Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Già hóa dân số - Tư liệu địa lí phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 4 trang )

GIÀ HÓA DÂN SỐ
I. Khu vực châu Á
Một hậu quả không thể tránh khỏi của giảm sinh nhanh và duy trì cải thiện mức tử vong là già hóa
dân số. Nhiều nước trong khu vực châu Á hiện đang phải đối mặt với thách thức về số lượng người từ 60
tuổi trở lên ngày càng gia tăng. Năm 2002, cứ 11 người thì có một người trong khu vực ở độ tuổi 60 trở lên.
Theo dự báo, vào năm 2050 ở châu Á, cứ 4 người sẽ có 1 người già 60 tuổi …
* Châu Á sẽ có 1,2 tỷ người già
Theo báo báo của tổ chức Dân số LHQ, trong vài thập kỷ qua, mức sinh ở khu vực châu Á và đã
giảm nhanh chóng. Nếu như tổng tỷ suất sinh giai đoạn 1950-1955 là 6 con/1phụ nữ thì hiện nay đã giảm
xuống còn 2,7 con. Tỷ lệ tử vong giảm một cách bền vững, đã dẫn đến việc tăng dần tuổi thọ từ 40 tuổi lên
66, trong đó tuổi thọ của phụ nữ sẽ cao hơn và tăng nhanh hơn nam giới.
Sự khác biệt trong tiến trình già hóa dân số đó là tốc độ già hóa tại khu vực châu Á diễn ra nhanh
hơn so với phương Tây. Chẳng hạn, để tăng gấp đôi tỷ lệ người 60 tuổi trở lên tại Thụy Điển, từ 7% lên
14% thì phải mất 114 năm. Trong khi đó, đối với Singapore thì chỉ cần 18 năm và đối với nước đông dân
như Trung Quốc và Ấn Độ thì cần 25-28 năm.
Do khu vực châu Á chiếm trên 60% dân số toàn cầu và mức sinh đang giảm nhanh chóng, nên quy
mô người cao tuổi (NCT) hiện nay là một quan tâm chủ yếu. Theo LHQ, đến năm 2025, ở châu Á sẽ có 703
triệu NCT và tăng lên 1,2 tỷ người già vào năm 2050. Đây là vấn đề trọng tâm về mặt chính sách quốc gia
tại các nước châu Á cũng như ở nước ta trong thế kỷ 21 này.
Mặc dù tốc độ giảm sinh khác nhau, nhưng sẽ không có nước châu Á nào thoát khỏi tình trạng già
hóa dân số trong thế kỷ 21. Theo dự báo, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á là 9%. Con số này sẽ tăng
lên đến 15,4% vào năm 2025 và 23,5% vào năm 2050. Đến năm 2050, các nước trong khu vực Đông Á,
Đông Bắc Á và Đông Nam Á sẽ có tỷ lệ người 60 tuổi trở lên rất cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Sự gia tăng về số NCT sẽ xuất hiện rõ nhất trong 20 năm đầu thế kỷ 21. Năm 2040, nhóm dân số trẻ
và nhóm dân số già sẽ gần bằng nhau. Ngoài việc tăng tỷ lệ NCT còn có sự khác biệt về giới trong tuổi thọ,
dẫn đến tỷ lệ nữ trong nhóm tuổi từ 80 trở lên cao hơn nhiều so với nam giới. Việc giảm dân số ở độ tuổi
lao động, tăng số NCT phụ thuộc vào tình trạng nữ hóa dân số cao tuổi đang là vấn đề nghiêm trọng, buộc
các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm và đề ra các giải pháp cấp bách.
* Giới tính trong già hóa dân số
Do phụ nữ sống lâu hơn nam giới nên ở châu Á dân số già chủ yếu là nữ, đặc biệt là nữ trên 80 tuổi,


