Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Biện pháp tổ chức thi công phần điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.81 KB, 32 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu ,công ty chúng tôi dự kiến áp dụng các biện pháp tổ
chức thi công và giải pháp kỹ thuật để thực hiện công trình cụ thể như sau:

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG................................................................................3
1.1. Sơ đồ tổ chức thi công....................................................................................................3
1.2. Chuẩn bị nhân lực để thi công.........................................................................................3
1.2.1. Cán bộ giám sát....................................................................................................3
1.2.2. Chỉ huy trưởng công trường.................................................................................3
1.3. Họp giao ban công trình..................................................................................................3
1.4. Lập báo cáo và lưu trữ công trình...................................................................................3
1.5. Kiểm tra hiện trường và tiếp nhận bàn giao tuyến..........................................................4
1.6. Tổ chức vận chuyển vật tư - thiết bị, bảo quản kho bãi lán trại.......................................4
1.6.1. Chuẩn bị kho bãi lán trại......................................................................................4
1.6.2. Tiếp nhận vật tư, bảo quản...................................................................................4
1.7. Xe máy và dụng cụ thi công huy động cho công trình....................................................4
1.8. Chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công.....................................................................................5
1.9. Lập kế hoạch thi công.....................................................................................................5
CHƯƠNG 2 TRÌNH TỰ TỔ CHỨC THI CÔNG.............................................................6
2.1. Lập lịch công tác đăng ký công tác hàng tháng, hàng tuần.............................................6
2.2. Lập lịch đăng ký cắt điện................................................................................................6
2.3. Lập phiếu công tác..........................................................................................................6
2.4. Tiếp nhận hiện trường trước khi công tác trong ngày thi công........................................6
2.5. Kết thúc công tác và bàn giao hiện trường cuối ngày công tác.......................................6
2.6. Các biện pháp giảm thời gian cắt điện và phạm vi cắt điện............................................7
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG....................................................8
3.1. Bộ máy giám sát nội bộ..................................................................................................8
3.2 Chỉ huy trưởng công trình........................................................................................8


3.3 Cán bộ kỹ thuật giám sát công trường......................................................................8
3.6 Chức năng, nhiệm vụ của giám sát thi công.............................................................9
3.7 Kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị mua sắm và trước khi lắp đặt, tổ chức nghiệm thu các
công việc
10
CHƯƠNG 4 CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ.............................................12
4.1 Chuẩn bị vật tư thiết bị...................................................................................................12
4.2 Bố trí nhân lực...............................................................................................................12
4.3 Bố trí lực lượng.............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 5 CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH........................................13
5.1 Các tiêu chuẩn áp dụng:.................................................................................................13
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

2


5.2 Các giải pháp kỹ thuật thi công chính............................................................................13
5.2.7.4 Chỉ dẫn thiết bị đầu cuối thông tin và viễn thông 1999/5/EEC................................24
CHƯƠNG 6 XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THI CÔNG XÂY LẮP..............................29
6.1 Cam kết thi công theo thiết kế........................................................................................29
6.2 Phối hợp với các ngành chức năng để xử lý các đoạn giao chéo....................................29
6.3 Xử lý các tình huống bất ngờ.........................................................................................29
6.4 Xử lý các tình huống bất ngờ trong khi thi công có cắt điện..........................................29
CHƯƠNG 7 NGHIỆM THU BÀN GIAO CÔNG TRƯỜNG........................................31
CHƯƠNG 8 CÁC BIỆN PHÁP KHÁC...........................................................................32

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

2



. Biện pháp tổ chức thi công

CHƯƠNG 1
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
1.1.

Sơ đồ tổ chức thi công
Cử 1 Chỉ huy trưởng công trường có đầy đủ kinh nghiệm và tuổi nghề cao để điều
hành trực tiếp công trình. Lập phương án thi công chi tiết trình Chủ đầu tư và để
giám sát thi công.
Chỉ huy trưởng công trình thường xuyên báo cáo Giám Đốc công ty về tiến độ thực
hiện công trình để có các biện pháp can thiệp khi cần thiết.

1.2.

Chuẩn bị nhân lực để thi công

1.2.1. Cán bộ giám sát
Công ty cử Ban giám sát gồm các kỹ sư điện, chuyên làm công tác giám sát trực
tiếp tại hiện trường để giám sát chất lượng thi công và xử lý các tồn tại vướng mắc
tại hiện trường, ghi nhật ký thi công công trình, báo cáo Chỉ huy trưởng công
trường những việc đã làm, chưa làm.
1.2.2. Chỉ huy trưởng công trường
Đã trực tiếp điều hành thi công nhiều công trình tương tự như gói thầu trên, có khả
năng điều hành nhiều công trình cùng thi công song song một lúc.
1.3.

Họp giao ban công trình
Hàng tuần Kỹ sư điều hành dự án phải tổ chức các cuộc họp giao ban, kiểm điểm

tiến độ và chất lượng thi công của tất cả các đội, nhóm thi công hoặc nhà thầu phụ
(nếu có), từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời các tồn tại. Đồng thời đề xuất các
biện pháp huy động lực lượng thi công cho phù hợp với tiến độ chung toàn công
trình. Đặc biệt chú ý đến các yêu cầu từ Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trên
công trường thi công.
Các cuộc họp này có thể mời đại diện của Chủ đầu tư tham gia.
Lập báo cáo và tham gia các cuộc họp do Chủ đầu tư hoặc do cơ quan chủ quản tại
địa phương triệu tập.

1.4.

Lập báo cáo và lưu trữ công trình
Kỹ sư dự án hàng tuần phải lập báo cáo tiến độ thi công các hạng mục trong công
trình, các thuận lợi – khó khăn, đề ra kế hoạch và phương án thi công mới cho tuần
tiếp theo và phương án xử lý chấn chỉnh các tồn tại trình Ban lãnh đạo công ty chấp
thuận.
Chỉ huy trưởng công trình lập báo cáo tiến độ thi công và gửi báo cáo này cho Chủ
đầu tư khi có yêu cầu.
Tổ chức kiểm tra và lập biên bản xử lý kỹ thuật từng hạng mục công trình theo từng

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

3


. Biện pháp tổ chức thi công

thời điểm.
Tổ chức ghi Nhật ký công trường.
Tổ chức lập các biên bản nghiệm thu từng phần cho các hạng mục theo quy định.

Tổ chức tập hợp tất cả các chứng từ chất lượng, chứng từ xuất xưởng của vật tư
thiết bị lắp đặt cho công trình. Lưu trữ đầy đủ vào hồ sơ dự án tại văn phòng và bàn
giao cho Chủ đầu tư theo quy định.
Tổ chức tổng nghiệm thu bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Tổng hợp, báo cáo đề xuất các ý kiến phản hồi từ các cơ quan quản lý, chính quyền
địa phương và báo cáo kết quả xử lý cho Ban Giám Đốc công ty và Chủ đầu tư.
1.5.

Kiểm tra hiện trường và tiếp nhận bàn giao tuyến
Sau khi có thông báo trúng thầu và lệnh khởi công, Công ty chúng tôi sẽ làm kế
hoạch chi tiết triển khai thi công và liên lạc với Chủ đầu tư để ký kết hợp đồng xây
lắp.
Kết hợp với Chủ đầu tư và cùng các đơn vị liên quan để tiếp nhận tuyến và bàn giao
tuyến để tổ chức thi công công trình.

1.6.

Tổ chức vận chuyển vật tư - thiết bị, bảo quản kho bãi lán trại

1.6.1. Chuẩn bị kho bãi lán trại
Công ty chúng tôi có kho bãi chính với diện tích 1000m 2, toàn bộ vật tư thiết bị
được nhận từ nhà cung cấp vật tư nhập thẳng về kho chính của Công ty để bảo
quản, phân phối thi công cho từng giai đoạn, từng công trình bằng các thiết bị
chuyên dùng tự có của Công ty.
1.6.2.

Tiếp nhận vật tư, bảo quản
Khi nhận vật tư về kho, tiến hành che chắn bảo quản tốt, đối với cáp, các thiết bị
trong thùng, được cách ly với đất qua các cục kê để tránh làm mục các bành cáp và
các thùng đựng thiết bị làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển và lắp đặt.

