Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phương án cải tạo phục hồi môi trường khai thác khoáng sản Đá xây dựng Tân Đức 1 | 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 98 trang )

CÔNG TY CP NGOẠI THƯƠNG PHÁT TRIỂN VÀ
ĐẦU TƯ ĐỨC LỢI


PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
của Dự án

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐÁ XÂY DỰNG
TÂN ĐỨC 1
xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Năm 2019


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................8
Phần I: THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN ......................................................................10
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG ............................................................................12
1.1. Thông tin chung ......................................................................................................12
1.2. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường ...........................................13
1.2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................13
1.2.2. Tài liệu cơ sở .......................................................................................................15
1.2.3. Đơn vị tư vấn .......................................................................................................16
1.3. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường .........................................17
1.3.1. Công tác khai thác khoáng sản ............................................................................20
1.3.1.1. Đặc điểm địa hình .............................................................................................20
1.3.1.2. Điều kiện về địa chất ........................................................................................20


1.3.1.3. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường ...............................................28
1.3.1.4. Chế độ làm việc, công suất của mỏ và tuổi thọ mỏ ..........................................30
1.3.1.5. Mở vỉa và trình tự và hệ thống khai thác:.........................................................31
1.3.1.6. Vận tải nội bộ, bãi thải và thoát nước mỏ ........................................................36
1.3.1.7. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy ..........................40
1.3.1.8. Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng..........................................44
1.3.2.1.Điều kiện về khí hậu, khí tượng ........................................................................51
1.3.2.2.Điều kiện thủy văn/hải văn ................................................................................56
1.3.2.3.Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................58
1.3.2.4. Đặc điểm dân cư ...............................................................................................58
1.3.2.5. Văn hóa – xã hội ...............................................................................................59
1.3.2.6.Hiện trạng tài nguyên sinh vật ...........................................................................60
1.3.2.7. Hiện trạng môi trường khu vực dự án ..............................................................60
CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ..................66
2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường ...................................................66
2.1.1. Căn cứ lựa chọn ...................................................................................................66
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

2


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

2.1.2. Phương án lựa chọn .............................................................................................66
2.1.3. Tính toán chỉ số phục hồi đất ..............................................................................66
2.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường ...................................................................67
2.2.1. Hoàn thổ và san gạt đáy khai trường ...................................................................67
2.2.2. Trồng cây trên diện tích khai trường ...................................................................67
2.2.3. Cải tạo mặt bằng sân công nghiệp .......................................................................69
2.2.4. Cải tạo hồ chứa nước ...........................................................................................70

2.2.5. Cải tạo bãi thải .....................................................................................................71
2.2.6. Đào mương dẫn nước ..........................................................................................72
2.2.7.Tu sửa tuyến đường cận chuyển ra đường ĐT 768 ..............................................72
2.2.8. Khối lượng thực hiện ...........................................................................................72
2.2.9. Các thiết bị máy móc ...........................................................................................73
2.2.10.Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi
trường ............................................................................................................................73
2.3. Kế hoạch thực hiện .................................................................................................75
2.3.1. Tổ chức thực hiện ................................................................................................75
2.3.2. Chương trình giám sát môi trường ......................................................................77
2.3.3. Bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường ..........................................78
CHƯƠNG III. DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG .........80
3.1. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường .........................................................80
3.1.1. Căn cứ lập dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường ....................................80
3.1.2. Nội dung dự toán .................................................................................................81
3.1.3. Kết quả tính dự toán chi phí phục hồi môi trường ..............................................81
3.1.3.1. Cải tạo khai trường khai thác ...........................................................................81
3.1.3.2. Chi phí cải tạo khu vực sân công nghiệp ..........................................................84
3.1.3.3. Chi phí cải tạo hồ chứa .....................................................................................85
3.1.3.4. Chi phí cải tạo khu vực bãi thải ........................................................................86
3.1.3.5. Chi phí tu sửa tuyển đường vận chuyển từ mỏ ra đường ĐT768 ....................86
3.2. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:.................................................92
3.2.1. Mục đích của việc ký quỹ môi trường .................................................................92
3.2.2. Phương thức ký quỹ.............................................................................................92
3.2.3. Đơn vị nhận ký quỹ: ............................................................................................93
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

