Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tiêu luận tốt nghiệp: Khảo sát tình chăn nuôi và các bệnh Ornithobacterium Rhinotracheale, Coryza, viêm phế quản truyền nhiễm và Newcastle tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
************

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH
ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE, CORYZA,
VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM VÀ NEWCASTLE
TẠI TỈNH TIỀN GIANG VÀ BẾN TRE

Sinh viên thực hiện : ĐỖ TRUNG HƯNG
Lớp

: DH15CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2015-2019

Tháng 10/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


************

ĐỖ TRUNG HƯNG

KHẢO SÁT TÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH
ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE, CORYZA,
VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM VÀ NEWCASTLE
TẠI TỈNH TIỀN GIANG VÀ BẾN TRE

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. QUÁCH TUYẾT ANH

Tháng 10/2019


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên sinh viên thực hiện: ĐỖ TRUNG HƯNG
Tên tiểu luận: “Khảo sát tình chăn nuôi và các bệnh Ornithobacterium
rhinotracheale, Coryza, viêm phế quản truyền nhiễm và Newcastle tại tỉnh Tiền
Giang và Bến tre”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo đúng yêu cầu và các ý kiến nhận xét đóng góp
của giáo viên hướng dẫn và Hội Đồng chấm thi Tốt Nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú
y.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

TS. QUÁCH TUYẾT ANH


i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến ba mẹ, người đã sinh thành
ra tôi, dành hết tình yêu thương, cố gắng vất vả nuôi nấng tôi nên người, để cho tôi
khôn lớn, bước chân vào cánh cửa đại học.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tại trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt hơn cả là quý thầy cô, bạn bè khoa Chăn Nuôi Thú
Y đã dành hết tâm huyết của mình để giảng dạy, giúp đỡ cho tôi những kiến thức vô
cùng quý báu trong những tháng năm vừa qua.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Quách Tuyết Anh, anh
Nguyễn Mạnh Hổ, anh Bùi Hữu Dũng và thành viên nhóm nghiên cứu khảo sát.
Những người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và chỉ bảo cho tôi để tôi có thể hoàn thành
tốt tiểu luận này.
Ngoài ra tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ chăn nuôi đã hết sức tận tình hợp
tác giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để tôi có thể thực hiện được tiểu luận này. Kính chúc
mọi người sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc góp phần
phát triển nền chăn nuôi của Việt Nam.

ii


TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành khảo sát 439 trang trại. Trong đó
có 327 trại thuộc địa bàn và vùng ven huyện Chợ Gạo, Gò Công thuộc tỉnh Tiền
Giang và 112 trại thuộc huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre. Thông tin khảo sát dựa
trên phương pháp nghiên cứu dịch tễ cắt ngang và hồi cứu để ghi nhận thông tin cần
thiết dựa trên góc độ người chăn nuôi và được ghi nhận lại dựa theo Bảng câu hỏi

điều tra. Kết quả thu được như sau:
Về tình hình chăn nuôi: Tại khu vực Tiền Giang, quy mô đàn chủ yếu trên
5000 con chiếm tỉ lệ 49,4%, tại Bến Tre phần lớn chăn nuôi với quy mô vừa (10003000 con) chiếm 85,6%. Kinh nghiệm chăn nuôi trung bình ở tỉnh Tiền Giang là 7
năm, trong khi đó ở tỉnh Bến Tre là 4 năm. Các trại vẫn nuôi nhiều lứa tuổi gà trong
cùng khu vực chăn nuôi. Nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là thức ăn công nghiệp nên rất
phụ thuộc vào giá cả thị trường, ảnh hưởng đến chi phí đầu tư trong sản xuất. Nguồn
nước uống cho vật nuôi phần lớn sử dụng nước giếng và nước mặt chưa qua xử lí
cũng là yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến vấn đề dịch bệnh.
Về tình hình bệnh: tại khu vực Tiền Giang, mức độ quan trọng của các bệnh
phổ biến tại trại theo quan điểm của người chăn nuôi lần lượt là: ORT, ND, CRD.
Trong khi đó, tại tỉnh Bến Tre là CRD, ORT, ND. Nhìn chung, nhóm bệnh trên đường
hô hấp vẫn là mối lo ngại nhất của người chăn nuôi của cả khu vực khảo sát thuộc 2
tỉnh. Mức độ hiểu biết về các bệnh phổ biến như ORT, IC, IB và ND tại Tiền Giang
cao hơn Bến Tre lần lượt tương ứng là 31,5% (ORT), 35,2% (IC), 21,8% (IB) và
37,9% (ND) với P<0,001. Tỷ lệ xảy ra các bệnh ORT, IC và ND ở Tiền Giang cũng
luôn cao hơn Bến Tre với các tỉ lệ lần lượt tương ứng là 33,68%, 17,34% (P<0,001)
và 13,03% (P<0,01). Trong khi đó, tỉ lệ xảy ra bệnh IB giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Bến
iii