Khi lắp đặt các thiết bị lên lưới cần kiểm tra kỹ các phụ kiện, đồng thời lắp đặt theo
đúng thiết bị và đúng vị trí như thiết kế.
Trong quá trình thi công cần nghiên cứu kỹ hồ sơ để lắp đặt và đấu nối thiết bị theo
hướng dẫn của Chủ đầu tư và nhà cung cấp thiết bị, tránh vận chuyển nhiều lần để
đảm bảo độ tin cậy cho thiết bị lắp đặt.
Hàng tuần các cán bộ giám sát sẽ lên kế hoạch thi công để bộ phận khai thác vật tư
chuẩn bị vật tư, thiết bị cho các công tác liên quan trong tuần, dùng xe máy hiện có
của Công ty để chở ra công trường.

1.7.

Xe máy và dụng cụ thi công huy động cho công trình
Các xe máy được biên chế theo đội thi công và túc trực thường xuyên tại công
trường.
Công ty sẽ điều động thêm các xe cẩu để tăng cường cho các đội khi trồng trụ, vận
chuyển vật tư.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

4


. Biện pháp tổ chức thi công

Các vật tư do Công ty cung cấp sẽ được vận chuyển theo từng đợt theo yêu cầu của
Chỉ huy trưởng công trường. Các vật tư B cấp trước khi nhập kho tạm phải báo cáo
với giám sát Điện Lực kiểm tra trước khi thi công trên lưới điện.
Trang thiết bị dụng cụ chuyên ngành: chúng tôi đã trang bị tương đối đầy đủ các
trang thiết bị chính và có thể huy động cho công trình này khi cần thiết:
- Xe cẩu 7 tấn: có khả năng cẩu, vận chuyển máy biến áp,tủ điện tổng, các bành

cáp cỡ lớn và trồng trụ điện.
- Các máy chuyên gia công cơ khí: Máy hàn, đột dập,...
- Xe gầu chuyên dùng cỡ nhỏ phục vụ cho việc đào mương, hầm cáp.
- Máy trộn beton.
- Giá ra cáp và dây các cỡ, các buly và các rọ cáp, dây chuyên dùng.
- Các kềm ép thủy lực đủ tiêu chuẩn để xử lý các mối nối.
- Các thiết bị đo: Ampe kế, Vôlkế, Mmét... để đo đạc và thử nghiệm sơ khởi
thường xuyên ngay tại công trường.
- Các sào tiếp địa và cắt điện chuyên dùng, các biển báo, rào chắn.
- Máy đục beton, máy cắt beton mặt đường...
1.8.

Chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công
Sau khi ký kết hợp đồng, Bộ phận cung ứng vật tư, thiết bị của Công ty sẽ rà soát
nhu cầu vật tư, thiết bị của công trình và cân đối vật tư, thiết bị hiện có trong kho
của Công ty, đồng thời đề xuất nhu cầu cho Ban giám đốc để ký kết hợp đồng cung
ứng vật tư bổ sung cho công trình và lượng vật tư, thiết bị dự trữ trong kho sau khi
đã xuất cho công trình.
Sau khi đã chuẩn bị lượng vật tư, thiết bị vừa đủ, Ban Chỉ huy công trường phát
lệnh khởi công đến Chủ đầu tư để chính thức khởi công công trình.

1.9.

Lập kế hoạch thi công
Trước khi khởi công, chúng tôi tập trung Cán bộ kỹ thuật nghiên cứu kỹ yêu cầu kỹ
thuật, đặc điểm địa hình, điều kiện và yêu cầu của Chủ đầu tư khi thi công. Từ đó
chúng tôi lập tiến độ chi tiết khi thi công toàn công trình, trình thỏa hiệp, sau đó
trình Chủ đầu tư để cùng phối hợp và giám sát thi công chất lượng công trình, tiến
độ này bao gồm các mục chính sau:
- Tiến độ chi tiết cho từng loại công việc.

- Sắp xếp thứ tự công việc sao cho kế hoạch triển khai thi công tối ưu nhất, bố trí
lực lượng công nhân có tay nghề phù hợp.
- Chuẩn bị đủ lực lượng nhân công, phương tiện, vật tư để cần thiết để đảm bảo
tiến độ đã đề ra.
Khi có kế hoạch thi công đột xuất Công ty chúng tôi sẽ lập kế hoạch bổ sung để
trình thông qua mới tiến hành thi công.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

5


. Biện pháp tổ chức thi công

CHƯƠNG 2
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC THI CÔNG
2.1. Lập lịch công tác đăng ký công tác hàng tháng, hàng tuần
Lập kế hoạch nhu cầu, phạm vi thi công cho từng khu vực và toàn công trình trong
suốt quá trình. Báo cáo bàn bạc với Chủ đầu tư, tư vấn giám sát để thống nhất kế
hoạch và biện pháp an toàn của từng khu vực và từng hạng mục khi thi công.
Đăng ký trước tiến độ, phạm vi thi công hàng tuần với Chủ đầu tư theo qui định.
Chúng tôi sẽ thiết lập lịch công tác từng tuần trong tháng và từng ngày trong tuần và
đăng ký trước thứ năm hàng tuần với Giám sát A, để Chủ đầu tư theo dõi giám sát.
Đồng thời căn cứ vào thông báo và cắt điện luôn phiên của các khu vực trong hàng
tháng và hàng tuần để lên kế hoạch thi công.
2.2. Lập lịch đăng ký cắt điện
Trên cơ sở công tác tuần, lập kế hoạch xin đăng ký cắt điện tuần để có phương án
cắt điện phục vụ thi công và tránh mất điện lâu gây ảnh hưởng tới sản xuất của Nhà
máy, Xí nghiệp … và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực thi công.
Trên cơ sở lịch cắt điện tuần, xin cắt điện cho từng khu vực thi công để phục vụ cho

quá trình thi công kịp tiến độ.
2.3. Lập phiếu công tác
Trên cơ sở đăng ký lịch công tác tuần, cắt điện tuần, lập phiếu công tác cho từng
ngày thi công cho các đội, nhóm, từng tổ thi công (lập trước 01 ngày), đề ra đủ các
biện pháp an toàn khi thi công, phiếu này phải được sự chấp thuận của Điện lực mới
triển khai thi công.
2.4. Tiếp nhận hiện trường trước khi công tác trong ngày thi công
Để công tác thi công diễn ra liên tục và đảm bảo tiến độ thi công công trình, hàng
ngày các đơn vị thi công liên hệ với ban quản lý công trình để tiếp nhận công việc
thi công cho ngày hôm sau để có kế hoạch phát quang, chuẩn bị vật tư và dụng cụ
thi công cho ngày hôm sau.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi thi công trên lưới điện. Đối với các
công tác thi công khi phải cắt điện, thì khi nhận bàn giao hiện trường với đơn vị bàn
giao hiện trường phải ký xác nhận, cắt điện lực nào, còn điện hay đã cắt điện, phạm
vi công tác trong khu vực cắt điện.
Sau khi nhận bàn giao hiện trường, đơn vị trưởng thi công phải tiến hành kiểm tra
lại xem còn điện hay không, đặc biệt là các nhánh rẽ vào các nhà máy xí nghiệp, sau
đó thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết như tiếp địa lặp lại hai đầu công tác,
tiếp địa các nhánh rẽ, đặt biển báo công trường nơi công tác...
2.5. Kết thúc công tác và bàn giao hiện trường cuối ngày công tác
Sau khi thi công hoàn tất các công việc trong ngày, đơn vị thi công dọn dẹp mặt
bằng thi công, tháo bỏ các vị trí tiếp địa, kiểm tra lại toàn bộ hiện trường để kiểm
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