3



Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Chương IV. CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN...............................................94
4.1. Cam kết của tổ chức, cá nhân .................................................................................94
4.2. Kết luận...................................................................................................................94
PHẦN 2: PHỤ LỤC ......................................................................................................96

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

4


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp về nguồn vốn đầu tư..................................................................12
Bảng 1.2 Danh sách cán bộ tham gia lập dự án .........................................................16
Bảng 1.3. Tọa độ các điểm góc khu thăm dò.............................................................17
Bảng 1.4. Hàm lượng các nguyên tố theo kết quả phân tích quang phổ (%) ............25
Bảng 1.5. Đặc tính phóng xạ......................................................................................27
Bảng 1.6. Tổng hợp trữ lượng mỏ đá xây dựng Tân Đức 1 .....................................29
Bảng 1.7. Chủng loại sản phẩm và tỷ lệ sản phẩm khai thác, chế biến .....................31
Bảng 1.8. Tổng hợp khối lượng mở vỉa .....................................................................32
Bảng 1.9. Tổng hợp thông số hệ thống khai thác ......................................................36
Bảng 1.10. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc (Trạm La Gi).............52
Bảng 1.11. Số giờ nắng tại trạm quan trắc (Trạm La Gi) ..........................................53
Bảng 1.12. Độ ẩm không khí trung bình tại trạm quan trắc (Trạm La Gi) ................54
Bảng 1.13. Lượng mưa trung bình tại trạm quan trắc (Trạm La Gi) .........................55
Bảng 1.14. Tổng hợp kết quả bơm nước thí nghiệm và xác định các thông số ĐCTV
theo phương pháp Jamarin .........................................................................................57

Bảng 1.15. Vị trí lấy mẫu không khí .........................................................................61
Bảng 1.16. Kết quả đo đạc vi khí hậu ........................................................................61
Bảng 1.17. Kết quả phân tích chất lượng không khí .................................................61
Bảng 1.18. Vị trí lấy mẫu nước ngầm ........................................................................62
Bảng 1.19. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm................................................62
Bảng 1.20. Vị trí lấy mẫu nước mặt...........................................................................63
Bảng 1.21. Kết quả chất lượng nước mặt ..................................................................63
Bảng 1.22. Vị trí lẫy mẫu đất .....................................................................................64
Bảng 1.23. Kết quả chất lượng đất ............................................................................65
Bảng 2.1. Các hạng mục công trình phụ trợ ..............................................................69
Bảng 2.2. Khối lượng phá dỡ công trình mỏ .............................................................69

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

5


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Bảng 2.3. Nội dung và khối lượng công việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường
....................................................................................................................................72
Bảng 2.4 Các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng ...........73
Bảng 2.5. Tác động xảy ra trong quá trình cải tạo .....................................................73
Bảng 2.6. Biện pháp khắc phục tác động xấu, sự cố trong quá trình cải tạo .............73
Bảng 2.7. Kinh phí dự kiến thực hiện chương trình giám sát môi trường .................78
Bảng 2.8. Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường .....................................................78
Bảng 3.1. Chi phí san gạt đáy khai trường ................................................................81
Bảng 3.2. Chi phí trồng cây quanh moong khai thác.................................................82
Bảng 3.3. Tổng chi phí trồng 1 cây Keo lá tràm........................................................83
Bảng 3.4. Đơn giá tháo dỡ công trình phụ trợ ...........................................................84

Bảng 3.5. Chi phí san gạt mặt bằng sân công nghiệp ................................................84
Bảng 3.6. Đơn giá làm hàng rào chắn và biển báo xung quanh hồ chứa nước .........85
Bảng 3.7.. Chi phí san gạt mặt bằng bãi thải .............................................................86
Bảng 3.8. Đơn giá tu sửa đường ngoài mỏ ................................................................87
Bảng 3.9. Tổng hợp chi phí phục hồi,cải tạo môi trường .........................................88

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

6


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khu vực thực hiện dự án ........................................................................18
Hình 1.2. Sơ đồ giao thông khu vực dự án ............................................................20
Hình 1.3. Kết cấu tuyến đường ..............................................................................37
Hình 1.4. Đường dẫn và mặt bằng tiếp nhận đá.....................................................47
Hình 1. 5. Hình dạng hào bán hoàn chỉnh ..............................................................50
Hình 1. 6. Kết cấu tuyến đường moong khai thác .................................................50
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án cải tạo, phục hồi môi trường .....................75
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý cải tạo ................................................................76

