Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ý định sử dụng phương thức thanh toán POS của khách hfng: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Huế và một số khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.26 KB, 8 trang )

Ý định sử dụng phương thức thanh toán POS của khách hfng: Nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Huế và một số khuyến nghị
1. Giới thiệu
Cách mạng 4.0 đang từng bước được áp dụng tại các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Theo đó, việc sử dụng những công cụ điện tử hiện đại, trang thiết bị tiên tiến là nhu cầu
thiết yếu của mỗi cá nhân. Trong hoạt động kinh doanh, việc sử dụng tiền mặt, giấy bút để hạch
toán và xử lý giao dịch xem ra không còn là một công cụ hữu hiệu so với những tiến bộ công
nghệ nữa. Điển hình tại khu vực Đông Nam Á, quốc gia phát triển Singapore vào tháng 10 năm
2018 vừa cho ra đời chuỗi siêu thị Habitat by honestbee, siêu thị tự động đầu tiên, nơi khách
hàng (KH) quét, thanh toán hàng hóa thông qua điện thoại thông minh với sự trợ giúp của robot.
Không cần xếp hàng và chờ đợi thanh toán, tất cả được thực hiện mà không cần tiền mặt. Mô
hình kinh doanh này không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí thời gian
cho KH nó còn góp phần đẩy mạnh doanh thu cho cửa hàng khi bớt được một phần rất lớn chi
phí thuê nhân viên thanh toán. Đây là xu hướng phát triển mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, đáp ứng
nhu cầu thanh toán đa dạng của KH.
Việt Nam, mặc dù, được đánh giá là một thị trường có rất nhiều cơ hội, song việc khai thác
cũng không dễ dàng. Trong nỗ lực nhằm hiện đại hóa hệ thống ngành ngân hàng, thực hiện chủ
trương thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước và Chính phủ, hơn 10 năm qua các ngân
hàng không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ và phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong đó
chủ yếu là hệ thống ATM, POS. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán POS chưa thu được kết quả
mong muốn. Tổng giá trị thanh toán qua POS tại Việt Nam năm 2016 đạt 250 tỷ đồng so với
tổng giá trị giao dịch trên 111 triệu thẻ được phát hành là 2,9 triệu tỷ đồng, chỉ chiếm 8,6%. Trên
địa bàn thành phố Huế, tính đến tháng 3/2018 có 238 máy ATM đang hoạt động với 946.000 thẻ
đang lưu hành, toàn tỉnh có 1.303 máy POS được duy trì kết nối hoạt động. Song việc chấp nhận
sử dụng máy POS để thanh toán vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu ý định sử dụng
phương thức thanh toán POS của khách hàng tại Huế là hết sức cần thiết nhằm giúp các NHTM
nhận biết được ý định sử dụng của KH. Từ đó đưa ra các khuyến nghị thiết thực giúp các NHTM
và cơ quan hữu quan đề xuất các giải pháp để phát triển phương thức thanh toán này.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý thuyết
POS: Theo Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng thì POS được viết đầy


đủ là Point of Sale (hay point-of-sale), là thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hàng, là loại thiết bị đọc
thẻ, thiết bị đầu cuối được trang bị và sử dụng bởi các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) hoặc lắp đặt
tại mạng lưới hoạt động của tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ mà chủ thẻ có thể sử dụng
để rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng các dịch vụ khác. ĐVCNT
là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa dịch vụ, chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh
toán. Các thiết bị EDC được đặt tại địa điểm của ĐVCNT, lúc đó mỗi điểm đặt EDC được gọi là
điểm bán hàng (POS – Point of Sale). Máy cà thẻ EDC viết tắt của từ tiếng Anh “Electronic Data
Capture” nghĩa là: thiết bị đọc thẻ điện tử, dùng để chấp nhận thẻ thanh toán bằng cách quẹt thẻ
(đối với thẻ từ) hoặc đưa thẻ vào đầu đọc của máy (đối với thẻ Chip).
1
1