6


. Biện pháp tổ chức thi công

tra các sai sót, sau đó mới bàn giao hiện trường như ban đầu cho đơn vị quản lý vận

hành để đóng điện lại cho khu vực công tác. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ kết quả
thi công và bàn giao công trình cho giám sát công trình và ghi nhật ký thi công các
nội dung công tác trong ngày.
2.6. Các biện pháp giảm thời gian cắt điện và phạm vi cắt điện
Kết hợp với Điện lực để thi công vào ngày cắt điện luôn phiên và ngày cắt điện
công tác của ngành điện.
Huy động toàn bộ lực lượng, nhân công, xe máy thi công ở các công trình khác của
Công Ty về thi công vào ngày cắt điện.
Chuẩn bị kỹ vật tư thiết bị, phương án thi công, phương tiện xe máy và các thủ tục
cần thiết phục vụ thi công vào ngày cắt điện trước khi đăng ký cắt điện với Điện
lực.
Cho triển khai thi công các hạng mục của công trình không cần phải cắt điện trước
khi thi công phần công trình phải cắt điện.
Ngày cắt điện triển khai lực lượng thi công tại hiện trường sớm, sẵn sàng thi công
ngay sau khi được bên Điện Lực bàn giao hiện trường và chỉ thi công những công
việc bắt buộc phải cắt điện khi thi công vào các ngày cắt điện.
Chuẩn bị sẵn phương tiện di chuyển hỗ trợ để công tác cắt điện, tiếp địa bàn giao
hiện trường cũng như trả điện được nhanh chóng, đặc biệt là phương tiện thông tin
liên lạc.
Sử dụng phương án thi công khi đường dây đang mang điện trong hạng mục cho
phép có thể thực hiện được (sử dụng phương pháp thi công Hotline).
Ban Giám Đốc trực tiếp chỉ đạo công tác ngoài công trường trong những ngày cắt
điện để giải quyết các tồn tại và liên hệ mật thiết với nhằm giải quyết nhanh chóng
các khó khăn ngoài công trường.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

7



. Biện pháp tổ chức thi công

CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
3.1.

Bộ máy giám sát nội bộ
Khi khởi công công trình, Ban giám đốc công ty sẽ ra quyết định thành lập Ban Chỉ
huy công trình cho công trình bao gồm:

3.2

Chỉ huy trưởng công trình
Là người có đủ năng lực và quyền hạn để giải quyết mọi yêu cầu của bên A cũng
như thực tế của công trường đòi hỏi, cán bộ này có chức vụ trưởng phòng trở lên.

3.3

Cán bộ kỹ thuật giám sát công trường
Mỗi công trình chúng tôi sẽ bố trí từ 02 kỹ sư giám sát trở lên, kết hợp với 01 hoặc
02 công nhân bậc cao để giám sát chất lượng theo dõi tiến độ công trình, biện pháp
an toàn và chất lượng khi thi công.

3.4

Tổ chức thực hiện tốt các qui định
Thực hiện tốt “ Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành,
sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” theo quyết định số 1559 EVN/KTAT
của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam ban hành ngày 12/10/1999 và Qui phạm xây
dựng các công trình điện.

Thực hiện các qui phạm khác liên quan đến quản lý chất lượng các công trình xây
dựng và nghiệm thu, giám sát các công trình xây dựng điện.
Tổ chức tiếp nhận vật tư thiết bị và kiểm tra số lượng, chất lượng, tất cả các vật tư
thiết bị trước khi nhập cho Công ty, và các chứng từ, các biên bản kiểm nghiệm.
Tổ chức bảo quản cấp phát, và nghiệm thu thực tế vật tư thiết bị đã lắp đặt hàng
ngày.
Tổ chức lập tiến độ thi công chi tiết, kế hoạch thi công hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng, thông qua Công ty và báo cáo với Chủ đầu tư, nhằm huy động tối đa nguồn
lực, vật tư hiện có của Công ty để thi công đúng tiến độ công trình, đảm bảo tiến độ
mà Công ty đã đăng ký với Chủ đầu tư (bản tiến độ đã được Chủ đầu tư chấp
thuận).
Lập kế hoạch tiếp nhận vật tư hàng tuần, hàng tháng để Công ty cấp kịp thời.
Lập kế hoạch xin huy động thêm nhân lực, vật lực nếu tiến độ thi công chậm hơn kế
hoạch, hay Chủ đầu tư yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hơn so với kế hoạch ban đầu.
Tổ chức giám sát chất lượng thi công và giám sát an toàn trong quá trình thi công.
Hàng tuần báo cáo tổng hợp tình hình thi công tại công trường, tinh thần thái độ của
CBCN tại công trường. Đặc biệt là việc chấp hành qui trình, qui phạm, pháp luật
của các đội công tác và từng cá nhân.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam
8


. Biện pháp tổ chức thi công

3.5

Quyền hạn của Chỉ huy trưởng công trình
Được phép điều động nhân lực, phương tiện, xe máy, cấp phát vật tư, nhiên liệu để
phục vụ cho thi công công trình tại công trường.

Được quyền từ chối nhận các vật tư, thiết bị không đạt chất lượng.
Được quyền đề xuất thi hành kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể vi phạm các qui
trình, qui phạm và nội qui của Công ty tại công trường.
Có quyền đình chỉ công tác và báo cáo ngay với Giám Đốc các tập thể, cá nhân, vi
phạm nghiêm trọng qui trình kỹ thuật an toàn như: làm bừa, làm sai thiết kế, vi
phạm pháp luật ...
Được quyền kết hợp với các nhà thầu phụ, kết hợp tổ chức thi công và quản lý công
trình theo các kế hoạch đã được duyệt.

3.6

Chức năng, nhiệm vụ của giám sát thi công
Cán bộ giám sát chất lượng công trình, được đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của
Chỉ huy trưởng công trường.

3.6.1

Nhiệm vụ của giám sát thi công
Giúp việc cho Chỉ huy trưởng công trường, lập kế hoạch tiến độ chi tiết của công
việc hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
Lập phiếu công tác, phải đăng ký công tác, phiếu cấp phát vật tư cho đội thi công
mà mình phụ trách.
Lập biên bản tại hiện trường gồm các nội dung: chất lượng thi công, thực hiện các
qui trình, qui phạm, kỹ thuật của từng nhóm công tác, báo cáo với Chỉ huy trưởng
công trường.
Theo dõi tiến độ cấp phát vật tư, tiến độ thi công, cập nhật vào các bản tiến độ
chung của toàn công trường. Hàng tuần, hàng tháng, lập bản báo cáo theo dõi tiến
độ với Chỉ huy trưởng công trường và Công ty. Nêu rõ nhận xét tiến độ thực hiện,
so sánh với tiến độ chung, kết luận nhanh chậm, đề xuất với Công ty và Chỉ huy
trưởng công trường về phương án khắc phục các tồn tại nếu có.

Tạo mọi điều kiện và hướng dẫn Giám sát A, kiểm tra giám sát công trường và cả
kho vật tư.
Hàng tháng kết hợp với giám sát bên A, các tổ, đội thi công, lập biên bản các khối
lượng đã thi công trong ngày.
Lập Nhật ký công Trường hàng ngày, hàng tuần đưa cho giám sát bên A xem xét,
ghi ý kiến và báo cáo với Chỉ huy trưởng công trường, về các ý kiến phải đề xuất
chỉ đạo của giám sát A và đơn vị thiết kế. Giải quyết (phải xử lý) các vướng mắc sai
lệch giữa thiết kế và công trường.
Lập thủ tục nghiệm thu và hoàn công cho công trình.

