Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Chuyên đề ngữ văn: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.84 KB, 38 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

C¸ch lµm
bµi v¨n kÓ chuyÖn tëng tîng

1


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Phần I : Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần II : Nội dung chuyên đề
A- Khái quát chung
1. Cơ sở lý luận.
2. Cơ sở thực tiễn
3. Thực trạng của vấn đề
4. Các giải pháp tiến hành

03

04
05

B- Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.


I. Lí thuyết chung về dạng bài kể chuyện tưởng tượng
1. Khái niệm:
2. Đặc điểm.
3. Yêu cầu của bài văn kể chuyện tưởng tượng
4. Các dạng bài kể chuyện tưởng tượng.
II. Cách làm từng dạng bài cụ thể.
C- Bài tập vận dụng từng dạng bài cụ thể
Phần III: KẾT LUẬN

10

12
14
21
35-36

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương tình THCS môn Ngữ văn là một trong những môn khoa học
xã hội có vai trò rất quan trọng. Môn học này tác động sâu sắc đến đời sống tình
cảm, tâm hồn của mỗi con người. Nó hướng con người tới đỉnh cao của chân,
thiện, mỹ; đại thi hào văn học Nga: Mắc - xim - Gocki từng viết “Văn học giúp
con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy
nở con người khát vọng hướng đến chân lý”. Văn học: “chắp đôi cánh” để các
2


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
em đến với mọi thời đại văn minh, để vươn tới tưởng lai, với ước mơ, hoài bão,
lý tưởng cao đẹp. Nhưng từ lâu môn Ngữ văn khiến học sinh có suy nghĩ đó là

môn học không dễ đạt điểm cao, phần tiếng việt khô khan, phần văn dài dòng
nên ngại học, ngại viết. Vì thế đối với mỗi thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn THCS
nói chung và môn Ngữ văn 6 nói riêng, ngoài việc cung cấp kiến thức, bài học
theo SGK, chuẩn kiến thức, kỹ năng, tài liệu học tập... còn phải không ngừng
tìm tòi, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho các em.
Song một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên dạy ngữ
văn ở THCS là: Làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm văn, nhất
là văn tự sự.
Qua thực tế giảng dạy Ngữ văn 6, tôi thấy học sinh giỏi môn Ngữ văn không
nhiều. Khi chấm bài tập làm văn đa số các em biến bài văn tự sự thành bài văn tả
dài dòng, khô khan,vốn từ nghèo nàn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy
học tập làm văn, nhất là văn tự sự cho học sinh lớp 6? Để tìm câu trả lời cho câu
hỏi này là cả quá trình. Với vai trò là người giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy
các em, chúng tôi đã tìm tòi phân tích thực trạng và lựa chọn: “ Cách làm bài văn
kể truyện tưởng tượng cho học sinh khối lớp 6”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi trường tôi được phòng GD&ĐT giao làm chuyên đề “Cách làm bài
văn kể chuyện tưởng tượng” dành cho học sinh khối lớp 6” với mục đích cung
cấp cho học sinh một con đường nhanh trong khi làm bài viết. Ngoài ra với mục
đích để trao đổi với đồng nghiệp cùng nhau bổ sung khuyết điểm trong giảng
dạy, xây dựng các giải pháp khoa học, hiệu quả hơn trong quá trình áp dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối với chuyên này, tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 2 vấn đề:
- Một là, các yếu tố cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự.
- Hai là, trên cơ sở khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác
phẩm tự sự nói chung và kể chuyện tưởng tượng nói riêng, qua đó rèn luyện kỹ
năng làm một bài văn tự sự cho các em. Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho
học sinh những giải pháp giúp các em làm một bài văn đúng và hay.
Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn bản tự sự nói chung

và kể chuyện tưởng nói riêng trong chương trình Ngữ văn 6.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề này được vận dụng vào thực tế giảng dạy lớp 6A, thuộc trường
THCS Việt Đoàn.
PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
3


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
A- KHÁI QUÁT CHUNG
1. Cơ sở lý luận
Sách ngữ văn 6 hiện nay là đang tích hợp của ba phân môn Văn học – Tiếng
việt – Tập làm văn, sự tích hợp đó tạo nên một nét mới đối với việc giảng dạy của giáo
viên với học sinh Trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng.
Trong quá trình tiếp cận thể loại văn tự sự cũng như cách viết văn tự sự.
Tôi nhận thấy, việc học sinh muốn kể lại một câu chuyện đã trở nên khó khăn so
với chương trình cũ. Để kể được câu chuyện hay, học sinh cần nắm được các
yếu tố kể chuyện trong văn tự sự. Ngoài ra cần có sự kế hợp giữa miêu tả và
biểu cảm.
Thông thường học sinh có thói quen khi giáo viên yêu cầu kể thì cứ kể
chứ không quan tâm đến các yếu tố kể chuyện. Vì vậy học sinh làm văn kể
chuyện còn nhiều thiếu sót.
Ở phân môn Tập làm văn lớp 6 trọng tâm là phương thức biểu đạt tự sự và
phương thức biểu đạt miêu tả.
Phương thức tự sự là kiểu bài các em học sinh lớp 6 được làm quen ở học kỳ I.
Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật, đáp
ứng yêu cầu nhận thức của người học, người nghe. Trước đây người ta thường gọi
tự sự một cách nôm na là văn kể chuyện. Hiểu theo nghĩa này thì có thể coi tự sự
là phương thức kể chuyện, kể lại một chuỗi sự nối tiếp nhau theo một trình tự hợp
lý, có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Những trình tự thường gặp trong văn

kể chuyện là trình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự cuộc đời các nhân vật,
trình tự sự việc… Kể chuyện tức là kể về đời, kề về người theo một điểm nhìn
nào đó, nhằm một mục đích, nội dung, ý nào đó của người kể. Thông thường,
người kể hay gửi gắm trong câu chuyện của mình một vấn đề mà cuộc sống đặt
ra. Vấn đề đó có thể rất rộng lớn, liên quan tới đất nước, xã hội, thời đại. Nhưng
vấn đề đó có thể rất nhỏ hẹp, chỉ liên quan tới một cuộc đời, một khía cạnh tâm
hồn, tình cảm của con người. Qua câu chuyện người kể bày tỏ hoặc trực tiếp,
hoặc gián tiếp thái độ khen chê của mình đối với nhân vật, đôi với sự việc. Do đó
văn kể chuyện thường mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả.
Dó đó, khi viết bài văn tự sự giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm
được các đặc điểm của văn tự sự để các em hoàn thành bài viết của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên dạy văn, thường xuyên dạy các em khối 6, bản thân tôi luôn
trăn trở trước mỗi bài tập làm văn của các em: Làm thế nào để các em thực sự say
mê, khi viết một bài tập làm văn, làm thế nào để các em dễ dàng kề lại một câu
4


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
chuyện trong đời sống, một câu chuyện trong tưởng tượng… thể hiện được tư duy
tình cảm cảm của mình trong nội dung câu chuyện, ý nghĩa của chuyện.
Qua việc giảng môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở tôi thấy phương
pháp tự sự là một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn của
các em, giúp các em phát huy được năng lực văn học của mình. Với những lý do
trên tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng làm một bài văn tự sự cho học sinh
khối lớp 6”.
3. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay học sinh bậc Trung học cơ sở còn khá nhiều mặt hạn chế trong
việc làm văn, đặc biệt là học sinh đầu cấp Trung học cơ sở (Lớp 6). Vì các em
vừa mới ở bậc tiểu học chuyển lên lại phải tiếp xúc với chương trình thay SGK.