Tre khá tương đồng, không có sự khác biệt về thống kê với tỉ lệ lần lượt là 6,1% và
6,31% (P>0,05).

iv


MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. ix
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ...............................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................2
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................2
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................4
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................4
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Tổng quan về các bệnh khảo sát ...........................................................................4
2.1.1 Bệnh ORT (Ornithorbacteriosis) ........................................................................4
2.1.2 Bệnh viêm mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza).............................................7
2.1.3 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis – IB) .....................10
2.1.4 Bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND) ....................................................15
2.2 Tổng quan về địa điểm khảo sát..........................................................................21
2.2.1 Tỉnh Tiền Giang ...............................................................................................21
2.2.2 Tỉnh Bến Tre ....................................................................................................23
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................26
3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .....................................................26
3.1.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................26
v


3.1.2 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................26
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................26
3.2.1 Tình hình chăn nuôi gà tại các địa điểm khảo sát ............................................26
3.2.2 Khảo sát về 4 bệnh ORT, IC, IB, ND ..............................................................26
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................27
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ......................................................................27

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................27
3.3.3 Tính toán các tỉ lệ liên quan trong khảo sát .....................................................28
3.4 Xử lí số liệu .........................................................................................................28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................29
4.1 Tình hình chăn nuôi chung ..................................................................................29
4.1.1 Kinh nghiệm chăn nuôi ....................................................................................29
4.1.2 Quy mô và cơ cấu đàn ......................................................................................30
4.1.3 Thực trạng chăn nuôi nhiều lứa tuổi gà trong trại ............................................31
4.1.4 Nguồn thức ăn và nước uống ...........................................................................32
4.1.5 Thời gian trống chuồng ....................................................................................33
4.2 Tình hình dịch bệnh ............................................................................................34
4.2.1 Mức độ quan trọng của bệnh theo quan điểm người dân .................................34
4.2.2 Mức độ hiểu biết về bệnh của người chăn nuôi ...............................................35
4.2.3 Tình hình dịch bệnh tại các trại khảo sát .........................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................38
5.1 Kết luận ...............................................................................................................38
5.2 Đề nghị ................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................44
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................47

