Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC đối với NGƯỜI LAO ĐỘNG tại DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 160 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ HÀ KHUYÊN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ HÀ KHUYÊN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI NHẬT QUANG

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết bản luận văn: “Thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với
người lao động tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào
khác. Nếu có sai xót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Đặng Thị Hà Khuyên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ..............................................................................................................9
1.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................
9
1.2. Các lý luận về chính sách bảo hiểm xã hội..............................................
16
1.3. Kinh nghiệm của địa phương thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và
nhỏ.................................................................. 24

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ
HỘI BẮT BUỘC TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH
PHỐ



NỘI

.............................................................................................................30
2.1. Khái quát doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội.......................
30
2.2. Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại thành phố Hà
Nội............................................................................... 32
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội hiện
nay...................................................... 42
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI DOANH NGHIỆP
VỪA



NHỎ

TẠI

THÀNH

PHỐ




NỘI.........................................................................53
3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
doanh
nghiệp vừa và nhỏ ......................................................................................... 53


3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp
vừa và nhỏ hiện nay
............................................................................................ 59
3.3 Kiến nghi đối với thành phô Hà Nội vê thực hiện chính sách bảo hiểm
xã hội tại doanh nghiệp vừa và nhỏ
.................................................................... 64
KẾT
.................................................................................................................71

LUẬN

DANH
MỤC
TÀI
..............................................................73

KHẢO

LIỆU

THAM


PHỤ
I..................................................................................................................75

LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Giải thích

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHYT


Bảo hiểm y tế

4

GDP

5

GRDP

7

ILO

6

QLNN

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
Gross Regional Domestic Product
Tổng sản phẩm trên địa bàn
International Labour Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
Quản lý nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................... 13

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân khẩu tham gia khảo sát .............................................. 33
Bảng 2.2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi bản thân người lao động bị ốm
......................................................................................................................... 35
Bảng 2.3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi bị ốm ........... 35
Bảng 2.4: Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản ................................................ 41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề
tài
BHXH được coi là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần
quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với quan điểm tiếp cận
BHXH là quyền an sinh xã hội mang tính phổ quát, gắn với mục tiêu mở rộng phạm
vi bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp. Là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số
nhanh và tỷ trọng lao động phi chính thức lớn, Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách
thức khi xây dựng hệ thống BHXH. Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số
13/2006/SL-CTN ngày
12/07/2006 công bố Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Như vậy
Nhà nước ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh mọi quan hệ trong hoạt
động BHXH.
Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn cải cách chính sách BHXH, nhất là từ sau
khi khi Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực, việc thực hiện chính
sách BHXH bắt buộc đối với người lao động đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải cách trong thời gian tới.
Tình trạng trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phổ biến nhưng các giải pháp khắc phục
chưa đạt hiệu quả hữu hiệu. Một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu ý thức
và trách nhiệm xã hội của một số chủ doanh nghiệp, chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế
trước mắt mà không quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, một
số chính sách mới chưa được hướng dẫn kịp thời cũng đã gây không ít lúng túng

trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH. Căn cứ vào Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Nghị định quy định chi tiết các tiêu chí xác định
thực hiện chính sách BHXH tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay:
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; doanh nghiệp nhỏ và vừa được
phân theo quy mô bao gồm:

1


- Doanh nghiệp siêu nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ (trước đây không phân loại dựa vào vốn).

2


- Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không
quá 50 tỷ (trước đây là 10 tỷ trở xuống).
- Doanh nghiệp vừa: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không
quá
100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn
không quá 100 tỷ.
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018 trở đi, người
lao động đóng BHXH bắt buộc dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung
khác ghi trong hợp đồng lao động. Với cách tính mới này, nhiều doanh nghiệp đang
lo ngại sẽ gánh thêm khoản chi phí khá lớn nếu đóng BHXH cho người lao động trên
mức thu nhập cộng với phụ cấp, chi phí doanh nghiệp sẽ tăng lên rất lớn, chính sách
đóng BHXH bắt buộc theo luật mới ảnh hưởng lớn đến chi phí của doanh nghiệp.