Những hạn chế mà các em học sinh Trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 6
nói riêng thường mắc phải là:
- Các em chủ yếu là được dạy học vần, đặt câu, viết chính tả. Khi làm văn
lại theo khuôn mẫu, chưa có tính sáng tạo và đào sâu, năng lực diễn đạt còn yếu.
- Phân môn Tập làm văn của bậc tiểu học, cũng chỉ học sơ lược về thể loại
kể chuyện, không chuyên sâu vào các yếu tố kể chuyện.
Chính vì những thực trạng trên nên khi các em rời bậc tiểu học lên Trung
học cơ sở phải tiếp cận với môn Ngữ văn khá xa lạ (có cả 3 phân môn: Văn học
– Tiếng việt – Tập làm văn), vừa ngỡ ngàng, vừa phức tạp, vì một bài phải học
nhiều phân môn khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau (theo hướng tích
hợp). Nhất là đối với phân môn Tập làm văn, học sinh khó có thể tiếp thu nhanh
chóng về thể loại kể chuyện. Đó chính là cái khó mà giáo viên dạy Ngữ văn 6
còn phải nhận lấy; đồng thời giáo viên dạy Ngữ văn 6 còn phải rèn luyện cho
học sinh nắm vững kiến thức để làm nền tảng cho các em lên những lớp cao
hơn.
Do chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo quan điểm giáo dục tích hợp
hiện đại nên việc dạy và học của giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn.
4. Các giải pháp tiến hành
4.1. Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự
a) Cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn tự sự. Có thể coi đây là một nét đặc
trưng để phân biệt giữa văn tự sự với phương thức biểu đạt khác như văn miêu
tả, văn nghị luận… Tùy thuộc vào quy mô dài ngắn khác nhau của tác phẩm mà
cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều tình tiết hoặc ít tình tiết. Tuy
nhiên dù ở mức độ nào thì cốt truyện câu văn tự sự cũng phải đảm bảo gồm một
chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên
nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu và kết thúc. Đặc biệt cốt truyện phải có ý
nghĩa nhất định. Thực tế cho thấy, chính sức hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần
5



Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
rất lớn trong việc tạo nên thành công của tác phẩm. Và ngược lại, nếu cốt truyện
quá sơ sài, nhạt nhẽo thì sẽ không đủ điều kiện tạo nên một tác phẩm hay, có sức
chinh phục người đọc, người nghe.
Cốt truyện thường tạo nên một bởi một loại chất liệu cơ bản. Đó là các sự
kiện với những tình tiết cụ thể. Hệ thống sự kiện các tình tiết này, không phải do
nhà văn tạo ra mà thường đã có sẵn trong cuộc sống vốn dĩ đầy biến động,
phong phú và phức tạp. Xét trong phạm vi gia đình thì có con cái – bố mẹ, anh –
chị - em, vợ - chồng, mẹ chồng, nàng dâu…Xét về phạm vi xã hội thì có quan hệ
cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, quan hệ giữa con người với thiên
nhiên, quan hệ giữa các dân tộc. Từ mối quan hệ ấy, nảy sinh ra biết bao vấn đề;
vấn đề đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, cái mới với cái cũ, sự cao thượng và
thấp hèn; vấn đề tình yêu thương và niềm tin, ước mơ, hy vọng…
Đối với các em học sinh khi làm bài văn tự sự, việc tìm cốt truyện cũng
rất khó khăn. Qua việc chấm bài của các em, thường tạo ra những cốt truyện đơn
giản, khuôn sáo, thiếu sự hấp dẫn.
Ví dụ:Ở bài viết số 2, tôi yêu cầu “Kể về một việc tốt mà em đã làm” hầu
hết các em đều chọn cốt truyện là giúp bà cụ lớn tuổi qua bên kia đường, việc trả
lại người bị mất ví hoặc giúp em nhỏ bị lạc trở về với gia đình mình. Đa phần
những cốt truyện này thường có sẵn trong những bài tập đạo đức mà các em
được học ở chương trình lớp 5. Có nghĩa là câu truyện các em học sinh kể còn
sơ sài, tình tiết còn ít, sự kiện, diễn biến câu truyện còn đơn giản, khiến cho bài
văn mất đi sự hấp dẫn, không những thế nhiều bài còn làm chưa đúng trọng tâm
yêu cầu mà đề ra. Do đó tôi luôn định hướng cho các em xây dựng cốt truyện
khi làm bài.
Cụ thể: Cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống tạo nên phải thực
sự bất ngờ. Việc đưa ra tình huống và xử lý tình huống cũng đòi hỏi phải linh
hoạt, khéo léo, không nên hấp tấp, vội vàng giải quyết ngay tình huống vừa đưa
ra mà nên chọn thời điểm giải quyết tình huống một cách hợp lý đối với người

đọc và người nghe.
Trong chuỗi các tình huống đưa vào cốt truyện, người kể chuyện phải biết
nhấn mạnh vào tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ, tạo nền làm
nổi bật tình tiết chính. Không nên chọn cốt truyện đơn giản khi kể, dù là kể
chuyện người thật, việc thật hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truyện cũng phải bắt
rễ từ hiện thực cuộc sống.
b) Nhân vật
Văn tự sự chính là kể chuyện - kể chuyện đời, chuyện người, kể tưởng
tưởng. Do đó nhân vật là một yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng không thể
thiếu được của mỗi tác phẩm tự sự. Có thể khẳng định rằng nhân vật đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
6


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
Trước hết, nhân vật là những con người bằng xương, bằng thịt, có tên
tuổi, diện mạo, tính cách, có cuộc đời riêng ( ví dụ như: Vợ chồng Ông lão đánh
cá trong truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” theo lời kể của Pu –
skin, chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên…).
Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng, phong phú. Nếu xét về
vai trò thì có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính là những người
thường xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của
tác phẩm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Còn nhân vật phụ là những
nhân vật xuất hiện ít hơn, đóng vai trò bổ trợ để làm nổi bật hình tượng nhân vật
chính, cũng như chủ đề của tác phẩm ( ví dụ như: Trong truyền thuyết “Thánh
Gióng”, Thánh Gióng là nhân vật chính còn người mẹ, sứ giả, nhà vua… là nhân
vật phụ. Trong truyện cổ tích “Cây bút thần” của Trung Quốc, Mã Lương là
nhân vật chính, cụ già trong mơ, tên địa chủ, nhà vua… là nhân vật phụ).
Tuy nhiên qua bài làm của các em, tôi thấy các em chỉ quan tâm đến diễn
biến của câu chuyện mà chưa khắc họa được chân dung nhân vật mình muốn kể.

