Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giao an tu dong am ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.23 KB, 10 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NHƠN TRẠCH

GIÁO ÁN DỰ THI
Môn: Ngữ Văn 7

Người thực hiện: LÝ THỊ ÚT NHƯ

NĂM HỌC 2019 - 2020

Ngày soạn:
Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 1


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

Ngày giảng:
Tiết 42: TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Hiểu khái niệm từ đồng âm.
- Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong văn bản.
2. Kĩ năng/ Năng lực:
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều
nghĩa.


- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ:
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, đọc sách giáo viên và tài liệu liên quan.
- Chuẩn bị bảng phụ và các công cụ cần thiết cho bài dạy.
2. Học sinh:
- Vở viết, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
- Học bài và soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp đàm thoại, diễn giảng, thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm, trò chơi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
- Xuyên suốt giờ học.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
- Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: “Khi vui muốn khóc buồn tênh lại
cười”.
Trả lời:
- Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: đen – trắng; sáng – tối; cao – thấp; già – trẻ…
- Trong câu ca dao trên có các cặp từ trái nghĩa là: vui – buồn; khóc – cười.
3. Bài mới: (2 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.
- Phương pháp: Vấn đáp
? Hãy nhìn vào hai bức tranh rồi thực hiện theo yêu cầu. (Giáo viên treo tranh).


Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 2


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

danh
từ chỉ
Bức tranh chỉ hoạtTìm
động
gì của
em tên
bé?con vật trong ảnh?

Trả lời:
- Bức tranh số 1 là em bé đang bò.
- Bức tranh số 2 là đàn bò đang gặm cỏ.
-> Ta thấy đều có chung chữ “bò” nhưng ở bức tranh số 1 “bò” là động từ, còn
bức tranh số 2 “bò” là danh từ. Hai từ này tuy giống nhau về âm tiết nhưng nghĩa
lại khác nhau, người ta gọi là từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là từ như thế nào? Chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay:

HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG BÀI HỌC
THẦY - TRÒ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ đồng âm và cách
sử dụng.
- Mục tiêu: Hiểu thế nào về từ đồng âm. Việc sử

dụng từ đồng âm.
I. Thế nào là từ đồng âm
- Phương pháp: vấn đáp, minh họa, giải quyết và
nêu giải quyết vấn đề.
Giáo viên gọi học sinh đọc SGK trang 135 mục 1.
Giáo viên treo bảng phụ có 2 câu ở phần 1 SGK
lên bảng.
? Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong hai ví dụ?
(Giáo viên treo tranh).

Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 3


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Lồng 1: Động từ chỉ hành động phản ứng mạnh
của loài ngựa cất vó lên với một sức hăng đột
ngột, rất khó kìm giữ.
Lồng 2: Danh từ chỉ vật dụng đan bằng tre, gỗ...
dùng để nhốt chim.
? Nghiã của các từ “lồng” trên có liên quan gì tới
nhau không?
Hs: Không liên quan tới nhau.
Gv nhấn mạnh: Hai từ “lồng” trong hai ví dụ trên
có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác

xa nhau, không liên quan đến nhau. Đó là hai từ
đồng âm.
Bài tập nhanh (Giáo viên treo bảng phụ).
Đố vui:
Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
Là cây gì?
Đáp án: Là cây súng bảo vệ quê hương và cây hoa
Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Từ đồng âm là những từ
giống nhau về âm thanh
nhưng nghĩa khác xa nhau,
không liên quan đến nhau.

Page 4


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

súng soi gương mặt hồ.
Ta thấy 2 từ “súng” có âm giống nhau nhưng
nghĩa lại khác nhau, không liên quan đến nhau. Đó
là hai từ đồng âm.
? Qua hai ví dụ trên, vậy em hiểu như thế nào là
hai từ đồng âm?
Hs sinh trả lời theo nghi nhớ 1 SGK/135.
Gv gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk/135

? Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các câu
sau?

a, Cái ghế này chân bị gãy rồi. (1)

b, Các vận động viên đang tập trung dưới
chân núi. (2)

c, Bạn Đạt đá bóng nên bị đau chân. (3)
Chân 1: Bộ phận dưới cùng của ghế dùng để nâng
đỡ các vật khác. (Chân bàn, chân ghế...)
Chân 2: Bộ phận cuối cùng của một số vật, tiếp
giáp và bám chặt vào mặt đất. (Chân núi, chân
tường...)

Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 5


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

Chân 3: Bộ phận cuối cùng của cơ thể người, dùng
để đi, đứng.
? Từ “chân” trong trường hợp này là loại từ gì?
Có phải từ đồng âm không?
- Không phải từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa.
? Tại sao từ “chân” trong trường hợp này lại là
từ nhiều nghĩa?
- Vì cùng một từ “chân” nhưng có nhiều nghĩa

khác nhau. Giữa các từ có mối liên kết ngữ nghĩa
nhất định.
-> Ta thấy cả ba từ “chân” đều chỉ bộ phận cuối
cùng tiếp xúc với mặt đất. Vì vậy từ “chân” trong - Chú ý: Cần phân biệt từ
ví dụ này là từ nhiều nghĩa. Ta cần phải phân biệt đồng âm và từ nhiều nghĩa.
với từ đồng âm.
? Em hãy đặt câu với từ nhiều nghĩa?
- Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi.
- Cô ấy đang thì xuân sắc.
? Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Giống nhau: Đều có âm đọc giống nhau
- Khác nhau:

TỪ ĐỒNG ÂM
TỪ NHIỀU NGHĨA
- Nghĩa khác xa nhau, - Là từ có nhiều nét
không liên quan gì đến nghĩa khác nhau.
nhau.
- Có mối liên kết giữa
các ngữ nghĩa nhất
định.
Gv treo bảng phụ đưa ra ví dụ:
- Con kiến bò đĩa thịt bò.
- Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
? Em hãy tìm từ đồng âm trong các câu trên và
chỉ ra nghĩa của các từ đó?
Câu 1: Từ “bò” thứ nhất là động từ chỉ hành động
bò của kiến. Từ “bò” thứ hai là danh từ chỉ thịt của
con bò.

Câu 2: Từ “đậu” thứ nhất là động từ chỉ hành động
của con ruồi. Từ “đậu” thứ hai là danh từ chỉ món
xôi đậu.
Gv kết luận: qua những ví dụ trên, chúng ta đã
hiểu rõ hơn về từ đồng âm. Tuy nhiên cách sử
dụng từ đồng âm như thế nào chúng ta cùng tìm II. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG
hiểu tiếp.
ÂM.
? Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của hai từ
“lồng” trên?

Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 6


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

Hs: Ngữ cảnh.
? Câu “Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh
có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào
câu này một vài từ để câu này trở thành đơn
nghĩa?
Hs: Từ kho có 2 nghĩa.
- Nghĩa thứ nhất là món cá kho – cách chế biến
thức ăn. -> Đem cá về làm món cá kho,
- Nghĩa thứ hai là nơi chứa cá. -> Đem cá về nhập
vào kho.
? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng
âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?

- Ngữ cảnh.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Bài tập nhanh:
? Tìm từ đồng âm trong câu ca dao sau và giải
thích nghĩa của các từ đồng âm đó? (Giáo viên
treo bảng phụ).
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Trả lời:
- Từ đồng âm là từ “lợi”.
- Từ “lợi” mà bà già dùng nghĩa là lợi ích, thuận
lợi. Từ “lợi” trong câu nói của ông thầy bói nghĩa
là phần thịt bao quanh chân răng.
- Trong câu ca dao trên tác giả dân gian đã sử
dụng hai từ lợi đồng âm để tạo nên tiếng cười hóm
hỉnh, phê phán thói xấu, “đã già rồi lại còn tấp
tểnh lấy chồng!”
Bài tập nhanh:
? Tìm từ đồng âm trong câu ca dao sau và giải
thích nghĩa của các từ đồng âm đó? (Giáo viên
treo bảng phụ).
Hoa mua ai bán mà mua
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em.
Trả lời:
- Từ đồng âm là từ “mua”.
- Từ “mua” thứ nhất là danh từ chỉ tên một loài
hoa. Từ mua thứ hai chỉ hành động mua bán.
-> Qua đây ta thấy, để hiểu được đúng nghĩa của

từ thì trong giao tiếp chúng ta cần chú ý đến ngữ
cảnh.

Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Hiện tượng đồng âm có thể
gây hiểu sai hoặc hiểu
nước đôi. Do đó trong giao
tiếp phải chú ý đầy đủ đến
ngữ cảnh để tránh hiểu sai
nghĩa của từ.

Page 7


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh khát quát và khắc sâu kiến
thức vừa học.
Phương pháp: hỏi đáp, phân tích, thực hành, thảo
luận nhóm.
Bài 1/136 sgk:
Học sinh thảo luận theo bàn, chia mỗi bàn làm
một từ. Gọi học sinh khác nhận xét bài của bạn.

III. Luyện tập

Bài 1/136 sgk
Thu: thu hoạch.

Thu: thu đến.
Cao: Chiều cao.
Cao: Cao dán.
Ba: Số ba.
Ba: Ba mẹ.
Tranh: Tranh giành.
Tranh: Bức tranh.
Sang: Sang thu.
Sang: Giàu sang.
Nam: Nam nhi
Nam: Miền Nam.
Sức: Sức khỏe.
Sức: Trang sức.
Nhè: Nhè nhẹ.
Nhè: Nhè ra.
Tuốt: Tuốt lúa.
Tuốt: Biết tuốt.
Bài 2/136 sgk
Môi: Môi giới
Chia lớp thành 4 nhóm rồi thảo luận:
Môi: Môi son.
- Nhóm 1, 2 làm câu a.
Bài tập 2/136 sgk
- Nhóm 3, 4 làm câu b.
a, Nghĩa của danh từ cổ:
Sau khi làm xong, nhóm1 và nhóm 3 trình bày. - Là bộ phận của cơ thể,
Nhóm 2 và nhóm 4 nhận xét bài của nhóm bạn.
nối đầu với thân: Cái cổ
- Bộ phận của áo, phần
chung quanh cổ: Cổ áo, cổ

yếm.
- Bộ phận của đồ vật dài,
hình thon giống cái cổ: Cổ
chai, cổ lọ…
- Cổ tay, cổ chân.
b, Từ đồng âm với danh từ
cổ.
- Cổ (xưa): Đồ cổ, văn hóa
cổ, cổ kính, cổ xưa…
Bài tập 3/136 sgk
- Cổ (không hợp thời): Bộ
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong vòng 2 quần áo này nhìn cổ.
phút. Sau đó gọi học sinh nhận xét.
Bài tập 3/136 sgk

Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 8


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

Bài 4/136 sgk
Học sinh làm bài độc lập sau đó trả lời.

- Mọi người ngồi vào bàn
để bàn công việc ngày mai.
- Con sâu nằm sâu tít trong
cuống lá.
- Năm nay em được năm

phần thưởng.
Bài 4/136 sgk
- Anh chàng trong chuyện
đã sử dụng từ đồng âm để
lấy lí do không trả lại cái
vạc cho người hàng xóm.
- Nếu là viên quan em sẽ
sử dụng biện pháp chặt chẽ
về ngữ cảnh và hỏi anh ta
“Vạc của ông hàng xóm là
vạc bằng đồng cơ mà?” thì
anh chàng nọ sẽ phải chịu
thua.

4. Củng cố:
- Chia lớp thành 2 nhóm thực hiện bài tập nhanh sau, nhóm nào tìm được nhiều
hơn sẽ thắng:
? Có 10 bức tranh, em hãy ghép tranh theo cặp rồi tìm các cặp từ đồng âm tương
ứng?
Trả lơi:
1. Đồng tiền – Tượng đồng
2. Lá cờ - Cờ vua
3. Hòn đá – Đá bóng
4. Cái kéo – kéo co
5. Con đường – Gói đường
- Gọi học sinh lên vẽ sơ đồ tư duy về từ đồng âm để củng cố bài học.

5. Hướng dẫn tự học: (1 phút)
- Xác định từ đồng âm với một số từ nhất định trong đoạn văn đã học.
- Học bài cũ, đọc soạn trước bài mới: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu

cảm”.
Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 9


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

* Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..........................................................................................................................
Người thực hiện
Lý Thị Út Như

Người thực hiện: Lý Thị Út Như

Page 10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×