nhiều người trong số họ sẽ góa chồng, dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo và mù chữ hơn nam giới. Mặc dù thể lực
yếu hơn nam giới, nhưng phụ nữ vẫn là người quán xuyến việc nhà và tiếp tục kiếm sống mà ít được bảo vệ
về mặt xã hội, quyền sở hữu tài sản vẫn yếu hơn nam giới đã làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm kinh tế
cho họ ở vào tuổi già. Những khác biệt này là do sự hạn chế trong việc tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, sự nghèo nàn về dinh dưỡng và nhìn chung là do vị thế kinh tế thấp hơn của phụ nữ ở hầu hết các
nước Đông Nam Á.
* Tác động của già hóa dân số
Trong 50 năm qua, chính phủ các nước trong khu vực châu Á đã rất quan tâm đến vấn đề gia tăng
dân số, đặc biệt là vấn đề kiểm soát mức sinh, cải thiện tuổi thọ và giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em. Do
tuổi thọ tăng, các nước bắt đầu nhận thức được tác động của già hóa dân số và đề ra các kế hoạch chăm sóc
sức khỏe và an sinh xã hội, tạo cơ hội kinh tế cho NCT và tăng cường hệ thống hỗ trợ để xóa bỏ bạo lực và
phân biệt đối với NCT, đặc biệt là phụ nữ.
Mặc dù có sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, hầu hết các nước châu Á vẫn duy trì truyền thống
NCT sống cùng với các thành viên trong gia đình. NCT thường giúp đỡ gia đình con cái các công việc nhà.
Tuy nhiên, họ vẫn bị phụ thuộc vào các nguồn hỗ trợ bên ngoài, đặc biệt khi gia đình họ có nguồn thu nhập
thấp. Hiện nay chính phủ nước ta đang xây dựng các hệ thống bảo đảm xã hội và an sinh tuổi già.
Tỷ lệ tuổi già ngày càng tăng ở tất cả các nước trong khu vực, nên trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của
NCT sống phụ thuộc ngày càng đè nặng lên vai người ở độ tuổi lao động. Tuy vậy, với sự hỗ trợ cần thiết
của Chính phủ và xã hội, NCT vẫn có thể có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế nếu kinh nghiệm và kỹ
năng của họ được khai thác một cách có hiệu quả. Ngoài ra, họ còn là yếu tố kết nối quan trọng trong gia
đình khi cấu trúc gia đình đang bị cơ chế thị trường và lối sống công nghiệp xói mòn nhanh chóng. Mặt
khác, nếu NCT bị từ chối tiếp cận việc làm khi họ còn đủ sức khỏe, thì nó sẽ có tác động ngược trở lại đến
phúc lợi của chính họ và của gia đình họ. Ở góc độ xã hội, lực lượng lao động thu nhỏ và số lượng NCT
phụ thuộc tăng lên sẽ có nghĩa là giảm sút về thu nhập tính theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm, đầu từ và năng
suất cũng như việc tăng chi tiêu công cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi của NCT. Những
vấn đề này cần phải được xem xét trong chính sách và các kế hoạch phát triển đất nước.
II. Thế giới
Dân số thế giới dự kiến đến năm 2050 sẽ tăng thêm khoảng 2,5 ty, lên tới 9,2 tỷ người và đặc
trưng cơ bản nhất của tình hình dân số hiện nay là xu hướng già hoá dân số đang diễn ra nhanh
trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về dân số nêu ra rằng, hiện đang diễn ra sự chuyển hoá nhanh
chóng của dân số thế giới từ các mức tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh cao trong nhiều năm trước đây sang các mức
tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh thấp dần hiện nay và những năm sau này. Theo báo cáo, dân số thế giới có thể tăng
thêm tới 2,5 tỷ người trong vòng 43 năm tới, từ mức 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050.
Mức tăng này là tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950. Phần lớn số dân tăng lên này là ở các
nước kém phát triển hơn. Dân số của các nước này dự kiến tăng từ 5,4 tỷ người năm 2007 lên tới 7,9 tỷ
người vào năm 2050. Trong khi đó dân số của các nước đã phát triển dự kiến không đổi, tức là vẫn duy trì ở
khoảng 1,2 tỷ người hiện nay. Nếu không tính tới người nhập cư thì dân số của các nước này thậm chí còn
giảm xuống. Mỗi năm có khoảng 2,3 triệu người di cư từ các nước đang phát triển sang các nước đã phát
triển.

