Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG ELOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.44 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN
“ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ ”
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Đặng Quý Dương
Thực hiện
Nguyễn Anh Trung

HN, 08/2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài "Nghiên cứu về mô hình hoạt động E-logistics trong nước
và quốc tế" cá nhân em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đặng Quý Dương người trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm
ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn hạn chế, bài nghiên cứu khoa học này sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được những lời góp ý từ quý thầy cô
để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện và trở nên thực sự hữu ích. Cuối cùng, em xin kính
chúc thầy sức khoẻ và đạt nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu
viết tắt

1

3PL

Third Party Logistics

Hậu cần bên thứ ba

2

B2C

Business to customers

Doanh nghiệp với khách hàng

3

C2C


Customers to customers

Khách hàng tới khách hàng

4

COD

Cash on delivery

Giao hàng kết hợp thu tiền

5

CPN

Express delivery

Chuyển phát nhanh

6

EBI

eBusiness Index

Chỉ số thương mại điện tử

7


ELPIF

E-Logistics Processes Integration
Framework

Khung tích hợp quy trình ELogistics

8

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

9

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

10

JIT

Just-In-Time

Giao hàng kịp thời


11

LMD

Last mile delivery

Giao hàng chặng cuối

12

LPI

Logistics Performance Index

Chỉ số hoạt động logistics

13

STLC

Slovenian transport logistics
cluster

Cụm Hậu cần Giao thông Vận tải
Slovenia

14

SWOT


Strength, Weakness, Opportunity,
and Threat Analysis

Mô hình phân tích SWOT

15

TMĐT

E-Commerce

Thương mại điện tử

16

VECOM

Vietnam E-commerce Association

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam

Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

3



DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Số hiệu

Nội dung

Trang

1

2.1

Điểm khác biệt giữa E-logistics và Logistics

28

2

4.1

Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2015
- 2017

44

3

4.2


Dự kiến thời gian đặt hàng tại sendo.vn

50

4

4.3

Hai hệ thống kho hàng đầu tiên của Shopee

57

5

4.4

Cước phí vận chuyển và phụ phí của Shopee

58

6

4.5

Chỉ số hoạt động logistics của Việt Nam

60

4



DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT

Số hiệu

Nội dung

1

2.1

Mô hình Logistics cho đơn hàng truyền thống

21

2

2.2

Mô hình Logistics cho đơn hàng trực tuyến

21

3

2.3


Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra

22

4

3.1

Quy trình xử lý Fulfilled by Amazon

34

5

3.2

Quy trình Sold by Sneaker Ethics

35

6

3.3

7

3.4

8


3.5

9

4.1

10

4.2

11

4.3

Các mặt hàng được giao “siêu tốc” tại foody.vn

47

12

4.4

Quy trình mô hình lưu kho

48

13

4.5


Quy trình mô hình qua kho

49

14

4.6

Quy trình mô hình người bán tự vận hành

52

15

4.7

Quy trình mô hình bán hàng đa kênh

53

16

4.8

Lượng đơn hàng được giao từ kho của nhà bán

55

17


4.9

Ước tính quy mô thị trường TMĐT và e-logistics (triệu
USD)

56

Thống kê độ chính xác về thời gian vận chuyển của VLC
2003, 2004
Các hình thức mua sắm trực tuyến của khách hàng 2015 –
2017
Các hình thức tham gia TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam
Thống kê theo số lượt truy cập vào các trang TMĐT cho
đến quý 4/2018
Các hình thức vận chuyển, giao nhận được các doanh
nghiệp sử dụng

Trang

36
38
39
45
44

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Với sự nổ ra của cuộc cách mạng về công nghệ lần thứ 4, nền kinh tế thế giới bắt đầu kỷ
nguyên “kinh tế số”. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào hầu hết các ngành nghề trong nền
kinh tế hiện đại. Không thể phủ nhận rằng, sự tham gia của công nghệ kỹ thuật khiến cho các
quy trình vận hành nền kinh tế ngày càng được tối ưu hóa, tự động hóa và đạt hiệu quả cao.
Đồng thời, sự cạnh tranh trên các thị trường kinh tế ngày càng khốc liệt.
Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). Thương mại điện tử dần trở nên phổ biến và lan rộng
ra toàn cầu chứ không còn giới hạn trong phạm vi nước Mỹ. Tỷ trọng về kinh doanh ngày càng
phong phú và đa dạng về hàng hóa, mô hình bán hàng. Người tiêu dùng ngày càng trở nên “lười
biếng” vì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, họ có thể đặt mua mọi thứ
giao đến tận nơi mà không phải cất công đi tới các cửa hiệu truyền thống nữa. Chính vì vậy dịch
vụ hậu cần điện tử E-logistics ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động TMĐT. Đây
là một yếu tố khá quan trọng quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Trên thế giới, nhiều tập đoàn TMĐT lớn như Amazon, Walmart, Volvo… đã phát triển và
ứng dụng thành công E-logistics vào kinh doanh. Song, đây lại là một khái niệm khá mới đối với
thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam tuy TMĐT mới phát triển trong thời gian ngắn và đã gặt hái
được những thành công nhất định
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng logistics trên thế giới và mô hình hoạt động của gã
khổng lồ Amazon, đồng thời kết hợp phân tích mô hình hoạt động của một trong những doanh
nghiệp TMĐT thành công ở Việt Nam là Shopee để rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp về sự
phát triển E-logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu:

− Thứ nhất, tìm hiểu về vai trò của E-logistics trong thị trường TMĐT nói riêng và nền
kinh tế tổng thể nói chung.

− Thứ hai, xem xét và đánh giá tình hình phát triển và ứng dụng của E-logistics trên thế
giới.


− Thứ ba, tìm hiểu và phân tích một số công ty lớn đã thành công trong việc ứng dụng Elogistics và rút ra kinh nghiệm.

− Thứ tư, xác định mô hình SWOT của hoạt động E-logistics tại Việt Nam. Từ kinh nghiệm
rút ra ở các mô hình đã phân tích, đưa ra giải pháp cho sự phát triển E-logistics tại Việt
Nam.
6


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu cần phải hoàn thiện được một
số nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
− Thu thập dữ liệu và tài liệu có liên quan.
− Tìm hiểu mối quan hệ giữa E-logistics và TMĐT.
− Rút ra kinh nghiệm từ việc phân tích sự phát triển của E-logistics và nghiên cứu một số
mô hình đã thành công của các công ty lớn trên thế giới.
− Đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện hoạt động E-logistics từ
những hạn chế còn tồn tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài là thực trạng sự phát triển của E-logistics trên thế giới. Tìm
hiểu và phân tích các doanh nghiệp/công ty đã thành công trong việc ứng dụng E-logistics vào
TMĐ là Amazon và Shopee. Đồng thời, bài viết cũng nghiên cứu thực trạng, diễn biến, tiềm
năng của E-logistics đối với các doanh nghiệp Việt Nam và thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt
Nam hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện với công ty Amazon và Shopee trên nền
kinh tế tổng thể.
− Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là 2000 - nay.

5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp kế thừa: Bài nghiên cứu có tham khảo và kế thừa kết quả từ nhiều công
trình nghiên cứu, báo cáo khoa học của các học giả, các chuyên gia trong và ngoài nước
có dữ liệu liên quan đến E-logistics và phát triển dịch vụ E-logistics (các khái niệm, tổng
quan phát triển, các chỉ số, cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý…), báo cáo của VENOM, báo
cáo Chỉ số thương mại điện tử (EBI), Hiệp hội Logistics Việt Nam, các bài viết và những
trang thông tin chính thống của chủ thể được nghiên cứu (Amazon, Shopee)... Những tài
liệu này sẽ được nêu rõ trong phần tổng quan nghiên cứu và tổng quan tài liệu phần cuối
bài nghiên cứu này.



Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên những dữ liệu, thông tin thu thập, kế thừa được về
dịch vụ E-logistics và phát triển dịch vụ E-logistics, các thông tin, số liệu về hoạt động
của các công ty, tác giả xây dựng tiêu thức, phân chia dữ liệu và tiến hành nghiên cứu tài
liệu, đưa ra các đánh giá cụ thể chính xác về vấn đề như hạ tầng, chính sách, trình độ
doanh nghiệp, mức độ áp dụng chính sách của doanh nghiệp sau đó chỉ ra được những
hạn chế trong phát triển E-logistics, rút ra kinh nghiệm của các công ty từ đó có những
giải pháp phù hợp khắc phục những hạn chế nêu trên.
7




Phương pháp SWOT: Bài nghiên cứu cũng dùng phương pháp SWOT để chỉ rõ những
ưu, nhược, cơ hội và thách thức của hoạt động E-logistics tại Việt Nam. Từ đó, có thể rút
ra bài học, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế và định hướng, tạo cơ hội phát triển cho
doanh nghiệp và ngành dịch vụ E-logistics tại Việt Nam.


6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu đã đưa ra được cái nhìn toàn diện, chính xác, có hệ thống về thực trạng hoạt
động E-logistics trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Thông qua việc tổng hợp,
phân tích thông tin, chỉ số, bài viết đã đưa ra những đánh giá nghiêm túc về những ảnh hưởng,
tác động của hoạt động E-logistics đến kết quả hoạt động TMĐT. Đồng thời rút ra kinh nghiệm
từ các công ty lớn trên thế giới và đã thành công trong việc ứng dụng E-logistics và TMĐT. Và
cuối cùng, đưa ra thực trạng những hạn chế tồn tại và kiến nghị một số giải pháp phù hợp nhằm
khắc phục những hạn chế liên quan sự phát triển của E-logistics tại Việt Nam.
7. Bố cục bài viết
Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương:
Chương 1 – Tổng quan tài liệu: Trong phần này tác giả tóm tắt nội dung, đánh giá và nhận xét
các bài nghiên cứu trước đây nghiên cứu về cùng chủ đề E-logistics hay Logistics trong TMĐT.
Chương 2 – Cơ sở lý luận: Trong phần này tác giả làm rõ các khái niệm Logistics, E-logistics,
chỉ ra vai trò của các hoạt động này trong nền kinh tế. Tìm hiểu một số mô hình hoạt động chính
của E-logistics, đặc điểm và ứng dụng của nó trong các hoạt động của nền kinh tế.
Chương 3 - Sự phát triển của E-Logistics trên thế giới: Trong phần này tác giả tìm hiểu và phân
tích thực trạng sự phát triển của E-logistics trên thế giới. Tập trung nghiên cứu công ty thương
mại điện tử lớn nhất trên thế giới là Amazon trong hoạt động E-logistics. Từ việc phân tích mô
hình hoạt động của Amazon, rút ra kinh nghiệm cho sự phát triển E-logistics nói chung.
Chương 4 – Hoạt động E-logistics tại Việt Nam: Trong phần này tác giả nghiên cứu thực trạng
hoạt động E-logistics trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tập trung nghiên cứu và phân tích
hoạt động của công ty Shopee. Từ đó đưa ra mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức cho hoạt động E-logistics ở Việt Nam.
Chương 5 – Kinh nghiệm và giải pháp cho sự phát triển E-logistics ở Việt Nam: Tác giả tổng kết
kinh nghiệm quốc tế về sự phát triển E-logistics. Đánh giá tóm tắt hạn chế và thách thức của dịch
vụ E-logistics tại Việt Nam, từ kiến nghị giải pháp cho sự phát triển E-logistics ở Việt Nam.

8



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Andrei Angheluta (2010) "Utilization of e-Logistics in multinational companies to

overcome difficulties of today’s economic environment”. Đề tài góp phần làm sáng tỏ
cách thức hoạt động và vận hành theo từng giai đoạn của chu trình hậu cần của công ty
Haier Logistics, từ đó giúp chúng ta thấy rõ được E-logistics được các doanh nghiệp hậu
cần truyền thống áp dụng một cách hiệu quả như thế nào, từ đó rút ra được những giá trị
của E-logistics trong bối cảnh nền kinh tế mới của thế giới. Điểm sáng của bài nghiên
cứu là trình bày hệ thống hoạt động của hai công ty rất chi tiết, đồng thời rút ra được
những giá trị mà các hệ thống E-logistics mang lại cho hai công ty này.
 Angappa Gunasekaran, Eric W. T. Ngai và T. C. Edwin Cheng (2006) “Developing an e-

logistics system : A case study”. Nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về cách
thức xây dựng một hệ thống E-logistics trong công ty hậu cần, kèm theo ví dụ hết sức cụ
thể là công ty ecL, theo đó, rút ra được những điều cốt yếu để xây dựng một hệ thống Elogistics thành công. Điểm hạn chế của tài liệu này là chưa giải thích được cụ thể những
điều mà công ty ecL đã áp dụng dựa trên lý thuyết xây dựng hệ thống E-logistics. Một
vấn đề khá quan trọng mà đề tài chưa giải quyết được, đó là biến quyết định và tiêu chí
tối ưu hóa trong quản lý hàng tồn kho E-logistics là gì. Bởi lẽ, hệ thống E-logistics sẽ
thay đổi giữa các công ty phụ thuộc vào bản chất kinh doanh và mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp. Tài liệu vẫn chưa xác định được khuôn khổ để xác định cấu trúc tối ưu cho
hệ thống E-logistics phù hợp cho nhiều loại doanh nghiệp khác nhau.
 Ulviyye Aydın (2014) "Envisioning E-logistics Developments In Turkey On The Way of

Accession To The EU: A Focus Group Study" của đăng trên tạp chí International Journal
of Academic Research in Business and Social Sciences. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra
được xu hướng phát triển E-logistics tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời làm rõ các yếu tố kinh tế,
pháp lý của quốc gia này có tác động như thế nào đến quá trình phát triển hậu cần và hậu
cần điện tử. Sự phát triển và mở rộng của TMĐT là nguyên nhân chính khiến E-logistics
phát triển mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang lại như phục vụ

khách hàng tốt, đúng thời gian, đúng địa điểm, nhanh chóng... thì còn nhiều vấn đề là hậu
quả do TMĐT gây ra như ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, tác động đến hiệu quả sản xuất
và một số mô hình kinh doanh truyền thống... Tác giả chưa đề cập đến giải pháp cụ thể
nào trong nghiên cứu này mà mới chỉ gợi ý một số hướng giải quyết cho chính phủ Thổ
Nhĩ Kỳ mà thôi.
 "ELPIF: An E-Logistics Processes Integration Framework Based on Web Services" của

nhóm tác giả Liang-Jie Zhang, Pooja Yadav, Henry Chang Rama Akkiraju, Tian Chao,
David Flaxer, Jun-Jang Jeng đã cung cấp rất nhiều thông tin về các website có vai trò và
cấu trúc như thế nào trong việc hỗ trợ hệ thống E-logistics hoạt động hiệu quả, điều mà
hiếm nghiên cứu nào có thể trình bày chi tiết rõ ràng được tương tự. Trong tài liệu, tác giả
đã giải thích về khung tích hợp quy trình E-logistics (ELPIF), một cấu trúc chung để các
hãng hậu cần hoặc các nhà vận chuyển có thể áp dụng trên nhiều thị trường hoặc thiết kế
lại theo các tiêu chuẩn của cá nhân. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có thể sử dụng
tối ưu các ứng dụng vốn có của họ và hoạt động hiệu quả với chi phí đầu vào là tối thiểu.
9


Qua phân tích chi tiết các thành phần cấu tạo nên ELPIF, tác giả cho rằng ELPIF có chức
năng cung cấp mô hình dịch vụ mới cho ngành vận tải nói chung và các ngành kinh
doanh tích hợp hậu cần khác nói chung.
 Waseem-Ul-Hameed, Shahid Nadeem, Muhammad Azeem, Ahmad Ibrahim Aljumah,