3.6.1.2. Quyền hạn của giám sát thi công
Được quyền đình chỉ thi công với cá nhân và bộ phận công tác, nếu thấy có biểu
hiện vi phạm nghiêm trọng qui trình kỹ thuật an toàn, có nguy cơ mất an toàn cho
người và thiết bị.
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

9


. Biện pháp tổ chức thi công

Được quyền đình chỉ thi công ngoài công trường nếu các cá nhân, đơn vị làm sai
thiết kế, kém chất lượng, làm sai phạm vi công tác (theo phiếu công tác và thao tác).
Các mệnh lệnh này phải báo ngay với Chỉ huy trưởng công trường và Giám Đốc
công ty bằng điện thoại.
Được phép đề xuất thưởng các cá nhân có thành tích tốt trong quá trình thi công, và
kỷ luật với các cá nhân, đơn vị vi phạm các qui trình kỹ thuật trong quá trình thi
công.
3.7 Kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị mua sắm và trước khi lắp đặt, tổ chức
nghiệm thu các công việc

Chất lượng công trình phải đáp ứng yêu cầu theo các qui định hiện hành sau:
- “Qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng” ban hành kèm theo quyết
định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ.
- “Qui định quản lý đầu tư xây dựng công trình” ban hành kèm theo nghị định
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ.
- “Qui định an toàn điện nông thôn” ban hành kèm theo quyết định 41/2001/QĐBCN ngày 30/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
- “Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây
dựng đường dây và trạm điện” ban hành kèm theo quyết định số 1559EVN/KTAT
ngày 21 tháng 10 năm 1999.
- Chất lượng vật tư thiết bị do nhà thầu cung cấp phục vụ cho công tác xây dựng
công trình đảm bảo các yêu cầu:
+ Đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn (sản xuất, thí nghiệm, bảo quản …) do cơ quan
thiết kế hoặc Chủ đầu tư qui định, các tiêu chuẩn ISO và IEC được dùng. Tiêu
chuẩn Việt Nam hoặc của nhà sản xuất được chấp thuận với điều kiện là chúng
tương đương với tiêu chuẩn ISO, IEC hay các tiêu chuẩn quốc tế khác.
+ Có chứng từ xuất xưởng của nhà sản xuất.
+ Có mẫu và biên bản thử nghiệm của Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo
Lường.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

10


. Biện pháp tổ chức thi công

CHƯƠNG 4
CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ
4.1


Chuẩn bị vật tư thiết bị
Vật tư thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thi công,
do vậy chúng tôi chuẩn bị đầy đủ kịp thời các vật tư do B cấp.
Huy động đủ lực lượng xe máy cần thiết để phục vụ thi công.
4.2 Bố trí nhân lực
Công ty chúng tôi thường xuyên có 2 đội thi công tại hiện trường làm các phần việc
như đào mương cáp và đặt ống tái lập mương cáp, vận chuyển bằng thủ công. Đồng
thời, có thể huy động thêm lao động phổ thông tại địa phương hỗ trợ. Khi tới cao
điểm đấu nối hoàn tất sẵn sàng huy động thêm 01 đội xuống thi công phần điện.
4.3 Bố trí lực lượng
Tùy theo từng khối lượng công việc cần đẩy nhanh tiến độ thi công mà huy động
thêm lực lượng xe máy, công nhân của Công ty hỗ trợ cho công trường.
Nếu trong trường hợp đã huy động hết lực lượng của Công ty mà vẫn không đáp
ứng được tiến độ theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chúng tôi sẵn sàng liên kết các đơn
vị xây lắp điện khác hỗ trợ trong giai đoạn gấp rút.
Trang bị đầy đủ trang dụng cụ điện: như khoan điện … cho từng công nhân để
thuận tiện trong quá trình thi công.
Từng khu vực, từng công việc chúng tôi thi công hoàn thiện dứt điểm, tránh làm đi
làm lại nhiều lần gây khó khăn cho công tác nghiệm thu bàn giao.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

12


Biện pháp tổ chức thi công

CHƯƠNG 5
CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
5.1


Các tiêu chuẩn áp dụng:
Tất cả các loại vật liệu, thiết bị dùng cho công trình phải đảm bảo theo đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật nêu trong thiết kế kỹ thuật thi công của công trình đã được phê duyệt
và các tiêu chuẩn hiện hành của ngành điện:
- IEC: Uỷ ban kỹ thuật quốc tế.
- ASTM: Hội thử nghiệm vật liệu Hoa Kỳ.
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Chất lượng vật liệu, thiết bị và công trình tuân thủ “Quy định quản lý chất lượng
công trình xây dựng” ban hành kèm theo quyết định số 209/NĐ-CP ngày
16/12/2004 và “Quy phạm kỹ thuật xây dựng số 07/1999/TT-BXD ngày
23/9/1999” của Bộ Xây Dựng.
- “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác vận hành, sửa chữa, xây dựng
đường dây và trạm điện” ban hành kèm theo quyết định số 1559/EVN/KTAT
ngày 21/10/1999 của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam.
Cán bộ giám sát: Nghiên cứu kỹ từng phần việc công trình, độ phức tạp và năng
lực, thế mạnh từng Cán bộ giám sát, ra quyết định giám sát và sắp xếp lực lượng thi
công, giám sát phù hợp với từng công đoạn thi công của công trình.
Từng giai đoạn thi công công trình có các giải pháp thi công riêng, nhóm công nhân
riêng để đảm bảo chất lượng công trình mỗi hạng mục công trình có giải pháp thi
công riêng.
Kiểm tra vật tư thiết bị trước khi đưa lên lưới điện.

5.2 Các giải pháp kỹ thuật thi công chính
5.2.1.TỦ ĐIỆN:
5.2.1.1 LẮP ĐẶT TỦ:
Cố định:
Trước khi đấu nối các vách bên trong tủ điện, gắn cố định các bộ phận và các thiết bị đo
lường lên vỏ tủ đúng vị trí, phẳng và thẳng đứng.
5.2.1.2 ĐƯỜNG VÀO:

Đường cáp vào:
Tổng quát: Cung cấp các nắp cho cáp vào vừa vặn với máng cáp đi vào tủ. Cung cấp nắp dự
phòng cho đường cáp vào trong tương lai. Không được đưa cáp vào từ trên của các tủ chịu
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam
13


Biện pháp tổ chức thi công

thời tiết.
Cáp một lõi định mức > 300A: Đi riêng biệt qua một miếng đệm phi kim loại. Không được
cung cấp các móc giữ cáp bằng kim loại bao bọc cáp (ống, thang, máng).
Tiếp tục chạy bao bọc cáp đến các tủ điện và chỉnh lối cáp vào thích hợp để cho cấp bảo vệ
IP của tủ và cấp chịu lửa của cáp được duy trì.
Giá đỡ cáp treo đỡ hay buộc cáp chính và cáp phụ trong khoảng 200mm đầu cuối. Cung cấp
những giá đỡ thích hợp để chịu được ứng suất trong điều kiện ngắn mạch.
5.2.1.3 THẢM CAO SU
Thảm cao su cách điện rộng 600mmxdày 10mm, yêu cầu cho suốt chiều dài tủ điện và được
trải ra sàn phía trước tủ điện tổng và trong trục thông tầng điện.
5.2.1.4 SƠ ĐỒ MẠCH
Bảng sơ đồ mạch:
Tổng quát: Cho tất cả tủ phân phối động lực và tủ chiếu sáng, cung cấp bảng sơ đồ kích cỡ
200x150mm, với chữ đánh máy chỉ ra các thông tin được lắp đặt như sau:
-

Tên, định mức và dụng cụ bảo vệ ngắn - mạch mạch nhánh.

-

Định mức dòng và số thứ tự mạch động lực và chiếu sáng, loại và kích cỡ dây cáp và

khu vực được cung cấp.

Gắn: Gắn bản sơ đồ mạch trên giá giữ sơ đồ mạch được gắn bên trong các cấu kiện hay cửa
tủ tường, gần với dao cắt của tủ phân phối. Bảo vệ trong vỏ nhựa dẻo cứng trong suốt.
Sơ đồ đơn tuyến:
Các cấu kiện lắp ráp theo đơn đặt hàng riêng: Cung cấp các sơ đồ đơn tuyến. Định dạng:
Chữ in không bị mờ, tối thiểu khổ A3, chỉ ra tình trạng đã được lắp đặt.
Gắn sơ đồ lên khung kim loại không bị chói và được gắn trên tường gần vị trí thiết bị.
5.2.2 HỆ THỐNG ỐNG ĐIỆN, THANG MÁNG CÁP,CÁP NGẦM
Tổng quát:
Ống điện cố định vĩnh viễn được lắp đặt trước khi kéo dây, tất cả các ống điện uPVC và phụ
kiện phải được dán keo cố định với nhau trước khi kéo dây.
5.2.2.1 CÁP KHÔNG CÓ VỎ BỌC NGOÀI - LẮP ĐẶT:
Tổng quát:
Cung cấp ống điện cố định vĩnh viễn được lắp đặt trước khi kéo dây. Cung cấp dây mồi để
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

14


Biện pháp tổ chức thi công

kéo dây hoặc cung cấp máng có nắp đậy.
5.2.2.2 DÂY CÁP TRONG MƯƠNG:
Việc lắp đặt dây cáp (bên dưới mặt đất)
Dây cáp phải được nằm song song trong rãnh cáp, thành 1 lớp mà không bị xoắn hoặc cắt
nhau. Dây cáp không bị uốn ở bán kính nhỏ hơn bán kính tối thiểu được đưa ra bởi nhà sản
xuất.
Dây cáp phải được chạy thẳng liên tục từ điểm gốc đến nơi dự định. Mối nối hoặc ghép phải
không được chấp nhận.