Do tỷ lệ sinh giảm xuống trong khi tuổi thọ kéo dài ra, nên dân số của các nước nói chung đều bị già
đi. Khoảng một nửa dân số tăng lên trong giai đoạn từ 2005 đến 2050 là ở độ tuổi từ 60 trở lên, trong khi số
trẻ em ở độ tuổi dưới 15 lại giảm đi chút ít. Ở các nước đã phát triển, số người từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ
tăng gấp đôi, từ 245 triệu năm 2005 lên 406 triệu năm 2050, trong khi số người dưới 60 tuổi dự kiến sẽ
giảm từ 971 triệu năm 2005 xuống còn 839 triệu vào năm 2050. Tuổi trung bình của dân số thế giới vào
năm 2050 là 38,6, trong đó ở 12 nước châu Âu mức tuổi trung bình này là trên 40 và ở Nhật Bản là 43. Ở
châu Á, Mỹ Latinh và khu vực Caribê, mức tăng của độ tuổi trung bình tuy có chậm hơn, nhưng xu hướng
già hoá dân số cũng đang tăng lên nhanh chóng. Cách đây một thập kỷ, số người già trên 60 tuổi ở châu Âu
đã nhiều hơn số trẻ em dưới 15 tuổi và đến năm 2050, cứ 1 trẻ em có tới 2 người già. Với sự tiến triển của
xu hướng già hoá dân số thế giới hiện nay, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, số lượng dân số
già trên 60 tuổi trên thế giới vào năm 2045 có thể sẽ cao hơn số lượng trẻ em thế giới vào thời điểm đó.
Về tình hình lực lượng lao động thế giới, báo cáo cho biết, tỉ lệ người ở độ tuổi lao động từ 15 đến
59 tuổi cũng đang giảm dần ở khắp các khu vực, trừ châu Phi. Vào năm 2050, tỉ lệ giữa người lao động và
người sống phụ thuộc ở châu Âu sẽ là 14/10, ở Bắc Mỹ là 16/10. Dân số ở các nước phát triển đang thực sự
giảm đi rõ rệt, nếu không còn luồng di cư trung bình hàng năm 2,3 triệu người từ các khu vực nghèo hơn
của thế giới. Chẳng hạn, dân số Bungary và Guyana, mỗi nước sẽ giảm 35% vào năm 2050. Dân số Liên
bang Nga sẽ giảm gần 35 triệu và Nhật Bản sẽ giảm hơn 25 triệu vào năm đó.
Báo cáo trên cho rằng, mặc dù xu hướng già hoá dân số ngày càng tăng lên nhưng dân số thế giới dự kiến
vẫn tăng thêm 2,5 tỷ vào năm 2050 và xu hướng tăng này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển, trong

