 :
Văn nghệ chứa đựng
những say sưa, vui buồn,
yêu ghét, mang đến cho
người những rung động
ngỡ ngàng.
* Luận điểm 3 :
Nội dung văn nghệ còn là
rung cảm và nhận thức của
người tiếp nhận.
* Nội dung của văn nghệ
là hiện thực mang tính cụ
thể, sinh động, là đời sống
tình cảm con người qua
cách nhìn và tình cảm của
nghệ sĩ.

3- Củng cố : Nhắc lại bố cục của bài viết. Phân tích sự chặt chẽ và hợp lý
của bố cục, tác dụng trong bài nghị luận.
4- Dặn dò : - Tác động của văn nghệ với đời sống con người như thế
nào ? Tìm một số tác phẩm minh họa cho nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Đọc văn bản : ý nghĩa văn chương của Đặng Thai Mai.
Giảng :
1- Kiểm tra :
2- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
* HOẠT ĐỘNG 1 :
-HS đọc đoạn 2 SGK 14. Xác định những luận điểm được
nêu trong đoạn 2 ?
- Trong phần 1 khi nói về nội dung của văn nghệ ta thấy
“Tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh
sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ
biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống,
mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi mắt ta nhìn,
óc ta nghĩ ...”. Đó có phải là tác dụng của văn nghệ
không ?
- Đoạn văn “Chúng ta nhận rõ .... nhất là trí thức” nêu ý
gì ? Văn nghệ tác động tới số đông hay số ít ?
+ Tác động tới quần chúng.
+ Những khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn
nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên
ngoài với tất cả những sự sống, những hoạt động, những
vui buồn gần gũi ...
- Tại sao tác giả nói “Có lẽ văn nghệ rất kỵ tri thức hoá” ?
Văn nghệ nói nhiều tới điều gì ?
+ Bởi nghệ thuật đã tri thức hóa thường trìu tượng, khô
héo.

+ Văn nghệ nói nhiều nhất tới cảm xúc, nơi đụng chạm
của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày.
- Nghệ thuật nói nhiều tới tư tưởng, không thể thiếu tư
tưởng, để khẳng định điều này nhà văn đã làm gì ?
+ Giải thích rõ tư tưởng trong văn nghệ là tư tưởng “náu
mình, yên lặng”.
+ Những nỗi niềm, câu chuyện, hình ảnh của tác phẩm sẽ
khơi trí óc ta những suy nghĩ.
- Nhận xét cách trình bày những tác dụng của văn nghệ với
đời sống con người ?(Lập luận diễn dịch).
* HOẠT ĐỘNG 2 :
- Đọc đoạn 3. Em hiểu câu văn sau như thế nào ? “Tác
phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là
sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang
trong lòng”.
+ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ
thuật đi từ trái tim dến tái tim. Tư tưởng của nghệ thuật
không khô khan mà hòa lắng vào trong những cảm xúc,
những nỗi niềm đi vài người đọc bẳng con đường tình vảm.
TP văn nghệ đưa con người vào những cảnh ngộ, những
tình huống khác nhau của đời sống để nếm trải bao nhiêu
nỗi niềm ....
- Đọc câu : Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ .... đường
1- Sự cần thiết của văn
nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp ta có đời
sống đầy đủ hơn, phong
phú hơn với cuộc đời và
chính mình.
- Văn nghệ tác động đến

đại đa số quần chúng.
- Văn nghệ là sợi dây buộc
chặt con người với sự
sống, với đời thường dù bị
ngăn cách.
- Văn nghệ góp phần làm
tươi mát sinh hoạt khắc
khổ hàng ngày. TP văn
nghệ giúp con người vui
lên, rung cảm và ước mơ
trong cuộc đời còn vất vả.
- Cần hiểu rõ tư tưởng của
bài văn tránh những tác
phẩm có tư tưởng độc hại.
3- Mối quan hệ giữa
nghệ sĩ và bạn đọc :
- Sức mạnh riêng của văn
nghệ bắt nguồn từ nội
dung của nó và con đường
mà nó đến với người đọc
- Con người tự nhận thức
ấy”. (Tác động vào tình cảm thường có hiệu quả hơn tác
động vào lý trí).
- Như vậy văn nghệ tác động tới chúng ta qua con đường
tình cảm. Với nội dung và cách thức ấy văn nghệ đã giúp
chúng ta điều gì ?
- Lấy ví dụ tác phẩm văn học hoặc ca dao, tục ngữ làm
sáng tỏ tác động của tác phẩm đó với chính mình ?
Ví dụ : + Lăng lẽ Sa Pa
+ Các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX.

* HOẠT ĐỘNG 3 :
(trình bày sơ đồ)
mình, tự xây dựng mình.
III- Tổng kết
Nhận xét nghệ thuật nghị luận
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu
chuyện thực tế để khẳng định những ý kiến, các nhận định, tăng thêm
sức hấp dẫn.
- Giọng văn chân thành, say sưa.
Giảng :
Luận điểm 2 Luận điểm 3
Luận điểm 1
Sự cần thiết của văn nghệ
đối với con người :
- Giúp con người được sống
đầy đủ hơn, phong phú hơn
với cuộc đời với chính mình.
- Những khi con người bị
ngăn cách VN là sợi dây
buộc chặt con người với
cuộc đời thường bên ngoài
với tất cả những sự sống,
những hoạt động, vui buồn
gần gũi.
- Làm tươi mát sinh hoạt
khắc khổ hàng ngày.
Sức mạnh cảm hóa kỳ diệu
của văn nghệ đối với con
người :

- Sức mạnh riêng của văn
nghệ bắt nguồn từ nội dung
của nó và con đường mà nó
đến với người đọc.
- Nó giúp cho con người tự
nhận thức mình, tự xây dựng
mình.
Nội dung tiếng nói của văn
nghệ :
- Tác phẩm văn nghệ phản
ánh đời sống thông qua cái
nhìn của người nghệ sĩ.
- TPVN không phải là những
lời thuyết lý khô khan mà nó
chứa đựng cảm xúc, tình cảm,
suy tư của người nghệ sĩ và
mang đến cho người đọc
những rung động, ngỡ ngàng.
- Nội dung tiếng nói của văn
nghệ còn là rung cảm, nhận
thức của người tiép nhận.
Văn nghệ là mối dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung
động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống
phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã
phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và
cảm xúc
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

×