vi


vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ORT

Ornithobacterium rhinotracheale

Vi khuẩn gây bệnh ORT

IC

Infectious Coryza

Bệnh truyền nhiễm Coryza

IB

Infectious Bronchitis

Viêm phế quản tuyền nhiễm

IBV

Infectious Bronchitis Virus

Virus gây bệnh viêm phế quản tuyền nhiễm

ILT


Infectious Laryngotracheitis

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

ND

Newcastle Disease

Bệnh Newcastle

NDV

Newcastle Disease Virus

Virus gây bệnh Newcastle

CRD

Chronic respiratory disease

Bệnh hô hấp mãn tính

OIE

World Organisation for Animal Health

Tổ chức sức khỏe động vật thế giới

viii



DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1.1 Tổng số gà của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017 ................................2
Bảng 2.1 Tỉ lệ biến đổi bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh IB .................................14
Bảng 2.2 Tóm tắt các bệnh trong khảo sát ...............................................................20
Bảng 2.3 Số lượng đầu gà qua các năm của tỉnh Tiền Giang ...................................23
Bảng 2.4 Số lượng đầu gà qua các năm của tỉnh Bến Tre ........................................25
Bảng 4.1 Thời gian kinh nghiệm của người chăn nuôi ............................................29
Bảng 4.2 Quy mô đàn tại các khu vực khảo sát........................................................30
Bảng 4.3 Cơ cấu đàn tại các trại khảo sát .................................................................31
Bảng 4.4 Phân nhóm số lứa tuổi gà được nuôi trong trang trại ................................32
Bảng 4.5 Nguồn nước sử dụng tại các hộ chăn nuôi thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Bến
Tre .............................................................................................................................33
Bảng 4.6 Số trại để trống chuồng thuộc các trại được khảo sát ở 2 tỉnh Tiền Giang và
Bến Tre ......................................................................................................................34
Bảng 4.7 Bảng đánh giá mức độ quan trọng của bệnh theo quan điểm người dân ..34
Bảng 4.8 Bảng xếp hạng mức độ quan trọng của bệnh theo quan điểm người chăn
nuôi ............................................................................................................................35
Bảng 4.9 Sự hiểu biết về bệnh của người chăn nuôi ................................................35
Bảng 4.10 Tình hình các bệnh phổ biến tại khu vực khảo sát ..................................36

ix


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng đàn gà nước ta trong giai đoạn 2010 2017 .............................................................................................................................3
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phân nhóm thời gian kinh nghiệm của người chăn

nuôi ............................................................................................................................30
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các bệnh thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre ....37
Hình 2.1 Khuẩn lạc O. rhinotracheale nuôi cấy trên môi trường thạch TSA có bổ
sung 5% máu cừu ........................................................................................................5
Hình 2.2 Khuẩn lạc của Av. paragallinarum..............................................................8
Hình 2.3 Cây phả hệ của virus thuộc họ Coronaviridae ..........................................11
Hình 2.4 Bản đồ phân bố bệnh viêm phế quản truyền nhiễm gia cầm trên thế giới
trong giai đoạn 7-2018 đến 12-2018 .........................................................................12
Hình 2.5 Bản đồ nơi bùng nổ dịch bệnh IB tính tới thời điểm 05/2019...................13
Hình 2.6 Cây phả hệ của virus họ Paramyxoviridae ................................................16
Hình 2.7 Bản đồ phân bố bệnh Newcastle trên thế giới trong giai đoạn 7-2018 đến
12-2018......................................................................................................................17
Hình 2.8 Bản đồ nơi bùng nổ dịch bệnh Newcastle tính tới thời điểm 05/2019 ......18
Hình 2.9 Bản đồ vị trí tỉnh Tiền Giang (Khu vực giới hạn đường màu tím) ...........21
Hình 2.10 Bản đồ vị trí tỉnh Bến Tre (Khu vực giới hạn đường màu tím) ..............23

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của Việt Nam, là nguồn cung
cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Đây cũng là ngành kinh tế chính ở nông thôn
giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, chăn nuôi còn cung cấp nguồn phân bón hữu cơ trong nông nghiệp.
Trong quá trình hội nhập như hiện nay ngành chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi gia cầm nói riêng ở nước ta đã có nhiều bước phát triển mới, góp phần vào sự
thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, chăn
nuôi gà theo quy mô công nghiệp đang ngày càng khẳng định cơ cấu trong ngành

chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất. Nhìn chung số lượng gà
qua các năm từ giai đoạn năm 2010 đến 2017 tăng trưởng đều qua các năm số liệu
được trình bày dưới Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Tổng số gà của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017
Năm

Số gà (Nghìn con)

Tăng trưởng hằng năm (%)