đó số dân Ấn Độ, vào thời điểm đó sẽ nhiều hơn số dân Trung Quốc. Đến năm 2050, các nước đông dân
nhất sẽ là Ân Độ ( với 1,658 tỷ người ). Tiếp theo là Trung Quốc (1,409 tỷ); Mỹ (402 triệu); Indonesia (297
triệu) và Pakistan (292 triệu). Tỷ lệ sinh con trên toàn cầu sẽ giảm từ 2,55 con hiện nay xuống 2 con năm
2050, nhưng xu hướng gia tăng dân số là không thể tránh khỏi.
Giám đốc điều hành của Quỹ Dân số thế giới của LHQ (UNFPA) Thoraya Ahmed Obaid nói đây là
tiếng chuông báo động về nhu cầu khẩn cấp phải tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng được tự do quyết định
quy mô gia đình của họ. Thông cáo báo chí của UNFPA cho biết, hiện có khoảng 200 triệu bà mẹ ở các
nước chậm phát triển không được tiếp cận các biện pháp tránh thai an toàn và có hiệu quả. UNFPA cũng
cho rằng, ngân sách dành cho công tác kế hoạch hoá gia đình cần được tăng lên để đáp ứng nhu cầu này của
phụ nữ. Theo UNFPA, vấn đề này không chỉ quyết định tương lai của thế giới mà còn ngăn chặn tình trạng
mang thai ngoài ý muốn và cắt giảm tỷ lệ trẻ em chết yểu.
Trong xu hướng gia tăng dân số thế giới còn có một yếu tố rất quan trọng là sự lan rộng đại dịch
HIV và SIDA. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận nếu một người bị HIV được điều trị kịp thời và đến
nơi đến chốn có thể sống thêm 17,5 năm nữa, trong khi người không được điều trị chỉ sống 10 năm. Căn
bệnh thế kỷ này tác động không nhỏ đến dân số thế giới và từ nay đến 2050 ước tính nó sẽ cướp đi 32 triệu
mạng người tại 62 nước, trong đó 40 nước thuộc châu Phi. Tuổi thọ trung bình tại các nước kém phát triển
có thể nhích lên từ 55 tuổi hiện nay lên 67 tuổi, nhưng còn tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh như
SIDA, trong khi đó tuổi thọ ở các nước phát triển sẽ tăng từ 68 hiện nay lên 76.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện tượng di cư cũng sẽ gây xáo trộn về dân số từng nước và toàn
cầu. Ước tính từ nay đến giữa thế kỷ này, dòng người di cư đến các nước phát triển giàu có sẽ lên tới 103
triệu người, trong đó trung bình hàng năm Mỹ sẽ đón nhận 1,1 triệu; Canađa, 200 nghìn và Đức, 150 nghìn.
Các nước có số người đi di cư lớn nhất sẽ là Trung Quốc (329 nghìn); Mexico ( 306 nghìn) và Ân Độ ( 241
nghìn).

Trước đây, “già hóa” dân số là mối quan tâm chính của các quốc gia phát triển và ngày nay qúa trình
này cũng đang trên đà tăng nhanh tại các quốc gia phát triển. Sự biến đổi nhân khẩu học rõ ràng là có hậu
quả sâu sắc đối với mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng và các quốc gia. “Kế hoạch hành động quốc tế Madríd
về già hóa dân số” và “Tuyên bố chính trị” được thông qua tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai về già hóa dân
số tổ chức vào tháng 4 năm 2002 đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc làm thế nào để thế giới giải quyết

thách thức quan trọng nhằm xây dựng một xã hội cho mọi lứa tuổi. Kế hoạch hành động Madrid đã đưa ra
một chương trình nghị sự rõ nét nhằm đương đầu với các thách thức của già hóa trong thế kỷ 21. Kế hoạch
tập trung vào 3 nội dung chính:Người cao tuổi và phát triển; Nâng cao sức khỏe và phúc lợi tuổi già; Đảm
bảo môi trường thuận lợi và hỗ trợ.

Kế hoạch cho thấy, lần đầu tiên các Chính phủ đã chấp nhận một cách tiếp cận toàn diện nhằm kết
nối những vấn đề về già hóa với các nôi dung khác về phát triển kinh tế, xã hội và quyền con người, đáng
chú ý nhất là các vấn đề đã được nhất trí tại các hội thảo và hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc trong
những năm 90 ( Thế kỷ XX).

Các hành động chính nhằm tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân
số và Phát triển cũng đồng thời nhấn mạnh đến việc cần tiếp tục xem xét những yêu cầu về kinh tế xã hội
trước sự biến đổi nhân khẩu học và làm thế nào để những vấn đề này gắn kết được với các mối quan tâm và
kế hoạch phát triển và nhu cầu cá nhân.

Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc đã quyết định 5 năm một lần xem xét và đánh giá tiến trình
thực hiện Kế hoạch Madrid. Về vấn đề này, Đại Hội đồng cũng nhấn mạnh nhu cầu về các dữ liệu dân số
chia theo tuổi và giới tính.

