Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da giày trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN TÂN

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP DA- GIÀY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN TÂN

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP DA- GIÀY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số
: 62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP



Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và nội dung trong luận án là trung
thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả


MỤC LỤC
Trang bìa trong
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC DA- GIÀY

8

1.1. PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP

8


1.1.1. Quan điểm về phát triển

8

1.1.2. Quan điểm phát triển các doanh nghiệp

9

1.2. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC DA- GIÀY

9

1.2.1. Nguyên liệu dùng trong lĩnh vực da- giày

9

1.2.2. Máy móc thiết bị dùng trong lĩnh vực da- giày

14

1.2.3. Qui trình sản xuất giày dép

15

1.3. VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DA- GIÀY ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

16


1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định

17

1.3.2. Thu hút nhiều lao động

24

1.3.3. Góp phần thay đổi cơ cấu ngành nghề trong công nghiệp

25

1.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP DA- GIÀY

27

1.4.1. Tác động của môi trường vĩ mô

27

1.4.2. Tác động của môi trường vi mô

28

1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG CÓ
LĨNH VỰC SẢN XUẤT DA- GIÀY NỔI TIẾNG

33


1.5.1. Kinh nghiệm ở một số nước có lĩnh vực da- giày nổi tiếng

33


1.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương có lĩnh vực da- giày phát triển

35

1.5.3. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
từ những kinh nghiệm trên
Tóm tắt chương 1

36
38

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

40

2.1. SỰ HÌNH THÀNH LĨNH VỰC DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI

40

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai

40


2.1.2. Sự hình thành lĩnh vực da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

49

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

53

2.2.1. Những tác động của môi trường vĩ mô

53

2.2.2. Những tác động của môi trường vi mô

56

2.2.3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài chủ yếu (EFE)

63

2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

67

2.3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai

67


2.3.2. Doanh thu của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

68

2.3.3. Xuất khẩu của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

71

2.3.4. Nhập khẩu của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

76

2.3.5. Lao động của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

77

2.3.5.1. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai

77

2.3.5.2. Thu nhập bình quân lao động của các doanh nghiệp da- giày

81

2.3.5.3. Đánh giá tình hình sử dụng lao động phổ thông

84


2.3.5.4. Đánh giá tình hình sử dụng lao động quản lý

85

2.3.6. Tình hình thiết bị và công nghệ

87


2.3.7. Tình hình sử dụng nguyên phụ liệu

91

2.3.8. Tình hình nghiên cứu và phát triển tại các doanh nghiệp da- giày

97

2.3.9. Tình hình Marketing

100

2.3.10. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong chủ yếu (IFE)

107

Tóm tắt chương 2

109

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DOANH

NGHIỆP DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN
NĂM 2015

110

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC DOANH
NGHIỆP DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN
NĂM 2015

110

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

110

3.1.2. Dự báo thị trường da- giày nội địa và thế giới

111

3.1.3. Phương hướng phát triển các doanh nghiệp da- giày đến năm 2015

113

3.1.4. Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp da- giày đến năm 2015

114

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP DA- GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015


118

3.2.1. Quan điểm xây dựng giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp dagiày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

118

3.2.2. Cách thức xây dựng giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp dagiày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

120

3.2.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT

120

3.2.2.2. Lựa chọn giải pháp chiến lược qua ma trận định lượng QSPM

122

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP DAGIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015

129

3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da- giày trong nước
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
3.3.1.1. Giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp da- giày trong nước

129
129



3.3.1.2. Giải pháp nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại

130

3.3.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp da- giày trong
nước

134

3.3.1.4. Giải pháp đầu tư vào công nghệ tự động hóa trong thiết kế sản phẩm

135

3.3.1.5. Giải pháp bảo vệ môi trường

137

3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da- giày FDI trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

138

3.3.2.1. Giải pháp ổn định nguồn lao động trong các DN da- giày FDI

138

3.3.2.2. Giải pháp liên kết đào tạo lao động lành nghề cho DN da- giày FDI

139


3.3.2.3. Giải pháp phát huy vai trò công đoàn cơ sở ở các DN da- giày FDI

139

3.3.2.4. Giải pháp đầu tư nguồn nguyên liệu cho các DN da- giày FDI

140

3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp da- giày đến năm 2015

141

3.3.3.1. Giải pháp vận động thành lập Hội da- giày tỉnh Đồng Nai

141

3.3.3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho DN da- giày

143

3.3.3.3. Giải pháp về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp
da- giày

144

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

147


3.4.1. Kiến nghị với chính phủ

147

3.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

147

3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội da- giày Việt Nam

148

3.4.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

148

Tóm tắt chương 3

149

KẾT LUẬN

151

Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
CN
DN
EFE
FDI
GDP
GSP
IFE
KCN
LEFASO
QSPM
SLA
S
O
W
T
SO
ST
WO
WT
SWOT
SX
UBND
USD
VKTTĐPN
VND
WTO