Ý định sử dụng: Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên
70 là một trong những lý thuyết quan trọng nhất về nghiên cứu ý định hành vi. Lý thuyết này chỉ ra
rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng (Actual Behavior). Ý định
hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn chủ quan. Sau đó, Davis (1985) đưa ra mô hình
chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến
sự chấp nhận công nghệ và hành vi người sử dụng công nghệ trên cơ sở của lý thuyết TRA. Mô hình
TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu
ích đến thái độ, từ đó ảnh hưởng đến ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của
người sử dụng.
4.2 Mô hình đề xuất
Mặc dù trên thế giới đã có một số nghiên cứu có liên quan như nghiên cứu “Áp dụng
công nghệ và thanh toán của người tiêu dùng” của Fumiko Hayashi và Elizabeth Klee (2003);
Andrew Ching và Fumiko Hayashi (2010) nghiên cứu về “Chương trình khuyến mại thẻ thanh
toán và lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng; Michael Andrew Cohen và Marc Rysman
(2013) với “Lựa chọn thanh toán với dữ liệu bảng của người tiêu dùng”; Adeoti, O.O và
Oshotimehin, K.O (2011) với “Các yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông qua các điểm

bán hàng tại Nigeria”, nhóm tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng
thiết bị POS của người tiêu dùng, nghiên cứu cho thấy các yếu tố như tự nhiên, bảo mật, dễ sử
dụng, sẵn có, sự tiện lợi, ý định sử dụng, sự phức tạp của công nghệ là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng POS. Nỗ lực cải thiện tính bảo mật của các giao dịch, tính sẵn có
của công nghệ và sự tiện lợi được khuyến nghị để giảm mạnh dòng tiền dư thừa, đặc biệt là ở các
nền kinh tế đang phát triển. Trong nước, tiêu biểu có nghiên cứu của Bùi Thị Kim Ngân (2016)
về nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS tại khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả sử dụng phương pháp lấy dữ liệu bằng cách khảo sát ý kiến KH thông qua trả lời
bằng câu hỏi và việc kiểm định mô hình nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm SPSS.
Nghiên cứu đã đưa ra được các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS của
KH cá nhân chủ yếu là rủi ro khi sử dụng, thông tin bị đánh cắp, giả mạo và chưa được sự giới
thiệu sử dụng từ những người xung quanh.
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết của các mô hình: Mô hình hành động hợp lý (TRA), Mô
hình chấp nhận công nghệ (TAM), thuyết nhận thức rủi ro TPR là những mô hình truyền thống
nghiên cứu về ý định sử dụng, đồng thời bổ sung thêm các biến mới. Bên cạnh bốn biến kế thừa
từ các mô hình trên như: Nhận thức sự hữu ích, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức rủi ro và Nhận
thức tính dễ sử dụng, nghiên cứu đề xuất thêm các biến là: Chi phí sử dụng, Sự thuận tiện, và
Cảm nhận sự thích thú. Các yếu tố trên được đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và dựa trên
các tiền nghiên cứu.
2
2


Ảnh hưởng xã hội (AH)

Nhận thức sự hữu ích(HI)

Nhận thức rủi ro(RR)

Ý định sử dụng POS

Cảm nhận sự thích thú (CN)

Chi phí sử dụng (CP)

Tính dễ sử dụng (SD)

Sự thuận tiện (TT)

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.3Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát KH trên địa bàn thành phố Huế. Mẫu
sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Để
thuận tiện cho việc điều tra, nhóm tác giả tiến hành phát bảng hỏi cho những KH tham gia mua
sắm tại những nơi có lắp đặt POS. Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích dữ
liệu được sử dụng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50,
tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối
thiểu 5 quan sát. Nghiên cứu sử dụng 34 quan sát được kế thừa từ các nghiên cứu trong và ngoài
nước. Với 34 biến quan sát, số mẫu cần thiết tối thiểu 5×34 = 170 mẫu. Nghiên cứu lấy mẫu với
kích thước 300 mẫu cho 34 biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ, kết quả
thu về được 181 phiếu hợp lệ chiếm 60,33%, thỏa mãn lớn hơn ít nhất gấp 5 lần so với số biến
quan sát. Tác giả tiến hành mã hóa các biến sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20 để thực
hiện thống kê mô tả và tính độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ
số Cronbach Alpha. Dữ liệu sau đó được tóm tắt bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Các
nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của
tập biến quan sát ban đầu. Cuối cùng là thực hiện phương pháp hồi quy đa biến và kiểm định các
giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%.
5. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Bảng 1: Hệ số Cronbach’s Alpha
Yếu tố
Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố

Nhận thức sự Hữu ích
0,913
Nhận thức sự Thuận tiện
0,943
Nhận thức Tính dễ sử dụng 0,864
Ảnh hưởng xã hội
0,889
Chi phí sử dụng
0,930
Cảm nhận sự thích thú
0,968
3
3


Rủi ro khi sử dụng
Ý định sử dụng

0,939
0,876
Nguồn: Tác giả tính toán trên SPSS
Bảng 1 cho thấy các biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8. Hệ số
tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3, phân bố từ 0,662 đến 0,932, nên chấp nhận
tất cả các biến.
Kiểm định giả thuyết các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể dựa vào hệ
số KMO và kiểm định Barlett. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal
component với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có EigenValues lớn hơn
hoặc bằng 1 đối với 34 biến quan sát đo lường. Có 7 nhân tố được trích từ phân tích EFA với:
Giá trị Eigenvalues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tải > 0,5: đạt
yêu cầu. Giá trị tổng phương sai trích = 75,481% (>50%): phân tích nhân tố EFA đạt yêu cầu. Có

thể nói rằng 7 nhân tố được trích này giải thích được 75,481% biến thiên của dữ liệu.
Bảng 2: Bảng tóm tắt mô hình
2
2
Mô hình R
R
R hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson
1
0,71
0,803
0,672
0,544
2,061
2
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Như vậy, mô hình nghiên cứu có R 2 hiệu chỉnh là 67,2% (>50%) có nghĩa 67,2% sự
biến thiên của Ý định sử dụng được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như:
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức sự thuận tiện, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã
hội, Chi phí sử dụng, Cảm nhận sự thích thú và Rủi ro khi sử dụng.
Bảng 3: Bảng ANOVA
Mô hình

Tổng bình phương

Bậc
tự do

Trung bình bình phương


Thống
kê F

1

6,225
51,219
57,444

7
173
180

7,889
0,026

32,004

Hồi quy
Phần dư
Tổng

Mức ý
nghĩa
quan
sát
0,001

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Phân tích Anova ở trên cho cho thấy thống kê F có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,001 chứng tỏ rằng mô

hình hồi qui xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được. Hay nói cách khác mô hình là có
ý nghĩa.
Bảng 4: Bảng hệ số hồi quy
Mô hình