Các em chưa cân nhắc xem với bài viết như vậy cần bao nhiêu nhân vật là đủ?
Nhân vật nào là chính, nhân vật nào là phụ. Bởi vậy theo kinh nghiệm đứng lớp
tôi đã hướng dẫn các em như sau:
Nhân vật được xây dựng trong tác phẩm tự sự phải xuất phát từ nguyên
mẫu ngoài đời, không nên bịa đặt tùy ý làm cho chân dung của nhân vật được kể
thêm phi lí.
Khi kể về một nhân vật phải quan tâm đến thao tác miêu tả ngoại hình để
làm nổi bật tính cách của nhân vật. Nhiều khi nhân vật chỉ cần khắc sâu bằng
một nét đặc điểm ngoại hình hay tính cách nào đó cũng gây ấn tượng đậm nét
cho người đọc. Từ đó chân dung của nhân vật, cùng với đặc điểm ngoại hình sẽ
góp phần làm nổi bật cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
c) Các chi tiết nghệ thuật
Như trên đã trình bày, cốt truyện được tạo nên bởi một chuỗi những sự
việc, những chi tiết nghệ thuật. Có những chi tiết lớn, đóng vai trò chính để dẫn
dắt cốt truyện, lại có những chi tiết nhỏ, chỉ đóng vai trò hỗ trợ làm rõ những chi
tiết lớn. Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ thì xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật đều
có ý nghĩa trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm, cũng như làm nổi bật đặc
điểm của các nhân vật (Về cả ngoại hình lẫn tính cách).
Thế nhưng khi đưa chi tiết vào trong tác phẩm, các em học sinh chưa có
sự lựa chọn tật tinh tế, công phu. Số lượng chi tiết nhiều hay ít không quan
trọng. Điều đáng lưu tâm ở đây là mỗi chi tiết dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa
đóng một vai trò nào đó trong việc thể hiện dụng ý về nghệ thuật của người viết.
Thông thường ở những tác phẩm nghệ thuật thành công, cũng xuất hiện những
chi tiết nghệ thuật đặc sắc được coi là điểm sáng. Chẳng hạn như chi tiết kết
thúc truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) cũng là một chi tiết
7


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
bất ngờ làm sáng lên toàn bộ cốt truyện. Đó chính là chi tiết người anh “giật

sững người”, “ngỡ ngàng”, “hãnh diện”, “xấu hổ”, “muốn khóc” khi nhận ra cậu
bé đang ngồi suy tư, mơ mộng trong bức tranh mà em gái vẽ khi tham gia trại thi
vẽ quốc tế chính là mình. Chi tiết này góp phần lí giải một loạt những chi tiết ở
trên: người anh thì luôn luôn mặc cảm về sự “bất tài”, cho rằng mình “bị đẩy ra
ngoài” nên đem lòng ghen ghét đối với em. Như vậy các chi tiết nghệ thuật đóng
vai trò rất là quan trọng trong việc làm văn tự sự về các tác phẩm văn học.
d) Ngôi kể và lời kể, lời thọai trong văn tự sự
* Ngôi kể: Có thể kể chuyện theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3, cũng có
thể kết hợp cả hai ngôi kể trên. Mỗi ngôi kể đều có ưu thế của nó.
Kể theo ngôi thứ nhất tức là người kể tự xưng “tôi” (không nhất thiết cứ
phải là tác giả), trực tiếp xuất hiện dẫn dắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện, tức
là kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua và vì thế có thể trực tiếp
nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”
hay “ Bức tranh của em gái tôi” tác giả Tô Hoài và Tạ Duy Anh đã sử dụng ngôi
kể này. Các nhân vật tự xưng tôi: Chú Dế Mèn, người anh trai là những người
trực tiếp tham gia câu chuyện và đã gửi gắm trong lời kể những suy nghĩ, tâm
tư, tình cảm của mình. Các câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất thường là câu
chuyện tường thuật, hồi ức. Chẳng hạn như: “Chao ôi có biết đâu rằng: hung
hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình
thôi. Tôi đã phải trải qua cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận
mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù
về sau có hối cũng không thể làm lại được” (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài).
Kể theo ngôi thứ ba là người kề tự dấu mình, không xuất hiện trực tiếp gọi
các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng hoặc bằng các đại từ nhân xưng ở
ngôi thứ ba: ông (ấy), bà (ấy), chị (ấy), cô (ấy)… Mọi diễn biến hành động thái
độ của nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó.
Cách kể này có ưu thế là được tính khách quan của câu chuyện, khiến cho người
đọc, người nghe có cảm giác toàn bộ diễn biến của câu chuyện đang diễn ra như
nó đã từng có trong cuộc sống và nhà văn chính là người thư ký trung thành, ghi
chép và đầy sáng tạo. Hầu như đa số các tác phẩm tự sự, đặc biệt là các truyện

cổ dân gian đều kể theo ngôi này: “Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi,
nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng
đáng….” (Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy).
Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp có thể kết hợp cả hai ngôi
kể trên, tức là có khi kể ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”), có khi lại kể ở ngôi thứ ba
(dùng danh từ hoặc đại từ ở ngôi thứ ba để gọi nhân vật).
* Lời kể và lời thoại:
8


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
Lời kể và lời thoại trong văn tự sự cũng đòi hỏi phải thực sự dụng công.
Trước hết, hãy nói về lời kể. Thông thường nhắc tới lời kể người ta nghĩ ngay
tới lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu thời gian, không gian theo kiểu “Ngày xửa,
ngày xưa ở một làng nọ…”, hay “Buổi sáng hôm ấy…”, “Có lần…”, “Một
hôm…”. Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật – giới thiệu về lai lịch, tên tuổi,
đặc điểm, hình dáng, tính tình: “Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ
là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là
Lạc Long Quân. Thần mình Rồng thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống
trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ” (truyền thuyết Con Rồng cháu
Tiên). Tuy nhiên trong các tác phẩm, lời kể rất linh hoạt, bao gồm trần thuật,
miêu tả, tường thuật. Có nghĩa là ngay trong cùng một đoạn văn tự sự đã phải
bao gồm tất cả các hình thức ấy.
Còn lời thoại cũng phải rất sáng tạo. Người viết văn tự sự phải chọn lời
thoại thật hợp với văn cảnh, hợp với nhân vật (liên quan tới tuổi tác, nghề
nghiệp, tính cách…). Lời nhân vật là thiếu nhi thì hồn nhiên, ngây thơ, pha chút
nũng nịu, lời nhân vật người già thì điềm đạm… Đặc biệt lời thoại phải có kèm
đệm, chêm, xen những từ ngữ đưa đẩy để làm rõ thái độ của nhân vật. Các nhà
văn thường dùng kiểu ngôn ngữ đối thoại sát với đời thường, thậm chí có thể sử
dụng ngôn ngữ địa phương để tăng thêm tính chân thực cho nhân vật. Câu văn