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

7


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

ATGT

: An toàn giao thông

BGTVT

: Bộ giao thông vận tải

BTC

: Bộ tài chính

BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 200C - Đo trong 5 ngày

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

BXD


: Bộ xây dựng

BYT

: Bộ y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

COD

: Nhu cầu oxy hoá học

CP

: Cổ phần

CTCC

: Công trình công cộng

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn


DO

: Hàm lượng oxy hoà tan

ĐCTV

: Địa chất thủy văn

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐT768

: Đường Tỉnh lộ 768

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KHKT & MT : Khoa học kỹ thuật và Môi trường
KPH

: Không phát hiện


KTTN&MT

: Kỹ thuật Tài nguyên & Môi trường

LK

: Lỗ khoan

MT

: Môi trường



: Nghị định

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

8


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

PHMT

: Phục hồi môi trường

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy




: Quyết định

QL

: Quốc lộ

STT

: Số thứ tự

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THC

: Tổng hydrocacbon

TT

: Thông tư

TTg

: Thủ tướng

UB


: Ủy ban

UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UBND

: Ủy ban nhân dân

VLXD

: Vật liệu xây dựng

XD

: Xây dựng

XDCB

: Xây dựng cơ bản

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

9


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Phần I: THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
Năm 2009 Công ty Cổ phần Ngoại thương Phát triển & Đầu tư Đức Lợi đã làm thủ
tục xin thăm dò diện tích mỏ đá Tân Đức 1 xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình

Thuận và được chấp thuận theo Giấy phép thăm dò khoáng sản số 1175/GP-UBND
ngày 29/04/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho phép Công ty Cổ phần
Ngoại thương Phát triển & Đầu tư Đức Lợi được thăm dò khoáng sản đá xây dựng tại
mỏ đá Tân Đức 1 xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận trên diện tích 30ha.
Năm 2010, Công ty Cổ phần Ngoại thương Phát triển & Đầu tư Đức Lợi được
UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày
24/02/2010 “Phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng
sản đá xây dựng Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận”.
Năm 2019, Công ty Cổ phần Ngoại thương Phát triển & Đầu tư Đức Lợi được Bộ
Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo Quyết định số 1808/QĐ-BTNMT về việc
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án ”Đầu tư khai thác- chế
biến đá xây dựng- mỏ đá Tân Đức 1, công suất 450.000 m3 đá nguyên khối/năm tại xã
Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận”
Thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi
trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
và Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 táng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản Công ty CP Ngoại thương phát triển & Đầu tư Đức
Lợi đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên & Môi trường Bình Thuận tiến
hành lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác mỏ đá xây dựng tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân.
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong
hoạt động khai thác mỏ đá xây dựng Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân là phần
phụ lục kèm theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư khai thácchế biến đá xây dựng-mỏ đá xây dựng Tân Đức 1, công suất 450.000 m3 đá nguyên
khối/năm ” tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Bản dự toán này là cơ sở để Công ty CP Ngoại thương phát triển & Đầu tư Đức Lợi
thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường theo Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi


10


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo nguồn tài chính để cải tạo,
khôi phục môi trường sau khi kết thúc khai thác đóng cửa mỏ.
Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm các nội dung chính
như sau:
Phần I: Thuyết minh phương án;
Phần II: Phụ lục.

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

11


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Thông tin chung
Tên tổ chức: Công ty CP Ngoại Thương Phát Triển Phát Triển & Đầu Tư Đức Lợi
- Địa chỉ liên lạc: Thôn 5, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
- Điện thoại: 0907.764.679
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4104001807 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 09 năm 2007.
Ngành nghề kinh doanh: Công ty Cổ phần Ngoại thương Phát triển & Đầu tư Đức Lợi
là doanh nghiệp đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác - chế biến - xuất
khẩu vật liệu xây dựng. Với việc đầu tư vào Dự án khai thác mỏ đá xây dựng Tân Đức