4
4

Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa
Hệ số Sai
số
β
chuẩn

Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
Hệ số β

Giá trị Mức
T
ý
nghĩa

Đo lường đa cộng
tuyến
Độ
Hệ số
chấp nhận
phóng

đại
phươn


g sai
(VIF)
1

Hằng số
TT
RR
HI
CN
CP
SD
AH

1,276
0,013
-0,167
0,110
0,082
-0,103
0,114
0,155

0,207
0,033
0,028
0,011

0,027
0,020
0,037
0,021

0,241
-0,178
0,139
0,130
-0,159
0,141
0,168

5,331
3,188
-2,457
1,470
3,419
-1,211
2,544
3,228

0,000
0,006
0,015
0,001
0,000
0,001
0,000
0,003


0,762
0,985
0,697
0,813
0,708
0,613
0,809

1,065
1,015
1,286
1,881
1,242
1,373
1,977

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Dựa vào kết quả xử lý SPSS, Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta đạt được phán ánh mức độ ảnh
hưởng của các biến giải thích lên biến phụ thuộc Ý định sử dụng. Trong đó, cụ thể:
Chiếm hệ số lớn nhất 0,241 là biến Nhận thức về sự thuận tiện, điều này chứng tỏ trong số
7 biến giải thích, Nhận thức về sự thuận tiện có ảnh hưởng lớn nhất làm tăng Ý định sử dụng
thanh toán qua máy POS của KH, khi Nhận thức về sự thuận tiện tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cho Ý
định sử dụng thanh toán qua máy POS của KH tăng thêm 0,241 đơn vị với mức ý nghĩa 5%.
Ngày nay với sự phổ biến của thẻ thanh toán và điện thoại thông minh tại Việt Nam, ý định sử
dụng của KH sẽ tăng lên nếu như họ nhận thức rằng POS có tính thuận tiện cao. Họ không cần
mang theo tiền, thậm chí là thẻ mà vẫn có thể thanh toán hàng hoá, dịch vụ được nhờ có POS.
Mức độ ảnh hưởng đứng thứ 2 là Ảnh hưởng xã hội với Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là
0,168, điều này cho thấy ảnh hưởng của những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình… tác động 1 phần không nhỏ nhằm gia tăng Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán này. Cho

nên NHNN cùng các NHTM trên địa bàn cần phải nắm bắt xu hướng này, đẩy mạnh tuyên truyền
quảng cáo hơn nữa nhằm nhân rộng sự hiểu biết cũng như tiếp cận rộng rãi đến mọi đối tượng
trong xã hội, lợi dụng xu hướng đám đông nhằm gia tăng Ý định sử dụng hay sự chấp nhận công
nghệ mới của khách hàng đối với thanh toán qua máy POS.
Đối với biến giải thích Nhận thức tính dễ sử dụng với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta là
0,141, mức độ ảnh hưởng của nó lên Ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của KH đứng thứ
3. Đây là nhân tố truyền thống trong mô hình TAM và có nhiều nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng
thuận chiều của nhân tố này đến ý định sử dụng. KH quan tâm đến việc thanh toán nhanh chóng
và dễ dàng do cuộc sống quá bận rộn. Họ cần có thời gian để làm nhiều việc, do đó tính dễ sử
dụng của phương thức thanh toán POS sẽ làm cho KH tăng ý định sử dụng.
Mức độ ảnh hưởng đứng thứ 4 là biến giải thích Nhận thức sự hữu ích. Kết quả nghiên
cứu này xác nhận sự ảnh hưởng của nhân tố sự hữu ích trong mô hình chấp nhận công nghệ của
Davis (1985). Thực tế chứng minh KH rất thông minh, họ luôn chọn những dịch vụ có ích cho
công việc và cuộc sống. Lý do POS chưa được sử dụng nhiều là do tính hữu ích của nó đối với
KH còn chưa cao. Sự hữu ích của thanh toán qua máy POS càng nhiều thì Ý định sử dụng sẽ
càng tăng.
Biến giải thích Cảm nhận sự thích thú đứng thứ 5 về mức độ ảnh hưởng đến Ý định sử
dụng thanh toán qua máy POS của KH. Với sự phát triển của cách mạng 4.0, KH hiện nay ưu
chuộng sử dụng các dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao. Họ cảm thấy thích thú và tự hào khi sử
dụng. Do đó, việc họ thấy thích thú với phương thức thanh toán POS sẽ có thể gia tăng ý định sử
dụng của họ.
5
5


Bên cạnh những biến giải thích có tác động làm tăng Ý định sử dụng thanh toán qua máy
POS của KH vẫn có những biến giải thích tác động ngược lại, Rủi ro và Chi phí càng tăng thì Ý
định sử dụng sẽ càng giảm, điều này hoàn toàn hợp lý trên thực tế. KH rất lo ngại về rủi ro thanh
toán vì họ không am hiểu pháp luật, nếu xảy ra rủi ro thì họ không biết phải xử lý như thế nào.
Hơn nữa, đã có một số rủi ro xảy ra trong thời gian qua khiến KH không tránh khỏi quan ngại về