Nội dung đầy đủ
: Công nghệ

: Doanh nghiệp
: External Factor Evaluation,
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
: Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
: Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm quốc nội
: Generalized System of Preferences, Hệ thống ưu đãi phổ cập
: Internal Factor Evaluation,
Ma trận đánh gía các yếu tố bên trong
: Khu công nghiệp
: Viet Nam Leather Footwear Association,
Hiệp hội da- giày Việt Nam
: Quantitative Strategic Planning Matrix,
Ma trận lựa chọn các giải pháp chiến lược có thể định lượng
: The Shoes anh Leather Association of Ho Chi Minh City,
Hội da- giày thành phố Hồ Chí Minh
: Strengths, những điểm mạnh
: Opportunities, những cơ hội
: Weaknesses, những điểm yếu
: Threats, những nguy cơ
: Strengths and Opportunities, Điểm mạnh và cơ hội
: Strengths and Threats, Điểm mạnh và nguy cơ
: Weaknesses and Opportunities, Điểm yếu và cơ hội
: Weaknesses and Threats, Điểm yếu và nguy cơ
: Strengths- Weaknesses- Opportunities- Threats
Ma trận điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- nguy cơ
: Sản xuất
: Ủy ban nhân dân
: The United States Dollar, Đô la Mỹ
: Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
: Việt Nam đồng

: World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Trang 19
Bảng 1.2: Mười nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới

20

Bảng 1.3: Mười nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới

21

Bảng 1.4: Bảng xếp hạng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

26

Bảng 2.1: Các dạng công nghiệp của các nước

55

Bảng 2.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp da- giày trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp của một số nước

59

Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp da- giày trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp của một tỉnh, thành

61


Bảng 2.4: Đánh giá cơ hội đến năm 2015 của doanh nghiệp da- giày

63

Bảng 2.5: Đánh giá thách thức đến năm 2015 của các doanh nghiệp da- giày

65

Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của các doanh nghiệp dagiày

66

Bảng 2.7: Doanh thu của các doanh nghiệp da- giày phân theo ngành hàng

69

Bảng 2.8: Doanh thu của các doanh nghiệp da- giày phân theo loại hình

70

Bảng 2.9: Lao động của các doanh nghiệp da- giày phân theo sản phẩm và
giới tính

79

Bảng 2.10: Lao động của các doanh nghiệp da- giày phân theo loại hình

80


Bảng 2.11: Mười doanh nghiệp da- giày có lực lượng lao động nhiều nhất

81

Bảng 2.12: Mười doanh nghiệp da- giày có thu nhập bình quân của lao động
cao nhất

83

Bảng 2.13: Đánh giá lao động phổ thông của các doanh nghiệp da- giày tỉnh
Đồng Nai

84

Bảng 2.14: Đánh giá lao động quản lý của các doanh nghiệp da- giày tỉnh
Đồng Nai

86

Bảng 2.15: Lý do nghỉ việc của công nhân

87

Bảng 2.16: Trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp da- giày

88

Bảng 2.17: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa công nghệ

90



Bảng 2.18: Nhu cầu nguyên liệu chính chủ yếu

93

Bảng 2.19: Tỉ lệ sử dụng nguyên liệu chính phân theo ngành hàng

94

Bảng 2.20: Tỉ lệ nhập khẩu về nguyên liệu chính

95

Bảng 2.21: Tỉ lệ nhập khẩu về phụ liệu chính

96

Bảng 2.22: Số lượng doanh nghiệp da- giày có sử dụng chuyên gia thiết kế
sản phẩm

98

Bảng 2.23: Chính sách giá của các doanh nghiệp da- giày

102

Bảng 2.24: Công tác tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp da- giày

103


Bảng 2.25: Đánh giá một số khó khăn của các doanh nghiệp da- giày

106

Bảng 2.26: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong chủ yếu của doanh nghiệp
da- giày

108

Bảng 3.1: Qui hoạch tỉ lệ năng lực sản xuất từng vùng trên cả nước

113

Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành công nghiệp tại Đồng Nai

115

Bảng 3.3: Tốc độ tăng bình quân của các ngành công nghiệp tại Đồng Nai

116

Bảng 3.4. Mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp dagiày đến năm 2015

116

Bảng 3.5: Ma trận SWOT của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai

121


Bảng 3.6: Ma trận QSPM cho kết hợp SO

123

Bảng 3.7: Ma trận QSPM cho kết hợp WO

124

Bảng 3.8: Ma trận QSPM cho kết hợp ST

125

Bảng 3.9: Ma trận QSPM cho kết hợp WT

126

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả lựa chọn giải pháp chiến lược

127


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch
xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua các năm