1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Công ty muốn góp phần thúc đẩy ngành kinh doanh
vật liệu xây dựng của tỉnh Bình Thuận phát triển.
- Khái toán chi phí đầu tư ban đầu trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tổng hợp về nguồn vốn đầu tư
Khoản mục
NGUỒN VỐN CỐ ĐỊNH
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng
Đầu tư xây dựng
Đầu tư máy móc, thiết bị
Chi phí quản lý dự án (gồm chi phí thăm dò, lập thiết
kế cơ sở, lập ĐTM, lập dự án đầu tư)
Chi phí dự phòng ( = 70% chi phí quản lý dự án)
Chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường
- Năm thứ nhất:
- Năm thứ 2 đến năm thứ 18:

Giá trị (đ)

7

Chi phí phục hồi, cải tạo môi trường

1.076.000.000

B

NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG
Bao gồm: dự trữ vật liệu nổ, nhiên liệu, phụ tùng
3.113.368.675
thay thế, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất,...


STT
A
1
2
3
4
5
6

Cộng

21.000.000.000
1.168.274.000
20.599.800.000
367.410.762
257.187.533
443.356.000
6.942.324.000

47.582.040.970

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

12


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

1.2. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

1.2.1. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014;
Luật Khoáng sản số 60/2010/QG12 ngày 17/11/2010;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành
ngày 01/7/2014;
Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Luật Phòng chống Thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản;
Nghị định số 158/2016/ NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo
cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động
khoáng sản. Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ
khoáng sản;
Thông tư số 51/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa
mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ
sơ cấp phép hoạt động khoáng sản. Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự, thủ
tục đóng cửa mỏ khoáng sản;

Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

13


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 24/02/2010 về việc phê duyệt trữ lượng khoáng
sản trong Báo cáo thăm dò khoáng sản đá xây dựng Tân Đức
Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của UBND tỉnh về phê duyệt quy
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 2/8/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận cấp v/v
điều chỉnh quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 08/01/2010;
Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2015 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất; quy trình thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và
quy trình chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Quyết định số 2356/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận phê
duyệt về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, khoáng sản, sử dụng khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 20162020, định hướng đến năm 2030,
Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo
Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2015 của ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Thuận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận.Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia khai thác mỏ lộ thiên TCVN 53262008;
Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh

Bình Thuận về Quy định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng
từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019;
- Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 16/05/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về
Bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số 1718/QĐ- UBND ngày 5/7/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về
việc ban hành Bộ Đơn giá xây dựng công trình ( sửa đổi và bổ sung) trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận;
Các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
a. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường nước
QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

14


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
b. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường không khí
Các tiêu chuẩn theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày
10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động: Hoá chất - Giới hạn cho
phép trong không khí vùng làm việc.
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
c. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường đất, trầm tích
QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép

của một số kim loại nặng trong đất.
QCVN 43/2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
d. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho
phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại
nơi làm việc
e. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn mỏ
QCVN 04:2009/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ
lộ thiên;
1.2.2. Tài liệu cơ sở
Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 mcủa UBND tỉnh về phê duyệt quy
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 2536/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2016-2020, định huớng đến năm 2030, do UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt
ngày 31/08/2017.
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

15


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 2/8/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận cấp v/v
điều chỉnh quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 08/01/2010;
Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân;

Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng Tấn Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân,
tỉnh Bình Thuận;
Thiết kế cơ sở khai thác mỏ đá xây dựng Tân Đức 1, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân,
tỉnh Bình Thuận.
Báo cáo thuyết minh ĐTM dự án “Khai thác khoáng sản đá xây dựng Tân Đức 1”
đã được phê duyệt
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ tài nguyên và Môi trường của
Dự án ”Đầu tư khai thác - chế biến đá xây dựng- mỏ đá Tân Đức 1, công suất 450.000
m3 đá nguyên khối/năm tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận”
1.2.3. Đơn vị tư vấn
Công ty CP Tư vấn đầu tư Dự án Việt
- Đại diện: Bà Nguyễn Bình Minh

Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39118552
- Email:
Danh sách cán bộ tham gia lập Dự án cải tạo phục hồi môi trường được trình bày
trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2 Danh sách cán bộ tham gia lập dự án
Học hàm/