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

218.201
225.820
223.746
234.509
245.978
259.295
277.189
295.209

100,00
103,49

102,54
107,47
112,73
118,83
127,03
135,29

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)

2


Số gà (Nghìn con)
350000

Số gà (Nghìn con)

300000
250000

245978 259295
234509
218201 225820 223746

277189

295209

200000
150000

100000
50000
0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Năm

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng đàn gà nước ta trong giai đoạn 2010 2017
Ngoài ra sự tiến bộ trong chăn nuôi về di truyền, dinh dưỡng, năng suất và kỹ
thuật ấp trứng, nền công nghiệp chăn nuôi gia cầm hứa hẹn mở ra rất nhiều cơ hội
cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Đi kèm với những thuận
lợi đó là những khó khăn như giá thức ăn luôn biến động tăng trong khi giá cả đầu ra
không ổn định. Nhiều trang trại chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn, chất thải gây mùi hôi
ảnh hưởng môi trường. Việc khuyến khích phát triển khu chăn nuôi tập trung đã được
triển khai nhưng thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp,
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, tại khu vực tỉnh Tiền Giang người dân đang có xu
hướng chuyển từ trồng trọt qua chăn nuôi cùng với sự phát triển của những gà giống
Bến Tre, Bình Định và gà Ri góp một phần vào xu thế đó. Qua đó kéo theo sự phát
triển chăn nuôi của các khu vực lân cận, trong đó có tỉnh Bến Tre.
Để góp phần hiểu biết và đánh giá được mức độ quan tâm về tình hình dịch
bệnh của người dân tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, từ
đó đưa ra các giải pháp để hỗ trợ cho chăn nuôi gà ở các địa phương trên tốt hơn cũng
3


như cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý chăn nuôi, những nhà chuyên
môn, bác sĩ thú y và các trang trại. Đề tài: “Khảo sát tình chăn nuôi và các bệnh
Ornithobacterium rhinotracheale, Coryza, viêm phế quản truyền nhiễm và
Newcastle tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre” được tiến hành để giải quyết phần nào
thực trạng trên tại các địa bàn khảo sát.
1.2 Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và mức độ quan tâm về dịch bệnh và tình hình
các bệnh ORT, Coryza, IB, ND của một số hộ chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Tiền Giang
và Bến Tre, nhằm xác định những mặt thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi gà
tại địa phương, từ đó đóng góp phương hướng phát triển cho ngành chăn nuôi của
tỉnh.
1.3 Yêu cầu
Thu thập dữ liệu thông qua phiếu điều tra (Phụ lục 1) bằng cách phỏng vấn
trực tiếp các hộ chăn nuôi. Sau đó tính toán phân tích các tỉ lệ nhằm đánh giá tình
hình chăn nuôi như kinh nghiệm chăn nuôi, quy mô và cơ cấu đàn, thực trạng chăn
nuôi gà nhiều lứa tuổi trong trang trại, nguồn thức ăn, nước uống trong chăn nuôi và
thời gian trống chuồng. Bên cạnh đó khảo sát này còn đánh giá tình hình dịch bệnh
với các chỉ tiêu như mức độ quan trọng bệnh theo quan điểm của người dân, sự hiểu
biết về bệnh của người chăn nuôi và tình hình dịch bệnh tại các trại khảo sát trên địa
bàn của một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.