Trang 17

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam


20

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007

21

Biểu đồ 1.4: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU

22

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2007

23

Biểu đồ 1.6: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Mỹ

24

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2007

24

Biểu đồ 1.8: Tình hình lực lượng lao động của Việt Nam qua các năm

25

Biểu đồ 1.9: Ảnh hưởng của lĩnh vực da- giày đến cơ cấu công nghiệp VN

26


Biểu đồ 1.10: Biểu đồ giá trị gia tăng trong sản phẩm da- giày

37

Biểu đồ 2.1: GDP của Đồng Nai qua các năm

42

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007

43

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế của Đồng Nai qua các năm

43

Biểu đồ 2.4: Thu nhập bình quân đầu người của Đồng Nai qua các năm

44

Biểu đồ 2.5: Thu nhập bình quân đầu người Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam năm 2007

45

Biểu đồ 2.6: Tình hình cho thuê đất ở 24 khu công nghiệp được Chính phủ phê
duyệt

45


Biểu đồ 2.7: Khu công nghiệp tại Đồng Nai có cho đầu tư ngành da- giày

46

Biểu đồ 2.8: Dân số Đồng Nai qua các năm

47

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dân số Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007

47

Biểu đồ 2.10: Lực lượng lao động đang làm việc tại Đồng Nai qua các năm

48

Biểu đồ 2.11: Tháp tuổi và cơ cấu tuổi của Đồng Nai

48

Biểu đồ 2.12: Số lượng doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

50

Biểu đồ 2.13: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm

53

Biểu đồ 2.14: Sản phẩm phân theo lứa tuổi sử dụng


56

Biểu đồ 2.15: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp da- giày

67


Biểu đồ 2.16: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Đồng Nai năm 2007

68

Biểu đồ 2.17: Doanh thu của các doanh nghiệp da- giày qua các năm

68

Biểu đồ 2.18: Cơ cấu thị trường nội địa của các doanh nghiệp da- giày

70

Biểu đồ 2.19: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp da- giày

72

Biểu đồ 2.20: Cơ cấu giá trị xuất khẩu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

72

Biểu đồ 2.21: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính

73


Biểu đồ 2.22: Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp da- giày

77

Biểu đồ 2.23: Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp da- giày

77

Biểu đồ 2.24: Cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp năm 2007

78

Biểu đồ 2.25: Cơ cấu lao động theo giới tính của các doanh nghiệp da- giày

80

Biểu đồ 2.26: Thu nhập bình quân tháng của các doanh nghiệp da- giày

82

Biểu đồ 2.27: Trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp da- giày

88

Biểu đồ 2.28: Đánh giá lý do lựa chọn công nghệ da- giày khi đầu tư

89

Biểu đồ 2.29: Vùng cung cấp nguyên liệu chính chủ yếu


92

Biểu đồ 2.30: Lý do doanh nghiệp da- giày không sử dụng nguyên liệu trong
nước

93

Biểu đồ 2.31: Nơi cung cấp nguyên liệu chính chủ yếu trong nước

95

Biểu đồ 2.32: Nước cung cấp phụ liệu

97

Biểu đồ 2.33: Nơi cung cấp phụ liệu

97

Biểu đồ 2.34: Tỷ lệ doanh nghiệp có phòng R&D

98

Biểu đồ 2.35: Tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng chuyên gia thiết kế

98

Biểu đồ 2.36: Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng chi phí cho R&D


99

Biểu đồ 2.37: Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng chuyên gia nghiên cứu thị trường
xuất khẩu

99

Biểu đồ 2.38: Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng chuyên gia nghiên cứu thị trường
nội địa

99

Biểu đồ 2.39: Doanh nghiệp da- giày sản xuất giày thể thao phân theo chất liệu 100
Biểu đồ 2.40: Doanh nghiệp da- giày sản xuất giày dép thường phân theo chất
liệu

101


Biểu đồ 2.41: Doanh nghiệp da- giày sản xuất sản phẩm ngoài giày dép

101

Biểu đồ 2.42: Số lượng doanh nghiệp dùng chi phí cho xúc tiến bán hàng

104

Biểu đồ 3.1: Doanh nghiệp da- giày tham gia LEFASO theo địa phương,
06/2008.
Biểu đồ 3.2: Số lượng đàn bò của Đồng Nai qua các năm