Nhà thầu phải đảm bảo dây cáp cắt đủ dài cho những mục đích được định sẵn và những sự
lãng phí là thấp nhất, dây cáp được lắp đặt không bị hư hỏng do bị ăn mòn hay căng quá
mức.
Khi băng qua đường phải có tối thiểu 2 ống điện dự trữ đường kính 100mm được lắp đặt có
dây mồi kéo cáp và được bịt kín.
Độ chôn sâu như sau:
-

Độ sâu chôn trực tiếp cho dây cáp hạ thế và dây cáp điều khiển: 600mm.

-

Độ sâu chôn cho dây cáp trung thế: 800mm.

Dây cáp phải được bảo vệ bằng tấm che bảo vệ dây cáp có kích thước phù hợp, tấm này
được phủ hết chiều rộng của rãnh và chồng lên thêm ra tối thiểu là 50mm từ sợi
dây cáp ngoài cùng. Tấm đậy dây cáp là loại khóa lẫn và nằm trực tiếp trên bề mặt của cát được
rửa sạch dày 75mm. Nắp đậy và hoàn thiện của máng cáp hoặc rãnh được
thiết kế và chế tạo phù hợp với những đòi hỏi của khu vực xung quanh ví dụ như chịu

tải

giao thông nặng hay nhẹ.
Bảo vệ cơ học phải có cho tất cả các dây cáp đi lên từ rãnh cáp có nắp đậy. Bảo vệ cơ học phải
cách tối thiểu là 75mm trên mặt sàn hoàn chỉnh.
Dây cáp trong rãnh phải được bao xung quanh bằng cát được rửa sạch dày 75mm (các được
sàn có kích thước tối đa là 2mm) và mặt trên được sử dụng là cát sạch hoặc đất. Độ dẫn
nhiệt của chất làm đầy phải được tái lập theo độ dốc và hoàn thiện theo yêu cầu.
Bảng đánh dấu cáp loại chống ăn mòn gắn trong khối bê tông được lắp đặt ở mỗi 30m và ở
mỗi chỗ thay đổi hướng, dọc theo suốt chiều dài của rãnh cáp. Bảng đánh dấu phải được lắp

đặt dọc theo tâm của rãnh cho những rãnh có chiều ngang nhỏ hơn 1m, những rãnh có chiều
ngang lớn hơn 1m đánh dấu dây cáp phải được lắp đặt ở cả 2 bên của rãnh.
Ở những nơi có thể, dây cáp phải được lắp đặt trong mương cáp sau khi toàn bộ tuyến đã
được đào và được chuẩn bị. Ở những nơi không thể đào và chuẩn bị toàn bộ chiều dài của
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

15


Biện pháp tổ chức thi công

rãnh cáp, một kế hoạch chi tiết cho mỗi công đoạn thi công phải được trình duyệt.
Lớp cát lót và đệm xung quanh:
Cung cấp cát sạch xunh quanh dây cáp và ống điện được lắp đặt ngầm.
Bịt kín máng và ống điện:
Bịt kín toàn bộ máng và ống điện với đệm kín chống nước. Bịt kín ống điện và máng dự
phòng ngay sau khi lắp đặt,bịt kín những máng và ống điện khác sau khi dây cáp được lắp
đặt.
5.2.2.3 TUYẾN CÁP CHÔN NGẦM:
Sự khảo sát:
Ghi lại chính xác những tuyến dây cáp chôn ngầm trước khi lấp đất. Ghi nhận lại trên bản
vẽ.
Đánh dấu vị trí:

Tổng quát: Đánh dấu chính xác vị trí của tuyến dây cáp ngầm với những chi tiết đánh
dấu tuyến gồm các tấm đánh dấu đặt phẳng mặt với nền bê tông.
Vị trí: Đặt những nhãn dấu ở mỗi mối nối, mối nối chia tuyến, chỗ thay đổi hướng, đấu nối
và điểm đi vào tòa nhà và với những tuyến chạy thẳng đặt cách nhau không quá 100m.
Bệ bê tông: Tối thiểu đường kính 200mm x chiều sâu 200.
Đánh dấu hướng: Thể hiện hướng dây cáp chạy bằng các mũi tên chỉ hướng trên các tấm

nhãn kế tiếp.
Tấm nhãn: Bằng đồng thau, kích thước tối thiểu là 75 x 75mm x dày 1mm, gắn nhãn: bằng
chất kết dính chống nước hoặc bằng vít đầu chìm thép không rỉ.
Chiều cao tấm nhãn: Đặt miếng nhãn bằng với bề mặt có lát gạch và cao trên 25mm so với
các mặt khác.
Bằng đánh dấu:
Ở những nơi không sử dụng gạch hoặc nắp đậy phía trên dây chôn ngầm, cung cấp băng
đánh dấu màu vàng hoặc màu cam mang dòng chữ “Chú ý: Dây cáp điện được chôn bên
dưới” và đặt nằm trong rãnh dưới mặt đất 150mm.
Các khu vực cáp ngầm có đặt ống chịu lực thì các ống chịu lực được đặt theo từng đoạn từ
6  10 ống (mỗi ống 6m) sẽ để 1 khoảng hở dùng làm vị trí mồi dây kéo cáp. Các vị trí này sau
khi kéo cáp được sử dụng tấm đan beton chịu lực có kích thước 10cm x 50cm x 100cm bằng
BTLT đặt phía trên thay cho ống PVC chịu lực.
-

Khi kéo cáp phải sử dụng các rọ đầu cáp chuyên dùng phù hợp với tiết diện từng

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

16


Biện pháp tổ chức thi công

loại cáp, tránh làm hư hỏng đầu cáp.
-

Khi kéo cáp, các bành cáp được đặt trên các giá ra dây chuyên dùng và đúng chiều quay
của cáp, đúng chiều sợi cáp ban đầu.


-

Các vị trí bẻ góc được sử dụng các puly đổi hướng chuyên dùng tránh làm hư vỏ cáp và
giảm lực kéo cho cáp.

-

Độ sâu và vị trí lắp đặt các phần giao chéo với các công trình ngầm khác được tuyệt đối
tôn trọng theo thiết kế, quy phạm lắp đặt cáp ngầm cũng như quy phạm lắp đặt các công
trình ngầm khác.

-

Các cuộn cáp được rải nối tiếp với nhau, đặc biệt lưu ý tới điểm đầu và điểm cuối của
mỗi cuộn sao cho khi nối cáp đúng thứ tự các pha (không bị vặn xoắn). Khi nối đảm bảo
thứ tự màu của từng pha suốt chiều dài tuyến cáp.

-

Các điểm giao của từng đoạn cáp ở hầm nối cáp để chừa đủ độ dài để cắt bỏ các phần
đầu cuối kém chất lượng (nếu có) trong quá trình thi công kéo cáp gây ra. Độ cong dự
phòng sau khi nối đủ dài cho một lần nối cáp kế tiếp. Nếu mối nối kém chất lượng phải
làm lại, chỉ phải nối 1 hộp nối cho 1 vị trí.

-

Trước khi nối, 2 sợi cáp được nối với nhau phải được thử nghiệm kiểm tra chất lượng
trước khi nối, khi thử nghiệm dùng cáp Megomet 2500V kiểm tra cách điện. Nếu phát
hiện chất lượng cáp không đảm bảo phải mời Trung Tâm Thí Nghiệm Điện kiểm tra thử
nghiệm lại nếu đạt chất lượng mới tiến hành nối cáp. Nếu phát hiện kém chất lượng phải

tìm được vị trí hư hỏng và khắc phục xong mới nối cáp tiếp (các lần thử nghiệm bằng
megomet này còn có tác dụng kiểm tra luôn chất lượng các hộp nối trước đó).

