Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

VỐN XÃ HỘI CỦA LÃNH ĐẠO ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.8 KB, 7 trang )

VỐN XÃ HỘI CỦA LÃNH ĐẠO ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện khảo sát điển hình và điều tra 243 chi nhánh NHTM tại Thành phố Hồ
Chí Minh nhằm khám phá cấu trúc vốn xã hội của lãnh đạo và hoạt động cung ứng dịch vụ của các
NHTM Việt Nam. Đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của vốn xã hội của lãnh đạo tới hoạt động cung ứng
dịch vụ của các NHTM.
Kết quả cho thấy vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng sau khi kiểm định thang đo với cấu trúc
gồm bốn thành phần là mạng lưới bạn bè, mạng lưới đồng nghiệp, mạng lưới đối tác kinh doanh và
mạng lưới quan chức thuộc các cơ quan quản lý các cấp. Đồng thời vốn xã hội của lãnh đạo có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM. Do đó, trong chiến lược phát triển của
các NHTM Việt Nam, vốn xã hội là một nguồn lực cần được khai thác hiệu quả để nâng cao kết quả
hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng.
Từ khóa: vốn xã hội của lãnh đạo, hoạt động cung ứng dịch vụ, ngân hàng thương mại.
SOCIAL CAPITAL OF LEADERS AFFECTING INTO THE COMMERCIAL BANKS’
SERVICES PROVIDING ACTIVITY: CASE STUDY OF HO CHI MINH CITY
Abstract
Research conducted typical survey and investigation of 243 commercial bank’s branches in
Ho Chi Minh City to explore the structure of leaders’ social capital and services providing activity
of commercial banks in Vietnam. At the same time, indicating the influence of leaders’ social capital
on commercial banks' services providing activity.
The results show that the social capital of bank leaders after measuring the scale of the
structure is composed of four components: network of friends, network of colleagues, network of
business partners and network of officials of the management agencies at all levels. At the same
time, leaders’ social capital has a direct impact on commercial banks' services providing activity.
Therefore, in the development strategy of Vietnamese commercial banks, social capital is a resource
that needs to be exploited effectively in order to improve the results of commercial banks’ services
providing activity.
Keywords: social capital of leaders, services providing activity, commercial bank.
1. Giới thiệu
Ở Việt Nam hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng vẫn là cho vay (chiếm


khoảng 70 – 80% hoạt động của ngân hàng). Chính vì vậy, đa số các ngân hàng thường có xu hướng
tập trung vào hoạt động cho vay, kênh chính để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng (Nguyễn Thị Mỹ
Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương 2015). Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp ngân hàng có
vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là hoạt động chứa
đựng rủi ro cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng, do đó đòi hỏi ngân hàng cần
tạo ra ưu thế vượt trội và đẩy mạnh vào phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ. Đây là hoạt động
đem lại nguồn thu ổn định và phi rủi ro cho ngân hàng.
Để phát triển hoạt động cung ứng dịch vụ, đòi hỏi các dịch vụ của ngân hàng phải phong
phú, hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
phải được đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, có như
vậy mới duy trì được khách hàng hiện hữu và thu hút được khách hàng tiềm năng.
1


Ngoài việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp phát triển hoạt
động cung ứng dịch vụ của ngân hàng, thì có thể nói chính các mạng lưới quan hệ xã hội của lãnh
đạo ngân hàng cũng đóng góp quan trọng đối với sự phát triển bền vững của hoạt động này trong
ngân hàng. Điều này cũng phù hợp tại Việt Nam, khi mà các quan hệ cá nhân rất được chú trọng
(Nguyễn Văn Thắng 2015). Trong một xã hội, khi mà mối quan hệ giữa các cá nhân là mạnh, thì
nguồn lực cho các ngân hàng có thể nâng cao, ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thu thập các thông
tin về khách hàng tiềm năng mà chính khách hàng của ngân hàng giới thiệu, từ đó giúp ngân hàng
giảm các chi phí. Có thể nói chính các mạng lưới quan hệ này góp phần tạo hiệu ứng tích cực cho
ngành ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng không chỉ có lợi từ các mối quan hệ của người lãnh đạo
ngân hàng, mà còn tận dụng được các mối quan hệ tồn tại sẵn trong xã hội để hỗ trợ cho việc đẩy
mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ.
Ngoài mặt tích cực, thì các mối quan hệ cũng thể hiện mặt tiêu cực, trong giai đoạn vừa qua,
hiện tượng thâu tóm lẫn nhau giữa các ngân hàng, tranh thủ các mối quan hệ với các quan chức để
phục vụ cho lợi ích của nhóm cá nhân, gây lũng đoạn thị trường và tâm lý bất an cho các chủ thể
tham gia thị trường. Các vụ án kinh tế trong thời gian qua liên quan đến các vị lãnh đạo ngành ngân
hàng đã gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế, một phần nguyên nhân xuất phát từ các