141
146


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (viết tắt là
VKTTĐPN), có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Lãnh đạo
tỉnh Đồng Nai đã sớm nhận diện được điểm mạnh này, nên đã tận dụng triệt để
bằng cách quy hoạch nhiều khu công nghiệp (viết tắt là KCN) để thu hút đầu tư,
trong đó đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (viết tắt là FDI). Tính đến
31/12/2007, tỉnh Đồng Nai có 24 KCN đã được Chỉnh phủ phê duyệt. Hiện nay,
Đồng Nai là tỉnh có nhiều KCN nhất cả nước. Đến 2010, toàn tỉnh sẽ có 34 KCN và
34 cụm công nghiệp nhằm phục vụ cho các dự án đầu tư [115]. Bên cạnh công tác
quy hoạch xây dựng các KCN nhiều nhất nước, Đồng Nai cũng được xem là tỉnh đi
đầu trong công tác cải cách hành chánh nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận
lợi cho các nhà đầu tư đến làm ăn và cùng phát triển với Đồng Nai.
Chính vì thế trong thời gian qua, Đồng Nai là một trong những Tỉnh, Thành
được các nhà đầu tư chú ý đến và chọn làm địa điểm đầu tư lâu dài. Đặc biệt, trong
đó có các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan và Hàn Quốc trong lĩnh vực dagiày như Công ty Cổ phần TNHH Pouchen Việt Nam, Công ty TNHH TaeKwang
Vina Industrial Co. Ltd, Công ty TNHH Dona Pacific Việt Nam, Công ty
Changshin Việt Nam,…
Ngành công nghiệp da- giày tỉnh Đồng Nai được xác định là một trong mười
ngành công nghiệp ưu tiên của tỉnh theo quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 24
tháng 07 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai [117]. Sản phẩm giày dép của các
doanh nghiệp (viết tắt là DN) da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng được chọn
là sản phẩm chủ lực của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới [117].

Với lợi thế của mình, các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo ra
khối lượng lớn công ăn việc làm cho tỉnh nhà, giải quyết việc làm cho hơn 120 ngàn
lao động. Đồng thời, sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu nên đã tạo được lượng
ngoại tệ lớn thu về từ xuất khẩu, năm 2007 đã thu được trên 1 tỉ USD từ xuất khẩu
của các DN da- giày.


2

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, các DN da- giày trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong quá trình hoạt động của mình đã có một số mặt tồn tại như các DN
da- giày chủ yếu là gia công cho các đối tác nước ngoài. Các DN da- giày chưa chủ
động trong khâu thiết kế mẫu mã và chưa nghiên cứu thị trường để nắm thế chủ
động khâu phân phối. Đồng thời các DN da- giày thiếu nhân lực kỹ thuật, nhân lực
thiết kế và nhân lực nghiên cứu cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu, ngay
cả công nhân phổ thông hiện nay cũng bị thiếu. Bên cạnh đó, hiện nay các DN dagiày còn phải đối mặt với các cuộc kiện chống bán phá giá mặt hàng giày dép và
việc bãi bỏ hệ thống ưu đãi phổ cập (viết tắt là GSP) của một số khu vực như EU là
điển hình.
Cần có những giải pháp thích hợp và hiệu quả để cải thiện công tác thiết kế
mẫu mã sản phẩm da- giày, đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường sẵn có và thị
trường tiềm năng nhằm mục tiêu thoát khỏi tình trạng gia công hiện nay của các DN
da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy việc nghiên cứu giải pháp nhằm
phát triển cho các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 là hết sức
cần thiết.
2. Mục đích luận án
Nhiệm vụ của luận án này là thực hiện một số mục đích cụ thể sau:
- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển lĩnh vực da- giày của một số nước và địa
phương có lĩnh vực da- giày nổi tiếng;
- Đánh giá rõ thực trạng của các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Xây dựng các giải pháp nhằm phát triển các DN da- giày trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các DN da- giày.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tập trung phân
tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2001 đến 2007. Đề xuất giải pháp và kiến nghị
tập trung giai đoạn 2008- 2015.


3

4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Tình hình nghiên cứu trong nước: Hiện nay trong nước có một số tổ chức
chuyên nghiên cứu về ngành da- giày như Viện Nghiên cứu da- giày [104] thuộc Bộ
Công nghiệp nay là Bộ Công thương, Hiệp hội da- giày Việt Nam [92], Hội da- giày
thành phố Hồ Chí Minh [107],… các tổ chức này đã thực hiện các nghiên cứu chủ
yếu về kỹ thuật ngành da- giày, thông tin thị trường. Chưa có một nghiên cứu nào
cho riêng cho các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận văn thạc sĩ với tựa đề “Định hướng- giải pháp phát triển ngành da- giày
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” được bảo vệ vào năm 1997 tại trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, tác giả đã đề xuất một loạt chín nhóm giải
pháp như giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường và giá cả, giải pháp về tổ chức
sản xuất, giải pháp về nguyên vật liệu, giải pháp về công nghệ, giải pháp bảo vệ môi
trường, giải pháp về nhân lực, chính sách hỗ trợ và bảo hộ sản xuất trong nước, một
số giải pháp tổ chức thực hiện. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra rất dàn trải, không
tập trung, còn mang nặng tính định hướng, chưa dựa trên cơ sở phân tích số liệu sơ
cấp hay công cụ nào để đề xuất giải pháp.
Tình hình nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai: Năm 2004 có đề tài nghiên cứu
khoa học về “Định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005- 2015” [117]. Theo đó, đề tài đã xác định được “giày
dép và sản xuất phụ kiện” là một trong 15 sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2005- 2015. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở mức định
hướng phát triển chung cho 15 sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh, chứ chưa đi
sâu phân tích riêng cho các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Năm 2005, tỉnh Đồng Nai đã “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 có tính đến năm 2015” [62]. Theo đó, tỉnh Đồng Nai
đã quy hoạch phát triển được ngành công nghiệp “dệt may và giày dép” đến năm
2010 [117]. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quy hoạch phát triển cho cả cụm ngành công
nghiệp dệt may và giày dép đến năm 2010, chứ chưa đi sâu phân tích riêng cho các
doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