Raji Abdulwasiu Adeyemi (2018), "Determinants of E-Logistic Customer Satisfaction: A
Mediating Role of Information and Communication Technology (ICT)". Thông qua
nghiên cứu này, nhóm các tác giả khẳng định E-logistics là một trong những yếu tố sống
còn để nền kinh tế tăng trưởng, và đặc biệt quan trọng với kinh tế Pakistan, và cũng chỉ ra
được những vấn đề mà E-logistics ở Pakistan đang phải đối mặt. Những vấn đề này có
thể được giảm thiểu bằng cách cải thiện hệ thống công nghệ. Hướng phát triển xa hơn
của nghiên cứu này là tiếp tục đi sâu vào các lĩnh vực khác đang tồn đọng vấn đề như tỷ

lệ phân phối, chất lượng dịch vụ của nhân viên và thời gian vận chuyển hàng hóa trong
E-logistics.
 Yingli wang (2016) "E-Logistics : an introduction". Bài viết đã nắm bắt những phát triển

tiên tiến trong lĩnh vực hậu cần điện tử và do đó giúp hiểu chính xác hơn về cách một
doanh nghiệp có thể sử dụng & phát triển công nghệ thông tin và truyền thông để quản lý
chuỗi cung ứng và các hoạt động liên quan đến hậu cần cho lợi thế cạnh tranh. Bài viết
thúc đẩy và nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của hậu cần điện tử trong việc hỗ
trợ các hoạt động kinh doanh cũng như thúc đẩy sự đổi mới trong chuỗi cung ứng cho cả
học viên và học giả.
 Aleš Groznik* (2004) "E-logistics: informatization of Slovenian transport logistics

cluster". Bài viết trình bày thông tin về Cụm Hậu cần Giao thông Vận tải Slovenia
(STLC), thu hẹp khoảng cách giữa Quản lý chuỗi cung ứng và E-logistics. Việc thông tin
hóa STLC được trình bày qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là mô hình hóa kinh
doanh các quy trình kinh doanh hiện có của các tổ chức (mô hình AS-IS). Kết quả của
giai đoạn đầu tiên cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về STLC được sử dụng để thiết lập mô
hình kinh doanh trong tương lai. Tiếp theo, các quy trình TO-BE được tạo ra, được thực
hiện và hỗ trợ thông qua thông tin hóa. Kết quả của dự án thông tin hóa được thể hiện là
hoạt động kinh doanh đồng nhất và minh bạch giữa các thành viên cụm. Mục đích của tin
học STLC là tạo mô hình kinh doanh, tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh, cắt giảm chi
phí, cải thiện hiệu quả kinh doanh, giảm thời gian hoạt động, quản lý tài sản và theo dõi
lô hàng, đó là những điều cơ bản của năng lực cạnh tranh kinh tế.
 Yingli Li Ruoxi Fan (2014) "The coordination of E-commerce and Logistics". Bài viết

nghiên cứu mối quan hệ giữa TMĐT và hậu cần trong các công ty. Mục tiêu của luận án
là ba lần. Đầu tiên, mô tả cơ chế phối hợp giữa TMĐT và hậu cần nói chung và đặc biệt
là Amazon.com. Thứ hai, tìm ra điểm mạnh và sự thiếu sót của Logistic khi công ty đang
phát triển TMĐT nói chung. Thứ ba tập trung vào việc tìm ra cách để phối hợp Logistic
trong phát triển TMĐT và cách thức Logistic giúp các công ty phát triển TMĐT. Nó là

một nghiên cứu trường hợp của Amazon Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu. Bài viết
kết luận rằng TMĐT và hậu cần đi đôi với nhau và hội tụ; họ tạo ra một cơ chế độc đáo
có thể giúp doanh nghiệp và thị trường.

10


 Ali Khalaf Mahmoud Elkhateb (2012) "The effect of e-logistics on the customer

satisfaction". Bài viết mô tả những tiến bộ trong công nghệ hệ thống thông tin đã có tác
động rất lớn đến sự phát triển của quản lý chuỗi cung ứng. Do đó các đối tác trong chuỗi
cung ứng giờ đây có thể phối hợp chặt chẽ để tối ưu hóa hiệu suất toàn chuỗi và lợi nhuận
thực tế có thể được chia sẻ giữa các đối tác. Internet mở ra cơ hội mới để tiếp cận thị
trường toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy những yêu cầu rất lớn đối với các
doanh nghiệp muốn khai thác những cơ hội này. Để có thể sử dụng Internet làm kênh tiếp
thị cần có kiến thức mới về cách hệ thống toàn bộ cần được phát triển trong các môi
trường khác nhau và khắc phục hậu quả mà điều này sẽ gây ra cho các tác nhân khác.
Việc tích hợp công nghê thông tin với quản lý hậu cần là điều kiện tiên quyết quan trọng
để quản lý hậu cần tốt. Một cổng TMĐT có thể được sử dụng như một kênh tiếp thị phối
hợp với các trung gian hiện có hoặc thông qua các trung gian cung cấp cơ hội đòn bẩy
cao cho chức năng hậu cần và tăng tính linh hoạt của nó. Do đó, sự phát triển của Elogistics trở nên quan trọng trong các hoạt động thương mại toàn cầu.
 Jaana Auramo (2002) "Research agenda for e-business logistics based on professional

opinions". Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới E-logistics .Phương pháp
nghiên cứu bao gồm năm yếu tố: tạo ra tầm nhìn sơ bộ về hậu cần điện tử; phỏng vấn tập
trung của các chuyên gia kinh doanh điện tử và hậu cần, xác định và phân loại các chủ đề
nghiên cứu và phát triển quan trọng, hội thảo chuyên đề để phân tích phê bình phát hiện
sơ bộ và ưu tiên các chủ đề R & D, và xây dựng chương trình nghiên cứu để hướng dẫn
công việc nghiên cứu trong tương lai thuộc lĩnh vực e-logistics. Theo nghiên cứu, mạng
lưới cung cấp tích hợp cấu trúc với khả năng hiển thị phù hợp và sử dụng truyền dữ liệu

thời gian thực là một lĩnh vực tuyệt vời khác tầm quan trọng. Nghiên cứu và phát triển
các khái niệm dịch vụ hậu cần mới cũng cần được thúc đẩy cũng như nghiên cứu về các
tác động và khả năng sử dụng quản lý dữ liệu sản phẩm mới và phương pháp nhận dạng
sản phẩm.
 TS.Lê Thu Sao (2017) "Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử - thực trạng và

giải pháp cho thị trường Việt Nam". Bài viết đã nêu ra được tình hình TMĐT trong nước,
bao gồm xu hướng phát triển và hành vi người tiêu dùng. Tác giả đã đưa ra nhận xét về
sự ứng dụng logistics vào TMĐT hiện này, chỉ ra được điểm yếu và đề xuất một số giải
pháp cho E-logistics Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên bài viết chưa thực sự đặt trọng
tâm vào các hoạt động Logistics mà chỉ đa phần chỉ nói về thị trường TMĐT và giải
pháp.
 Nguyễn Văn Thịnh (2018) "E-commerce logistics in Vietnam: The Reality and Solution".

Bài viết đã nếu được đầy đủ các khái niệm liên quan đến TMĐT và Logistics. Tác giả
nghiên cứu sự vận hành của 4 công ty lớn trong đó có 2 công ty nước ngoài và 2 công ty
Việt Nam, từ đó rút ra được xu hướng phát triển và thực trang Logistics tại Việt Nam.
Đồng thời, bài viết đã có các bảng hỏi liên quan đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt
động thương mại điển tử. Từ đó rút ra kết luận và giải pháp cho Logistics trong thương
mại điển tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế của bài là chưa thể hiện được hệ thống
E-logistics đem lại thành tựu như thế nào cho với các công ty lớn.