-

Các đầu cáp, điểm đầu và cuối khi kéo xong phải được định vị kỹ, đặt cao hơn mặt đất
và được chụp bằng đầu PVC để tránh ẩm cho cáp, làm giảm chất lượng lâu dài của tuyến
cáp.

-

Các đầu lên trụ được nhanh chóng làm đầu cáp và định vị cáp theo đúng bản mẫu thiết
kế. Trong trường hợp vướng điện không định vị được đầu cáp sẽ được đăng ký cắt điện
theo lịch cắt điện gần nhất để thực hiện làm đầu cáp.

-

Trước khi lắp, phải đánh dấu màu của từng pha, từng đoạn cáp thống nhất trên toàn
tuyến và được thử lại các thứ tự pha (màu) trước khi đấu nối.

-

Trong trường hợp bất khả kháng, thứ tự màu 1 đoạn nào đó không thống nhất giữa màu
của thanh cái và màu của cáp thì phải được thử lại nhiều lần xác định chính xác vị trí
màu theo trạm phía đầu nguồn và dùng băng keo màu (sơn) đánh dấu lại từng pha của

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

17



Biện pháp tổ chức thi công

cáp cho phù hợp với màu của trạm hợp bộ phía đầu nguồn. Những điều này được ghi rõ
trong hồ sơ và bàn vẽ hoàn công để tiện vận hành, quản lý lâu dài.
-

Các đoạn cáp khi thực hiện làm đầu nối cáp hoàn tất phải được thử nghiệm chắc chắn
bởi Trung Tâm Thí Nghiệm Điện trước khi đấu nối đóng điện đưa vào vận hành.Khi nối
cáp phải chọn ngày có thời tiết tốt, những giờ có mật độ xe và người qua lại ít nhất để
tránh bị bụi ẩm làm giảm chất lượng mối nối, phải sử dụng các lều bạt tạm thời có độ
chắc chắn đảm bảo để che nắng, mưa (nếu có) và đặc biệt là giảm bụi khi thi công nối
cáp.

-

Công nhân nối cáp được tuyển chọn và huấn luyện riêng theo tính chuyên nghiệp cao.

-

Khi nối cáp, tăng cường lực lượng giám sát kiểm tra đảm đảm bảo chất lượng.

5.2.3 DÂY CÁP ĐIỆN VÀ DÂY DẪN:
5.2.3.1 DÂY CÁP NGUỒN:
Tổng quát:
Tiêu chuẩn: Phân loại theo tiêu chuẩn AS/NZS 3013
Quản lý dây cáp: Báo cáo lại những hư hỏng lớp cách điện của dây cáp, ống bọc đầu cáp
hoặc lớp vỏ ngoài.
Ứng suất: Phải đảm bảo rằng phương pháp lắp đặt không vượt quá độ chịu kéo căng của dây
cáp. Sử dụng những con lăn đỡ dây cáp cho việc lắp đặt trên thang/ máng hoặc trong các

mương máng âm dưới đất.
Mối nối thẳng: Trừ những điểm tất yếu do độ dài hoặc trong điều kiện khó thi công, thì dây
cáp phải được chạy thẳng không nối ở giữa chừng.
Nối cáp: Việc nối dây cáp phải được đặt ở vị trí có thể thao tác được bên trong hộp nối cáp.
Mạch có điện áp cực thấp: Đi dây riêng cho những mạch có điện áp cực thấp, buộc lại ở
những khoảng cách đều đặn.
Ghi nhãn:
Nhận dạng cáp nhiều ruột và các nhóm cáp trefoil ở mỗi đầu bằng các thẻ sắt dán nhãn kẹp
xung quanh dây cáp hay nhóm trefoil.
Đánh dấu:
Nhận biết nguồn gốc của tất cả các dây dẫn bằng các nhãn vĩnh cửu dễ đọc.
Hệ thống dây cáp:
Trong tường có vật liệu cách nhiệt, lắp đặt dây cáp trong ống nhựa PVC.
Lắp đặt dây cáp:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

18


Biện pháp tổ chức thi công

Dây cáp được xếp song song trong máng cáp tray và xếp lên thang cáp mà không bị xoắn
hoặc chéo nhau.
Dây cáp phải không được uốn cong quá bán kính cho phép đã được ra bởi nhà sản xuất.
Dây cáp phải có chiều dài tối thiểu 150mm từ gland đệm cáp tới bất kỳ đoạn uốn dây cáp
nào.
Dây cáp cũng phải được lắp đặt để phải không gây ứng suất quá căng trên thiết bị.
Ở vị trí ngoài trời, dây cáp đi vào bên trong tủ thì phải đi từ phía dưới hoặc bên hông.
Dây cáp đi xuyên qua những lỗ xuyên phải được lắp đặt vuông góc với bề mặt lỗ và có đoạn
dây cáp thẳng dài tối thiểu là 150mm cho cả 2 phía của lỗ xuyên.

Tất cả dây cáp phải được chạy thẳng liên tục từ một điểm gốc đến điểm nối được dự định.
Không chấp nhận nếu nối hoặc ghép dây cáp.
Dây cáp phải được bó chặt trên thang cáp hoặc máng cáp tray những khoảng cách đều đặn.
Dây cáp 1 ruột phải được chạy theo 1 lớp đơn dạng tam giác (trefoil) và phải được chèn
theo yêu cầu của nhà sản xuất có tính đến trường hợp xảy ra dòng ngắn mạch.
Dạng trefoil phải được áp dụng cho dây cáp khi chạy trong cùng các dạng thang máng cáp.
Những dây cáp có đường kính ngoài trên 75mm phải được chèn riêng. Tất cả dây cáp phải
được đánh dấu riêng ở mỗi đầu nối và trên mỗi mặt của đầu trục xuyên tầng.
Nhà thầu phải đảm bảo việc cắt dây cáp thì đủ dài cho những mục đích được định sẵn và
những sự lãng phí là thấp nhất.
Dây cáp phải được lắp đặt mà không bị hư hỏng do sự ăn mòn hay do căng quá mức.
Dây cáp phải xoắn lại nhiều vòng trước khi đấu vào đèn, ổ cắm an toàn và cho những động
cơ nhỏ.
Dây cáp phải không được treo đỡ hay gắn vào đường ống, lớp cách nhiệt hay ống gió và
được đặt cách xa khỏi hệ các hệ thống đó. Tất cả đầu cáp phải được làm kín phù hợp.
Đặt dây cáp cách xa nhau và tách riêng.
Dây cáp phải được tách theo từng nhóm cho việc thiết kế mương cáp và giá đỡ.
-

Nguồn trung thế 22Kv

-

Dây cáp điều khiển và động lực hạ thế 380/220V

-

Dây cáp điện thoại và dữ liệu

Khoảng cách tối thiểu giữa các loại dây cáp theo phương ngang và phương thẳng đứng phải

theo những tiêu chuẩn sau:
-

Giữa dây cáp cao thế và dây cáp điện thoại/dữ liệu là 600mm

-

Giữa dây cáp hạ thế và dây cáp điện thoại/dữ liệu là 600mm

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

19


Biện pháp tổ chức thi công

-

Giữa dây cáp cao thế và dây cáp hạ thế là 300mm

Khoảng cách trên có thể giảm lại khi những tuyến cáp chéo nhau, khi diện tích chéo bị giới
hạn, tuyến cáp vuông góc nhau thì khoảng cách tối thiểu phải đạt được là 300mm. Đối với
hệ thống có 2 nguồn cung cấp thì dây cáp phải chạy theo những tuyến khác nhau và phải đi
xa nhất có thể được.
Các dây điều khiển và các mạch sau nói chung không được chạy trong cùng một mương,
máng, ống, ....:
-