Chuyên ngành
đào tạo

Nội dung phụ
trách

Ông Nguyễn Bình Minh Giám đốc


Công nghệ môi
trường

Chủ biên, tổng
hợp báo cáo

2 Bà Phạm Thị Thanh Nga Cử nhân

Khoa học môi
trường

Chương 2, 3, 4, 6

Kỹ sư

Công nghệ môi
trường

Chương 2,5,6

Kỹ sư

Công nghệ môi
trường

Chương 1,2

TT


Họ và tên
Học vị

1

3

Bà Lê Lưu Ly

4 Bà Trần Thị Quỳnh Như

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

Chữ ký

16


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

5

Ông Nguyễn Tấn Nhựt

6 Ông Nguyễn Đức Thành

Kỹ sư

Xây dựng DD và


Chương 1, 3, 4

CN
Công nghệ môi
trường

Kỹ sư

Chương 1, 3, 6

1.3. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường
Khu vực khai thác khoáng sản đá xây dựng Tân Đức 1 nằm ở phía Nam núi Grao,
thuộc địa phận xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Khu khai thác nằm
cách xã Tân Đức khoảng 6,5 km về phía Bắc, cách thị trấn Tân Minh khoảng 8,5 km
về phía Đông Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 70 km về phía Tây và cách
thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Đông
Diện tích khu vực Dự án rộng 30 ha có tứ cận đều là đất sản xuất của dân và nằm
trong ranh giới xác định bởi các điểm khép góc theo hệ VN-2000 Bình Thuận như sau:
Bảng 1.3. Tọa độ các điểm góc khu thăm dò
Hệ UTM

Điểm góc

Hệ VN-2000 BT

X

Y

X


Y

1

1206.680

782.422

1206.425

399.211

2

1206.671

782.814

1206.412

399.603

3

1206.016

782.781

1205.758


399.562

4

1206.008

782.270

1205.755

399.052

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

17


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Hình 1.1. Khu vực thực hiện dự án

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

18


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi


19


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Hình 1.2. Sơ đồ giao thông khu vực dự án
1.3.1. Công tác khai thác khoáng sản
1.3.1.1. Đặc điểm địa hình
Tân Đức có địa hình đa dạng nằm trong thung lũng sông Dinh, được hình thành 3
dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình tương đối bằng phẳng: Là dải đồng bằng phù sa nhỏ hẹp, độ cao 40
- 70 m, địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc hai bên quốc lộ 1A. Hiện trạng đang
sử dụng trồng màu, lúa và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Dạng địa hình đồi thoải lượn sóng: Là địa hình bậc thềm phù sa cổ, độ cao trung
bình 50 - 100 m, có dạng đồi thoải lượn sóng nhẹ, độ dốc phổ biến < 80, thổ nhưỡng
chủ yếu là các loại đất xám, phân bố ở phía Bắc xã. Đây là địa bàn sản xuất nông
nghiệp chính và chủ yếu của xã, với các cây lâu năm (điều, cây ăn quả...), rừng trồng
(keo,bạch đàn...), màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Dạng địa hình đồi núi: Nằm phía Nam và Đông Bắc xã, địa hình núi thấp, độ cao
100 - 800m: dãy núi Là A (322 m), dãy núi Bể (811 m), ngoài ra còn có các núi thấp
hơn như Giang Lớn, núi G’Rao. Độ dốc trung bình 15 – 200, đất đai chủ yếu là đất đỏ
vàng trên đá granit. Hiện trạng là rừng tự nhiên phòng hộ, cây gỗ nhỏ rải rác, đất trống
cây lùm bụi xen nương rẫy.
Khu vực mỏ đá xây dựng Tân Đức 1 nằm ở sườn phía Nam núi G’Rao, có độ cao
thay đổi từ 110 đến 185m. Địa hình khá dốc, góc nghiêng bề mặt địa hình trung bình
15-300. Trên bề mặt địa hình, nhiều nơi lộ đá gốc là granit biotit hạt vừa, màu trắng
xám phớt hồng với diện rộng.
1.3.1.2. Điều kiện về địa chất
 Cấu trúc – kiến tạo

Vùng Hàm Tân nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung thuộc rìa Đông Nam đới
kiến trúc Đà Lạt, được hình thành do hoạt động chồng gối vào Mesozoi muộn và
Kainozoi.
Độ sâu móng kết tinh ở khu vực này thay đổi từ 2 km đến 4 km.
-