11


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm E-logistics
2.1.1. Các khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới, “Thương mại điện tử (E-Commerce)
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh

toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”. Có thể nói, đây là một trong những
lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay. Cùng với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, thương mại điện tử ngày càng trở thành một xu hướng chính cho nền
kinh tế thế hệ mới.
Hiện nay, E-logistics là một khái niệm niệm khá mới đối với nền kinh tế trong và ngoài
nước. Theo một số tài liệu "E-logistics được định nghĩa là việc ứng dụng các kỹ thuật và phương
pháp của TMĐT để thực hiện hay tiến hành quản trị Logistics cho một doanh nghiệp."
Một số tài liệu khác cho rằng lại cho "E-logistics là quá trình hoạt động chiến lược, thiết
kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thông, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp
hậu cần để thực hiện hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử".
Ta có thể thấy, E-logistics được định nghĩa dựa trên hoạt động ứng dụng Logistics vào
TMĐT, gọi là Dịch vụ hậu cần điện tử. Có thể hiểu, toàn bộ hoạt động E-logistics nhằm tổ chức
và hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán
trực tuyến được gọi là hoạt động E-logistics.
Nó bao gồm các hoạt động logistics truyền thống kết hợp với công nghệ kỹ thuật tạo
thành một hệ thống tổng thể thực hiện các dịch vụ hậu cần cần thiết cho TMĐT với mục đích
giảm thiểu chi phí và nguồn lực, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động thương mại.
2.1.2. Vai trò của E-logistics
Ngành logistics nói chung và E-logistics nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong bối
cảnh kinh tế hiện đại và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các quốc gia. Phần giá trị gia
tăng do ngành Logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ ở các khía cạnh mà
nó tham gia.
 Đối với chuỗi cung ứng tổng thể
− Dòng sản phẩm: Đảm bảo đúng, đủ về số lượng và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ từ

nhà cung cấp tới khách hàng.
Dòng thông tin: Thông tin về các đơn đặt hàng được cập nhật thường xuyên và nhanh
chóng, cho phép người mua theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa và hóa đơn chứng từ
giữa người bán và người mua.

− Dòng thanh toán: Các phương thức thanh toán được chấp nhận hiện nay bao gồm: thanh
toán qua thẻ, thanh toán qua các loại ví điện tử, thanh toán trực tiếp… rất nhiều sự lựa
chọn thanh toán của người mua, từ đó rút ra hiệu quả kinh doanh.


12


Trong thị trường TMĐT dòng thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đây là yếu tố duy
nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics vừa làm giảm tổng
chi phí trong toàn chuỗi cung ứng.
 Đối với chuỗi giá trị của doanh nghiệp: Mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng


Giá trị sản phẩm: Đặc điểm, công dụng và chức năng



Giá trị dịch vụ: Vận chuyển, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, sửa chữa



Giá trị giao tiếp: Sự hài lòng trong tiếp xúc với nhân viên



Giá trị thương hiệu: Nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp
2.2.3. Các mô hình hoạt động trong E-logistics

Mô hình quá trình logistics TMĐT bao gồm 3 bộ phận lớn. Mỗi một bộ phận này đều có

mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau.
a. Logistics đầu ra
Logistics đầu ra trong TMĐT là một bộ phận của Logistics TMĐT bao gồm các hoạt
động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả. Chức năng lớn nhất của bộ phận này là đảm bảo
hàng hóa được cung ứng theo một quá trình chính xác từ khi nhận được đơn đặt hàng đến khi
giao xong hàng hóa cho người đặt hàng.


Mục tiêu:

Mục tiêu chung của quản trị logistics đầu ra là đáp ứng được dịch vụ mà khách hàng
mong đợi, xây dựng dịch vụ một cách chiến lược và sử dụng tổng chi phí tối thiểu nhất có thể,
qua đó nâng cao doanh số bán hàng.


Đặc điểm mô hình Logistics đầu ra trong TMĐT
o

Mô hình Logistics cho đơn hàng truyền thống

Hình 2.1. Mô hình Logistics cho đơn hàng truyền thống (nghiên cứu tự tổng hợp)
o

Mô hình Logistics cho đơn hàng trực tuyến

13


Hình 2.2. Mô hình Logistics cho đơn hàng trực tuyến (nghiên cứu tự tổng hợp)
Khách hàng và nhà cung ứng sẽ trao đổi các thông tin của hai bên cho nhau, với sự trợ

giúp của các đại lý bán lẻ làm trung gian. Nhà cung ứng sẽ vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến
tay khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhiều lợi ích lẫn hạn chế:


Lợi ích: Nhờ khai khác tốt lợi thế quy mô và mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh, qua đó
giảm được chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lưới Logistics, giảm chi phí quản trị Logistics
nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng.
− Hạn chế: Các đối thủ, đối tác được chia sẻ thông tin sẽ trở thành đối tượng cạnh tranh trực
tiếp, dẫn đến mất khách hàng và sâu xa hơn là giảm tỷ suất lợi nhuận, giảm khả năng kiểm
soát quá trình Logistics đầu ra.
Để xác định được Logistics đầu ra, doanh nghiệp có thể căn cứ vào những điều sau
đây: Quy mô thị trường và doanh số bán hàng, đặc điểm bán hàng và đặc điểm mạng lưới cung
ứng, quy mô cũng như điều kiện đáp ứng đơn hàng mua sỉ, mua lẻ của nhà sản xuất, đặc điểm
của cầu trên thị trường và đặc điểm của mặt hàng kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp TMĐT, trong toàn bộ Logistics đầu ra thì quy trình xử lý
đơn hàng là quan trọng nhất, dù đối với bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả sản phẩm kinh doanh có
khác nhau đi nữa. Hoạt động xử lý đơn hàng phải được thực hiện chính xác, bắt đầu từ khi nhận
đơn hàng đến khi giao hàng, cũng như kiểm soát tình trạng đơn hàng. Vì hệ quả từ xử lý đơn
hàng sẽ tác động trực tiếp đếnkhả năng hoạt động của công ty, thời gian đáp ứng đơn hàng.
Quy trình xử lý đơn hàng trong Logistics đầu ra có thể khái quát qua sơ đồ sau:

14


Hình 2.3. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra
b. Logistics đầu vào
Logistics đầu vào trong TMĐT gồm quá trình mua hàng từ các nhà cung ứng, các vấn đề
đến đóng gói và bao bì, cũng như dự trữ và lưu kho, bảo quản hàng hóa.



Mục tiêu: Quản trị Logistics đầu ra giúp doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn hàng cũng
như chất lượng hàng hóa, sản phẩm cung ứng. Để đạt được điều đó, cần phải có Logistics
đầu vào để đáp ứng đủ đơn hàng cũng như đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa.



Đặc điểm

Logistics đầu vào là một điều quan trọng và tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến
hành kinh doanh đều cần quan tâm đến. Quản trị Logistics đầu vào tốt tức là thực hiện tốt và
chính xác từng khâu của quản trị Logistics đầu vào.
o

Quản trị mua hàng: Quá trình mua hàng phải dựa trên nhiều nguyên tắc về sản phẩm, lựa
chọn nhà cung ứng, so sánh về giá cả, thời gian đáp ứng hàng hóa, chất lượng hàng hóa.

o

Quản trị dự trữ: Dự trữ trong Logistics đầu vào là một khâu quan trọng, vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh
nghiệp TMĐT luôn đòi hỏi thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn trong thương mại
truyền thống. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường ảnh hưởng
trực tiếp đến quy mô dự trữ sản phẩm.

o

Nghiệp vụ kho và bao bì sản phẩm: Sau khi doanh nghiệp đã xây dựng thành công một kế
hoạch dự trữ phù hợp thì yêu cầu về bảo quản hàng hóa phải được đảm bảo. Rất nhiều
những sản phẩm kinh doanh đã thành công nhờ ảnh hưởng lớn mà bao bì mang lại.


