Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (LONG THÀNH - ĐỒNG NAI) 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754 KB, 13 trang )

Câu 1: Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội và
truyền thống yêu nước của huyện, thị xã, thành phố bạn đang sinh sống, học
tập. Bạn có cảm nhận gì về truyền thống yêu nước và thành tích xây dựng
nông thôn mới của huyện, thị xã, thành phố đang sống, học tập?
Hãy nêu tên các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố bạn đang
sống, học tập đã được Nhà nước xếp hạng. Theo bạn, làm thế nào để bạn trẻ
yêu thích và góp phần gìn giữ di tích lịch sử hiện nay?
Bài làm
Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng đất màu mỡ và rất tươi đẹp. Đó chính là
huyện Long Thành - nơi đang ươm mầm cho tôi những ước mơ và đã gắn liền với
những ký ức của tuổi thơ thơ mộng.
Hiện nay, huyện có 13 xã và thị trấn Long Thành, là địa bàn nằm trong vùng
chiến lược quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai;
được quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia có
quy mô lớn như: đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; đường
cao tốc, đường sắt Biên Hòa -Vũng Tàu; đường cao tốc Bến Lức - Long Thành;
tuyến vành đai của thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là dự án Cảng hàng không
quốc tế Long Thành, đã và đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài
nước với hàng loạt nhu cầu đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ…
Về công nghiệp – xây dựng thì nay trên địa bàn huyện đã thành lập được 5
khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp với tổng số 225 doanh nghiệp, trong đó
191 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có 7.668 doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ-thương mại, đã góp phần giải
quyết việc làm cho trên 37.000 lao động, đồng thời giúp cho công tác thu ngân
sách Nhà nước hàng năm của địa phương đều vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Riêng
1


năm 2017 vừa qua, tổng thu ngân sách toàn huyện được 1.342 tỷ đồng đạt 182,2%
cao nhất từ trước đến nay và chỉ đứng sau TP. Biên Hòa.
Đến nay cơ cấu kinh tế của huyện Long Thành là công nghiệp, dịch vụ và


nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 67% với tốc độ tăng trưởng
hàng năm hơn 16%, lĩnh vực thương mại-dịch vụ chiếm 28% với tốc độ tăng
trưởng hàng năm hơn 22%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5% với tốc độ tăng trưởng
hàng năm khoảng 4%.
Đối với thương mại - dịch vụ hiện nay của Thị trấn Long Thành – huyện
Long Thành đã được định hướng quy hoạch lên đô thị loại 4, đến năm 2030 sẽ là
đô thị loại 3. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Đồng Nai
xem xét quy hoạch vùng đô thị xung quanh Cảng hàng không quốc tế Long Thành,
với định hướng phát triển đô thị như thế thì lĩnh vực dịch vụ-thương mại trong thời
gian tới đây sẽ tăng nhanh.
Diện mạo mới Long Thành ngày nay đã được thay đổi toàn diện với quy mô
mở rộng cùng những tòa nhà hiện đại và các tuyến đường được xây mới khang
trang. Bên cạnh đó, nhiều dự án liên quan đến giao thông vận tải mang tầm Quốc
gia đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện, sẽ là điều kiện thuận lợi để huyện kết
nối giao thương với các vùng miền, thu hút đầu tư, khi đó bộ mặt Long Thành sẽ
càng thêm khởi sắc hơn.
Riêng nông nghiệp, mặc dù xem công nghiệp là mục tiêu chính phát triển
kinh tế, nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn được huyện quan tâm đầu tư gắn với
Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện đã hình thành được
22 vùng sản xuất tập trung với 6 đối tượng cây trồng, cùng với đàn heo 207.000
con và đàn gia cầm 1,1 triệu con. Nhiều tiến bộ kỹ thuật chuyển giao đã giúp cho
năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi đều đạt cao hơn trước.
2


Phát triển một số mô hình cây trồng, vật nuôi chủ lực có hiệu quả kinh tế như:
Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGap tại 2
xã Bình Sơn, Bình An tổng thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm, tăng khoảng
300% so với thu nhập trước đây của các hộ nông dân; Mô hình cánh đồng lúa chất
lượng cao; Mô hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch; Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt

