Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kế hoạch thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.67 KB, 3 trang )

I. MỤC ĐÍCH
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, rèn luyện tác phong "Sống, học tập, làm
việc theo hiến pháp và pháp luật" cho học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá
trong nhà trường.
- Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt để
vận dụng khi tham gia giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,
đồng thời vận động gia đình, người thân tham gia học tập và chấp hành nghiêm túc pháp luật về
an toàn giao thông.
- Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên từ 3 cơ sở đào tạo của trường giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm trong học tập và rèn luyện; xây dựng bầu không khí thi đua vui tươi, sôi nổi trong nhà
trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
II. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: 19h30’ thứ năm ngày 8/1/2009.
- Địa điểm: Hội trường lớn khu vực Hà Nội.
III- NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ CUỘC THI
1. Nội dung cuộc thi
- Hiểu biết của học sinh, sinh viên về Luật Giao thông đường bộ và các Chỉ thị, Nghị định của
Chính phủ về an toàn giao thông đường bộ.
- Hiểu biết của học sinh, sinh viên về Luật Đường sắt và các Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ về
an toàn giao thông đường sắt.
- Ứng xử một số tình huống đặc biệt có thể xảy ra khi tham gia giao thông.
2. Thể lệ cuộc thi
- Đối tượng dự thi: Học sinh, sinh viên đang học tập tại trường.
- Số lượng thí sinh dự thi: Mỗi cơ sở đào tạo của trường chọn 01 đội tuyển gồm 10 thành viên để
dự thi. Các khu vực căn cứ tình hình cụ thể ở đơn vị mình, tổ chức thi vòng loại để lựa chọn đội
tuyển.
- Hình thức thi: Sân khấu hoá. Mỗi đội sẽ phải trải qua 5 phần thi như sau:
Phần 1:
Giới thiệu.

+ Mỗi đội giới thiệu về tập thể và các thành viên tham gia thông qua các thể loại: Thơ, ca, hò,


vè, kịch.... Thời gian giới thiệu của mỗi đội tối đa là 5 phút.
+ Cách tính điểm: điểm tối đa cho mỗi đội ở phần thi này là 5 điểm. Điểm thi của mỗi đội là
điểm trung bình cộng của các thành viên Ban giám khảo.
Phần 2:
Chọn đáp án đúng
+ Trên màn hình lần lượt hiện ra 10 câu hỏi. Tương ứng với mỗi câu hỏi có 4 đáp án (a,b,c,d)
trong đó có 1 đáp án đúng. Mỗi đội có 5 giây để suy nghĩ để đưa ra đáp án cho câu hỏi đó.
+ Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm. Trả lời sai bị trừ 1 điểm.
Phần 3:
Trả lời nhanh
+ Gồm 5 câu hỏi tình huống được minh họa bằng video clip lần lượt hiện ra trên màn hình. Sau
khi kết thúc câu hỏi, đội nào nhấn chuông nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời. Nếu sai,
quyền trả lời sẽ thuộc về đội nhấn chuông nhanh hơn trong hai đội còn lại. Nếu nhấn chuông
trước khi câu hỏi kết thúc sẽ bị coi là phạm luật và mất quyền trả lời câu hỏi đó.
+ Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời đúng được 4 điểm.
Phần 4:
Tiểu phẩm về an toàn giao thông
+ Mỗi đội trình bày 1 tiểu phẩm (tự sáng tác) có nội dung tuyên truyền, vận động toàn dân thực
hiện Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt. Thời gian trình bày 1 tiểu phẩm tối đa là 15
phút.
+ Cách tính điểm: Các thành viên Ban giám khảo chấm điểm trực tiếp sau khi 3 đội kết thúc
phần thi. Điểm tối đa cho mỗi đội ở phần thi này là 35 điểm. Điểm thi của mỗi đội là điểm trung
bình cộng của Ban giám khảo. Nếu trình bày tiểu phẩm quá thời gian quy định từ 2 phút trở lên
sẽ bị trừ 5,0 điểm trong tổng số điểm đạt được của đội trong phần thi này.
Phần 5:
Thi ứng xử
+ Mỗi đội cử 1 người đại diện bốc thăm và trả lời câu hỏi trực tiếp của Ban giám khảo. Nội dung
câu hỏi tập trung chủ yếu vào cách ứng xử một số tình huống đặc biệt có thể xảy ra khi tham gia
giao thông. Thời gian trả lời không quá 3 phút.
+ Cách tính điểm: Tương tự như ở phần thi thứ 4. Điểm tối đa cho mỗi đội ở phần thi này là 20

điểm.
Tổng điểm cả 5 phần thi: 100 điểm
IV- CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG VÀ GIẢI THƯỞNG
1. Bồi dưỡng
- Luyện tập: Thành viên đội tuyển của các cơ sở tham gia luyện tập được bồi dưỡng
20.000
đ
/1ngày/1 người. Thời gian luyện tập để chi bồi dưỡng tối đa là 10 ngày.
- Ngày thi đấu: + Thí sinh dự thi, thành viên ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban giám khảo được bồi
dưỡng là 100.000 đ/ 1 người/ 1 ngày.
+ Lực lượng phục vụ được bồi dưỡng 50.000 đ/1 người/ 1 ngày.
- Cán bộ- giáo viên được mời tham gia soạn đề cương, đáp án, thiết kế phần mềm, chương trình,
huấn luyện đội tuyển được chấm công lao động ngoài giờ để thanh toán theo định mức chi tiêu
nội bộ của trường.
2- Giải thưởng
- Giải nhất: 1.000.000 đồng.
- Giải nhì: 700.000 đồng.
- Giải ba: 500.000 đồng.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thành lập Ban chỉ đạo cuộc thi “Tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt” của
trường do 1 đồng chí Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban; Bí thư Đoàn thanh niên làm phó ban
thường trực.
- Phòng Đào tạo chuẩn bị tài liệu về Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt để phổ biến
cho học sinh, sinh viên trong toàn trường.
- Đoàn thanh niên tại 3 khu vực có trách nhiệm tuyển chọn thành lập đội tuyển, tiến hành tổ
chức ôn tập, luyện tập để tham gia cuộc thi đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Phòng Tài chính-Kế toán chuẩn bị kinh phí phục vụ cuộc thi.
- Phòng Tổ chức-Hành chính chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí phương tiện, chỗ ăn nghỉ cho cán bộ
giáo viên, học sinh, sinh viên của Phân hiệu Thái Nguyên và Trung tâm Vĩnh Yên về dự thi./.
< Lùi Tiếp theo >

Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại công văn số 2603/BGTVT-TCCB ngày 22/4/2008 của Bộ Giao thông vận
tải về việc tổ chức thi tìm hiểu về pháp luật trong các trường thuộc Bộ, trường Cao đẳng Giao thông
vận tải xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường
sắt” với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, rèn luyện tác phong "Sống, học tập, làm việc
theo hiến pháp và pháp luật" cho học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá trong
nhà trường.
- Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt để
vận dụng khi tham gia giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đồng
thời vận động gia đình, người thân tham gia học tập và chấp hành nghiêm túc pháp luật về an toàn
giao thông.
- Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên từ 3 cơ sở đào tạo của trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
trong học tập và rèn luyện; xây dựng bầu không khí thi đua vui tươi, sôi nổi trong nhà trường, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo.
II. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: 19h30’ thứ năm ngày 8/1/2009.
- Địa điểm: Hội trường lớn khu vực Hà Nội.

×