Trong TMĐT, nghiệp vụ quản lý kho cũng như sắp xếp các đơn hàng trong kho sẽ được
tiến hành tự động. Các công ty sẽ phải áp dụng các phần mềm chuyên dụng giúp tăng khả năng
đáp ứng đơn hàng đồng thời rút ngắn thời gian giao hàng.

15


c. Logistics ngược
Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng
chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm
xuất xứ. Mục đích của quá trình này là thu hồi lại giá trị hoặc xử lý hàng bị trả lại một cách thích
hợp.
Khách hàng hoàn trả lại sản phẩm để đổi lấy hàng khác hay công ty phải hoàn lại tiền là
hiện tượng khá phổ biến trong TMĐT. Nguyên nhân cho hiện tượng này chủ yếu đến từ việc các
mẫu sản phẩm chỉ được hiển thị trên mạng, mà khách hàng không thể đến trực tiếp kiểm tra và
đánh giá, cảm nhận chất lượng hàng hóa. Khi chất lượng hàng hóa thực tế được vận chuyển đến
không như kỳ vọng, cộng thêm sự hỗ trợ từ các chính sách đổi, trả hàng thì việc hoàn trả lại sản
phẩm là một điều khá là hiển nhiên.
Vận hành tốt hệ thống logistics TMĐT không chỉ đơn giản là áp dụng một vài phần
mềm vào hệ thống logistics truyền thống, mà đó là cả một quá trình thiết kế, sáng tạo và thực thi
mô hình logistics kinh doanh mới. Xuất phát từ chiến lược kinh doanh trong môi trường TMĐT,
doanh nghiệp cần phải đổi mới lại quy trình thực thi các nghiệp vụ logistics tích hợp yếu tố công
nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống. Để vận hành tốt hệ thống này đương nhiên cũng không
thể thiếu nguồn nhân sự đủ năng lực và năng động để vận hành và giám sát hệ thống đó.
2.2.4. Các ứng dụng của E-logistics


Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho
Các ứng dụng được phát triển trên các nền tảng phần mềm được ứng dụng trong các hoạt
động chuỗi cung ứng .Từng kiện hàng có mã vạch , ứng dụng có thể dễ dàng quét mã để quản lý

hàng hóa một cách dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu số cũng có thể dễ dàng chia sẻ
thông tin qua các mạng trực tuyến.
− Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây
Công cụ quản lý giúp các nhà quản lý dự báo, lập kế hoạch thống kê ngân sách và nguồn
lực sẵn có .Việc ứng dụng công cụ logistics thông qua các công nghệ phần mềm cải thiện quy
trình và tự động hóa quy trình sản xuất ,nâng cao lợi nhuận.
− Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics
Một số ứng dụng còn cho phép kiểm soát hoạt động hàng ngày của lực lượng lao động,
các nhà quản lý có thể giám sát các hoạt động kinh doanh đảm bảo được sự hiệu quả trong hoạt
động của các lực lượng lao động.
− Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực
tuyến
Một chức năng tối cơ bản của các ứng dụng quản lý logistics là tích hợp các hợp đồng
dịch vụ và thông tin của khách hàng .Các phản hồi của khách hàng được gửi trực tiếp đến công
ty thông qua ứng dụng
− Định vị và định hướng trực tuyến trong logistics
Được các nhà quản lý e-logistics sử dụng thường xuyên. Ứng dụng cho phép khách hàng
và công ty theo dõi vị trí kiện hàng, tình trạng hàng. Các phương tiện vận tải, vị trí lưu kho.
− Hệ thống Quản lý Giao thông dựa trên Web với ứng dụng di động đi kèm Cerasis Rater
cho phép xử lý các lô hàng theo phương thức vận tải đường bộ như sau: Nhà chuyên chở
cho nhiều khách hàng; Bưu kiện nhỏ; Liên phương thức; Nhà chuyên chở cho một khách
16


hàng duy nhất loại bỏ quá trình đặt hàng thủ công, cung cấp nhiều lợi ích về tự động hóa
và hiệu quả bao gồm:
o Xử lý lô hàng 24/7 qua cổng thông tin dựa trên website.
o Tải lên, lưu trữ và duy trì sổ địa chỉ người gửi hàng để duy trì độ chính xác và tiết
kiệm thời gian.
o Lưu trữ thông tin thông quan tùy chỉnh, và theo thời gian Cerasis Rater sẽ đặt những

thông tin thường được sử dụng nhất lên đầu danh sách để xử lý nhanh hơn.
o Lựa chọn nhà chuyên chở với mức giá được thương lượng cụ thể phù hợp với nhu cầu
của bạn trong hệ thống, cho phép bạn không lãng phí thời gian hoặc năng lượng và
đảm bảo sự an toàn trong quá trình lựa chọn
o Chọn hãng vận tải dựa trên cước, thời gian vận chuyển và giới hạn trách nhiệm để
đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa của bạn được đảm bảo.
o In báo giá vận đơn, vận đơn, hóa đơn, và nhãn trong cùng một hệ thống.
o Tạo, gửi email và in vận đơn khi bạn hoàn tất quá trình vận chuyển hàng hóa.
o Tùy chọn thông báo email tùy chỉnh theo nhu cầu.
2.2.5. Điểm mạnh


Hệ thống thông tin hậu cần nhanh chóng và chính xác

Đối với hoạt động e-logistics hiện nay, lợi thế lớn nhất là hệ thống thông tin luôn được
duy trì, các thông tin mới được cập nhật gần như là ngay lập tức, nhanh chóng và chính xác. Từ
đó các nhà quản trị có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và điều phối hoạt động của hệ thống. Bên
cạnh đó, dựa vào hệ thống thông tin có thể hiểu được tài nguyên thị trường, nền tảng hậu cần và
hiểu cách sử dụng linh hoạt các nguồn lực.
Người tiêu dùng cũng có thể theo dõi được tình trạng hàng hóa của mình trên hệ thống
của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào logistics cũng đã nhận ra các yếu tố
khác nhau của các doanh nghiệp hậu cần sử dụng hiệu quả và kết hợp giữa cải thiện dự báo rủi ro
doanh nghiệp và khả năng quản lý toàn diện, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả
tổng thể, đồng thời thúc đẩy phát triển của TMĐT.
Ví dụ: Andhra Logistics Co., Ltd, nằm trong Khu phát triển kinh tế và công nghệ Wuhu,
là nhóm Midea nắm giữ các công ty hậu cần bên thứ ba. Từ bên trong công ty đã phát triển một
trung tâm thông tin, thông minh, hiển thị trực quan kho thông tin lưu trữ và phân phối hàng hóa
thông tin cảnh báo sớm, thông tin giao thông trên toàn quốc, phương tiện vận chuyển thông tin
theo dõi Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đầy đủ, thông tin dự báo thời tiết quốc gia... xử lý

thông tin từ khắp cả nước. Công ty đã tạo ra một tập hợp các doanh nghiệp trong Wuhu tập hợp
hàng hóa, giao dịch thông tin, LTL Express, kho bãi và phân phối, quản lý dịch vụ tại một trong
những công viên hậu cần tích hợp Andhra, tính toàn diện, mức độ thông tin của đất nước. Cho
đến năm 2011, Andhra hậu cần đã được thành lập tại một số thành phố chiến lược của hơn 200
nền tảng dịch vụ hậu cần, dịch vụ hậu cần trên toàn quốc, nền tảng trao đổi thông tin bất cứ lúc
nào và phản ứng nhanh chóng bởi hệ thống thông tin mạnh mẽ, hình thành các dịch vụ hậu cần
hiệu quả mạng.


Giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng được cải thiện

Khách hàng có thể trực tiếp phản hồi những vấn đề về sản phẩm, hoạt động giao hàng…
với doanh nghiệp qua hệ thống thông tin có sẵn. Qua đó doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng
17


người tiêu dùng và có những sự cải thiện phù hợp với thị trường. Người tiêu dùng cũng nhờ đó
mà thỏa mãn hơn và tạo nên niềm tin đối với doanh nghiệp


Giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu

Khi một hệ thống e-logistics được áp dụng, nó sẽ tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng, lưu
trữ cũng như vẩn chuyển bằng cách quản trị có hệ thống chuỗi cung ứng. Điều này tiết kiệm
được một số chi phí trong việc quản lý hàng hay giao vận những đơn hàng nhỏ lẻ. Doanh nghiệp
không phải mất chi phí thuê dịch vụ logistics bên ngoài mà tự bản thân có thể vận hành được.
Điều này sẽ làm tăng số lượng hàng hóa có thể cung ứng cho thị trường, cải thiện chất lượng
dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp.
2.2.6. Hạn chế



Chi phí đầu vào cao

Trong hoạt động E-logistics nói riêng và logistics nói chung, những điều kiện về cơ sở hạ
tầng là một trong những điều kiện tiên quyết để vận hành dịch vụ, bao gồm: kho bãi, vận tải,
công nghệ… Nếu không có được các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ không thể tự vận hành được
chuỗi cung ứng mà đôi khi phải nhờ sự trợ giúp của các đối tác bên ngoài, dẫn tới tăng chi phí và
thậm chí giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Thế nhưng, để có thể hoàn thiện được một hệ thống hậu cần điện tử hoàn chỉnh, đòi hỏi
doanh nghiệp phải chi một khoản đầu tư lớn vào công nghệ, vận tải, kho bãi… Điều này không
phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ, lẻ. Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp hoặc hộ kinh
doanh hiện nay vẫn sử dụng phương thức logistics 3PL để hỗ trợ xử lý đơn hàng. Điều này làm
cản trở sự phát triển của E-logistics trên thế giới.


Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có thể hiểu đơn giản là chất lượng đường cho các
phương tiện vận chuyển lưu thông hoặc sự linh hoạt trong hệ thống giao thông ở mỗi quốc gia.
Để cho quá trình vận chuyển được diễn ra suôn sẻ nhất thì cần những con đường “đẹp”, mật độ
lưu thông ổn định, không ùn tắc, các nút giao thông kết nối giữa các địa phương địa phương phát
triển… Với điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và thời
gian phải chi trả cho hoạt động vận chuyển số lượng lớn.
Thế nhưng, không phải địa phương nào cũng có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải. Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, công nghệ
thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên dẫn đến ùn tắc giao thông và năng suất thấp, kết nối hạ tầng,
khả năng xếp dỡ và trung chuyển container còn hạn chế, thời gian thông quan tại cảng kéo dài
khiến chi phí logistics tăng cao. Đây là điểm hạn chế của logistics nói chung và của E-logistics
nói riêng.
Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khó có thể thay đổi được do

những yếu tố chủ quan như chính sách chính phủ, lượng phương tiện giao thông lớn, trọng lượng
hàng hóa trung bình mỗi ngày mới gây hư hỏng đường xá… Vì vậy, các nhà quản trị logistics
cần có những giải pháp phù hợp đối với từng địa phương thay vì trông chờ vào sự thay đổi về cơ
sở giao thông vận tải.

18




Khung pháp lý

Về cơ bản, mỗi quốc gia đều có khung pháp lý riêng cho hoạt động logistics. Thế nhưng
hiện nay rất ít quốc gia có hệ thống pháp lý thiết lập riêng cho hoạt E-logsitics vì đây vẫn còn là
một khái niệm khá mới mẻ. Bên cạnh đó, những văn bản pháp lý có sẵn lại không đủ chặt chẽ, rõ
ràng, đôi khi bị lạc hậu so với sự phát triển của E-logistics.
Đặc biệt đối với những đơn hàng vận tải quốc tế có thể sẽ gặp khó khăn khi nhập cảnh do
sự khác biệt giữa hệ thống pháp lý của hai nước nếu hợp đồng không được quy định rõ ràng các
điều khoản. Chính vì vậy, những nhà quản trị trước khi thực hiện một hợp đồng hay đơn hàng
nào đó cần phải quy định rõ những điều khoản cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
− Niềm tin của người tiêu dùng
Trong thời kỳ mọi giao dịch mua bán đều có thể thao tác được trên internet thì việc người
tiêu dùng càng ngày càng trở nên khắt khe hơn đối nhà cung ứng là chuyện dễ hiểu. Chính vì
người tiêu dùng không được trực tiếp quan sát và tiếp xúc với sản phẩm nên đôi khi sẽ có sự nghi
ngại đối với nhà cung ứng, đặc biệt là những nhà cung ứng mới, chưa có tên tuổi. Điều này cũng
khiến cho thói quen thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng chưa được phổ biến, dẫn tới sự trì
hoãn trong dòng thanh toán và tăng rủi do cho nhà cung ứng trong trường hợp đến nơi mà người
mua không nhận hàng và thanh toán các chi phí.
Tạo niềm tin cho người tiêu dùng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các
doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Các doanh nghiệp

nên bắt đầu từ những hoạt động kết nối người tiêu dùng, không nên nản chí ngay khi kết quả
kinh doanh không được như mong muốn.
− Nguồn lực có hạn
Như đã biết, trong một chuỗi hoạt động logistics doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực
như: tài chính, nhân sự, máy móc, phương tiện vận tải… Tuy nhiên đây đều là những nguồn lực
có hạn. Các doanh nghiệp cần cân đối các nguồn lực để không bị rơi vào tình trạng cái cần thì
thiếu mà không cần thì thừa.
2.3. Phân biệt Logistics và E-logistics
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc, “Logistics có thể
được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản
xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan... từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng
theo yêu cầu của khách hàng”. Một trong những định nghĩa của IGI Global về E-logistics là "Elogistics là sự áp dụng các công nghệ trên nền tảng Internet vào các quy trình logistics truyền
thống". Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động của E-logistics được xây dựng từ cơ sở logistics
truyền thống, tuy nhiên điểm đặc trưng lớn nhất của E-logistics chính là có sự sử dụng các thành
quả công nghệ trong các khâu quy trình và kết nối với mạng Internet.

19


Lục Thị Thu Hường (2014) đã xây dựng một bảng thể hiện chi tiết các điểm khác biệt
giữa Logistics và E-logistics trong giáo trình Hậu cần TMĐT, được sử dụng trong trường Đại
học Thương mại.

20


Đặc điểm

Logistics


E-logistics

Đơn đặt hàng

Dự báo được

Đa dạng, nhỏ, biến động

Chu kỳ đáp ứng đơn hàng

Theo tuần

Ngắn hơn (ngày/giờ)

Khách hàng

Đối tác chiến lược

Rộng hơn

Dịch vụ khách hàng

Thụ động, cứng nhắc

Đáp ứng, linh hoạt

Nhập hàng

Theo kế hoạch


Thời gian thực

Mô hình phân phối

Đẩy từ “chuỗi cung ứng”

Kéo “định hướng nhu cầu”

Nhu cầu khách hàng

Ổn định, nhất quán

Có tính chu kỳ

Loại hình vận chuyển

Lô hàng quy mô lớn

Lô nhỏ

Địa điểm giao hàng

Tập trung

Phân tán hơn

Kinh doanh quốc tế

Thủ công


Tự động

Bảng 2.1. Điểm khác biệt giữa E-logistics và Logistics
Đơn đặt hàng
Các đơn đặt hàng của hậu cần truyền thống thường sẽ được thông báo từ trước hoặc thậm
chí được chuẩn bị trong một khoảng thời gian lâu dài bắt đầu từ việc ký kết hợp đồng với các
khách hàng là các nhà sản xuất, các nhà phân phối lớn trong nước hay khắp thế giới. Trong khi
đó, các đơn hàng của e-logistics có thể đột ngột được gửi đến nhà xử lý thông qua các ứng dụng
trên điện thoại hay trên website. Đặc biệt, đối với các hoạt động hậu cần điện tử phục vụ cho các
sàn giao dịch TMĐT, do số lượng loại hàng hóa là cực lớn, số lượng đơn đặt hàng qua các ứng
dụng trung gian có thể lên đến hàng nghìn đơn mỗi ngày.
Chu kỳ đáp ứng đơn hàng
Các lô hàng được vận chuyển qua logistics truyền thống thường yêu cầu thời gian vận
chuyển dài, có thể lên đến tuần hay tháng tùy theo đường vận chuyển (đường thủy, đường hàng
không...). Các sản phẩm của các sàn giao dịch điện tử thường yêu cầu được giao đến tay người
nhận với tốc độ sớm nhất hoặc hẹn chính xác vào một thời điểm nào đó trong ngày nên hàng hóa
liên tục được gửi cho các đối tác vận chuyển để đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm.
Khách hàng