4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về các bệnh khảo sát
2.1.1 Bệnh ORT (Ornithorbacteriosis)
Giới thiệu chung
Bệnh ORT là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tác động lên đường hô hấp gia
cầm. O. rhinotracheale cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh chính hoặc nguyên nhân
thứ phát còn phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, yếu tố môi trường, tình trạng miễn dịch
của thú, …
Lịch sử phát hiện
Năm 1991 tại quốc gia Nam Phi, DuPrezz đã quan sát được trên đàn gà thịt
xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng của những triệu chứng hô hấp, túi khí đục và tăng
trưởng chậm. Tại Đức Hafez và ctv (1991) cũng đã quan sát nhận thấy những dấu
hiệu lâm sàng trên nhưng đi kèm tỉ lệ chết tăng. Tại Mỹ đã quan sát thấy những dấu
hiệu lâm sàng của triệu chứng hô hấp đồng thời trên cả gà và gà tây (Charlton và ctv,
1993; Hafez, 1996).
Năm 1993 Charlton và ctv lần đầu tiên khám phá ra vi khuẩn gây bệnh. Sau
đó đến năm 1994 Vandamme và ctv dựa trên những đặc điểm và phân loại đề xuất
đặt tên cho vi khuẩn là O. rhinotracheale.
Căn bệnh học
Bệnh ORT gây ra do vi khuẩn gram âm Ornithobacterium thuộc ngành
Cythophaga-Flavobacterium-Bacteroides và có sự gần gũi với 2 bộ vi khuẩn trên gia

4



cầm là Riemerella anatipestifer và Coenonia anatina (Page và ctv, 1963; Piechulla
và ctv, 1985)

Hình 2.1 Khuẩn lạc O. rhinotracheale nuôi cấy trên môi trường thạch TSA có bổ
sung 5% máu cừu
(Nguồn: />Sức đề kháng
Các chủng O. rhinotracheale bị bất hoạt trong dung dịch chứa 0,5% acid
formic và glyoxyl và dung dịch aldehyde (20% glutaraldehyde) trong 15 phút (Hafez
và Schulze, 2003).
Phân bố và dịch tễ
Sau khi được nhận dạng vào năm 1994 bởi Vandamme và ctv
O. rhinotracheale được phân lập và báo cáo ở khắp nơi trên thế giới ở một số quốc
gia như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Israel, Hàn Quốc, Nhật,
Đài Loan, Thổ Nhĩ Kì, Brazil, Iran và Nam Phi (Qing Pan và ctv, 2012).Theo Hauck
(2015) tại Califonia, Mỹ trong giai đoạn năm 2000-2012 đã phân lập từ 294 gà và gà
tây ghi nhận đã nhiễm bệnh ORT mà trong đó vi khuẩn ORT là một trong những tác
nhân chính gây ra bệnh hô hấp (Hauck và ctv, 2015).

5


Trong tự nhiên vi khuẩn được phân lập từ một số loài được tìm thấy như chim,
gà, vịt, chim ưng, ngỗng, chuột lang, hải âu, đà điểu, chim đa đa, gà lôi, chim bồ câu,
chim cút và gà tây (Jackwood và Saif, 2013).
Vi khuẩn O. rhinotracheale trong tự nhiên truyền lây theo chiều ngang bằng
cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nước uống và có thể truyền dọc qua trứng (ElSukhon, 2002).
Triệu chứng lâm sàng
Trong giai đoạn bệnh một số triệu chứng lâm sàng và tỉ lệ chết khi bệnh xảy
ra do O. rhinotracheale rất biến động. Những triệu chứng lâm sàng chung đó bao
gồm như ủ rũ, giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm tăng trọng, chảy nước mũi và hắt hơi,

phù mặt.
Trên đàn gà thịt triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện vào giai đoạn 3-6 tuần
tuổi và tỉ lệ chết trong khoảng 2% - 10% cùng với xuất hiện những triệu chứng chung
của bệnh. Đối với đàn gà giống, bệnh thường ảnh hưởng trong giai đoạn đẻ nhất là
trong giai đoạn đỉnh điểm sản xuất trứng hoặc trong giai đoạn đầu của sản xuất trứng.
Tỉ lệ tử vong ở mức tương đối thấp trong một số trường hợp. Ngoài ra còn bệnh còn
được ghi nhận gây ảnh hưởng làm giảm sản lượng trứng, kích thước trứng giảm, vỏ
trứng mỏng. Tuy nhiên khả năng sinh sản và khả năng ấp nở không bị ảnh hưởng
(Franz và ctv,1997; Odor và ctv, 1997; van Empel và Hafez, 1999; trích dẫn bởi
David và ctv, 2013).
Ngoài những triệu chứng như ở đàn gà giống thì ở đàn gà đẻ thương phẩm khi
bị nhiễm O. rhinotracheale còn gây biến dạng hình dạng trứng và tỉ lệ chết trên đàn
cao hơn (Kirby và ctv, 2004).
Bệnh tích
Trên gà thường xuất hiện các bệnh tích như viêm phổi, viêm màng phổi, viêm
túi khí. Kiểm tra sau khi giết mổ hoặc sau khi chết trong túi khí có bọt màu trắng,
6