mối quan hệ xã hội, bao gồm cả mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng.
Các mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng vừa thể hiện mặt tích cực và tiêu cực, nên bản thân
ngân hàng và Chính phủ rất cần một khung lý thuyết để nhận thức rõ sự tác động của các mối quan
hệ của lãnh đạo ngân hàng tới các hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ.
2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Vốn xã hội được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu như Jane Jacob (1961) phân tích vốn xã hội
trong mối tương quan của đời sống ở thành phố, Pierre Bourdieu (1986), xây dựng lý thuyết riêng
về vốn xã hội, Coleman (1988, 1990), Putnam (1993, 1995, 2000), Nahapiet & Ghosal (1998), định
nghĩa vốn xã hội là một dạng nguồn lực tồn tại trong các mạng lưới quan hệ có chất lượng (như sự
tín nhiệm, chia sẻ, hỗ trợ) giữa các chủ thể tham gia.
Vốn xã hội của ngân hàng được đề cập đến như là mạng lưới và chất lượng các mối quan hệ
của lãnh đạo ngân hàng; mối quan hệ bên ngoài ngân hàng; mối quan hệ bên trong ngân hàng.
Trong đó (i) Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng là nguồn lực của các chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ
chức) tồn tại trong mạng lưới quan hệ với lãnh đạo; (ii) Vốn xã hội bên ngoài ngân hàng là nguồn
lực của các chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ chức) tồn tại trong mạng lưới quan hệ với chính ngân hàng;
(iii) Vốn xã hội bên trong ngân hàng là nguồn lực của các chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ chức) tồn tại
trong mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng. Tất cả các mối quan hệ đó đều dựa trên cơ sở là sự
2


tin cẩn, chia sẻ, hỗ trợ và kỳ vọng lẫn nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến
vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng.
Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Nghiên cứu của các tác giả Cialdini & các cộng sự (2001), Paré & các cộng sự (2008):,
McCallum & O'Connell (2009), Truss & Gill (2009), Wharton & Brunetto (2009), có đề cập đến
vốn xã hội của lãnh đạo như là chất lượng của các mạng lưới quan hệ của lãnh đạo: tình hữu nghị,
hỗ trợ lẫn nhau, quyền lực, sự công nhận của xã hội và sự cam kết với các chủ thể như bạn bè, nhà
tư vấn, chính quyền, cơ quan truyền thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa xây dựng được
thang đo chất lượng cho từng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo, nên không tạo ra được các gợi ý xây
dựng, phát triển và đánh giá vốn xã hội của lãnh đạo.

Để khắc phục nhược điểm trên, tác giả Dien Thanh Huynh & Hoai Trong Nguyen (2012) đã
tích hợp hai yếu tố chất lượng và cấu trúc mạng lưới để xây dựng được thang đo vốn xã hội của
lãnh đạo cho ngành bất động sản, tuy nhiên thang đo này chưa hoàn toàn phù hợp để đo lường cho
ngành ngân hàng.
Hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại
Từ lược khảo các lý thuyết cũng như theo luật TCTD có thể rút ra hoạt động cung ứng dịch
vụ của NHTM gồm: dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng; dịch vụ cho
thuê két sắt; dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư; dịch vụ môi giới kinh doanh chứng khoán, bảo
hiểm…
Khung phân tích của nghiên cứu
Hình 1: Khung phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội của lãnh đạo với hoạt động cung ứng
dịch vụ của NHTM
Vốn xã hội của lãnh đạo NH

Hoạt động cung ứng dịch vụ của
NHTM
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ thanh toán,
thu chi hộ