Mạch có dãy điện áp khác nhau


-

Dây tín hiệu kỹ thuật số và analog

Mạch đèn và ổ cắm không được đi trong cùng một ống điện. Đèn và ổ cắm được đấu khác
mạch.
Lỗ xuyên cho dây cáp.
Dây cáp ngầm dưới đất đi vào tòa nhà phải được đặt trong ống uPVC chôn ngầm.
Lỗ xuyên sàn/ tường phải dự phòng đủ rộng để phát triển trong tương lai trong quá trình thi
công, chạy thử và nghiệm thu. Khả năng dự phòng tối thiểu là 25%.
5.2.3.2 CHỐNG CHÁY:
Bảo vệ:
Nếu đặt ở những chỗ dễ bị hư hỏng cơ học, sử dụng các biện pháp bảo vệ theo tiêu chuẩn
AS/NZS 3013.
5.2.3.3 ĐẦU NỐI DÂY ĐỒNG:
Tổng quát:
Ngoài những phụ kiện nhỏ và những đầu nối đèn, đấu nối dây đồng và thiết bị bằng các đầu
cáp kiểu ép có kích thước phù hợp với kích thước dây dẫn. Sử dụng dụng cụ và mỏ hàn phù
hợp để ép đầu cáp.
5.2.4 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Tổng quát:
Lắp đèn vào giá đỡ mua sẵn nguyên bộ bằng tấm lắp, nẹp, miếng chêm, nơ gài, hoặc các vật
liệu đóng gói, tùy mức độ cần thiết.
Sự cân chỉnh cao độ.
Điều chỉnh độ dài của thanh treo hoặc dây xích để hệ thống đèn nằm trên cùng mặt phẳng
ngang và cùng cao độ. Sai lệch: ± 3mm.
Đèn treo
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

20



Biện pháp tổ chức thi công

Thanh treo: Thanh treo bằng ống thép hợp với những khớp nối cac đăng.
Dây xích: Dây xích nối hàn mạ điện.
Dây chỉnh cao độ: Điều chỉnh độ dài hệ thống treo để hệ thống đèn cùng cao độ.
Đèn bắt nổi
Tổng quát: Lắp giá đỡ để giữ cân bằng và ngăn ngừa sự biến dạng của thân đèn.
Lắp đặt: Cung cấp 2 điểm gá lắp ở mỗi đầu đèn.
5.2.5 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG KHẨN CẤP:
Tổng quan:
Nguồn cung cấp cho hệ thống điện.
Cung cấp nguồn 220V không qua công tắc cho mỗi đèn thoát hiểm.
5.2.6 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:
5.2.6.1 Mô tả:
Phạm vi công việc của hệ thống chống sét bao gồm hệ thống bảo vệ chống sét chủ động.
5.2.6.2 Tham chiếu chéo:
Tổng quát:
Phù hợp với những yêu cầu chung, những chương liên quan.
Tham chiếu đến các chương sau: Những yêu cầu chung về điện, chất ngăn cháy, dây cáp
điện và dây dẫn, hệ thống ống điện và thang máng cáp.
5.2.6.3 Tiêu chuẩn:
Về tiêu chuẩn thay thế, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tương đương có thể áp dụng trong dự
án này.
Tổng quát:
Hệ thống chống sét: Phải phù hợp theo tiêu chuẩn của NFC17 – 102, BS 6651 và TCVN 46
– 84. Tiếp đất theo tiêu chuẩn: BS6651, BS7430.
5.2.6.4 Trình duyệt:
Bản vẽ thi công.

Đệ trình các bản vẽ của hệ thống chống sét thể hiện những thông tin theo sau:
-Các chi tiết của vị trí lắp đặt và các loại đầu nối, kim thu sét và các cọc nối đất, cáp thoát
sét, vật liệu sử dụng và các vật tư thiết bị cần thiết để giảm thiểu các ăn mòn điện hóa.
-Sắp xếp các thành phần trong hố nối đất.
-Dự phòng các dịch chuyển kết cấu và các lỗ xuyên kết cấu.
5.2.6.5 Chống sét:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

21


Biện pháp tổ chức thi công

Tất cả các thiết bị, dây cáp và phụ kiện dây cáp, treo đỡ dây cáp phải được cung cấp từ cùng
một nhà sản xuất hoặc được chấp thuận của Ban Quản Lý Dự Án.
5.2.6.6 Các cọc nối đất:
Khi năng lượng sét được dẫn xuống đất cần một vùng đất có trở kháng thấp để triệt tiêu
năng lượng sét vào trong lòng đất một cách hiệu quả nhất. Hệ thống nối đất bao gồm:
Cọc đồng tiếp đất có đường kính 16mm và dài 3m. Dây cáp đồng trần 70mm² dùng để nối các
cọc đồng với nhau.
Cáp thoát sét mục đích đặc biệt có trở kháng và độ tự cảm thấp nối kim thu sét xuống hố nối
đất.
Dùng hàn nhiệt hoá Cadweld để hàn cáp đồng trần và cọc đồng tiếp đất. Quá trình hàn tuân
thủ theo tiêu chuẩn an toàn IEEE Standard 80 – 1989 (nối đất) và IEC Standard 837 – 1989
(đấu nối).
Vật liệu làm giảm điện trở đất có thể sử dụng để đạt yêu cầu về điện trở suất của hệ thống
nhưng khối lượng sử dụng không nhỏ hơn 3kg cho một cọc tiếp đất.
Một hộp kiểm tra được dùng để nối cáp thoát sét đến hệ thống nối đất.
Giá trị điện trở của hệ thống cọc nối đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 10Ω.
5.2.6.7 Kim thu sét:

Lắp đặt hệ thống chống sét mới cho vùng chưa được bảo vệ sử dụng kim thu sét chủ động
Pulsar hoặc được chứng nhận là tương đương. Kim thu sét có bán kính vùng bảo vệ phải tối
thiểu 60m – class III.
Kim thu sét chủ động phải chặng đứng luồng sét phóng ra tại một thời điểm thích hợp sớm
hơn kỹ thuật chống sét thông thường. Trong trường hợp dông sét sắp xảy ra kim thu sét trở
nên bị động và làm cho hiệu ứng corona được cực tiêu hóa. Trong khoảng thời gian một
phần ngàn giây tia tiên đạo sét đi xuống, nó phải chủ động ghép điện dung với bề mặt kim
thu sét, thu hút năng lượng và giúp cho tiên đạo được phóng lên
nhanh chóng đón bắt và dẫn tia sét đi xuống. Dòng sét sau đó phải được dẫn xuống đất bằng
cáp thoát sét có khả năng chuyển năng lượng an toàn đi vào lòng đất.
Cột đỡ kim thu sét
Cột thu sét gắn kim thu sét dài 5m gồm 3m cột thép không rỉ và 2m cột sợi thủy tinh cách
điện.
Cột thu sét đi kèm với các phụ kiện, chân đế và kẹp cáp bằng thép không rỉ.
Bộ đếm sét
Bộ đếm sét để ghi lại các sự kiện vầ sét. Đặc tính:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

22


Biện pháp tổ chức thi công

Xung lực giải phóng năng lượng sét 1500A 8/20 - 20 µs
Nhiệt độ hoạt động – 20 => +60o C
Tuổi thọ của pin 7 năm.
Cấp độ bảo vệ vỏ IP67
Sự lắp đặt:
Lập vòng giãn nở theo phương ngang giữa các điểm cố định.


5.2.6.8 Cắt sét:
Các thiết bị chuyển năng lượng sét phải được cung cấp khi lắp đặt tủ phân phối điện chính.
Các thiết bị chuyển này gồm một khối MOV đơn lẽ với khả năng cắt sét là 135kA, được
mắc rẽ giữa mỗi pha với trung tính.
Các ngõ vào hệ thống thông tin
Thiết bị đa tầng, tác động nhanh, dạng môđun (ISO – K – 10), được cung cấp cho tủ MDF
nhằm bảo vệ tất cả các đường điện thoại vào và ra không bị ảnh hưởng của sét.
Thiết bị nối đẳng thế hệ thống đất
Thiết bị nối nhất thời hệ thống đất phải được lắp đặt giữa các hệ thống đất khác nhau, với
những đặc tính như sau:
-

Chỉ nối đẳng thế trong điều kiện nhất thời.

-

Tự động phục hồi trở lại sau khi hoạt động.

-

Rắn chắc, dùng trong nhà có khả năng sử dụng ở ngoài trời.
Khả năng cắt sét là 100kA 8/20 µs .

-

Khả năng điện áp đánh thủng 350V hoặc 230V.

-

Thiết bị sử dụng của hãng ERICO hoặc tương đương.