phương thức này. Do đó, nếu KH nhận thức rủi ro tăng họ sẽ giảm ý định sử dụng. Bên cạnh đó,
KH khá quan tâm đến chi phí khi thanh toán, nếu thanh toán tiền mặt KH không tốn chi phí nào,
nhưng nếu thanh toán POS mà KH phải chịu phí thì họ sẽ giảm ý định sử dụng. Do đó, các cơ
quan có liên quan cần phải có biện pháp quyết liệt trong việc giải quyết rủi ro thanh toán POS,
đồng thời có chính sách thu phí phù hợp, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
6. Khuyến nghị
*Đối với NHNN: Theo Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng thì vẫn còn nhiều điểm
cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến phương thức thanh toán qua máy POS . Thực tiễn chỉ ra rằng,
đã có một số đối tượng xấu lợi dụng những điểm chưa rõ ràng, chặt chẽ trong văn bản pháp luật
này để phạm pháp, trục lợi. Sau đó NHNN mới ban hành Thông tư 26/2017-TT-NHNN về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN cụ thể là: Không cho phép rút
tiền mặt qua POS; Việc thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện
các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT sẽ bị cấm;
Tối đa được rút tiền mặt 30 triệu đồng/ ngày bằng thẻ ở nước ngoài; Hạn mức tín dụng tối đa cho
trường hợp không có tài sản bảo đảm là 500 triệu đồng... nhưng Thông tư sửa đổi này vừa mới
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2018, thời gian áp dụng chưa lâu cho nên những
bất lợi, rủi ro dẫn đến tổn thất cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua
máy POS trước đó vẫn còn tồn tại và chưa được khắc phục triệt để. Do đó, để hạn chế rủi ro tạo
niềm tin cho KH thì NHNN cùng với các NHTM trên địa bàn cần tích cực đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quảng cáo, nhấn mạnh sự an toàn trong quá trình sử dụng dịch vụ, đưa ra những
văn bản pháp luật, những quy định, cam kết cụ thể, rõ ràng, minh bạch nhằm xây dựng lòng tin
vững chắc cho người tiêu dùng. Ngoài ra, để đảm bảo tội phạm tài chính không thể lợi dụng sở
hở trục lợi, công tác quản lý cần phải chặt chẽ hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh đó, NHNN cùng các NHTM trên địa bàn thành phố Huế cần xem xét và thực hiện
tuyên truyền cho khách hàng biết rằng, là họ không phải chịu chi phí khi thanh toán qua máy POS và
ĐVCNT chịu chi phí này. Việc xem xét hỗ trợ giảm thiểu chi phí tối thiểu từ NHNN là nền tảng giúp
gia tăng các ĐVCNT trên địa bàn thành phố, mở rộng mạng lưới giúp khách hàng tiếp cận được với
dịch vụ thanh toán tại nhiều địa điểm, nhiều trung tâm, cửa hàng kinh doanh các loại hàng hóa đa
dạng hơn, tạo ra sự lựa chọn phong phú cho khách hàng nhằm gia tăng Ý định sử dụng thanh toán

qua máy POS.
Đồng thời, khuyến khích các cán bộ công nhân viên chức sử dụng thanh toán qua máy
POS, có thể họ sẽ là lực lượng tiên phong và làm mẫu cho những người xung quanh nhằm mục
đích gia tăng thói quen sử dụng POS.
Ngoài các giải pháp nói trên, NHNN cần quyết liệt hơn trong việc ban hành quy định sử
dụng dịch vụ thanh toán qua máy POS đối với các dịch vụ công như viện phí tại bệnh viện công,
6
6


