Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

BAO CAO KHOA HOC THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PITIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.31 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn nghiên cứu này, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên tại Trường Học Viễn Công Nghệ Bưu
Chính Viễn Thông đã hết sức hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô Lê Thị Ánh đã hết
sức nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thiện bài nghiên
cứu khoa học này.
Đồng thời chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám
hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp cho chúng tôi nguồn
kiến thức và kinh nghiệm vô giá.
Chúng tôi cũng hết sức chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn
đồng hành, động viên và dành sự quan tâm đặc biệt để tác giả hoàn thành nghiên
cứu của mình.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, đề tài không tránh khỏi một
số sai sót. Tác giả mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu từ các thầy
cô và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực trong thực
tiễn áp dụng

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018
Tác giả
Nhóm tác gi

1


CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu hoàn toàn độc lập của tôi, mọi số liệu
nghiên cứu và đề cập trong luận văn của tôi là tuyệt đối trung thực và có trích
nguồn cụ thể. Mọi kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị
Ánh là hoàn toàn mới, chưa được công bố bởi bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.



Tác giả
Nhóm tác giả

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................1
CAM KẾT.............................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA HỘ KINH
DOANH.................................................................................................................8
CÁ THỂ.................................................................................................................8
1.1 Tổng quan về Hộ kinh doanh cá thể................................................................8
1.1.1 Khái niệm về Hộ kinh doanh cá thể.............................................................8
1.1.2 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể....................................................................8
1.1.3 Trình tự thành lập hộ kinh doanh cá thể....................................................10
1.1.4 Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể......................................11
1.2 Các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của hộ kinh doanh cá thể.................13
1.2.1 Nghĩa vụ nộp Thuế.....................................................................................13
1.2.1.1 Cơ sở pháp lý...........................................................................................13
1.2.1.2 Các khoản thuế phải đóng đối với kinh doanh hộ gia đình....................13
1.2.2 Nghĩa vụ nộp Phí, Lệ Phí...........................................................................19
1.2.2.1 Lệ phí môn bài.........................................................................................19
1.2.2.2 Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động kinh doanh khoáng sản..........22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU
THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.........................................................24
2.1 Tổng quan về hộ kinh doanh cá thể...............................................................24
2.1.1 Số lượng.....................................................................................................24

3


2.1.2 Ngành nghề.................................................................................................24
2.1.3 Phương pháp xác định nghĩa vụ nộp thuế chủ yếu theo phương pháp khoán
.............................................................................................................................25
2.2 Quy trình xác định thu nhập chịu thuế theo phương pháp khoán doanh thu.27
2.3 Thực trạng về xác định thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh cá thể..........28
2.4 Đánh giá........................................................................................................30
2.4.1 Ưu điểm......................................................................................................30
2.4.2 Tồn tại.........................................................................................................31
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SÔ GIẢI PHÁP VỀ XÁC ĐỊNH THU NHẬP
CHỊU THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ..............................................33
3.1 Giải pháp 1: Về bộ máy quản lý và cơ chế quản lý.......................................33
3.2 Giải pháp 2: Cần quản lý chặt chẽ quản lý việc đăng ký thuế, khai thuế, ấn
định thuế..............................................................................................................34
3.3 Giải pháp 3: Đẩy mạnh tuyên truyền các thông tin cho người nộp thuế được
biết.......................................................................................................................34
3.4 Giải pháp 4:Siết chặt quản lý thông tin hộ kinh doanh.................................35
3.5 Giải pháp 5:Tăng cường hoạt động kiểm tra thanh tra thuế..........................36
KẾT LUẬN.........................................................................................................37
DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................................38
PHỤ LỤC............................................................................................................39