21


Khách hàng của các công ty hậu cần truyền thống thường là những đối tác chiến lược, có
quan hệ làm ăn lớn hay lâu năm, hai bên mang quan hệ hợp tác kinh tế và lợi ích sâu sắc. Còn
khách hàng của các mạng lưới e-logistics có thể là mọi cấp độ từ công ty, tập thể đến hộ gia đình
hay các cá nhân riêng lẻ.
Dịch vụ khách hàng
Từ đặc điểm khách hàng mà có thể dễ dàng kết luận được các công ty truyền thống phải
coi khách hàng của họ như một đối tác làm ăn và là nguồn lợi nhuận chính và bền vững của họ.
Việc phục vụ khách hàng như thế nào còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác trong công việc của hai

bên, và kết quả quan trọng cuối cùng mà hai bên cùng nhắm đến là chi phí hợp lí. Trong khi đó,
khách hàng của các trang TMĐT rất đa dạng, trong giới tính, văn hóa, độ tuổi, tôn giáo, vị trí địa
lý, thói quen, sở thích... nên các dịch vụ chăm sóc khách hàng thường linh hoạt và đa dạng. Các
công ty thường chuẩn bị những chiến lược chăm sóc khách hàng khác nhau cho riêng từng phân
khúc khách hàng khác nhau.
Nhập hàng
Sau khi bàn hợp đồng cụ thể, các doanh nghiệp hậu cần sẽ nhập hàng theo kế hoạch và
dựa trên hợp đồng về ngày giờ, địa điểm, và có thể tổ chức lưu kho, bãi. Trong khi đó, nhu cầu từ
khách hàng đòi hỏi hoạt động e-logistics phải có hàng trong thời gian ngắn, do đó hàng hóa sẽ
được tập kết tại các kho nhỏ trung gian hoặc được nhập hàng ngay theo thời gian thực của đơn
đặt hàng.
Mô hình phân phối
Với hoạt động logistics truyền thống, hàng hóa bắt buộc đi theo chiều hướng từ nhà xuất
khẩu đến với nhà nhập khẩu (trừ trường hợp logistics ngược), do đó quá trình logistics là một
điều bắt buộc và là một sự tiếp nhận từ phía người giao và chuyển lại cho người nhận. Tuy nhiên,
e-logistics kéo định hướng tiêu thụ của người đặt hàng thông qua các hoạt động quảng bá,
khuyến mãi, các ưu đãi chăm sóc…
Nhu cầu khách hàng
Khách hàng nếu là các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất với quy mô lớn thì chiến lược sản
xuất của họ về dài hạn và nhu cầu về hậu cần là ổn định và nhất quán. Khách hàng của các dịch
vụ e-logistics thường không cố định vì họ có rất nhiều lựa chọn.
Loại hình vận chuyển
Hàng hóa mà logistics truyền thống đảm nhận vận chuyển thường là các kiện hàng,
container cỡ lớn, được vận chuyển bằng các loại xe vận tải cỡ lớn, vận chuyển bằng đường thủy,
đường hàng không,... Còn hàng hóa mà e-logistics quản lý có thể là bất cứ đồ vật gì với đủ loại
hình dạng, kích cỡ… và có thể giao bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Địa điểm giao hàng
Trong phần lớn trường hợp hậu cần, các lô hàng lớn được vận chuyển đi khoảng cách xa,
có thể là giữa các quốc gia - hàng hóa sẽ được tập kết tại các cảng hoặc các kho bãi để bốc xếp
hoặc dỡ hàng thuận tiện. Hàng hóa mà e-logistics vận chuyển có thể nhỏ lẻ và được giao đến tận

tay người nhận.
Kinh doanh quốc tế
22


Trong bối cảnh số hóa thì việc áp dụng công nghệ vào các giai đoạn hậu cần không còn là
một điều xa lạ, và mức độ tự động của e-logistics cao hơn hẳn. Những thông tin như đối tác,
khách hàng, quản lý hàng hóa quốc tế… đều được hỗ trợ công nghệ mang lại hiệu quả quản lý
cao nhất.
Tóm lại, điểm khác biệt lớn nhất và rõ rệt nhất giữa logistics và e-logistics là sự có áp
dụng và không áp dụng các công nghệ hiện đại kết nối Internet trong các quá trình vận hành.

CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Khái quát chung về sự phát triển của E-Logistics trên thế giới
Ngày nay, với sự ra đời của một số công nghệ truyền thông, việc tiếp cận thông tin thị
trường trở nên dễ dàng đồng thời khiến cho môi trường thương mại ngày càng mang tính cạnh
tranh cao. Bên cạnh đó, sức ảnh hưởng của các hoạt động logistics càng được đề cao hơn. Chính
vì vậy, các doanh nghiệp sẽ rất khó cạnh tranh nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:
các ứng dụng cao về công nghệ thông tin áp dụng vào kinh doanh có thể nhắc tới như giao hàng
kịp thời (JIT), nén thời gian, lập kế hoạch hợp tác dự báo và bổ sung (CPFR), quản lý hàng tồn
kho bởi nhà cung cấp (VMI) và kết nối chéo. Các hoạt động sản xuất và phân phối hiện nay
không thể thiếu các khssdsdâu thiết kế, cung ứng, tiếp thị, sản xuất và tất cả các thông tin về các
hoạt động, các số liệu đều được liên kết thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của TMĐT làm hạn chế vốn lưu động, thu hẹp
lượng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, dẫn đến kích thước lô hàng càng nhỏ và việc đặt
hàng diễn ra thường xuyên hơn. Người nhận hàng luôn ý thức về hàng hóa và lượng tồn kho của
họ; lượng hàng hóa này phải thật tinh gọn và đạt mức thấp nhất có thể. Mặt khác, nhiều nhà bán
lẻ nhỏ cũng không đủ khả năng mua được hàng hóa với khối lượng lớn từ các nền kinh tế phát
triển. Nhu cầu này đã thúc đẩy sử chuyển giao từ phương thức vận chuyển các lô hàng nguyên
container sang thời đại vận chuyển theo đơn hàng lẻ. Các chủ hàng sử dụng các đơn đặt hàng với

số lượng nhỏ và vận chuyển đến vị trí địa lý đa dạng. Xu hướng này có ý nghĩa to lớn đối với
3PL và các nhà giao nhận, đòi hỏi họ phải xây dựng mạng lưới gom hàng tối ưu, giảm lượng
hàng tồn, chi phí tồn kho, quan tâm đến giải pháp gom hàng và cross-docking, nâng cao lợi thế
cho các đơn hàng điện tử và dịch vụ giao hàng chặng cuối.
Việc tái cấu trúc các chuỗi cung ứng và logistics do TMĐT phát triển đã thúc đẩy các
công ty thương mại chuyển sang hoạt động đa kênh (omni-channel) để có thể hiện diện mọi nơi
mọi lúc trên các thiết bị mà người tiêu dùng đang sử dụng. Ranh giới giữa thương mại truyền
thống và TMĐT mờ dần. Khi kinh doanh đa kênh trở thành một phương thức thương mại mới thì
việc giao hàng trong ngày trở thành tiêu chí về chất lượng dịch vụ của các công ty bán lẻ. Điều
này thúc đẩy sự thích nghi của các hệ thống logistics.
Thương hiệu TMĐT Amazon đã tái cấu trúc hệ thống logistics từ những tổng kho thành
những trung tâm hoàn tất đơn hàng và trung tâm phân phối. Mục tiêu đang nỗ lực xóa dần ranh
giới giữa các cửa hàng bách hóa truyền thống và hệ thống phân phối TMĐT. Nhà bán lẻ khổng lồ
này đang khẩn trương tái cấu trúc những cửa hàng theo hướng gọn nhẹ hơn, và có thể thực hiện
nhiều chức năng của một trung tâm phân phối. Họ đang mở rộng những giải pháp để bổ sung
23