kem của dịch tiết. Ngoài ra tại ngã ba khí phế quản có dịch tiết đông đặc (van Empel
và ctv, 1996).
2.1.2 Bệnh viêm mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza)
Giới thiệu chung
Bệnh viêm mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza - IC) là một bệnh hô hấp cấp
tính trên gà do Avibacterium paragallinarum có tính chất lây lan. Gây thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế làm giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng trên gà đẻ ngoài
ra bệnh còn gây kế phát Mycoplasma synoviae. Bệnh xảy ra ở các nước đang phát
triển gây thiệt hại nhiều hơn các nước phát triển.
Bệnh chỉ xảy ra trên gà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Lịch sử phát hiện

Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XIV Beach đã phát hiện một thực thể gây
ra những triệu chứng lâm sàng trên gà khác biệt với bệnh khác nhưng chưa rõ nguyên
nhân.
Năm 1932 đã phân lập được tác nhân gây bệnh và đặt tên là Bacillus
hemoglobinophilus coryzae gallinarum (De Blieck và ctv, 1932).
Căn bệnh học
Bệnh Coryza là một bệnh do vi khuẩn Avibacterium paragallinarum trước đây
được biết đến là Haemophilus paragallinarum gây ra trên đường hô hấp ở gà, gà tây.
Vi khuẩn có hình que nhỏ, không di động, không sinh bào tử, yếm khí, thuộc vi khuẩn
gram âm. Bệnh thường xảy ra trên đàn gà thịt và gà đẻ gây thiệt hại nghiêm trọng về
kinh tế (Blackall và ctv, 1997).
Vi khuẩn Avibacterium paragallinarum thuộc:
Bộ: Pasteurellales

7


Họ: Pasteurellaceae
Chi: Avibacterium

Hình 2.2 Khuẩn lạc của Av. paragallinarum
(Nguồn: />Sức đề kháng
Av. Paragallinarum bị bất hoạt nhanh khi ra môi trường bên ngoài. Trong điều
kiện của trại không sống lâu hơn 48 giờ ở 18 oC – 24oC, trong dịch tiết ở mũi tồn tại
được 4 giờ ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Trong chất tiết và mô (37oC) tồn tại
được 24 giờ, giữ ở 4oC sẽ tồn tại trong nhiều ngày. Ở 45 oC – 55oC sẽ chết trong vòng
2 – 10 phút. Cho vào trong nước trứng 0,25% formalin chết trong vòng 24 giờ ở 6oC
(Yamamoto, 1978; trích dẫn bởi David và ctv, 2017).
Phân bố và dịch tễ
Bệnh phân bố khắp mọi nơi trên thế giới và là vấn đề trong chăn nuôi gà theo

quy mô công nghiệp. Theo nguồn dữ liệu dịch tễ của tổ chức OIE, năm 1988 ở 10
trang trại phía nam New South Wales đã được báo cáo bùng nổ dịch (Blackall và ctv,
1989). Sau đó trong giai đoạn từ năm 1991 đến 1992, xảy ra 17 đợt bùng nổ dịch
được báo cáo ở Argentina (Sandoval và ctv, 1993). Đến năm 2014 tại Andhra Pradesh
Ấn Độ báo cáo bùng nổ dịch (Muhammad và Sreedevi, 2013).