Mặc dù đã cắt giảm
14 khoản thu nhập phải đóng BHXH nhưng đối với các nhóm doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động như thủy sản, dệt may, da giày… chắc chắn vẫn sẽ chịu tác động
nhiều bởi họ chịu tác động kép vừa tăng lương tối thiểu vừa tăng mức đóng BHXH.
Ngoài ra, việc thay đổi cách tính BHXH còn liên quan nhiều tới thủ tục hành chính,
hệ thống sổ sách, thang bảng lương cũng phải thay đổi theo. Doanh nghiệp sẽ tốn rất
nhiều thời gian, chi phí cho việc tính toán lại các vấn đề này, đặc biệt ở những
doanh nghiệp có tới cả chục nghìn lao động. Cơ quan BHXH mong các chủ doanh
nghiệp nên tìm hiểu nhiều điểm mới về luật từ đó không vi phạm quyền lợi của
người lao động, cố gắng đi đúng hướng theo chính sách của Đảng và Nhà nước, tình
trạng chủ doanh nghiệp không tham gia đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động
xảy ra rất nhiều; tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH cũng diễn ra rất phổ biến.
Tiếp đó là tình trạng các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ không tham gia
BHXH, BHYT, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức của một số chủ
sử dụng lao động chưa nghiêm túc, hoặc gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; dù
cơ quan BHXH đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử phạt nhiều lần nhưng vẫn không có


khả năng đóng. Ngoài ra, một phần cũng do nhận thức của người lao động, không
biết được quyền lợi chính đáng của mình.


Để khắc phục thực trạng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ “né” tham gia bảo
hiểm cho người lao động, truy thu nợ đọng BHXH, BHXH tại các địa phương cần
phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ
nhiều giải pháp căn bản như tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành quy định về bảo hiểm cho người lao động đối với chủ sử
dụng lao động, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước. Tổ
chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm và xử lý theo đúng quy
định.

Vậy làm thế nào để duy trì và thực hiện tốt chính sách BHXH bắt buộc đối với
người lao động, tại doanh nghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói
riêng, để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra giải pháp hoàn thiện về BHXH bắt buộc đối với
người lao động ở Việt Nam thì học viên đã cố gắng viết đề tài: “Thực hiện chính
sách BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay” - nghiên
cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về BHXH đã có một số đề tài, bài viết nghiên cứu được đề cập
dưới những góc độ khác nhau như:
Có một số bài viết thực hiện ở góc độ vĩ mô như:
Theo Đỗ Thị Hằng (2015), Pháp luật về hoạt động thu BHXH của tổ chức
BHXH Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn chủ
yếu nghiên cứu các quy định pháp luật về thu BHXH, tìm hiểu thực trạng áp dụng
pháp luật về thu BHXH và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện mảng pháp luật này.
Luận văn chỉ tiếp cận dưới góc độ pháp luật nói chung trên phạm vi cả nước, chưa
nghiên cứu việc nâng cao thực hiện chế độ, chính sách dưới góc độ tổng thể và cụ
thể [8].
Hay có một số bài nghiên cứu thực hiện ở các địa phương cụ thể như:
Trong bài viết của Thái Thị Thu Nguyệt (2015), Chính sách BHXH từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ chính sách công, Học viện khoa học xã hội
[14]. Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng chính sách BHXH ở thành phố Đà
Nẵng và đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách BHXH của thành phố


Đà Nẵng sau đó. Trong nội dung đề tài, tác giả đã đưa ra được những nhận xét,
đánh giá thực trạng tổ


chức thực hiện, kết quả đạt được và hạn chế của chính sách BHXH trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, thông qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị có thể áp

dụng để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn chính sách BHXH, góp phần
nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố.
Luận văn của Nguyễn Thị Huệ (2014), Quản lý kinh tế Quản lý Nhà nước về
BHXH tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội là công trình nghiên cứu có hệ thống
về quản lý nhà nước hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà
Nội. Từ những tồn tại, bất cập trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện
chính sách pháp luật về BHXH; Công tác tổ chức cán bộ; Công tác thực thi chế độ
chính sách BHXH; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn góp phần
hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam, góp phần an sinh xã hội, ổn định
tình hình kinh tế - chính trị của đất nước [9]
Luận văn của Hồ Tấn Tiên (2017), Quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia chủ yếu
nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của QLNN về BHXH trên địa bàn tỉnh.
Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước, không đi sâu nghiên cứu về
thực hiện chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động [19].
Hơn nữa, cũng có các công trình nghiên cứu đã tập trung vào đối tượng chính
của bảo hiểm xã hội là người lao động như:
Bài viết của Nguyễn Hữu Dũng (2018), Chính sách BHXH đối với người lao
động, Tạp chí Cộng sản. Bài viết đưa ra những kết quả đạt được và chỉ ra một số
những mâu thuẫn, bất cập. Từ đó, tác giả cũng nêu ra một số định hướng cải cách
chính sách BHXH trong thời gian tới. Phát triển hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt,
hiện đại, bền vững và tiếp cận chuẩn mức quốc tế, theo nguyên tắc đóng - hưởng, có
sự chia sẻ, gắn kết trong tổng thể hệ thống ASXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn
dân.
Có thê thây các công trình nghiên cưu có liên quan đên chính sách BHXH
được xây dựng từ cấp độ vi mô (từ các địa phương, từng đối tượng tham gia bảo
4