4

Cho đến thời điểm thực hiện luận án này, tại tỉnh Đồng Nai chưa có một
nghiên cứu chuyên sâu nào về lĩnh vực da- giày trên cơ sở điều tra các doanh
nghiệp da- giày tại tỉnh Đồng Nai. Đây là lý do cho luận án hình thành và phát triển.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài này gồm: phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp nghiên cứu tại hiện
trường (quan sát, sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn), phương pháp nghiên cứu
chuyên gia. Một số phương pháp cụ thể được thể hiện trong quá trình nghiên cứu
như sau:
a) Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phương pháp nghiên cứu tại bàn được áp dụng để:
- Hệ thống hóa lý luận, kinh nghiệm trong và ngoài nước, xác định cơ sở lý
luận và thực tiễn của luận án;
- Phân tích đánh giá các chính sách phát triển của các DN da- giày nói chung
và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng;
- Xử lý, phân tích các thông tin, số liệu thu được qua bảng câu hỏi và phỏng
vấn;

- Xây dựng các kết luận về phát triển các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai;
- Xây dựng các quan điểm, phương hướng và đề xuất các kiến nghị, giải
pháp nhằm phát triển các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015.
Các phương pháp cụ thể gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh và phương pháp nghiên cứu tình huống…
b) Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về thực trạng hoạt
động của các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua việc lấy ý kiến cấp quản
lý của các DN da- giày.
Kết cấu và nội dung của bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi gồm 36 câu hỏi chưa
kể phần giới thiệu, phần gạn lọc đối tượng, phần đề nghị chính sách và phần thông


5

tin cá nhân. Bảng câu hỏi được kết cấu thành 12 phần chính, như phần thông tin
chung về DN da- giày, lao động, vốn, công nghệ, tình hình nguyên phụ liệu, kết quả
kinh doanh, công tác Marketing, nghiên cứu và phát triển, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh, phần đánh giá chung của DN, phần định hướng đến năm 2015 của DN.
Mẫu điều tra: Đối tượng được gửi mẫu điều tra là toàn bộ các DN chủ yếu
trong lĩnh vực da- giày đang hoạt động tại Đồng Nai. Số lượng DN được chọn gửi
mẫu là 51 DN, trong đó có 36 DN da- giày FDI và 15 DN da- giày trong nước. Số
lượng này được xác định trên cơ sở tổng hợp toàn bộ danh sách có được từ Cục
thuế, Cục Thống kê và Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai (nay là Sở Công thương).
Tổ chức điều tra: Mỗi DN da- giày trong nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
được gửi một bảng câu hỏi tiếng Việt. Mỗi DN da- giày FDI trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai được gửi một bộ bảng câu hỏi gồm một bảng câu hỏi tiếng Anh và một bảng
câu hỏi tiếng Việt. Bảng câu hỏi tiếng Việt được dùng khi người đại diện DN dagiày FDI cung cấp thông tin là người Việt Nam. Hoặc sẽ dịch sang tiếng Hàn Quốc,
tiếng Trung Quốc hoặc ngôn ngữ khác khi người đại diện DN da- giày cung cấp

thông tin là người nước ngoài nhưng ít am hiểu tiếng Anh.
Thời điểm điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện từ tháng 10 đến tháng
11 năm 2007. Phiếu điều tra chủ yếu triển khai thông qua sự trợ giúp của các anh
chị ở Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai.
Kết quả điều tra: Kết quả điều tra bằng bảng câu hỏi như sau: Số bảng câu
hỏi được phát đi là 51 bảng câu hỏi. Số bảng câu hỏi thu về là 51 bảng câu hỏi đạt tỉ
lệ 100%, trong đó số bảng câu hỏi thu về trả lời đầy đủ các câu hỏi là 41 bảng câu
hỏi chiếm tỉ lệ 80.4%, số bảng câu hỏi trả lời không đầy đủ là 10 bảng câu hỏi
chiếm tỉ lệ 19.6%. Không có trường hợp bảng câu hỏi không hợp lệ. Xử lý kết quả
điều tra bằng bảng câu hỏi được tác giả thực hiện bằng phần mềm EXCEL, SPSS
[38], [54].
c) Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu
thập thông tin về môi trường đầu tư, các chính sách và biện pháp để phát triển các