4


5



LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước khuyến
khích phát triển. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các
hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi từ thủ tục thành lập
đơn vị kinh doanh không cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách... đã tạo điều
kiện cho hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ.
Theo số liệu của Tổng cục thông kê, tính đến hết năm 2014, cả nước có tổng
cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8 triệu người.
Với số lượng đông đảo, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp
các địa phương trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳng định
vai trò cũng như những đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Thời gian qua công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có
nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế
của hộ kinh doanh, hạn chế thất thu cho ngân sách. Tuy nhiên, phương pháp
tính thuế của hộ kinh doanh được dựa trên doanh thu, hộ kinh doanh tự kê khai
và nộp thuế chính vì vậy tình trạng khai man và gian lận chưa đúng với doanh
thu thực tế đã xảy ra. Không những vậy, việc thất thu thuế, nợ đọng thuế cũng
còn phố biến, nhân lực và chi phí quản lý thuế khá lớn.Vì thế nhóm em đã chọn
nghiên cứu đề tài ”Một số giải pháp về xác định thu nhập chịu thuế của hộ
kinh doanh cá thể." Đây là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tổng quan về thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh cá thể
- Thực trạng công tác xác định thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh cá thể
- Đề xuất 1 số giải pháp về xác định thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh cá
thể
4. Đối tượng nghiên cứu.
Thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh cá thể
6



5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về cách xác định thu nhập chịu thuế theo phương
thức khoán của hộ kinh doanh cá thể
6. Kết cấu bài
Chương 1: Tổng quan về thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh cá thể
Chương 2: Thực trạng công tác xác định thu nhập chịu thuế của hộ kinh doanh
cá thể
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về xác định thu nhập chịu thuế của hộ kinh
doanh cá thể

7


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THU NHẬP
CHỊU THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH
CÁ THỂ
1.1 Tổng quan về Hộ kinh doanh cá thể
1.1.1 Khái niệm về Hộ kinh doanh cá thể
Theo điều 49 nghị định 43/2010/NĐ-CP( ngày 15/4/2010) định nghĩa:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử
dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp
không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập
thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi
sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp
1.1.2 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể

 Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân , hoặc hộ gia đình.
Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân duy nhất làm chủ sở
hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ
kinh doanh cá thể như là: quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt
động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh.Đương nhiên, chủ hộ
kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, kể cả
mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.
Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ sở hữu
thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ
thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ.

8


Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên
khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong
hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên.

 Phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm.
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa
điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh
nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh
doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị
trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.


 Sử dụng không quá 10 lao động.
Nếu hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển
sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
 Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng.
Theo điều 49 nghị định 43/2010/NĐCP, hộ kinh doanh không sử dụng con dấu.
 Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh, đối với các khoản nợ
của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ nhân của
nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn
đối với khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ nhân của hộ kinh doanh
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đưa vào
kinh doanh.

 Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh qui mô rất nhỏ.
Đặc điểm này không xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức kinh doanh
này mà xuất phát từ các qui định của pháp luật Việt Nam căn cứ vào số lượng
lao động được sử dụng trong hộ kinh doanh. Điều này gây tốn kém không thật
cần thiết cho người kinh doanh và có thể trái với ý chí và khả năng kinh doanh
của họ. Việc buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải
9


đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp có lẽ chưa tính đến đặc trưng
của từng ngành nghề kinh doanh. Với một cửa hàng cơm bình dân con số người
phục vụ có thể lên tới hàng chục với các công việc như nấu ăn, chạy chợ, phục
vụ bàn, vệ sinh, trông xe… Hộ kinh doanh theo Nghị định số 88/2006 NĐ- CP
ch được tiến hành kinh doanh tại “một địa điểm”. Bản thân cụm từ “một địa
điểm” đây cũng cần được giải thích. Nếu “một địa điểm” không phải là một địa
phương như xã phường , huyện quận hoặc t nh (thành phố , thì nó có nghĩa là

mỗi hộ kinh doanh ch có thể có một cửa hàng hoặc một cơ s sản xuất đặt tại một
địa phương nhất định. Ý thứ hai có lẽ phù hợp hơn qui định tại Điều 38, khoản 1
của Nghị định số 88/2006 NĐ- CP. Các qui định trên thực chất không cho phép
hộ kinh doanh m rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, hay nói cách khác, hạn chế
kinh doanh dưới 7 hình thức hộ kinh doanh. Như vậy quyền tự do kinh doanh
phần nào đó có sự hạn chế.
 Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
1.1.3 Trình tự thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề
nghị đăng ký hộ kinh doanh [1] đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi
đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy
biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện
sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định
78/2015/NĐ-CP.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư
176/2012/TT-BTC quy định)
[1] Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
10


a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư
điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân
hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành
lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá
nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối
với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn
cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá
nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ
biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp
hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
1.1.4 Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
1. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà
không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận
được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người
đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
2. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan
thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành
cấp tỉnh.
3. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một
địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh
doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
11


4. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ
kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh
doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký

kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
5. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng
các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh
doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo
quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ
quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm
ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Chuyển địa điểm kinh doanh
Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi thông báo về
việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt
địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá
nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một
nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng
minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh
doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải
12


thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng

ký.
7. Tranh chấp giữa các hộ kinh doanh được giải quyết theo thỏa thuận hoặc tại
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh có trụ sở.
1.2 Các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của hộ kinh doanh cá thể
1.2.1 Nghĩa vụ nộp Thuế
1.2.1.1 Cơ sở pháp lý
 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất thông tư hướng dẫn

thực hiện nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài
chính ban hành.
 Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế

thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn
thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy
định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1.2.1.2 Các khoản thuế phải đóng đối với kinh doanh hộ gia đình
1.Thuế giá trị gia tăng ( GTGT)
Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên phần giá tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là giá trị hàng hóa, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam.
Văn bản điều chỉnh gồm:
 Luật thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12 ban hành ngày 03 tháng 06 năm
2008.
 Luật sửa điều bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số
31/2013/QH13 ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013.
 Nghị định 13/VBHN- BTC ban hành ngày 26/5/2015 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT.

13


 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 06 năm 2015, hướng dẫn về thực
hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân cư
trú có hoạt động kinh doanh.
Nội dung Luật thuế giá trị gia tăng GTGT đối với hộ gia đình.
Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 20-11-2015 các hộ
kinh doanh cá thể phải kê khai việc sử dụng hóa đơn để áp mức thuế khoán.
Theo đó, ngoài thuế khoán như trước đây, hộ kinh doanh cá thể phải nộp thêm
khoản thuế khi sử dụng hóa đơn trực tiếp. Theo quy định tại Thông tư
92/2015/TT-BTC cá nhân kinh doanh nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm
thì được miễn cả thuế GTGT và thuế TNCN.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký
thuế tại chi cục thuế nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày
làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc thực
hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu đối với cá nhân
kinh doanh thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh.
Trường hợp có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên thì phải khai nộp thuế GTGT
như sau:
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
phải sử dụng hoá đơn bán hàng khi bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đến kỳ kê
khai thuế phải có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nếu đã mua hóa đơn bán
hàng của cơ quan thế.
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng
hóa đơn
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng
hóa đơn quyển. Đến kỳ kê khai thuế phải có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
nếu đã mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế.
-Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa

đơn do cơ quan thuế bán từng lần theo từng số.
Căn cứ tính thuế áp dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC
14


Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ
thuế tính trên doanh thu
Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp
Trong đó:

=

Doanh thu tính thuế
x Tỷ lệ thuế GTGT
GTGT

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp
thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng,
tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với
từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
 Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao
thầu nguyên vật liệu: 3%
 Hoạt động kinh doanh khác: 2%
2. Thuế thu nhập cá nhân

Hộ kinh doanh là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Hộ kinh doanh cá thể có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
cho các nhân viên của mình theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Trong đó: Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích
nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác theo quy định của
pháp luật vào ngân sách nhà nước. Đây là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập
chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất
giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế.
Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng
thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC cá nhân kinh doanh nếu có thu
nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn cả thuế GTGT và thuế TNCN.
15


Trường hợp có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên thì phải khai nộp thuế GTGT
và thuế TNCN.
Công thức tính thuế TNCN theo phương pháp khoán.
Số thuế TNCN
phải nộp
Trong đó:

=

Doanh thu tính thuế
x Tỷ lệ thuế TNCN
TNCN

- Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân tương tự như doanh thu tính thuế giá trị
gia tăng được nêu ở trên.