hiểm xã hội) đến cấp độ vĩ mô (chính sách bảo hiểm xã hội nói chung). Các công
trình nghiên cứu này

5


đã và đang xây dựng một bức tranh tổng thể trong thực tiễn của một chính sách công
trụ cột cho nền an sinh xã hội nước nhà. Nhưng phân tích, đánh giá cua các tác gia là
những kinh nhiệm, tài liệu quý báu cho việc đổi mới và thực hiện tốt, hoàn chỉnh các
chính sách BHXH tại Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ
tập trung vào tính khái quát của các chính sách bảo hiểm xã hội đối với mọi đối
tượng hay của người lao động nói chung mà chưa có sự chuyên biệt hóa đi sâu vào
phân tích chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với từng đối tượng cụ thể trong
một môi trường nhất định. Hơn nữa, các bài nghiên cứu cũng như các công trình đã
được công bố đều dưới dạng công trình định hướng nghiên cứu từ lý luận đến thực
tiễn hoặc một vài khía cạnh liên quan đến các tổ chức doanh nghiệp, chưa có công
trình nghiên cứ nào thực hiện nghiên cứu về chính sách BHXH bắt buộc tại doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội. Việc phân tích và đánh giá những kết quả
đạt được và bất cập trong tổ chức xây dựng và thực thi chính sách BHXH bắt buộc
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội hiện nay là một vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều này
cho phép tác giả có cơ sở khẳng định tính cấp thiết của vấn đề này trong đề tài luận
văn. Vì vậy những nội dung được đề cập trong luận văn "Thực hiện chính sách
BHXH bắt buộc đối với người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước
ta hiện nay” – nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hà Nội mang ý nghĩa lý luận và
thực tiễn nhằm giải quyết tốt các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc đối với người
lao động ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những mong muốn làm rõ hơn, đi sâu hơn về quá trình thực thi chính
sách BHXH bắt buộc, trước hết, học viên đi sâu, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận
nhằm thực hiện chính sách BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, bài
viết cũng thực hiện phân tích những kết quả đạt được từ cuộc khảo sát thực địa đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc thực hiện
5


chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động. Qua đó, nhận xét, phân tích,
hướng đến việc áp dụng

6


trên thực tiễn thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động. Từ đó,
đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính sách BHXH bắt buộc và
nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết, bài viết thực hiện hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận lý thuyết
cơ bản về thực hiện chính sách BHXH nói chung và chính sách BHXH bắt buộc nói
riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiệm vụ thứ hai của bài nghiên cứu là
phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính xã BHXH bắt buộc đối với người lao
động: mục tiêu, giải pháp và công cụ, vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện
chính sách; các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức chính sách BHXH bắt buộc đối
với người lao động ở nước ta hiện nay. Dựa trên những vấn đề lý luận và thực tiễn,
bài viết đề xuất khuyến nghị các giải pháp nhằm giúp chính sách BHXH đối với
người lao động tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm của người sử dụng lao động và quyền
lợi của người lao động trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc
tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi vê không gian: Tại thành phố Hà Nội - thủ đô của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là không gian đặc trưng, phù hợp với việc đại diện
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.
- Pham vi vê thơi gian: Các tài liệu, tài liệu nghiên cứu được thu thập tư các
nguôn trong giai đoạn tư năm 2016 đến năm 2018, đặc biệt là các mẫu khảo sát lấy
được từ cuộc khảo sát thực địa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân
làm việc trong các doanh nghiệp và nhỏ tại thành phố Hà Nội vào tháng 7 năm 2019.
- Pham vi vê nội dung nghiên cưu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thưc
thi
7


chính sách BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phô Hà
Nội.