trong đối thoại cũng không nhất thiết phải đầy đủ kết cấu C – V, có thể dùng
kiểu câu tỉnh lược.
e) Thứ tự kề trong văn tự sự:
Việc sắp xếp thứ tự kể trong một tác phẩm tự sự là cả một nghệ thuật. Do
đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết các thứ tự trong văn tự sự. Người ta có
thể kể theo thứ tự thời gian, truyện xảy ra trước kề trước, truyện xảy ra sau kể
sau. Đây là trình tự thường thấy ở các truyện kể dân gian. Để làm nổi bật diễn
biến của cốt truyện, tác giả dân gian thường dùng một tập hợp gồm các từ ngữ
chỉ thời gian đặt ở đầu các đoạn truyện: Ngày xửa, ngày xưa…, Hồi ấy…, Một
hôm…, Từ đó…
Ví dụ: Truyện Con Rồng cháu Tiên “Ngày xưa…Bấy giờ… Ít lâu sau…
Thế rồi một hôm…”
Ta cũng có thể kể chuyện theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuộc
đời của nhân vật này, rồi đến nhân vật khác. Trình tự kể chuyện này thường thấy
ở các truyện Nôm.
4.2. Trên cơ sở khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác
phẩm tự sự, qua đó hướng cách làm một bài văn tự sự cho các em.
Bước đầu để học sinh xoáy sâu vào trọng tâm của thể loại, bắt buộc giáo
viên phải hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu các dạng đề bài của văn kể chuyện.
Khi đề cập vấn đề này, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự
khác nhau của các hình thức kể chuyện. Đó chính là yêu cầu giúp học sinh sau
9


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
này khi kể chuyện sẽ phân biệt được yêu cầu của đề bài không còn nhầm lẫn về
yêu cầu thể loại. Sau khi đọc kỹ đề bài giáo viên yêu cầu, học sinh gạch chân
các từ ngữ quan trọng trước.
Ở đây có ba hình thức cơ bản của thể loại văn tự sự mà học sinh thường
gặp đó là:

+ Kể chuyện đã học
+ Kể chuyện đời thường
+ Kể chuyện tưởng tượng
Trong phạm vi cho phép, đội ngũ giáo viên Ngữ văn trường THCS Việt
Đoàn tập trung tiến hành đào sâu dạng bài: “Cách làm bài văn kể chuyện tưởng
tượng” mà chúng tôi qua nhiều năm giảng dạy để góp một phần nào đó nhằm
nâng cao chất lượng học sinh.

10


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng

B. CÁCH LÀM DẠNG BÀI KỂ TRUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. Lí thuyết chung về dạng bài kể chuyện tưởng tượng
1. Khái niệm:
Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng
tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý
nghĩa nào đó.
2. Đặc điểm.
- Người kể phải dùng trí tưởng tượng để tạo ra những điều chưa có,
không có trong thực tế cuộc sống.
- Truyện tưởng tượng nhưng không phải là bịa đặt tùy tiện mà được
kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng
thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
- Kể chuyện tưởng tượng dựa vào lô - gic tự nhiên (tức là những quy
luật vận động của đời sống chứ không dựa vào suy nghĩ chủ quan của người
viết, cũng không dựa vào những câu chuyện đã có rồi thuật lại.
- Kể chuyện tưởng tượng là sự sáng tạo: Từ việc xây dựng cốt truyện
đến việc tạo dựng nhân vật, từ việc xác định ý nghĩa chủ đề cho câu chuyện

đến việc lựa chọn các sự việc.
- Có thể sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng bằng cách.
+ Thay đổi ngôi kể: Nhập vai (hay đóng vai) nhân vật trong một câu
chuyện nào đó để kể lại chuyện.
+ Mượn lời một đồ vật, con vật, cây cối (nhân hóa, các vật sự ấy) để kể lại
câu chuyện.
+ Tưởng tượng tình tiết mới kết cục mới cho câu chuyện.
+ Viết tiếp câu chuyện trên cơ sở một câu chuyện có sẵn.
+ Chuyển bài thơ tự sự thành một câu chuyện...
- Các tình huống kể, các chi tiết tưởng tượng sáng tạo phải hợp lí, thú vị,
giàu ý nghĩa, hấp dẫn người đọc, người nghe.
- Ngôi kể, thứ tự kể thích hợp với nhu cầu biểu hiện nội dung và mục
đíchgiao tiếp.
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý
nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Trong các dạng đề văn tự sự thì kể chuyện tưởng tượng là dạng gây khó
cho học sinh nhưng lại thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn. Khó ở chỗ
không có câu truyện cũng như các sự việc trong câu truyện, mà bắt buộc học
11


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
sinh phải tưởng tượng. Nhưng khó mà lại có sự thu hút lớn đối với lứa tuổi này,
nhiều học sinh có trí tưởng tượng rất phong phú.
Kể chuyện tưởng tượng có sự khác biệt so với kể chuyện đã học và kể
chuyện đời thường… Kể chuyện tưởng tượng thì đặc điểm chính là trí tưởng
tượng của người kể, nghĩa là người kể phải bịa ra một câu chuyện nhưng câu
chuyện đó phải có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.
Giáo viên: So với đề kể chuyện đời thường thì kể chuyện tưởng tượng có
gì khác?

Học sinh: Hai dạng đề trên có sự khác nhau. Kể chuyện đời thường trong
đó bản thân người kể đóng vai trò chính, phải có mặt trực tiếp trong câu truyện
và phải kể những gì có thật. Còn kể chuyện tưởng tượng thì người kể phải tưởng
tượng ra nhưng dựa trên cơ sở có thật của sự việc, sự vật được kể, người kể phải
có tình cảm sâu sắc đối với sự vật, sự việc đó.
Ví dụ: Em hãy tưởng tượng cuộc tranh cãi gay go giữa xe đạp, xe máy và
ô tô trong nhà em về việc so bì hơn thiệt. Em sẽ dàn xếp cuộc tranh cãi này như
thế nào?
Giáo viên: Ta thấy đề bài trên có gì khác lạ? Tại sao lại có sư khác lạ đó?
Học sinh: Sự khác là của đề bài là sự tranh cãi giữa xe đạp, xe máy va ô
tô. Sự khác lạ đó có được là do sự tưởng tượng mà ra vì cả ba sự vật trên đều vô
tri, vô giác nên không thể nào tranh cãi được.
Giáo viên: Cuộc tranh cãi đó có diễn ra thật hay không?
Học sinh: Hoàn toàn không có thật, do tưởng tượng mà ra.
Giáo viên: Để kể một câu chuyện như thế này người kể phải làm gì?
Học sinh: Người kể phải tự mình đặt ra nhưng phải dựa trên thực tế.
3. Yêu cầu của bài văn kể chuyện tưởng tượng
3.1. Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề:
Muốn làm tốt bài kể chuyện tưởng tượng, việc đầu tiên là phân tích đề
đúng hướng, tránh lạc đề. Thông qua việc phân tích đề, người viết sẽ hiểu rõ yêu
cầu của đề bài về các phương diện: Mục đích của bài, nội dung sẽ triển khai và
phương pháp làm bài. Để làm tốt điều này, người viết cần đọc kĩ đề bài, xác định
từ ngữ quan trọng ( “kể về”, “kể lại”… những suy nghĩ của em về đối tượng đó).
3.2.Lập ý để xác định các yếu tố cấu thành văn bản.
- Lựa chọn những chi tiết chính
- Biết lựa chọn nhân vật: Là người, con vật, cái cây, bông hoa hay đồ vật?
Nhân vật chính, nhân vật phụ, mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau. Để từ đó
lựa chọn các chi tiết, đặc điểm, hoạt động của các nhân vật, xoay quanh các sự
việc cho hợp lí.
12



Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Lựa chọn ngôi kể
+ Với ngôi thứ nhất người kể chuyện (xưng “tôi”) có thể trực tiếp kể lại
những gì mình nghe, mình thấy…
+ Với ngôi kể thứ ba, người kể tự giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên gọi
của chúng….
- Lựa chọn thứ tự kể
+ Kể theo trình tự tự nhiên
+ Kể không theo trình tự tự nhiên
* Xác định phạm vi tư liệu (Tư liệu của bài văn tự sự thường nằm ở một
số nguồn xác định).
- Từ tác phẩm văn học đã được nêu ở đề bài. Ví dụ: Trong vai Mỵ Nương
con gái yêu của vua Hùng hãy kể lai truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Từ thực tế cuộc sống: Ví dụ: Mỗi dịp tết đến xuân về trên bàn thờ gia tiên
nhà nào cũng có vài cặp bánh chưng. Em hãy kể lai một giấc mơ trò chuyện với
nhân vật chính trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy để làm rõ vấn đề này.
3.3. Lập dàn ý cho bài văn:
- Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính
hệ thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày
mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí.
- Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn
đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết.
- Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần:
a) Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay
sẽ khai thông được mạch văn.
Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ kể, sẽ làm
sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn
đề sẽ kể một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.

b) Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài
gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.
Thông thường kết cấu một bài văn tự sự nói chung và kể chuyện tưởng
tượng nói riêng gồm các phần:
- Trình bày (nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, hoàn cảnh…)
- Thắt nút: mâu thuẫn xuất hiện, những phản ứng của các nhân vật.
- Phát triển: mâu thuẫn ngày càng phát triển, nhân vật phản ứng mạnh mẽ
trong mâu thuẫn.
13


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Cao trào: mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có phương án giải quyết.
- Mở nút: mâu thuẫn được giải quyết, “nút thắt” được cởi.
c) Kết bài: Là phần kết thúc bài viết. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn
đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm
nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.
3.4.Trình bày câu chuyện theo bố cục của bài văn tự sự.
Dựa vào phần dàn ý đã lập ở trên. học sinh tiến hành viết bài theo dàn ý
đó. Bài văn gồm nhiều đoạn văn diễn đạt một ý nào đó trong dàn bài.
Biết dựng đoạn và diễn đạt, bài văn phải đảm bảo bố cục chặt chẽ, các ý
mạch lạc, góp phần làm sáng rõ nồng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
Mỗi đoạn văn phải có nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau, phối hợp bổ
xung cho nhau. Chi tiết trung tâm phải được dựng thành một đoạn văn hay, trở
thành tâm điểm nhấn trong bài.
Cách viết đoạn văn: Chữ đầu được viết hoa, lùi vào một khoảng 1một centi-mét. Kết đoạn bằng dấu chấm xuống dòng.
Chữ viết phải rõ ràng, cẩn thận, nắn nót cho đẹp, không tẩy xóa bừa bãi.
3.5. Đọc và sữa lỗi:
Đây là bước không kém phần quan trọng, nhưng nhiều học sinh thường bỏ qua.
Sau khi hoàn thành bài viết, học sinh cần đọc lại bài để phát hiện lỗi sai về

diễn đạt, lỗi chính tả để sửa chữa kịp thời, giúp bài viết hoàn chỉnh hơn.
4. Các dạng bài kể chuyện tưởng tượng.
- Kiểu bài thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình một nhân vật trong truyện cổ
tích, truyền thuyết mà em yêu thích.
- Kiểu bài kể kết thúc mới cho câu chuyện có sẵn, cách tiếp cận mới.
- Kiểu bài viết tiếp câu chuyện có sẵn.
- Kiểu bài dựa vào lời một bài thơ kể thành một câu chuyện tưởng tượng.
- Kiểu bài kể chuyện về số phận tâm tình của sự vật
- Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng một câu chuyện hoàn chỉnh.
II. Cách làm từng dạng bài cụ thể.
DẠNG 1: Kiểu bài thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình một nhân vật trong
truyện cổ tích, truyền thuyết mà em yêu thích.
1. Nhận diện đề bài:
- Em hãy đóng vai nhân vật...
14


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Em hãy thay lời nhân vật...
- Bằng lời kể của nhân vật...
- Hóa thân vào nhân vật…
2. Yêu cầu: Nhập vai (hay đóng vai..) nhân vật là nhập thân vào nhân vật
để kể lại bằng giọng điệu của một nhân vật trong truyện.
+ Nhân vật đóng vai sẽ ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “ta”.
+ Đóng vai nhân vật nào thì phải dùng ngôn ngữ phù hợp với vị trí và các
mối quan hệ chung quanh của nhân vật đó.
* Các đề tham khảo:
Đề 1: Đóng vai nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên kể lại
những chiến công của mình.
Đề 2: Hóa thân vào nhân vật người mẹ, hãy kể lại truyện Thánh Gióng.

Đề 3: Trong buỗi lễ lên ngôi, hãy hóa thân thành Lang Liêu, kể cho mọi
người nghe sự ra đời của hai loại Bánh chưng, bánh giầy.
Đề 4: Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.
Đề 5: Trong vai bà Đỡ Trần , hãy kể lại câu chuyện con Hổ có nghĩa.
Đề 6: Hóa thân là thầy Mạnh Tử , kể về người mẹ của của mình.
Đề 7: Thanh gươm trong truyện Sự Tích Hồ Gươm tự kể chuyện mình.
Đề 8: Trong vai con cá vàng, hãy kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và
con cá vàng.
Đề 9: Hóa thân thành vào vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện con
Rồng cháu Tiên.
Đề 10: Hãy đóng vai cây Tre để tự kể chuyện về mình.
Đề 11: Đóng vai Vua Hùng kể lại truyện Sơn Tinh - Thúy Tinh
DẠNG 2: Kiểu bài kể kết thúc mới cho câu chuyện có sẵn, cách tiếp
cận mới.
Yêu cầu:
* Nộidung: Vẫn giữ nguyên cốt truyện.
- Phần kết truyện không theo nguyên bản, ở đây đưa ra một kết cục
mới nhưng kết cục ấy phải có ý nghĩa phù họp với cốt truyện, diễn biến,
tínhcách nhân vật và ý nghĩa của truyện.
Kết thúc này có liên kết và bám theo mạch truyện.
* Hình thức: Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về ngôi
kể, thứ tự kể và cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Kể kết hợp với tả, bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của người kể.
15