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với
từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
 Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5 %
 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2 %
(Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán
hàng đa cấp: 5%.)
 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao
thầu nguyên vật liệu: 1,5 %
 Hoạt động kinh doanh khác: 1 %
Ngoài ra hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài
nguyên,phí bảo vệ môi trường… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu
các loại thuế này.
3.Thuế bảo vệ môi trường:
- Đối tượng áp dụng: Cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Văn bản quy phạm pháp luật:
 Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12; Nghị định số 67/2011/NĐCP ngày 08/8/2011 của Chính phủ, Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày
11/11/2011, Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012, Thông tư số
59/2015/TT-BTC ngày 27/4/2015 của Bộ Tài chính.
16


 Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011, Nghị quyết số
888a/2015/UBTVQH13 ngày 10/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
biểu thuế bảo vệ môi trường.
- Nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường:
Theo quy định tại điều 3 Thông tư số 152/2011/TT-BTC các đối tượng phải chịu
thuế bao gồm:
 Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol, nhiên liệu bay, dầu
diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

 Than đá, bao gồm:Than nâu,than an-tra-xít (antraxit), than mỡ, than đá
khác.
 Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
 Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
 Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
 Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho
phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy
định.
Công thức tính:
Thuế bảo vệ môi
trường phải nộp

=

Số lượng hàng hóa
tính thuế

Mức thuế tuyệt
x đối trên một đơn
vị hàng hóa

4.Thuế Tài nguyên:
Hộ kinh doanh cá thể khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Theo đó:
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, đánh vào sản phẩm khai thác chịu thuế là
các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thu , lãnh hải,
17



vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam, như: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí
thiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao
gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước
dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc
hội quy định.
- Văn bản quy phạm pháp luật:
 Luật thuế tài nguyên năm 2009.
 Luật số 71/2014/QH13 luật sửa đ i b sung một số điều của các luật về
thuế.
 Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 quy định về biểu
mức thuế xuất thuế tài nguyên.
 Thông tư 152 /2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn về
thuế tài nguyên, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2016 tới đây.
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài
nguyên, thuế suất thuế tài nguyên..
Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá
tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên
Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên
một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định
như sau: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế
x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ s dữ liệu của cơ quan
Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế.


18


Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên: Mức thuế suất hiện hành được áp dụng căn
cứ theo quy định tại Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 quy
định về biểu mức thuế xuất thuế tài nguyên.
Tuy nhiên chú ý:
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 tr đi, biểu mức thuế suất tài nguyên được quy
định trong Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13 sẽ được thay thế b ng biểu mẫu
quy định tại Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015, Nghị quyết
này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, theo đó mức thuế xuất
tinh theo % của một số tìa nguyên sẽ bị thay đ i, phần lớn theo hướng tăng lên,
cụ thể thuế suất đối với nhóm khoáng sản kim loại như sau:
- Sắt: tăng từ 12% lên 14%
- Măng gan: tăng từ 11% lên 14%
- Ti-tan: tăng từ 16% lên 18%
- Vàng: tăng từ 15% lên 17%
- Đất hiếm: tăng từ 15% lên 18%
- Bạch kim, bạc, thiếc: tăng từ 10% lên 12%
- Vônphờram, ăng-ti-moan: Tăng từ 18% lên 20%
- Chì, kẽm: tăng từ 10% lên 15%
- Nhôm, Bôxít: vẫn giữ nguyên mức 12%
- Đồng: tăng từ 13% lên 15% - Niken: vẫn giữ nguyên mức 10%
- Khoáng sản kim loại khác bao gồm cả côban, môlipđen, thủy ngân, manhê,
vanadi : tăng từ 10% lên 15%
Đồng thời, Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 còn quy định mức thuế suất tài
nguyên đối với khoáng sản không kim loại; sản phẩm của rừng tự nhiên; hải sản
tự nhiên; nước thiên nhiên; yến sào thiên nhiên và một số tài nguyên khác; dầu
thô và khí thiên nhiên, khí than
1.2.2 Nghĩa vụ nộp Phí, Lệ Phí