Vốn xã hội của lãnh
đạo ngân hàng

Hoạt động cung ứng
dịch vụ NHTM

Dịch vụ cho thuê két
sắt…

3


Dịch vụ tư vấn tài
chính, tư vấn đầu tư

Dịch vụ môi giới kinh
doanh CK, bảo hiểm


: quan hệ hỗ trợ
: biểu hiện/đề cập
3. Dữ liệu và phương pháp
Bài viết thực hiện gồm hai giai đoạn: (1) xây dựng thang đo và mô hình lý thuyết; và (2) kiểm
định thang đo và mô hình lý thuyết cho trường hợp điển hình. Giai đoạn 1 áp dụng phương pháp
phỏng vấn chuyên sâu. Giai đoạn 2, kế thừa mẫu của giai đoạn 1, cỡ mẫu 243 chi nhánh NHTM
Việt Nam, đối tượng là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM. Dữ liệu thu thập được sử
dụng để đánh giá thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám
phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá độ tương thích với dữ liệu, tính đơn
nguyên, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ để điều chỉnh mô hình nghiên cứu. Cuối cùng là kiểm định
mô hình lý thuyết bằng công cụ mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để rút ra kết luận về tác động
của vốn xã hội của lãnh đạo tới hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM.
Bài viết kết hợp lược khảo lý thuyết và nghiên cứu định lượng để xác định vốn xã hội của
lãnh đạo ngân hàng có tác động dương đến kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM. Do đó
giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: Tăng cường vốn xã hội của lãnh đạo tác động đồng biến với việc gia tăng kết quả họat động
cung ứng dịch vụ.
4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vốn xã hội của lãnh đạo ngân là thang đo đa hướng bậc
hai, bao gồm 4 thành phần là mạng lưới bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh và quan chức
thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp
Hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng gồm: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, thu

chi hộ, cho thuê két sắt, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư….Nền kinh tế ngày càng phát triển, các dịch
vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, lợi nhuận từ dịch vụ
mang lại cho ngân hàng khá cao mà rủi ro lại ít. Trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán qua
tài khoản đem lại lợi nhuận khá cao cho các NHTM, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp của dịch vụ này
vào lợi nhuận của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, do đó để phù hợp với hướng nghiên cứu thì kết quả
của hoạt động cung ứng dịch vụ là cung ứng dịch vụ đạt kết quả như mong đợi.
Kết quả ước lượng SEM cho thấy mô hình lý thuyết sau khi hiệu chỉnh đạt mức độ tương
thích với dữ liệu thị trường, với: χ2(48)=95,712 (P=0,000); CFI= 0,927, RMSEA= 0,079 và
CMIN/df = 1,994. Kết quả mô hình được tổng kết ở Hình 2
Hình 2: Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (đã chuẩn hóa)
CU4
6:
Cun
g
ứng
dịch
vụ
cho
KH


CU47
:
Cung
ứng
dịch
vụ
cho
các
4TCKT



0,74

069

Hoạt động cung ứng dịch vụ
(0,598Θ)

0,394***(H1+)
Vốn xã hội của lãnh đạo
ngân hàng

0,73
0,65
Qu
an
chứ
c

0,56
H
ợp

c
gi
ữa

c
ph

òn
g

0,66
H
ợp

c
gi
ữa

c

nh
ân

H
ợp

c
gi
ữa

c

nh
ân

Nguồn: Ước lượng từ dữ liệu điều tra của đề tài
Ghi chú: Θ Hệ số xác định; (***) là hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.

Kết quả ước lượng đã chuẩn hóa được biểu diễn ở trên cho thấy giả thuyết trên được chấp
nhận ở mức ý nghĩa 1%. Với hệ số xác định 0,394, các thành phần của khái niệm vốn xã hội của
lãnh đạo ngân hàng đã giải thích được 39,4% biến thiên của hoạt động cung ứng dịch vụ.

Bảng 1: Hệ số hồi quy (đã chuẩn hóa) của mối quan hệ
Giả
Mối quan hệ giữa các khái niệm
Thuyết
H1 Tăng cường vốn xã hội của lãnh đạo tác động
đồng biến với việc gia tăng kết quả họat động
cung ứng dịch vụ
Nguồn: Ước lượng từ dữ liệu điều tra của nghiên cứu.

5

Hệ số Sai số Giá trị Mức ý
hồi quy chuẩn tới hạn nghĩa
0,394 0,135 3,208 0,000


Giả thuyết H1 tăng cường vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng tác động đồng biến với việc
gia tăng kết quả họat động cung ứng dịch vụ, được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1% (hệ số hồi quy đã
chuẩn hóa 0,394).
Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội của lãnh đạo tới hoạt động cung ứng dịch vụ của
ngân hàng
Bảng 2 trình bày kết quả tính toán từ mô hình SEM về tác động trực tiếp của vốn xã hội của
lãnh đạo tới kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ trong ngân hàng.
Bảng 2: Tác động giữa các khái niệm nghiên cứu
Biến phụ thuộc