Thế giới đã có những tiến bộ ấn tượng về tuổi thọ. Tuổi thọ đã tăng thêm khoảng 20 năm kể từ năm
1950 và hiện tại đã ở mức 66 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt lớn về tuổi thọ giữa các quốc gia. Tại các
quốc gia kém phát triển nhất, trong 50 năm qua tuổi thọ của nam giới 60 tuổi đã tăng thêm 15 năm và 17
năm đối với nữ; trong khi đó tại các khu vực phát triển hơn, tuổi thọ tăng thêm 19 năm đối với nam và 23
năm đối với nữ.

Đa số người cao tuổi là phụ nữ, vì tuổi thọ của nữ giới lớn hơn tuổi thọ của nam giới; trong số những
người cao tuổi có 82 nam giới/100 nữ giới. Tuổi nghỉ hưu chính thức tại các quốc gia đang phát triển
thường thấp hơn so với các quốc gia phát triển, phần lớn từ 55 đến 60 cho cả nam và nữ. Sự khác biệt giữa
các quốc gia phát triển và đang phát triển phản ánh sự khác biệt về tuổi thọ; ở các quốc gia đang phát triển
tuổi thọ thấp hơn.


Xu hướng ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao là tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao
động của dân số cao tuổi thấp hơn. Tại các khu vực phát triển, 22% nam giới từ 60 tuổi trở lên vẫn hoạt
động kinh tế so với 50% tại các khu vực kém phát triển. Tại các khu vực phát triển, 11% phụ nữ cao tuổi
hoạt động kinh tế so với 19% tại các khu vực kém phát triển. Người cao tuổi tại các khu vực kém phát triển
tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động chủ yếu là do các kế hoạch an sinh xã hội có mức độ giới hạn và
bảo đảm mức thu nhập tương đối thấp.

Chủ đề của Ngày dân số Thế giới (11/7) năm nay là “Đối phó với khủng hoảng kinh tế: Đầu tư cho
sức khỏe phụ nữ là sự lựa chọn sáng suốt”. Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Kimoon: “Khủng hoảng
kinh tế toàn cầu bắt buộc tất cả chúng ta phải cắt giảm bất cứ chi phí nào nếu có thể được. Nhưng những
công việc chúng ta đang dành cho phụ nữ trên thế giới vẫn cần phải được tiếp tục mà không hề giảm bớt.
Khi bạn nâng cao vị thế cho một người phụ nữ, bạn sẽ nâng cao vị thế cho một gia đình. Khi bạn nâng cao
vị thế cho một người phụ nữ, bạn sẽ thay đổi cả thế giới.”

Mỗi năm, cả thế giới mất 15 tỷ USD do nguyên nhân tử vong ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và
khi sinh nở. Trong khi đó, chỉ cần chi 6 tỷ USD là đã đủ cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết để cứu sống họ.
Phần lớn các trường hợp tử vong ở bà mẹ đều có thể phòng ngừa được thông qua phổ cập tiếp cận chăm sóc
sức khoẻ sinh sản. Các hệ thống y tế cần được tăng cường để cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, hộ
sinh và cấp cứu sản khoa. Việc này không chỉ bảo đảm tính mạng cho phụ nữ mà còn cải thiện năng suất lao
động của thế giới./
III. Giải pháp
- Mỗi người phải chủ động, có kế hoạch lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ. Mỗi gia đình phải
coi bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm, tình cảm và hạnh phúc của mình. Mỗi
cộng đồng phải tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cho người cao tuổi, nhất là rèn luyện
nâng cao sức khoẻ, vui chơi giải trí... Đặc biệt Nhà nước cần có nhiều hoạt động dành cho
các cụ như xây dựng các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, thu nhập, trợ cấp, khám chữa
bệnh... Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức liên quan đến người cao tuổi. ở
nước ta đã có Hội Người cao tuổi nhưng tôi nghĩ để tăng cường quản lý nhà nước đối với
người già nên có ít nhất là Vụ Người cao tuổi thuộc UB DS-GĐ và TE.

/>

×