6

DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phỏng vấn được tập trung vào các đối
tượng:
- Đại diện các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, như đại diện của
công ty Cao su màu, đại diện của công ty Taekwang Vina, đại diện của công ty
Changshin Viet Nam... Cách thức lấy thông tin là đến tận DN để phỏng vấn.
- Đại diện Hiệp hội da- giày Việt Nam, như Phó chủ tịch Hiệp hội da- giày
Việt Nam và một số ủy viên khác trong ban chấp hành Hiệp hội da- giày Việt Nam.
Cách thức lấy thông tin là gọi điện thoại.
- Đại diện một số sở ban ngành liên quan đến các DN da- giày tỉnh Đồng
Nai, như Sở Thương mại, Sở Công nghiệp (đến nay hai sở này đã nhập chung với
tên gọi là Sở Công thương), đại diện Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai,…
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
Ý nghĩa khoa học đối với kết quả nghiên cứu của luận án này là:

- Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN dagiày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai;
- Đưa ra những kết luận từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của các
DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Xây dựng các quan điểm và kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi
nhằm tăng cường phát triển các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gắn với
mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh từ nay đến năm 2015.
7. Những đóng góp mới của luận án:
Một là, luận án rút ra được sáu bài học kinh nghiệm của một số nước và một
số địa phương có ngành da- giày phát triển: 1) Cần có nơi cung cấp thông tin về
nguồn nguyên liệu cho DN; 2) Cần có nơi cung cấp thông tin thị trường trong nước
cũng như nước ngoài; 3) Cần phát triển liên kết trước và liên kết sau trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; 4) Qui hoạch và xây dựng khu, cụm công
nghiệp tập trung cho DN da- giày; 5) Xây dựng nguồn nguyên liệu để chủ động


7

hoạt động sản xuất kinh doanh; 6) Tích cực tham gia các hiệp hội ngành hàng dagiày.
Hai là, luận án nêu rõ vai trò của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai: đóng góp vào tăng trưởng GDP, gia tăng giá trị xuất khẩu, tạo công ăn
việc làm…
Ba là, luận án đánh giá và phân tích rõ nét và toàn diện thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của các DN da- giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian
qua. Luận án rút ra được ba điểm mạnh, bảy điểm yếu, bảy cơ hội, ba nguy cơ của
các DN da- giày.
Bốn là, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm phát triển các DN da- giày
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015: 1) Nhóm giải pháp nhằm phát triển các
DN da- giày trong nước với năm giải pháp cụ thể như Giải pháp về vốn, giải pháp

về thị trường và xúc tiến thương mại, giải pháp lao động, giải pháp công nghệ, giải
pháp bảo vệ môi trường; 2) Nhóm giải pháp nhằm phát triển các DN da- giày đầu tư
trực tiếp nước ngoài với bốn giải pháp cụ thể như Giải pháp về ổn định nguồn lao
động, giải pháp liên kết đào tạo lao động, giải pháp phát huy vai trò của công đoàn
cơ sở, giải pháp đầu tư nguồn nguyên liệu; 3) Nhóm giải pháp hỗ trợ các DN dagiày với 3 giải pháp cụ thể như giải pháp thành lập Hội da- giày Đồng Nai, giải
pháp xây dựng trang hệ thống thông tin, giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ.
8. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 152
trang, 40 bảng, 54 biểu đồ và được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lĩnh vực da- giày.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp da- giày trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2015.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC DA- GIÀY
1.1. PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP
Để thuận tiện trong việc nghiên cứu luận án, tác giả tìm hiểu khái niệm về phát
triển các doanh nghiệp. Trước hết tác giả đi tìm hiểu quan điểm về phát triển.
1.1.1. Quan điểm về phát triển
Thuật ngữ phát triển được gia nhập và sử dụng tại Việt Nam từ lâu. Đến ngày
nay thuật ngữ này đều hiểu theo nghĩa của phát triển bền vững. Trong văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
khái niệm phát triển bền vững và quan điểm phát triển bền vững được xác định: Phát
triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn
hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến

bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tếxã hội với tăng trưởng quốc phòng -an ninh [16, tr 89].
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững. Do tác
giả chưa thể thống kê đầy đủ nên trong luận án này chỉ đề cập đến “phát triển bền
vững” theo quan điểm của Ủy ban Brundtland, do Đại hội đồng Liên hiệp quốc lập ra
vào năm 1983. Theo đó, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển thỏa mãn những
nhu cầu hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai. Như vậy phát triển bền vững là quá trình phát triển dựa vào nguồn tài nguyên
được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những
hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật.
Tại Việt Nam thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ mới. Đã có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này, như “Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm
tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội [55]. “Quản lý môi trường
cho sự phát triển bền vững” (2000) do Lưu Đức Hải và công sự tiến hành [20].
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam- giai đoạn
I” (2003) do Viện môi trường và phát triển bền vững, Hội liên hiệp các Hội Khoa học
kỹ thuật Việt Nam tiến hành [56]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một