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
Ví dụ: Phần kết của câu chuyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”có thể
xây dựng bằng việc mụ vợ đã gặp một giấc mơ, trong đó mụ nhìn thấy được
viễn cảnh khi mụ đòi hỏi cá vàng quá nhiều. Mụ vợ đã hối lỗi, thay đổi thái độ

đối với chồng và cá vàng. Từ đó,hai vợ chồng lại hạnh phúc như xưa trong lâu
đài mà cá vàng đã ban cho họ.
Hay phần kết của truyện cổ tích “ Cây bút thần” có thể xây dựng hình ảnh của
Mã Lương với cuộc sống bình yên đi chu du thiên hạ để giúp ích cho mọi người.
Hoặc phần kết của câu chuyện cổ tích “ Sọ Dừa” người viết có thể thay
đổi theo kiểu chiều hướng mới. Đó là sự hối cải của nhân vật hai cô chị gái khi
được vợ chồng cô út tha thứ, cho về chung sống một nhà.
* Các đề tham khảo:
Đề 1: Tưởng tượng một kết thúc mới cho câu chuyện Ông lão đánh cá và
con cá vàng.
Đề 2: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới.
Đề 3: Kể lại một kết thúc mới cho câu chuyện Cây bút thần.
Đề 4: Trong vai Mã Lương trong truyện Cây bút thần, hãy kể lại kết thúc
mới cho câu chuyện về một việc làm có ích của mình.
Đề 5: Em hãy tưởng tượng một kết cục khác cho truyện cổ tích “Tấm
Cám”) mà em biết.
DẠNG 3: Kiểu bài viết tiếp câu chuyện có sẵn.
Yêu cầu:
*Nội dung:
- Chỉ kể phần tiếp theo do người viết tưởng tượng ra, không kể sự việc đã
biết.
- Những tưởng tượng này phải dưa trên cơ sở của phần cuối văn bản
để xây dưng sự việc tiếp theo nhưng vẫn phải căn cứ vào đặc điểm tính cách
nhân vật, cốt truyện, diễn biến và ý nghĩa của truyện.
* Hình thức: - Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về ngôi
kể, và cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Kể kết hợp với tả, bộ lộ cảm xúc suy nghĩ của người kể.
- Xây dựng một số lời thoại làm cho lời kể thêm sinh động.
* Các đề tham khảo:
16



Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
Đề 1: Đề bài Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện Buổi học cuối
cùng.
Đề 2: Đọc câu chuyên sau:
CHIẾC BÌNH NỨT
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị
nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nữa. Chiếc bình
lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn
vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ…
Em hãy tượng tượng và viết tiếp câu chuyện trên.
DẠNG 4: Kiểu bài dựa vào lời một bài thơ kể thành một câu chuyện tưởng
tượng.
Yêu cầu:
* Nội dung: Viết thành một văn bản tự sự có nội dung dựa vào bài thơ đã cho
(từ nhân vật cho đến sự việc, từ cốt truyện cho đến diễn biến, kết truyện và ý nghĩa).
* Hình thức:Là một bài văn xuôi tự sự,có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài,
kết bài.
- Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về ngôi kể,thứ tự kể và
cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Kể kết hợp với tả, bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của người kể.
- Xây dựng một số lời thoại làm cho lời kể thêm sinh động.
* Cách làm
1. Xác định nội dung và ý nghĩa của văn bản
- Đọc kỹ bài thơ.
- Xác định nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ..
2. Tìm nhân vật chính, nhân vật phụ, các chi tiết xoay quanh nhân vật.
3. Tìm các sự việc và sắp xếp theo trình tự hợp lý từ sự việc mở đầu -> sự

việc phát triển, sự việc cao trào -> sự việc kết thúc.
4. Xác định ngôi kể, thứ tự kể.
5.Xây dựng dàn bài.
6. Dựa vào dàn bài để viết bài: Vận dụng kỹ năng miêu tả, biểu cảm
đan xen một số lời thoại làm cho câu chuyện trở lên hấp dẫn.
17


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
* Các đề tham khảo:
Đề 1: Đọc bài ca dao sau đây:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào thì ông sáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Từ bài ca dao trên, em hãy kể lại câu chuyện tưởng tượng về con cò.
Đề 2: Em hãy đọc bài thơ dưới đây:
“ Mặt trời nấp bụi cây
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: “ Kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây”!
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng.”
………
( Chú bò tìm bạn - Phạm Hổ)
Dựa vào bài thơ trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện: “Chú bò

tìm bạn”
Đề 3: Đọc đoạn thơ sau:
“Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoát áo màu xanh biếc”
( Mầm non- Võ Quảng)
Dựa vào ý thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình kể lại cuộc đời
của mầm non bị một số học sinh cố tình giẫm đạp lên không thương tiếc.
18


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
Đề 4: Cho bài thơ sau:
Nông thôn thay đổi mới rồi
Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràng
Nhà nhà xây dựng khang trang
Loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày
Mọi người gắng sức ra tay
Thi đua lao động hăng say cần cù
Đến mùa hoa quả bội thu
Cả làng vui vẻ cười đùa thật vui
Mong sao tất cả khắp nơi
Nông thôn thay đổi cho đời tươi vui.
(Làng quê – Đồng Tâm)
Dựa vào bài thơ trên, kết hợp trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành
một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.
Đề 5: Dựa vào bài thơ Sa bẫy, em hãy tưởng tượng kể lại kế hoạch của bé Mây:
Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt

Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt
Lũ chuột con hóa ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
………………………
(Dắt mùa thu qua phố- Nguyễn Hoàng Sơn)
DẠNG 5: Kiểu bài kể chuyện về số phận tâm tình của sự vật
Yêu cầu:
Nội dung: Người viết phải tự mình đạt vào địa vị của sự vật (đồ vật,
cây cối, con vật), mà tưởng tượng về số phận, tam tình của mình, nình, cảm
nhận mọi vật xung quanh theo cảm nhận của sự vật ấy.
19


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
* Kề về cây cối (cây lúa, cây tre…), thường kể về nguồn gốc, đặc điểm
sinh học, sinh lợi vật chất và tinh thần đối với cuộc sống con người.
* Kể về số phận của sự vật: Thường là những tâm sự được kể trước
khi xảy ra sự việc, diễn biến sự việc xảy ra và kết thúc sự việc ấy để rồi rút
ra ý nghĩa giáo dục nào đó (VD: Sống có ích, đoàn kết, yêu thương, nhân
hậu… phê phán thói xấu, lười biếng, ích kỉ…).
* Hình thức:
- Dùng biện pháp nhân hóa.
- Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về nhân vật, sự việc
ngôi kể, thứ tự kể và cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng để kể.
- Kết hợp kể, miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại nọi tâm làm cho bài
văn.