8


Ở mọi lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh tuy nhiên ở giai đoạn gà còn nhỏ bệnh
ít nghiêm trọng hơn so với gà ở giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là gà mái trong giai
đoạn sản xuất trứng (Yamato, 1978; trích dẫn bởi David và ctv, 2013). Theo Calderón
và ctv (2010) sản lượng có thể giảm lên đến 40% và tỉ lệ chết hoặc loại thải biến động
khoảng 2% đến 5% (Sandoval và ctv, 1993).
Theo Nguyễn Bá Hiên và ctv (2013) bệnh thường lây qua đường không khí và
không có khả năng lây truyền qua trứng. Các cá thể mắc bệnh mãn tính hoặc mang
trùng là nguồn lây bệnh chính trong đàn.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh Coryza gây ra những triệu chứng lâm sàng thể hiện ra bên ngoài như
viêm cấp tính đường hô hấp trên phần từ mũi đến xoang mũi, chảy dịch nhầy hoặc
thanh dịch, sưng vùng mặt và viêm kết mạc mắt.
Trong trường hợp thể bệnh mãn tính thường do bệnh kết hợp với các bệnh
khác và tạo ra các triệu chứng phức hợp gây khó khăn trong chẩn đoán (Muhammad
và Sreedevi, 2015).
Ngoài ra bệnh Coryza có thể gây tiêu chảy, giảm tiêu thụ thức ăn và nước
uống. Điều đó ở gà trong giai đoạn tăng trưởng làm tăng tỉ lệ loại thải và đối với gà
đẻ sẽ gây ra hậu quả làm giảm sản lượng trứng từ 10% đến 40% (Calderón và ctv
2010). Gây thiệt hại kinh tế trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm nói riêng và
trong nền kinh tế nói chung.
Bệnh tích

Av. Paragallinarum gây ra những bệnh tích như viêm cata cấp tính trên màng
nhầy ở đường mũi và xoang mũi, gây viêm kết mạc mắt, sưng vùng mặt và tích.
Thông thường viêm phổi và viêm túi khí hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên một số báo cáo
nghiên cứu ở một số vùng đã xảy ra dịch cho thấy bệnh tích viêm túi khí đã lên đến
69,8% (Droual và ctv, 1990; Hoerr và ctv, 1994).
9


2.1.3 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis – IB)
Giới thiệu chung
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis – IB) là một bệnh hô
hấp truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm với những đặc điểm chung như khò khe, ho, hắt
hơi. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế làm giảm tăng trọng, giảm hiệu quả
sử dụng thức ăn, giảm sản lượng trứng và chất lượng trứng.
Bệnh không gây ảnh hưởng đáng kể lên sức khoẻ cộng đồng (Nguyễn Bá Hiên
và ctv, 2013)
Lịch sử phát hiện
Vào năm 1930 tại tiểu bang North Dakota thuộc Hoa Kỳ lần đầu tiên mô tả
bệnh, tuy nhiên đến năm 1931 Schalk và Hawn lần đầu tiên công bố tài liệu sau khi
quan sát được. Cũng trong thời gian đó bệnh IB được cho là một dạng bệnh nhẹ của
bệnh ILT. Tuy nhiên đến năm 1936 Beach và Schalm đã thành công trong việc sử
dụng phản ứng trung hòa trên gà nhằm phân biệt giữa 2 bệnh IB và ILT.
Năm 1937 Beaudette và Hudson quan sát thấy được sự bất thường của vỏ trứng
do IBV gây ra. Đến những năm 60 của thế kỷ XIV Winterfield và Hitchner đã báo
cáo rằng một số chủng IBV gây ra hội chứng bệnh trên thận và viêm thận, sau đó
Gray và Holte đã thành công trong việc phân lập được chủng IBV gây bệnh trên thận.
Căn bệnh học
IB là một bệnh gây ra bởi ARN virus, có vỏ bọc, thuộc:
Bộ: Nidovirales
Họ: Coronaviridae