Đứt gãy

Trong vùng Hàm Tân và lân cận, có 3 đứt gãy chính sau đây:
- Đứt gãy Nam Núi Bể phát triển theo phương Đông Bắc -Tây Nam. Đứt gãy này là
một phần của đứt gãy Vũng Tàu - Nha Trang (Phạm Huy Long và Nnk, 2001). Đứt
gãy trùng với dị thường từ, trọng lực. Mặt đứt gãy cắm về phía Tây Bắc và góc cắm
khoảng 50-60o, độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy đến 30-40 km.
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

20


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Đứt gãy sông Dinh có phương Tây Bắc - Đông Nam. Đứt gãy này là phần Đông
Nam của đứt gãy Bình Long - La Gi (Phạm Huy Long và Nnk, 2001). Đứt gãy đổ về
phía Tây Nam với góc dốc 60-700, độ sâu ảnh hưởng 15-20 km.
- Đới đứt gãy Núi Bể - Đakai phát triển theo phương kinh tuyến. Đứt gãy này là
phần phía Nam của đứt gãy Đak Mil - Bình Châu (Phạm Huy Long và Nnk, 2000).
Đới đứt gãy phát triển trên bề rộng khoảng 10 km. Đứt gãy được ghi nhận trên bản đồ
trường trọng lực và từ. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy đạt tới 60 km, cắm về phía Tây
Nam với góc dốc 60 – 700. Dọc đứt gãy xuất lộ các điểm nước khoáng như Đa Kai,
Bình Châu.
 Lịch sử phát triển kiến tạo

Lịch sử phát triển kiến tạo vùng Hàm Tân có thể tóm tắt như sau:
- Thời kỳ cuối Trias – đầu Jura giữa: Là một phần của một bồn vịnh biển nông
thuộc chế độ rìa lục địa thụ động, được lấp đầy hầu như chỉ bởi trầm tích lục nguyên
và sau đó vùng được nâng dần. Thành tạo trầm tích này chỉ thấy phân bố rộng rãi xung
quanh khu vực nghiên cứu.
- Thời kỳ cuối Jura giữa – đầu Creta sớm: Hoạt động xâm nhập – núi lửa khá mạnh
mẽ trên đới hút chìm kiểu Andes cắm về phía lục địa, có tính phân dị từ trung tính đến
axit. Riêng trong nghiên cứu, chỉ hiện diện granitoid thuộc phức hệ Định Quán và
phức hệ Đèo Cả.
Vào đầu Creta muộn, có hiện tượng địa hình bị nâng lên và xâm thực, có nơi để lộ
các xâm nhập Creta sớm. Sau đó, phổ biến bối cảnh căng dãn trên cung magma với
việc tạo bồn trũng Đơn Dương được lấp đầy bởi molas màu đỏ ở dưới và phun trào
chủ yếu felsic ở trên, tất cả đều nằm phủ trực tiếp ngay trên mặt bào mòn của xâm
nhập có trước đó không lâu vào cuối Creta sớm. Đồng thời với phun trào Creta muộn
này có nhiều xâm nhập granit sáng màu xuyên lên rải rác nhưng khá đều khắp. Trong
diện tích nghiên cứu, chỉ thấy có granit phức hệ Ankroet.
Về cuối Creta đến đầu Paleogen, các xâm nhập nông và thành phần tương phản
càng phổ biến. Chỉ thấy rải rác phía Bắc, ngoài vùng nghiên cứu.
- Thời kỳ Kainozoi: Vùng nghiên cứu bị nâng lên hoàn toàn, bóc mòn xâm thực để
lộ các đá gốc chủ yếu là granodiorit, granit; đôi chỗ là lớp phủ mỏng của eluvi-deluvi.
Phần phía Nam, ở phần trũng thấp có cách tích tụ trầm tích biển, sông - biển, sông, gió
khác nhau theo từng thời gian.
 Địa tầng khu vực thăm dò khoáng sản đá:

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

21


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường


Khu vực thăm dò mỏ đá xây dựng Tân Đức 1 có cấu trúc địa chất rất đơn giản;
trên toàn diện tích thăm dò, đá nền chỉ là một phần của khối granitoit phức hệ Định
Quán phát triển khá rộng rãi trong khu vực. Bên trên chúng là lớp phủ bở rời của trầm
tích eluvi – deluvi Đệ tứ không phân chia.
Hệ Đệ Tứ không phân chia. Tàn tích - Sườn tích (edQ):
Các trầm tích này phân bố viền quanh các khối núi trong khu vực. Trong diện tích
thăm dò, thành tạo này có diện lộ rất hẹp, chủ yếu ở góc Tây Nam và Tây Bắc. Đây là
các sản phẩm lăn, trôi, trượt có nguồn gốc deluvi. Thành phần bao gồm cuội, sỏi, dăm
sạn lẫn cát bột sét; Trong đó, bề dày thay đổi từ 1 đến 7m.
Thành tạo này chính là đối tượng thăm dò khoáng sản đá xây dựng .
+ Magma:
- Xâm nhập Creta sớm. Phức hệ Định Quán (Di-GDi/K1đq):
Trong diện tích thăm dò, thành tạo granitoit có cấu trúc khá đơn giản và đồng nhất:
là một phần của một khối granitoit thuộc pha 2 phức hệ Định Quán, phân bố rộng; hầu
như không có sự phân cắt hoặc bị phủ bởi các thành tạo khác trẻ hơn; bên trên, có lớp
phủ eluvi – deluvi. Trong phạm vi khu vực thăm dò xã Tân Đức, các đá xâm nhập
phức hệ Định Quán lộ ra ở lưu vực sông Dinh.
Thành phần thạch học chủ yếu là granodiorit biotit-hornblend, màu xám. Đá có
cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa nửa tự hình.
Khoáng sản liên quan là đá xây dựng
- Xâm nhập Creta. Phức hệ Đèo Cả (G-Gsy/Kđc):
Các đá của phức hệ này lộ ra ở núi Giao và những diện nhỏ rải rác ở khu vực Tân
Đức. Chúng phân bố dạng xuyên cắt chủ yếu trong trường granodiorit thuộc pha 2
phức hệ Định Quán. Các thành tạo này được phân chia thành 2 pha xâm nhập:
>> Pha 2 (G/Kđc2): Chúng lộ một phần của khối ở rìa Bắc – Tây Bắc khu vực. Thành
phần thạch học chủ yếu là granit biotit, granosyenit biotit màu xám phớt hồng, hạt vừa
đến thô. Đá có cấu tạo khối khá cứng chắc, kiến trúc hạt nửa tự hình.
>> Pha 3 (G/Kđc3): Chúng lộ dưới dạng các thể nhỏ và xuyên cắt ven rìa các khối
granit pha 2 cùng phức hệ và trường granodiorit phức hệ Định Quán, chủ yếu ở phần

Tây Bắc khu vực. Thành phần thạch học chủ yếu là granit hạt nhỏ, sáng màu phớt
hồng.
Thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit hạt vừa, màu xám phớt hồng. Đá có
cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa nửa tự hình.
Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

22


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Thành tạo này chính là đối tượng thăm dò khoáng sản đá xây dựng.
Khoáng sản liên quan là đá xây dựng.
- Xâm nhập Creta muộn. Phức hệ Ankroet (G/K2ak):
Các đá thuộc phức hệ này lộ ra khá phổ biến, chủ yếu ở núi Là A, núi Lồ Ô và một
vài diện tích nhỏ ở phần thượng nguồn sông Dinh. Chúng phân bố dạng xuyên cắt chủ
yếu trong trường granodiorit thuộc pha 2 phức hệ Định Quán ở diện tích phần Đông và
Đông Nam khu vực.
Chúng được phân chia thành 2 pha xâm nhập:
>> Pha 1 (G/K2ak1): Thành phần thạch học gồm: granit có biotit, grarnit sáng
màu hạt lớn đến vừa.
>> Pha 2 (G/K2ak2): Thành phần thạch học gồm chủ yếu là granit màu xám trắng,
hạt nhỏ.
Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa nửa tự hình.
Khoáng sản liên quan là đá xây dựng.
Đặc điểm thân khoáng sản đá xây dựng
+ Qua công tác thăm dò, đá xây dựng trong khu vực thăm dò có đặc điểm sau:
Thân khoáng đá xây dựng thuộc khu thăm dò Tân Đức 1 có cấu trúc rất đơn giản:
thân khoáng chỉ là một phần của khối granit có cùng thành phần thạch học và khá
đồng nhất của khối xâm nhập granit lớn cùng pha 2 thuộc phức hệ Đèo Cả.

Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm: Thạch anh: 29-34%; felspat kali: 30-36%,
plagioclas: 29%, biotit 2-8%; quặng : ít ; Zircon, Apatit: Rất ít.
Thành phần hóa: Đá có hàm lượng SiO2 trung bình 63,78%; Al2O3 trung bình
21,85%; Tổng kiềm Na2O + K2O trung bình 7,18%.
Tính chất cơ lý:
- Cường độ kháng nén tự nhiên (31 mẫu): từ 1.006 đến 1.324kg/cm2; trung bình
1.080 kg/cm2.
- Cường độ kháng nén bảo hòa (31 mẫu): từ 865 đến 1.280kg/cm2; trung bình
1.010 kg/cm2
Mặt cắt thân khoáng như sau :
- Trên cùng là lớp phủ. Thành phần gồm sét bột, cát lẫn dăm sạn. Bề dày thay đổi
từ 1 - 1,6m, trung bình 1,26m.

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

23


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

- Bên dưới là đá gốc tươi. Thành phần chủ yếu là granit biotit hạt vừa, hạt vừa
nhỏ, bị nứt nẻ ở phần trên. Bề dày trong phạm vi khống chế của các công trình thăm
dò là 63,6m (từ cote 110 đến 185).
Quá trình khai thác của Chủ đầu tư tại điểm khai thác có vị trí và địa hình tương
đồng, điều kiện địa chất công trình tại các khu vực Dự án không gây ảnh hưởng lớn
đến công trình khai thác. Các thân quặng lộ ngay trên mặt địa hình, chiều sâu khai thác
nông. Vì vậy, khu vực dự án sẽ không xảy ra các hiện tượng địa chất động lực phức
tạp gây phá hủy bờ moong khai thác.

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi


24


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Bảng 1.4. Hàm lượng các nguyên tố theo kết quả phân tích quang phổ (%)
TT

Nguyên
tố

1

LK1.1/2

2

LK1.4/2

3

Ba

Fe

V

Mn


Ti

5%

10

30

500

10

5%

10

30

LK1.9/2

10

3%

10

4

LK1.12/2


10

2%

5

LK1.13/2

10

6

LK2.5/2

10

7

Co Ni

W

Mo

2

3

0.2


0.3

500

2

5

0.2

0.5

30

200

2

3

0.2

0.5

10

5

7


1

10

30

300

2

5

0.2

0.3

10

3

7

2%

7

30

300


2

3

0.2

0.5

10

2

7

3%

10

30

200

2

3

0.2

0.7


10

5

LK2.7/2

1%

3

10

500

0.2

3

0.2

0.5

10

8

LK2.9/2

2%


3

10

500

2

3

0.2

0.5

10

9

LK3.1/2

5%

10

30

500

5


5

0.2

0.7

10

LK3.7/2

10

5%

10

30

200

2

5

0.3

0.3

11


LK3.9/2

10

3%

10

30

200

2

5

0.2

12

LK3.12/2

10

3%

10

30


200

2

3

13

LK4.3/2

3%

10

20

500

2

14

LK4.5/2

10

2%

10


30

200

1

15

LK4.7/2

10

1%

7

10

500

16

LK4.8/2

10

5%

10


30

100

5
0

Sn

As

Bi

C
u

Cr

Ag

Y

Yb

50

2

0.2


5

200

1.
5

0.1

5

200

1

0.1

1

7

300

1

0.1

1

7


70

2

0.2

5

1

7

100

2

0.2

2

5

0.7

1

15

30


3

0.3

5

7

3

1

1

15

30

3

0.3

7

1

1

20


30

3

0.3

5
0.2

5

0.01

Pb

Zn

Ga

Nb

Zr

Na

2

3


0.7

1

10

7

3

2

3

1

Li

La

3

5

0.01

5

10


5

0.01

5

1.5

1

10

500

3

2

0.2

0.3

10

5

0.01

7


1.5

1

10

200

3

3

0.3

0.2

0.3

10

3

0.01

5

1.5

1


10

500

3

1

0.1

3

0.2

0.5

10

5

5

1

1

20

30


3

0.3

2

3

0.2

0.3

10

3

0.01

7

1.5

1

10

300

1


0.1

1

2

2

0.2

0.5

10

3

0.01

7

1

1

20

50

3


0.3

1

2

5

0.3

0.3

10

5

0.01

5

1

1

7

300

1


1

Chủ đầu tư: Công ty CP ngoại thương phát triển và đầu tư Đức Lợi

25

3
3
3
3

1.
5

0.2


×