* Các đề tham khảo :
Đề 1: Mượn lời của một đồ vật hay con vật gần gũi để kể chuyện tình cảm
của em hay đồ vật đó.
Đề 2: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy và ô tô
chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em đã nghe thấy cuộc
cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
Đề 2: Hãy tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập.
Đề 3: Một chiếc bàn gãy chân than phiền với chiếc ghế hỏng. Em hãy
tưởng tượng kể lại cuộc than phiền ấy,
Đề 4: Tâm sự của quyển sách giáo khoa Toán 6 khi chủ nhân của nó rất
yêu môn Ngữ văn, nhưng ngại học Toán.
Đề 5: Do lỗi lầm mà em buộc phải biến thành con gà trống trong một thời
gian. Em hãy tưởng tượng kể về khoảng thời gian đó.
Đề 6: Một quyển sách và một bài kiểm tra điểm kém bị bỏ quên lâu ngày
trong tủ tâm sự cùng nhau về cậu (cô) chủ của mình. Em hãy tưởng tượng và
viết bài văn kể lại câu chuyện đó.
DẠNG 6: Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng một câu chuyện hoàn chỉnh.
Yêu cầu:
Nội dung: Người viết phải tự đặt mình vào tình huống, tưởng tượng
để xây dựng một câu chuyện và rút ra một ý nghĩa.
- Là kể chuyện sáng tạo bằng trí tưởng của mình, không có sẵn trong thực
tế hay sách vở , những câu chuyện ấy phải đem lại một ý nghĩa nào đó.

20


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Kiểu bài kể chuyện sáng tạo này rất đa dạng. Đó có thể lại một chuyến
chu du của em trong giấc mơ, cũng có thể là một ngày nào đó em được gặp một
nhân vật trong truyện cổ tích hoăc một ngày em được đổi vai với mẹ.

- Để viết tốt những bài văn dạng kể chuyện sáng tạo, người viết cần có trí
tưởng tượng phong phú, xây dựng tốt dàn ý và bố cục hợp lí cho bài viết của mình.
- Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học về nhân vật, sự việc
ngôi kể, thứ tự kể và cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng để kể.
* Các đề tham khảo :
Đề 1: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm
trường cũ.
Đề 2: Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi kì diệu :Mùa đông lá bàng
chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân chi chít những mầm non nhú lên,
tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các
nhân vật: Cây bàng, đất mẹ, lão già mùa đông, nàng tiên mùa xuân, để gợi tả
điều kì diệu ấy.
Đề 3: Tưởng tượng cuộc thi của các loài Hoa và trong vai một loài hoa,
em hãy kể lại cuộc thi đó.
Đề 4: Cho đoạn văn sau.
Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con
chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài.Tia nắng ấm vừa vặn rơi
xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẩn khô nguyên…
Dựa vào đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy
ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.
Đề 5: Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Người
mẹ bị ốm . Người con hết lòng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ nhưng mãi
không khỏi. Một đêm, người con nằm mơ có ông Bụt mách bảo, nếu chàng
tìm được trái táo đỏ thì mẹ sẽ khỏi bệnh. Ngườicon ra đi, vượt qua núi cao,
rừng sâu, cuối cùng chàng mang được trái táo đỏ về giúp mẹ khỏi bệnh.
Dựa vào lời tóm tắt trên, hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm
trái táo đỏ của người con hiếu thảo.
Đề 6: Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên , con người
mỗi khi tết đến xuân về.
Đề 7: Đọc văn bản sau:

ĐẸP MÀ KHÔNG ĐẸP
Thấy bác thành đi qua , Hùng liền hỏi : “ Bác thành ơi bác xem con
ngựa của cháu vẽ có đẹp không?”
Trên bức tường trắng hiện lên hình một con ngựa trắng đang leo
núi…
21


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
Bác thành xem xong rồi bảo: “Cháu vẽ đẹp đấy nhưng còn có chỗ chưa
đẹp”.
“Chỗ nào chưa đẹp hả bác?”
“Chỗ chưa đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn cháu ạ”.
Dựa vào nội dung văn bản trên, kết hợp với trí tưởng tượng của
mình, em hãy viết một bài văn nói lên tâm sự của bức tường mới xây bị các
bạn học sinh vẽ bậy.
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG LÀM TỪNG DẠNG BÀI CỤ THỂ .
DẠNG 1:Kiểu bài thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình một nhân vật trong
truyện cổ tích, truyền thuyết mà em yêu thích.
Đề bài: Em hãy đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại tâm sự của mình khi
đang bị giam ở ngục tối.
I. Tìm hiểu đề.
- Kiểu bài: Tự sự (dạng bài: Thay đổi ngôi kể).
* Nội dung: Kể về tâm sự của "Thạch Sanh" khi bị giam vào ngục tối.
*Hình thức: - Kể theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng "ta" theo dòng hồi
tưởng sự việc đã qua thể hiện, những suy nghĩ về việc mình đã làm cùng với
những tội lỗi của Lý Thông.
II. Dàn bài:
1. Mở bài:
Thạch sanh giới thiệu về hoàn cảnh và suy nghĩ của mình

+ Ngồi trong ngục tối, chờ ngày ra xét xử.
+ Ta hiểu hết người anh kết nghĩa Lí Thông cùng âm mưu hèn hạ của
hắn.
2. Thân bài:
Kể diễn biến của câu chuyện: Thạch Sanh nhớ lại các sự việc đã qua và
nhận ra sự xảo trá của Lí Thông:
a) Việc Lí Thông nhờ "ta" đi gác miếu thần chỉ là cái cớ để mượn Thạch
Sanh đi thế mạng.
- Suy nghĩ của Thạch Sanh về việc Lí Thông cướp công và việc diệt chằn
tinh cùa mình.
b) Việc Lí Thông hại Thạch Sanh khi cứu công chúa Quỳnh Nga.
Lí Thông lấy đá lấp cửa hay để không cho ta trở vẻ.
c) Thạch Sanh băn khoăn không biết vì sao quan quân tìm thấy vàng bạc
22


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
của vua ở gốc đa.
d) Thạch Sanh không biết vì sao Quỳnh Nga im lặng.
đ) Thạch Sanh buồn mang đàn ra gảy
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của Thạch Sanh.
Bài làm
Ngồi trong ngục tối, chờ ngày ra xét xử, ta mới hiểu hết bụng dạ người
anh kết nghĩa Lí Thông và mới hiểu hết cái âm mưu hèn hạ của hắn.
Thì ra việc nhờ canh miếu thần chỉ là cái cớ để mượn ta thế mạng, còn
việc đuổi ta, dọa rằng ta sẽ bị tội chết, vì giết chết chằn tinh của vua nuôi cũng
chỉ là cái cớ cướp công của ta!... Thực ra, khi đánh nhau với chằn tinh và giết
nó, ta đâu nghĩ tới việc lập công, lĩnh thưởng. Ta chỉ vì tự vệ và nếu vì tự vệ mà
giúp mọi người trừ được mối hại lớn thì cũng là một việc làm phúc cho đời rồi.
Tệ nhất là việc Lí Thông hại ta khi cứu công chúa Quỳnh Nga. Thật không