Chi: Coronavirus

10


Hình 2.3 Cây phả hệ của virus thuộc họ Coronaviridae
Sức đề kháng
IBV bị bất hoạt ở 56ºC trong 15 phút, 45ºC trong 90 phút. Một số chủng IBV
có thể sống sót ở ether 20% ở 4ºC trong 18 giờ. Mất tính gây nhiễm bởi Chloroform
50% ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Nhạy cảm với các thuốc sát trùng như
Propiolactone 0,05% - 0,1%, formalin 0,1% (Nguyễn Bá Hiên và ctv, 2013).
Phân bố và dịch tễ
IBV phân bố khắp mọi nơi trên thế giới và đã phát hiện nhiều serotype và
nhiều kiểu gen trừ khu vực Nam Cực (Wit và ctv, 2011).
Trên thế giới một số quốc gia đã công bố với OIE có dịch xảy ra từ 12/2005
đến 01/2006 tại Na Uy đã xảy ra dịch được báo cáo (Keren Bar-Yaacov và ctv). Đến
04/2011 bùng nổ dịch ở Phần Lan (Heinonen, 2011). Tiếp tục đó 8/2016 xảy ra ở
Algeria (Ahmed, 2016).
11


Ở mọi lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên trên gà còn nhỏ IBV gây
bệnh ở đường hô hấp trên. Tỉ lệ mắc bệnh hầu như có thể lên đến 100%. Nhưng tỉ lệ
chết có thể biến động giữa khoảng từ 0% đến 82% tùy vào điều kiện như tình trạng
sức khỏe, hệ miễn dịch, chủng virus, nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Đối với các
đàn gà ở lứa tuổi càng cao thì đề kháng với các tác nhân gây bệnh hơn. Tại Việt Nam
theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan (2018) ở một số trang trại thuộc tỉnh
phía bắc tỉ lệ gà mắc bệnh IB giao động từ 13,16% - 16,26% trong khi đó tỉ lệ chết
giao động trong khoảng 2,02% - 2,54%, cũng trong nghiên cứu trên của tác giả tỉ lệ
mắc bệnh IB do IBV gây ra cũng chịu ảnh hưỡng do thời tiết trong đó mùa Đông cao

nhất lên đến 20,05% và thấp nhất là mùa thu với tỉ lệ mắc 10,48%.

Hình 2.4 Bản đồ phân bố bệnh viêm phế quản truyền nhiễm gia cầm trên thế giới
trong giai đoạn 7-2018 đến 12-2018
(Nguồn: />
12


Hình 2.5 Bản đồ nơi bùng nổ dịch bệnh IB tính tới thời điểm 05/2019
(Nguồn: />
Triệu chứng lâm sàng
Thường gà còn nhỏ có những dấu hiệu không đặc trưng như thở hổn hển, ho,
hắt hơi, kêu âm rale, chảy nước mũi. Lượng thức ăn và trọng lượng giảm đi đáng kể.
Ở gà nhỏ hơn 6 tuần tuổi các dấu hiệu thường ít thể hiện rõ hơn, đôi khi thường không
được chú ý ngoại trừ những đàn được quan sát biểu hiện vào thời gian tối.
Đối với đàn gà đẻ, ngoài việc xuất hiện những triệu chứng hô hấp còn đi kèm
với giảm sản lượng trứng, trứng bị biến dạng chất lượng giảm (màu sắc vỏ, độ dày
vỏ, lòng trắng albumin loãng, …). Tuy nhiên những dấu hiệu hô hấp thường ít được
biểu hiện bên ngoài mặc dù đôi khi biểu hiện của giảm sản xuất trứng rõ rệt. Sản
lượng trứng giảm biến động có thể lên đến 70%. Ở mức độ nhẹ có thể hồi phục sản
lượng sau 1-2 tuần, trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể hồi phục sau 6-8
tuần, tuy nhiên một số trường hợp quá nghiêm trọng có thể vĩnh viễn không hồi phục.

13


×