8


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về những khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa,
tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của chính sách công nói chung và chính sách
bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, luận văn thực hiện khái
quát hóa các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu, tra cứu tài liệu thứ cấp: số liệu
thực thi đóng BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà
Nội. Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập các số liệu thực hiện
các chính sách bảo hiểm xã hội và lý do ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách
bảo hiểm xã hội, Các mẫu nhỏ tập trung được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Dữ
liệu được thu thập từ nhiều nguồn thông tin và được phân tích bằng cách mã hóa dữ
liệu. Từ đó, xây dựng nên bộ dữ liệu có liên quan đến hoạt động thực thi chính sách
bảo hiểm xã hội cũng như chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập thông tin, dữ liệu, định lượng
được tập hợp thông qua tổ chức điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra) với quy mô
nhỏ (tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội), xử lý dữ liệu có được
trên phần mềm Mirosoft Excel. Đây là phương pháp điều tra thực nghiệm có hệ
thống về thực tế áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động
và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội.
Các mẫu được lấy từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ
đó phát triển và sử dụng các lý thuyết và giả thuyết có liên quan đến hoạt động thực
thi chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng
cách lấy mẫu từ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội được sử
dụng để xác minh các giả thuyết của người nghiên cứu là đúng sự thật.

9


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan hữu
quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với
người lao động, đặc biệt là các cơ quan BHXH, các đơn vị tham gia BHXH.
Luận văn cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác giảng

dạy, nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất kỳ ai có quan tâm đến chính sách
BHXH bắt buộc đối với người lao động.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hà Nội
Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại doanh nghiệp vừa nhỏ tại thành phố Hà Nội

10


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội
1.1.1.1. Khái niệm BHXH
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối
và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố.
Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra
bình thường. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít
người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách
mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ
chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do

rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm có các hình thức khác nhau như: BHXH, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm kinh doanh và bảo hiểm thương mại.
BHXH là một trong những hình thức của bảo hiểm. BHXH là loại hình bảo
hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định
cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc
mất khả năng lao động. Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hộicủa Việt Nam 2018 cũng định
nghĩa BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
BHXH. Công ước Geneve 1952 của Tổ chức lao động quốc tế ILO khuyến nghị hệ
thống các chế độ BHXH bao gồm: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất
nghiệp; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia
đình; trợ cấp sinh sản; trợ cấp tàn phế; và trợ cấp cho người bị mất người nuôi
dưỡng. Tại Việt Nam, BHXH thực hiện chế độ như sau:

11


1. BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

12


2. BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất.
3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học
nghề;
hỗ trợ tìm việc làm.
BHXH hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH, bao gồm: người sử dụng lao
động đóng góp; người lao động đóng góp một phần tiền lương của mình, thu từ các

đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; và nhà nước đóng góp và hỗ trợ.
Có thể nói, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất
hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua
việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình
họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
1.1.1.2. Lịch sử phát triển của BHXH
Trên thế giới, hệ thống an sinh, BHXH ra đời khá sớm. Ngay từ những năm
1850, hệ thống BHXH đầu tiên đã được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa
Liên bang Đức), với sự tham gia của giới thợ trong bảo hiểm ốm đau, sau đó đã thu
hút được mọi tầng lớp xã hội và mở rộng ra các trường hợp khác. Từ kinh nghiệm
của Công hòa Liên bang Đức, hoạt động BHXH đã lan dần ra châu Âu vào đầu thế
kỷ XX, sau đó đến các nước Mỹ Latin rồi Mỹ, Canada vào những năm 30 của thế kỷ
XX. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH tiếp tục là chính sách công bảo đảm an
sinh xã hội mang tính chất cộng đồng đươc áp dụng tại các nước giành được độc lập
tại châu Á, châu Phi và vùng Caribe trong nửa cuối thế kỷ XX. [24]
BHXH đã và đang trở thành một chính sách quốc tế gắn với vai trò của Tổ
chức Lao động quốc tế ILP của Liên Hợp Quốc. Đó là một trong những quyền cơ
bản nhất của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp
Quốc: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng
BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế - xã hội và
văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người." Tính đến nay,

13


theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, có khoảng 170 quốc gia trên thế giới thực hiện
chính sách BHXH, trong đó có 155


14


×