ngờ hắn lại lấy đá lấp hang để không cho ta trở về. Cũng may mà thế giới rộng
lớn, đường đi muôn ngả và ta được làm quen với con vua Thủy Tề. Người dưới
thủy cung thật là chân thành tốt bụng. Khi ta về còn biếu ta cây đàn làm bạn.
Cho đến bay giờ ta vẫn không hiểu vì sao quan quân lại tìm thấy vàng bạc
của Vua ở nơi gốc đa. Rất có thể là kẻ nào muốn hãm hại ta mà bày ra chuyện
đó. Biết đâu việc này lại không dính với âm mưu của Lí Thông?
Tâm địa Lí Thông thì đã rõ rồi, những tại sao công chúa Quỳnh Nga im
lặng? Nàng ốm hay đi đâu? Ta rất tin vào tấm lòng trong trắng, chân thật của
Nàng…chắc là Nàng bị bưng bít, bị lừa gạt chi đây?
Buồn quá. Ta ôm cây đàn và đánh len mấy tiếng. Lạ chưa, tiếng đàn ngân
nga thành bài:
“Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai mang công chúa dưới hang lên lầu?...”
Số phận ta rồi sẽ ra sao? Chẳng lẽ bọn Lí Thông vẫn tiếp tục làm mưa,
làm gió, hãm hại người tốt mãi hay sao.
DẠNG 2: Kiểu bài kể kết thúc mới cho câu chuyện có sẵn ,cách tiếp
cận mới.
Đề bài : Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện “Ông lão đánh cá và
con cá vàng”.
Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Đọc kỹ đề, xác định yêu cầu đề về:
+ Kiểu bài: Kể chuyện, tưởng tượng (dạng bài thay kết thúc khác cho truyện).
23


Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
+ Nội dung: Tưởng tượng kết thúc khác cho truyện “Ông lão đánh cá và
con cá vàng”.
+ Hình thức:
- Truyện kể theo thứ 3.

- Kết hợp với hình dung tưởng để kể.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn bài.
- Kết bài khác sẽ trình bày nội dung như thế nào?
+ Ông lão không thấy cá vàng bơi lên, ông lão trở vẻ.
+ Mọi thứ biến mất, mụ vợ không thấy đâu mà chỉ thấy tờ giấy xin lỗi và
tạm biệt.
+ Ông lão lại đi gặp cá vàng, xin cá cho mụ trở về và sẽ không bao giờ
làm phiền cá nữa.
+ Ông lão trở về mụ vợ hiện ra trước mặt, trông thật tiều tụy, khổ sở.
+ Vợ chồng gặp nhau trong im lặng.
Bước 3: Dàn ý
1. Mở bài:
Tóm tắt sự việc: Ông lão đi ra biển xin cá vàng cho mụ vợ làm Long
Vương, để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ. Cá vàng lặn sau dưới đáy biển.
Ông lão đợi mãi không thấy cá vàng, băn khoăn không biết có nên về ngôi
nhà ấy nữa không, nhưng không biết thế nào mà đôi chân đưa lão về mảnh đất
ngày xưa.
2.Thân bài: Kể diễn biến sự việc:
a) Sự việc 1: Mụ vợ xin lỗi ông lão và bỏ đi.
Trước mắt ông là túp lều nát và chiếc máng sứt mẻ không thấy mụ, vợ đâu.
- Ông lão cất tiếng gọi vợ, không có tiếng trả lời.
- Ông thấy mảnh giấy ghi lời xin lỗi cùng lời từ biệt của vợ.
- Ông lão buồn khổ mệt mỏi.
b) Sự việc 2: Ông lão ra biển gặp cá vàng xin cho mụ vợ trở về.
c) Sự việc 3: Mụ vợ trở về họ gặp lại nhau.
3. Kết bài (Kết bài mở) tả cảnh biển đẹp, gợi mở một cuộc sống êm đềm.
Bài làm:
Đợi mãi không thấy cá vàng bơi lên, ông lão chèo thuyền ngược trở về.
Sóng gió bão bùng đã qua đi. Biển xanh trở lại hiền hòa. Ông lão chèo thuyên
24



Chuyên đề Ngữ văn 6: Cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
mà lòng chất chứa bao nỗi ưu tư. Không biết có nên trở lại ngôi nhà ấy nữa
không? Nó giờ đây đâu còn là ngói nhà của mình nữa. Và người ở trong ngôi
nhàấy cũng đâu phải là người vợ đói khổ của mình. Nhưng không biết quỷ thần
xuikhiến thế nào mà đôi chân lão vẫn đưa lão về mảnh đất ngày xưa.
Nhưng! Chuyện gì đang xảy ra thế này? Tất cả đã biến đi dâu? Tại
saokhông còn ai nữa? Mụ vợ của ta đâu? Trước mắt ông lão không phải là một
cung điện nguy nga có Long Vương đang ngự giữa hàng trăm lính canh như lão
nghĩ.
Kì lạ thay! Trước mặt ông là khung cảnh cũ. Mái lều lụp xụp, rách nát và
xiêu vẹo đúng bẻn cạnh chiếc máng lợn đã sứt mẻ cả hai đầu. Xa xa ngoài kia
vẫn còn cây sào nơi lão vắt chiếc lưới đã vá chằng vá đụp. Chưa hiểu chuyện gì,
lão gọi to:
- Bẩm Long Vương! Lão già khốn khó đã trở về!
- Không thấy có tiếng trả lời, lão lại tiếp:
- Thưa nữ hoàng!
……
- Thưa nhất phẩm phu nhân!
….. Bà lão ơi! Tôi đã trở vẻ rồi!
Vẫn không có tiếng trả lời. Lão già vội bước vào trong, không thấy có ai.
Nhìn quanh lão thấy trên bàn có một mảnh giấy với những nét chữ nguệch
ngoạc được viết vội vàng. Lão mang ra soi dưới nắng và bắt đầu đánh vần từng
nét chữ.
“Ông lão ơi! Tôi có lỗi với ông nhiều lắm! Không ngờ bao năm sống khổ
sở với nhau tói còn chịu được mà giờ đây tôi lại thế này! Lòng tham của tôi quá
lớn đến biển sâu cũng phải kinh hoàng. Tôi không còn mặt mũi nào nhìn ông
nữa. Chào ông! Tôi đi”.
Tờ giấy trên tay ông lão từ từ rơi xuống. Nơi khóe mắt lão hình như ươn

ướt. Lão ngồi thụp xuống, đôi mắt xa xăm nhìn sâu vào biển cả. Đầu lão tê dại,
miên man. Lão ngồi đó suốt một ngày đêm. Nhưng rồi lão bật dậy, quay mũi
thuyền lão lại ra khơi.
- Cá vàng ơi! Cá vàng ơi! Đời này ta không dám quên ơn cá. Mụ vợ nhà ta
đã biết lỗi rồi. Ta xin cá hãy đưa mụ trở về với ta. Ta hứa từ nay sẽ không bao
giờ làm phiền cá nữa.
Cá vàng nhìn lão rồi lặng lẽ lặn xuống biển sâu. Lão buồn bã, thất vọng
trở về. Nhưng vừa đặt chân lên bờ cát, thì...
Ai đang đứng trước mặt lão thế này? Vẫn bộ quần áo rách tươm, đầu
không quấn khăn, chân đi đất. Khuôn mặt nhăn nhúm, gầy sọp đi. Dù tóc đã bạc
25


×