9

điểm chung là nghiên cứu khái niệm phát triển bền vững trên bình diện của quốc gia và
tham khảo thực tế tại Việt Nam. Còn cấp độ nhỏ hơn như địa phương, vùng, miền,
ngành hay doanh nghiệp cụ thể thì vẫn chưa làm rõ.
Quan điểm của chúng tôi trong luận án này về phát triển là phát triển bền vững
theo quan điểm của Ủy ban Brundtland.
1.1.2. Quan điểm phát triển các doanh nghiệp
Theo tác giả, phát triển các doanh nghiệp là quá trình hoàn thiện về mọi mặt
của doanh nghiệp bao gồm: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, nguồn nguyên
liệu, văn hóa, môi trường, xã hội…. trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo
rằng lợi nhuận cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

Để phát triển các doanh nghiệp theo hướng bền vững thi cần xác định đồng
thời một số công việc sau:
Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển trên
một số mặt như gia tăng lợi nhuận, gia tăng vốn công nghệ, gia tăng vốn nhân lực,
gia tăng thị trường, gia tăng chất lượng sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh trên
thương trường, ít tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường...
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan quản lý nhà nước chú
trọng tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển như: Quy hoạch thống nhất
chiến lược phát triển ngành, phát triển vùng, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh
nghiệp phát triển thượng nguồn, phát triển hạ nguồn... Điều này rất có ý nghĩa đối
với các doanh nghiệp da- giày Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp da- giày
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Tóm lại, quan điểm về phát triển các doanh nghiệp trong luận án này là phát
triển bền vững theo quan điểm của Ủy ban Brundtland.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC DA- GIÀY
1.2.1. Nguyên liệu dùng trong lĩnh vực da- giày
1.2.1.1. Nguyên vật liệu chính
Nguyên liệu chính dùng trong lĩnh vực công nghiệp da- giày chủ yếu là da
thuộc và các vật liệu thay thế da.


10

1.2.1.1.1. Da thuộc
Da là nguyên liệu chính và quan trọng nhất để sản xuất giày dép, vì nó có
nhiều tính chất quý báu mà các nguyên liệu khác không thể so sánh được, đó là:
_ Thoáng khí, nên giữ cho chân luôn được khô.
_ Cách nhiệt tốt, nên giữ cho chân ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
_ Bền xé và uốn gấp cho giày dép chịu được các tác động cơ học và là chỗ
dựa vững chắc cho đôi bàn chân.

_ Mềm dẻo tạo cho giày ôm khít bàn chân song không gây cản trở việc đi lại
và phát triển bình thường của bàn chân.
_ Không tích điện, giữ an toàn cho đôi bàn chân.
Để sử dụng làm nguyên liệu cho việc sản xuất giày dép, da cần phải được
thuộc, còn gọi là da thuộc. Quá trình thuộc da là quá trình xử lý da sống qua các
công đoạn bằng tác động cơ học, hoá học, vật lí để tạo thành da thuộc có những tính
chất đáp ứng nhu cầu sử dụng của chúng.
Thuộc da là quá trình kết hợp da với các chất thuộc để tạo thành một sản
phẩm khác. Sự kết hợp này không những phải ổn định mà còn phải là phản ứng một
chiều, nghĩa là sản phẩm tạo thành không thể phân ly trở lại những chất ban đầu. Có
ba giai đoạn trong quá trình thuộc da: giai đoạn chuẩn bị thuộc, giai đoạn thuộc và
giai đoạn hoàn thành.
Ở giai đoạn chuẩn bị thuộc, cần thực hiện các bước sau đây:
Hồi tươi Æ Nạo thịt Æ Khử lông và ngâm vôi Æ Tẩy lông, nạo thịt Æ Xẻ da
Æ Rửa sạch da Æ Làm mềm da Æ Axit hóa da.
Hồi tươi là công đoạn hoàn lại cho da lượng nước cấu tạo đã bị mất trong
quá trình bảo quản làm da tươi lại gần như mới, rửa sạch các vết bẩn, vết máu, chất
bảo quản và các chất tan trong nước;
Nạo thịt là công đoạn nạo bỏ lớp bạc nhạn;
Khử lông và ngâm vôi là công đoạn làm yếu chân lông bằng dung dịch kiềm;
Tẩy lông, nạo thịt là công đoạn dùng dao cùn và dao sắc để tách lông ra khỏi
da và tách bạc nhạn ra khỏi da;