Tác động

Hoạt động cung ứng dịch vụ

Trực tiếp
Gián tiếp
Tổng
Nguồn: Tính toán từ kết quả ước lượng ở Hình 2

Vốn xã hội của lãnh đạo
ngân hàng
0,394
0,394

Vốn xã hội của lãnh đạo tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thể hiện qua việc
chấp nhận giả thuyết H1 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,394. Sự tác động này được giải thích như
sau: mối quan hệ của cá nhân người lãnh đạo với bạn bè, đối tác kinh doanh, quan chức Nhà nước
sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ khi họ có thể vừa là khách hàng của ngân
hàng vừa là cầu nối cho ngân hàng tiếp cận các khách hàng mới, tiềm năng. Bên cạnh đó, sự hợp tác
tốt giữa lãnh đạo với các đồng nghiệp, các nhân viên của mình, sẽ kích thích tinh thần làm việc và
phát huy được năng lực của nhân viên, giúp hiệu quả và chất lượng dịch vụ được tăng cao, tạo niềm
tin nơi khách hàng, từ đó góp phần giữ được sự gắn kết lâu dài với khách hàng trong việc sử dụng
các dịch vụ của ngân hàng
5. Kết luận và một số gợi ý chính sách
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng là một nguồn lực
có tác động ý nghĩa đến hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM và trong chiến lược phát triển của
NHTM, cần đưa nguồn lực này vào để khai thác và sử dụng một cách hiệu quả để phát huy hiệu ứng
tích cực của nguồn lực này nhằm nâng cao kết quả cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó,
cần có một khung phân tích để có thể tiếp cận, đo lường vốn xã hội của lãnh đạo thông qua các mục
tiêu và tiêu chí đo lường cụ thể.

Ngoài ra, để chiến lược phát triển vốn xã hội của lãnh đạo phục vụ cho hoạt động cung ứng
dịch vụ của ngân hàng được thành công, cần phải tập trung vào nâng cao chất lượng từng mạng lưới
của mối quan hệ này. Bản thân người lãnh đạo phải tự xác định mạng lưới quan hệ của mình và xây
dựng các mối quan hệ dựa trên tinh thần hành xử đúng mực, có sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ kinh
nghiệm, tri thức và hỗ trợ lẫn nhau.
Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng ngoài việc tạo ra hiệu ứng tích cực, vẫn còn những hiệu
ứng tiêu cực cho ngành ngân hàng, do đó Chính phủ cần có các chính sách để hạn chế hiệu ứng tiêu
cực cho ngành ngân hàng: đảm bảo sự phân công nguồn lực phải theo nguyên tắc thị trường, đảm
bảo tính hiệu quả; xây dựng khung pháp lý tốt, tạo sân chơi chung cho các NHTM; ban hành văn
bản hướng dẫn quy trình, minh bạch tạo điều kiện tiếp cận vốn và thụ hưởng sự hỗ trợ từ chính sách
công bằng đối với tất cả các NHTM.
Tài liệu tham khảo:

6


[1] Hoai Trong Nguyen & Dien Thanh Huynh (2012). ‘The Contribution of Social Capital Into The
Activities of Real Estate Companies in VietNam’, Journal of International Business Research,
Volume 11, Special Issue, Number 3, 2012, ISSN 1544-0222, pp 53-69.
[2] Bourdieu P. (1986). The Form of Capital, in Richardson, J. E. (ed.) Handbook of Theory of
Research for the Sociology of Education, 241-258, New York:Greenwood.
[3] Burt, Ronald, 2000 Cấu trúc mạng của vốn xã hôi Trong Robert Sutton và Barry Staw, eds.
Nghiên cứu hành vi tổ chức, Greenwich, CT:JAI Press, tr 345-423.
[4] Cialdini R. B., Wosinska W., Barrett D. W., Butner J., & Gornik-Durose, M. (2001), “The
differential impact of two social influence principles on individualists and collectivists in Poland
and the United States”. Website />%20Web%20site%20material/Personality%20and%20Individual%20Differences%20-%20Final.pdf
[5] Woolcock M. & Narayan. D. (2000), “Social Capital: Implications for Development Theory,
Research, and Policy”. Final version submitted to the World Bank Research Observer. To be
published in Vol. 15(2), pp.225-249. .
[6] Vũ Cao Đàm, 2013, Vốn xã hội cho phát triển KH&CN Việt Nam, tạp chí Tia sáng.

[7] Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2015, ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam’, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Số 11 (450) 11-2015).
[8] Nguyễn Văn Thắng, 2015, Một số lý thuyết đương đại về quản trị kinh doanh: ứng dụng trong
nghiên cứu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7



×