Thiết bị thử nghiệm:
Cung cấp các dụng cụ kiểm tra để đo đẳng thế đất, đặc biệt là MOV, kim thu sét và thiết bị
kiểm tra TLP.
Lắp đặt các phụ kiện khác bợi cùng một nhà sản xuất kim thu sét: Trụ đỡ trên cao dây giằng
sợi thủy tinh, chân đỡ bát kẹp, kẹp, bulong móng côn chống nước chân đỡ 3 kiềng các bộ
chuyển đổi, kẹp nhanh, kẹp chân đỡ cáp thoát sét.
5.2.6.9 Thử nghiệm:
Thử nghiệm theo tiêu chuẩn BS 6651. Thực hiện thử nghiệm hệ thống chống sét bằng bộ
dụng cụ thử nghiệm hệ thống chống sét chuyên dùng pulsar bằng cách kích hoạt máy phát
cao thế. Bộ thử nghiệm tạo ra sự tiếp xúc với đầu pulsar, dụng cụ thử nghiệm được nối với
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

23


Biện pháp tổ chức thi công

đáy cọc và dây dẫn sét.

Điện trở đất phải được đo thử bởi một cơ quan nhà nước thẩm quyền. Giá trúng thầu đã bao
gồm bất kỳ giấy chứng nhận nào bởi cơ quan nhà nước thẩm quyền được yêu cầu bởi luật
pháp Việt Nam.

5.2.7 HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI & DATA
TỔNG QUAN:
5.2.7.1 Mô tả:

Phạm vi công việc bao gồm lắp đặt hệ thống điện thoại & data.
Hệ thống mạng điện thoại bao gồm đường ống luồn cáp cho đường dây điện thoại vào, một tủ

MDF, các dây nối trong tủ, hộp nối trong mỗi tầng IDF & hộp đấu dây CSP trong từ khu vực.
5.2.7.2 Tham chiếu chéo:
Tổng quát: phù hợp với những yêu cầu chung.
Những chương liên quan:
Tham chiếu đến các chương sau: Những yêu cầu chung của hệ thống điện, phụ kiện treo,
chất ngăn cháy, dây dẫn và phụ kiện, hệ thống ống điện và thang máng cáp.
5.2.7.3 Tiêu chuẩn:
Tổng quát: Được Basec/ CSA/ UL phê duyệt.
Sản phẩm cáp: theo TS 008 cho cấu trúc cáp EIA 568 và ITU 802.3
Lắp đặt: theo SAA HB29 và theo Tổng cục bưu chính viễn thông Việt Nam TCVN 68 –
136: 1995, TCVN 68 – 146: 1995.

5.2.7.4 Chỉ dẫn thiết bị đầu cuối thông tin và viễn thông 1999/5/EEC
EN 60950: 1992, A1: 1993, A2: 1993, A3: 1995, A4: 1997 (An toàn)
EN 50081-I (Môi trường dân cư phát ra EMC)
EN 50082-I (Môi trường công nghiệp được miễn EMC)
EN 55022 lớp B ( Môi trường dân cư ITE phát ra EMC)
5.2.7.5 Thiết kế:
Hệ thống dây cáp công trình phải có:
-

Tuổi thọ ít nhất 15 năm.

-

Có thể phát triển trong tương lai.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

24



Biện pháp tổ chức thi công

Hệ thống dây cáp được kiểm tra, chứng nhận bởi:
-

Nhà thiết kế mạng ban đầu.

-

Nhà sản xuất, hay nhà phân phối.

-

Người lắp đặt.

5.2.7.6 Đối với các cơ quan thẩm quyền
Nhà thầu phải liên lạc với cơ quan thẩm quyền và thay mặt cho Chủ đầu tư để đệ trình thiết
kế, hiệu chỉnh nếu cần thiết để được các cơ quan chức năng chấp thuận hệ thống đã lắp đặt.
5.3

CHẤT LƯỢNG:

5.3.7 Mẫu vật tư:
Cung cấp một bảng mẫu trên đó có gắn các mẫu dây, đấu nối, cáp, ổ cắm, ... được sử dụng
trong phần việc này.
5.3.8

Trình duyệt:


Thông số của sản phẩm:
Đệ trình thông số kỹ thuật cho tất cả các trang bị & thiết bị.
Đệ trình các thông số thể hiện sự tương thích với các tiêu chuẩn nêu trên.
Bản vẽ thi công:

Cung cấp bản vẽ thi công chỉ ra cách lắp đặt thiết bị, dây cáp, bố trí giá đỡ để thiết bị.
Thiết bị & phương pháp kiểm tra:
Đệ trình các chi tiết về phương pháp và thiết bị kiểm tra.
5.4

CẤU HÌNH HỆ THỐNG:

Tổng đài: tổng đài thuộc phạm vi cung cấp của nhà thầu.
Trạm phân phối
Phương pháp lắp đặt
Tổng quát: Gắn các trạm phân phối trong giá đỡ.
Hồ sơ:
Cung cấp các kẹp giữ hồ sơ bên trong mỗi trạm phân phối.
Trạm phân phối chính (MDF), trạm phân phối tầng (IDF)
Một trạm phân phối chính MDF loại tiêu chuẩn công nghiệp được yêu cầu cho tòa nhà để
kết nối đường cáp vào từ công ty điện thoại địa phương.
Thiết bị chống sét đa tầng, tác động nhanh, dạng mô đun (ISO – K – 10), được cung cấp cho
tủ MDF nhằm bảo vệ tất cả các đường điện thoại vào và ra không bị ảnh hưởng của sét.
Trạm phân phối mỗi tầng IDF chứa krone highband 10 paris cho phép kết nối cáp UTP cat6.
Ổ cắm và dây cáp:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

25



Biện pháp tổ chức thi công

-

Ổ cắm:

Ổ cắm cho điện thoại & data là loại môđun RJ – 11, RJ – 45 4 vị trí.
Tất cả các đầu nối là loại tiêu chuẩn 4 chân tương ứng với ổ cắm và phù hợp với dây cứng
24AWG.
Tất cả các ổ cắm và đầu nối nên được cung cấp từ cùng một nhà sản xuất.

Số lần kết nối của ổ cắm vào đầu nối tối thiểu phải được 1000 lầm, theo tiêu chuẩn IEC
603.7.
-

Dây cáp:

Tất cả dây cáp là loại dây UTP CAT 3 cho điện thoại, cp quang & UTP CAT 6 cho Data có
hình dáng và kiểu chế tạo được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên và có thông số
danh định tuân thủ đúng theo bảng liệt kê hay bản thiết kế kỹ thuật.
-

Cách ly dây cáp điện thoại:

Cách ly dây cáp thông tin không đi trong đường ống hay máng cáp ra xa hệ thống điện áp
thấp, cách ly ít nhất 150mm.
5.5

HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT:

Tổng quát: Nhà thầu phải cung cấp một hệ thống tiếp đất cho hệ thống thông tin (CES) hay

tại những nơi hệ thống cấp nguồn một chiều D.C điện áp cực thấp (ELV), đường hồi nối đất DC
phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên.
5.6

LẮP ĐẶT:

5.6.7 Cách ly giữa các hệ thống:

Duy trì sự cách ly hệ thống sau trong toàn bộ công trình.
-

Khoảng cách giữa đường cáp động lực và đường cáp dữ liệu tại điểm cắt nhau không
được nhỏ hơn 300mm, ngoại trừ có che/ lọc thích hợp và được chấp thuận.

-

Khoảng cách giữa đường cáp động lực và đường cáp dữ liệu chạy song song không được
nhỏ hơn 600mm, ngoại trừ có che/ lọc thích hợp và được chấp thuận.

-

Tất cả các nguồn điện từ (EM) phải được xác định và cách ly thích hợp với cáp UTP tùy
thuộc vào cường độ của từng trường điện từ. Đi cáp cách tối thiểu 1m khi chạy gần như
cùng tuyến với các nguồn điện từ (như nguồn đèn huỳnh quang).

-

Tất cả các nguồn từ tính cao phải được xác định và cách xa thích hợp với cáp UTP tuỳ

thuộc vào cường độ của từng trường điện từ. Điều này quan trọng cho các thiết bị trong
tương lai có tần số vượt quá 100MHz.

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xây Dựng Việt Nam

26


×