11

Xẻ da là công đoạn dùng máy xẻ ướt, xẻ da theo độ dày yêu cầu của khách
hàng;
Rửa sạch da là công đoạn dùng nước sạch để rửa da;
Làm mềm da là công đoạn xử lý làm cho da dẻo và mềm như da làm mũ

giày, da làm áo…;
Axit hóa da là công đoạn thay đổi độ PH của da cho phù hợp với độ PH của
chất thuộc.
Ở giai đoạn thuộc da, có hai phương pháp thường được áp dụng để thuộc da,
đó là thuộc da bằng các loại Tananh thực vật (hay còn gọi là thuộc đỏ) và thuộc da
bằng hợp chất của Crôm (hay còn gọi là thuộc xanh).
Ở giai đoạn hoàn thành, sau khi thuộc các tấm da được rửa sạch, ép nhẩn và
thực hiện các công đoạn sau đây:
Bào da Æ Nhuộm màu Æ Ăn dầu Æ Ty da Æ Sấy khô Æ Vò mềm Æ Lăn
mặt Æ Đánh giấy ráp Æ Sơn phủ Æ Đánh bóng da Æ In, ủi.
Bào da là công đoạn làm cho da có độ dày đồng đều theo yêu cầu;
Nhuộm màu là công đoạn sử dụng thuốc nhuộm hữu cơ, khi nhuộm phải để
da trong thùng quay, để đảm bảo thuốc nhuộm thấm đều các mặt;
Ăn dầu là công đoạn làm tăng lượng dầu béo trong da, làm cho da mềm dịu,
chống thấm nước và đầy mặt;
Ty da là công đoạn làm phẳng và ép bớt lượng nước ra khỏi da, dàn kéo sợi
da từ chỗ dày sang chỗ mỏng;
Sấy khô là công đoạn làm khô da, đồng thời để chất thuộc tiếp tục kết hợp
với sợi da làm chắc xơ sợi da;
Lăn mặt là công đoạn làm chặt chẽ mặt da, tăng độ cứng và làm phẳng bề
mặt của da thuộc;
Đánh giấy ráp là công đoạn làm cho da có bề mặt phẳng mịn và đồng đều, độ
mềm mại tăng lên nhưng độ dày của da bị giảm;
Sơn phủ là công đoạn làm tăng vẻ đẹp bề ngoài, tăng độ bền nước và che phủ
khuyết tật;


12

Đánh bóng da là công đoạn tăng độ bóng và làm chặt màng sơn;

In, ủi: công đoạn này dùng tấm kim loại đốt nóng ép lên bề mặt da để tăng vẻ
đẹp và tạo bề mặt da theo yêu cầu của khách hàng.
1.2.1.1.2. Vật liệu thay thế da
Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông, thúc đẩy tăng sản lượng
giày qua các năm. Nguồn nguyên liệu truyền thống để sản xuất giày là da, không đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu, do vậy người ta đã nghiên cứu ra các vật liệu sản xuất
giày để thay thế da, đó là da tổng hợp, vật liệu nhân tạo, vải dệt, cao su, nhựa, các
tông…
Về da tổng hợp: có 3 loại da tổng hợp, đó là vải giả da, là loại da tổng hợp có
lớp nền là vải dệt; nhựa tráng là loại vật liệu nhân tạo không có lớp vải nền, vật liệu
này được sản xuất từ việc hóa dẻo nhựa PVC sau đó cán mỏng qua hệ thống cán
nhiều rulo và loại thứ ba là da nhân tạo, là vật liệu giống da thật về hình thức cũng
như tính chất hợp vệ sinh (mềm mại và thoáng khí).
Về vật liệu nhân tạo: có 3 loại vật liệu nhân tạo có thể thay thế da thuộc
trong sản xuất giày dép, đó là da hóa học, là loại vật liệu thay thế da có sớm nhất
được sử dụng từ khi có công nghiệp giày, da hóa học được sử dụng làm pho hậu, đế
trong, lớp đế đúp…; loại thứ hai là da ép, da ép là vật liệu tương tự như da thật, khi
sản xuất da ép người ta dùng mùn bào của da ướt nhào trộn với chất kết dính sau đó
cán tấm và xeo như xeo giấy; loại thứ ba là vật liệu làm pho mũi, vật liệu này sử
dụng để gia cố phần mũi giày, ưu điểm là khả năng làm cứng tốt và giữ được hình
dáng.
Về vải dệt: có 3 loại vải dệt có thể dùng để thay thế da trong sản xuất giày
dép, đó là vải dệt thoi, loại vật liệu này dùng làm giày thể thao, làm lót giày, làm
giày dạ hội cho phụ nữ; thứ hai là vải dệt kim, vật liệu này được sử dụng làm lót
giày cao su; thứ ba là vải không dệt, là loại vải mà các sợi được xử lý bằng nhiệt, cơ
khí và hoá chất. Vải không dệt nhẹ, ấm nhưng kém bền, người ta thường sử dụng
làm lót giày mùa đông.



×