thêm nhiều tùy chọn về mua hàng cho khách hàng như giao hàng đến tận nhà cho khách đặt hàng
qua mạng tại các cửa hàng bán lẻ.
3.2. Phân tích mô hình hoạt động E-Logistics của Amazon
Tập đoàn Amazon.com, Inc hay còn được biết tới với tên gọi là Amazon do nhà sáng lập
kiêm tổng giám đốc điều hành Jeffrey P. Bezos thành lập vào ngày mùng 5 tháng 7 năm 1994, trụ
sở chính được tại bang Seattle, Washington. Khởi đầu amazon như một trang web buôn bán sách
trực tuyến, nhưng sau đó đã được đa dạng hóa về sản phẩm như đồ nội thất, may mặc, đồ điện
tử… Hiện nay Amazon là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và bán lẻ hàng đầu trên thế giới.
Hiện nay Amazon đã có mặt trên 6 thị trường lớn là Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản
và Trung Quốc, phục vụ cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia.Dịch vụ chăm sóc
khách hàng của Amazon quan tâm từ những người chỉ vào tham quan gian hàng cho đến những
người là khách hàng lâu năm.Số lượng đơn hàng của Amazon mỗi ngày là dấu hiệu cho thấy sự

tín nhiệm của người dùng dành cho thương hiệu này là rất lớn.
Hệ thống chính sách được Amazon xây dựng kỹ lưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên
tham gia trên nền tảng của TMĐT. Mọi mặt hàng được đăng bán trên website Amazon.com đều
được kiểm định rất chặt chẽ về mặt chất lượng sản phẩm, uy tín dịch vụ.
Để phục vụ cho việc kinh doanh, lưu trữ hàng hóa, Amazon đã xây dựng hệ thống kho
hàng công nghệ cao nhằm quản lý lô hàng tối ưu hơn. Các mặt hàng được lưu trữ trong kho rất
phong phú, đảm bảo yêu cầu đa dạng của khách hàng, cách sắp xếp khoa học đảm bảo quá trình
nhập hàng, xử lí đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả. Mọi hoạt động trong kho hàng đều được xử
lí thông qua hệ thống công nghệ cao. Công nhân nhận lệnh từ máy tính để lấy hàng, đóng gói
theo quy trình. Tất cả đều được hỗ trợ bằng robot và máy móc.


Quy mô hoạt động

o

Nhóm khách hàng chính là doanh nghiệp với khách hàng (B2C), ngoài ra gồm cả khách
hàng với khách hàng (C2C)

o

Đa dạng hóa về các chủng loại hàng hóa và dịch vụ

o

Thị trường toàn cầu, bất cứ nơi đâu có kết nối Internet



Nền tảng


o

Thương hiệu

Là thương hiệu có giá trị lớn nhất tại Mỹ vẫn có dấu hiệu tăng lên ,thống kê cho thấy giá
trị thương hiệu của Amazon từ năm 2017 đến 2018 tăng 42% .Điều này cho thấy sự tín nhiệm
của người dùng dành cho amazon càng lúc càng lớn .
o

Nguồn lực

Hiện tại Amazon đang sở hữu 110 kho hàng trên khắp thế giới , kho hàng lớn nhất của
Amazon có diện tích 111.500 m2. Ngoài ra Amazon còn có hơn 10.000 robot hỗ trợ và khoảng
542.000 nhân viên. Vốn hóa của Amazon chạm mốc 1000 tỷ đô la mỹ vào ngày 4/09/2018
o

Khả năng phân phối chuyên nghiệp

24


Với nguồn lực như hiện tại, Amazon có công nghệ quản lý tiên tiến bậc nhất trên thế giới,
Amazon có thể lưu trữ hàng hóa ở bất kì nơi nào. Mọi loại hàng hóa chuyển đến kho đều được
gắn mác có vạch mã ở trên, mỗi vạch mã bao gồm toàn bộ thông tin về sản phẩm, các hệ thống
được đồng bộ hóa
3.2.1. Mô hình hoạt động
Dựa trên nền tảng hệ thống và công nghệ hoạt động linh hoạt và hiệu quả, giúp Amazon
tiết kiệm được thời gian chi phí cho lao động và chi phí vận chuyển. Amazon đã biến bài toán
Logistics trở thành thế mạnh khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động hậu cần phụ vụ cho nền

tảng TMĐT,một dịch vụ E-logistics được ứng dụng cực kì thành công, với hệ thống hoạt động
năng suất và hiệu quả. Để một hệ thống lưu chuyển một số lượng lớn các loại hàng hóa một cách
trơn tru, các nhà quản lý đã tính toán và sắp xếp các công đoạn của từng tiến trình hết sức cụ thể
và hợp lý. Hiện nay các loại hàng hóa được bán trên amazon được chia thành 3 loại hàng hóa
chính, với mỗi loại hàng hóa quy trình hệ thống của Amazon hoạt động khác nhau:
a. Ships from and sold by Amazon
Loại hàng hóa này được cung cấp, bảo quản, vận chuyển bởi chính Amazon
− Nhận đơn hàng từ khách hàng

Khi khách hàng đặt hàng trên Amazon.com, hệ thống sẽ nhận được thông tin của khách
hàng như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ


Hệ thống tiến hành xử lý đơn hàng

Các đơn hàng xác nhận thành công sẽ được gửi tới các bộ phận của trung tâm phân phối
và được tự động


Nhân viên kho hàng phân loại hàng theo chỉ dẫn

Hàng hóa sẽ nằm ở các buồng riêng biệt . Khi cần được chuyển đi, đèn buồng sẽ sáng lên
và nhân viên kho hàng sẽ đến đó lấy hàng và chuyển đi cho tới khi đèn báo tắt


Phân loại tự động

Hàng hóa tiếp tục được phân loại thông qua các hệ thống tự động băng chuyền thích hợp,
và chúng sẽ trượt vào những chiếc thùng cho việc vận chuyển



Đóng gói, dán nhãn và vận chuyển

Với từng loại hàng hóa riêng biệt sẽ được gán một cái nhãn có mã bar code sau đó hàng
sẽ được chuyền đi trong hệ thống băng chuyền tự động trong nhà kho, trên mỗi đoạn băng truyền
sẽ có một máy quét mã 3 chiều, sau khi quét mã thì hệ thống tự động xác định được chia hàng
vào nơi nào, tất cả đều được thực hiện tự động .


Đóng bưu kiện, niêm phong

Tất cả các hàng hóa sẽ được các nhân viên trong kho lựa chọn để đóng gói và niêm
phong rồi sau đó mới gửi đi. Với nhưng mặt hàng có yêu cầu đóng gói đặc biệt như quà cáp, hay
nhưng mặt hàng yêu cầu bảo quản đặc biệt (như các sản phẩm hóa chất, các mặt hàng xa xỉ đắt
tiền) thì đều được các nhân viên trong kho đóng hàng thủ công và tuân thủ theo các quy trình
nhiều bước. Bảo đảm an toàn tránh các trường hợp rơi vỡ va đập trong quá trình vận chuyển.


Bốc hàng
25


×