đóng thuế, nộp các loại phí khác cho Nhà nước… Đây cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm gia
tăng Ý định sử dụng cũng như tần suất sử dụng thường xuyên hơn của khách hàng đối với thanh
toán qua máy POS.
* Đối với NHTM:
Một là, các NHTM cần quản lý chặt chẽ đối với các ĐVCNT, bởi vì rủi ro mà khách hàng
cá nhân vẫn thường gặp phải trong quá trình sử dụng hoạt động thanh toán qua máy POS.
Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ những tội phạm thẻ lợi dụng sở hở để trục lợi mà do sự
quản lý chưa chặt chẽ của ngân hàng đối với các ĐVCNT. Để giải quyết triệt để tình trạng này,
các NHTM cần phải làm việc trực tiếp đối với các ĐVCNT trên địa bàn thành phố Huế thúc đẩy
sự giám sát chặt chẽ của họ đối với bộ phận nhân viên bán hàng, đồng thời kiểm tra, rà soát lại
toàn bộ những ĐVCNT nào đã và đang thực hiện tốt theo quy định, những ĐVCNT nào chưa
tích cực hợp tác, có hành vi cất máy POS và từ chối khách hàng sử dụng dịch vụ thì nên loại bỏ
ĐVCNT này để giảm thiểu chi phí đầu tư, thu hồi công nghệ tạo điều kiện phát triển những
ĐVCNT có tiềm năng khác.
Hai là, cần giảm chi phí đối với ĐVCNT dựa vào doanh số thanh toán qua máy POS. Tương
lai, khi khách hàng đã sử dụng hoàn toàn thanh toán qua máy POS, thời gian lâu dài có thể áp dụng
những chính sách giảm chi phí sử dụng hợp lý hơn.
Ba là, các ngân hàng cần phải nâng cao nền tảng kỹ thuật, tích cực đầu tư công nghệ hiện
đại, đặc biệt là công nghệ trên nền tảng thiết bị di động, và hiện nay, ở nước ta nói chung, thành
phố Huế nói riêng, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng Smartphone là khá cao,... Hiện tại trên địa bàn

thành phố Huế chỉ có 1 số ngân hàng triển khai khuyến khích khách hàng sử dụng những phương
thức thanh toán này, làm cho khách hàng chưa có cơ hội tiếp xúc với các phương thức thanh toán
mang tính chất “Dễ dàng khi sử dụng” như QR Pay qua máy POS trên ứng dụng smartphone.
Bốn là, nên cân nhắc xem xét và tích cực hỗ trợ các ĐVCNT tổ chức những chương trình,
gói sự kiện tri ân khách hàng thông qua những phần thưởng, quà tặng hay các ưu đãi hấp dẫn,
thu hút sự chú ý cũng như lôi kéo tính tò mò của người tiêu dùng đối với dịch vụ thanh toán qua
máy POS. Ví dụ cụ thể: khi khách hàng sử dụng POS hoặc ứng dụng QR pay để thanh toán qua
máy POS thì hóa đơn sẽ được giảm giá 5 - 10% đây cũng là 1 ý tưởng hay nhằm khuyến khích
và gia tăng ý định sử dụng thanh toán qua máy POS của khách hàng đã được một số cửa hàng áp
dụng tại Huế.
Cần tích cực trau dồi kiến thức, tìm hiểu, chủ động hơn trong việc tìm tòi để hiểu biết rõ
những kiến thức phổ biến nhất, cập nhật những thông tin sơ lược trọng yếu nhất để bản thân
không ở thế thụ động khi có nguy cơ xảy ra rủi ro trong giao dịch thanh toán POS có liên quan
đến Pháp luật.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
Bùi Thị Kim Ngân (2016), “Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS tại khu vực thành phố Hồ
Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7
7


Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội.
Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về
hoạt động thẻ ngân hàng.
Tài liệu tiếng Anh
Adeoti, O.O and Oshotimehin, K.O (2011), “Factors Influencing Consumers Adoption of Point of Sale Terminals in
Nigeria”, Journal of Emerging Trends in Economics and Management Sciences (JETEMS) 2 (5): 388-392.

Ajzen, I., & Fishbein, M. (1975). Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research,
Reading, MA: Addison-Wesley.
Andrew Ching and Fumiko Hayashi (2010), “Payment card rewards programs and consumer payment choice”, Journal
of Banking & Finance, vol. 34, issue 8, pp 1773-1787.
Bauer, R.A. (1960) Consumer Behavior as Risk-Taking, Dynamic Marketing for Changing World. American Marketing
Association, Chicago, 389.
Davis, F.D. (1985). A Technology Acceptance Model for Empirically Testing New End-User Information Systems:
Theory and Results. Doctoral dissertation: MIT Sloan School of Management, Cambridge, MA.
Fumiko Hayashi and Elizabeth Klee (2003), “Technology Adoption and Consumer Payments: Evidence from Survey
Data”, Review of Network Economics, vol. 2, issue 2, pp 1-16.
Michael Andrew Cohen and Marc Rysman (2013), “Payment Choice with Consumer Panel Data”, FRB of Boston
Working Paper No. 13-6.

8
8



×