1.2.2.1 Lệ phí môn bài
a. Khái niệm lệ phí môn bài.
Theo văn bản hợp pháp:
19


 Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016
 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016
 Thông tư 300/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016
 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013
Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường định nghạch đánh vào giấy
phép đăng ký kinh doanh ( môn bài ) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Lệ
phí môn bài được thu hàng năm . Mức thu phân theo bậc và dựa vào số vốn đăng
ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm
kinh tế trước tùy từng nước và từng địa phương.
b. Mức nộp lệ phí môn bài của hộ kinh doanh cá thể.
- Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2016, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, thuế môn bài đối với hộ kinh
doanh được quy định như sau
Doanh thu

Mức lệ phí môn bài

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1 triệu đồng

Doanh thu trên 300– 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng


Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng

Doanh thu từ 100 triệu trở xuống
Miễn lệ phí
- Trường hợp hộ kinh doanh có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức
thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hoặc mới
thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu
năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm
- Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng
cuối năm( tức 1/7) thì nộp 50% mức lệ phi môn bài cả năm ( tức chỉ nộp ½)
c. Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài.
-Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh
thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

20


Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá
nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập
cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không
thường xuyên; không có địa điểm cố định.
Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản
xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa
chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán hoặc khai thuế theo từng lần
phát sinh.

Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến,
bãi...Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố
định bao gồm cả trường hợp cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã đã nộp
lệ phí môn bài theo quy định đối với hợp tác xã; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng
làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại
nguồn; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về
thuế thu nhập cá nhân.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản
và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử).
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động
dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp
tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn
miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
d. Thủ tục khai và nộp lệ phí môn bài:
21


 Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:
- Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh,
chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt
động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

 Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu 01/MBAI.
 Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế
quản lý trực tiếp.
- Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh kinh doanh cùng địa phương cấp t nh thì người nộp lệ
phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ
quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí.
- Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh kinh doanh khác địa phương cấp t nh nơi người nộp lệ
phí có trụ s chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài
của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
 Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới
thành lậ cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất
là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
 Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật
1.2.2.2 Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động kinh doanh khoáng sản
-

Đối tượng áp dụng: hộ kinh doanh cá thể có hoạt động khai thác khoáng sản.

-

Văn bản quy phạm pháp luật:
 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ, Thông tư số
158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính.
22



 Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 22/12/2012 của UBND TP Hà Nội
về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn
TP Hà Nội.

23


Kết luận chương 1
Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là nguồn thu thuế đặc thù của nền kinh tế nước
ta. Tuy nguồn thu thuế từ hộ kinh doanh cá thể không cao so với các nguồn khác
nhưng với tính chất nhỏ lẻ của nó so với các hình thức kinh doanh khác, hộ kinh
doanh cá thể lại chiếm một số lượng rất lớn. Do vậy, pháp luật cần phải điều chỉnh
về thuế đối với hộ kinh doanh, không chỉ vì nguồn thu thuế cho ngân sách quốc gia
mà còn ảnh hưởng tới quá trình quản lý kinh tế vĩ mô.

24


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
2.1 Tổng quan về hộ kinh doanh cá thể
2.1.1 Số lượng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2014, cả nước có tổng
cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8 triệu người.
Với số lượng đông đảo, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp
các địa phương trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳng định
vai trò cũng như những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước.Số
lượng lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể là rất lớn.
Ví dụ: năm 2014, lực lượng lao động trong khu vực này là 7.950.000 lao động,

chiếm 41,15% lực lượng lao động toàn xã hội.
2.1.2 Ngành nghề
Theo Điều 33 Hiến Pháp 2013 thì “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên khi muốn hoạt động
ngành nghề kinh doanh nào, thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh
doanh đó trước khi chính thức hoạt động (theo Luật doanh nghiệp 2014). Đối
với hộ kinh doanh cá thể cũng tương tự, hộ kinh doanh muốn kinh doanh lĩnh
vực nào thì cần phải khai báo, đăng ký ngành nghề đó trước khi thực hiện kinh
doanh.Quy định về ngành nghề kinh doanh thì có 2 văn bản: Quyết định số
10/2007 của chính phủ (Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) và Quyết định số
337/2007 của chính phủ (Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).
Hộ kinh doanh cá thể có quyền lựa chọn tất cả các ngành nghề kinh doanh được
cho phép trong 2 văn bản này.
Một số lĩnh vực ngành nghề :
- Phân phối, cung cấp hàng hóa
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
25


×