động Khu giết mổ gia cầm, gia súc tập trung tại xã Long An.
Tiếp theo thì không thể không nhắc đến tới truyền thống yêu nước và những
thành tích xây dựng nông thôn mới của huyện Long Thành phải không nào? Thế
nên tôi mạn phép đóng tiếp vai trò của người tường thuật lại những hình ảnh sống
động ấy và đồng thời nêu lên cảm nhận của bản thân về vùng đất này.
Long Thành là huyện có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Song
song với điều đó thì nhân dân huyện Long Thành đều có truyền thống yêu nước,
đoàn kết, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ngay khi chúng nổ súng xâm
lược tỉnh Biên Hòa (12 - 1861). Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,
Long Thành là địa phương sớm có chi bộ Đảng Cộng sản (1944) và tổ chức Mặt
trận Việt Minh của huyện (1944), đó là yếu tố quan trọng để lãnh đạo nhân dân
trong huyện làm nên cách mạng tháng Tám 1945 ở địa phương.
Vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
(1945 - 1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân địa phương gồm có nông
dân và công nhân đã đoàn kết một lòng chung tay góp sức, đấu tranh kiên cường,
vượt qua nhiều gian khổ, thử thách hi sinh, lập nhiều thành tích trên các mặt trận
xây dựng căn cứ, hậu cần, phát triển cơ sở cách mạng, đấu tranh vũ trang, góp sức
cùng cả tỉnh hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, giải phóng đất nước thống nhất Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trước năm 1960 thuộc huyện
Long Thành, chiến khu Rừng Sác, chiến khu Phước An, Sông Buông, Suối Cả,
3


Bình Sơn, Phước Thái, Long Phước, Tam An… là những địa danh lịch sử đã đi vào
tâm thức của những người cán bộ, nhân dân và là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân
dân địa phương.
Hơn nữa, tài sản quý báu, cần được trân trọng giữ gìn và phát huy trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới chính là truyền
thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân huyện Long Thành
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong 30 năm kháng chiến.

Trước khi có Nghị quyết 26 - NQ/TƯ của Trung ương về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và chương trình xây dựng Nông thôn mới, huyện Long thành đã
tập trung thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Đồng Nai về xây dựng nông thôn 4
có: có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ; có đời sống kinh tế được cải thiện;
có đời sống văn hóa tốt và có môi trường sinh thái tốt.
Nay huyện đang trong giai đoạn tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật
vào sản xuất, vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa cơ sở hạ tầng nông
thôn. Tính đến tháng 8 năm 2018, trên địa bàn huyện có 13 xã/13 được UBND
tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và vào 4 năm trước, Long Thành cũng
được thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm
2015.
Vào giai đoạn 2016 - 2020, huyện Long Thành đã và đang triển khai chương
trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Với xã An Phước bây giờ đang hoàn chỉnh
hồ sơ trình tỉnh thẩm định xã đạt nông thôn mới nâng cao, 3 xã khác thì đạt từ 15 17 tiêu chí và 9 xã còn lại đã đạt trên 12/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Long
Thành xây dựng nông thôn mới tập trung vào thực hiện đạt theo từng nhóm tiêu chí
trong đó nhóm tiêu chí tập trung phát triển sản xuất nâng cao chất lượng đời sống
nông dân đang rất được quan tâm. Trong năm qua, đời sống nông dân ở khu vực
4


nông thôn không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2018 đạt 62,8 triệu đồng/người/năm; khu vực nông thôn đạt 58 triệu
đồng/ năm. Có thể thấy chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng lên
một cách đáng kể. Trong sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt đã hình thành 22
vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích trên 6.421 ha cộng thêm hình thành khu
chăn nuôi tập trung với quy mô 126,7 ha và 185 trang trại quy mô sản xuất công
nghiệp. Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
được huyện chú trọng tập trung đầu tư phát triển.
Hiện trên địa bàn huyện có 6 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp với tổng

số 206 doanh nghiệp và trên 2.000 công ty, doanh nghiệp tư nhân hoạt động phân
bố ở khắp 15 xã, thị trấn; 186 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống các chợ,
siêu thị, trung tâm mua sắm, trạm dừng và hơn 9.900 hộ cá thể kinh doanh dịch vụ
- thương mại, tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước năm 2018 đạt hơn 1.617 tỷ đồng,
chỉ đứng sau TP. Biên Hòa trong toàn tỉnh Đồng Nai.
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
đã tác động tích cực đến tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn
toàn huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng phát triển: công nghiệp,
dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 67% với tốc độ
tăng trưởng hàng năm hơn 16%, lĩnh vực thương mại-dịch vụ chiếm 28% với tốc
độ tăng trưởng hàng năm hơn 22%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5% với tốc độ
tăng trưởng hàng năm khoảng 4%.
Có thể thấy kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư đồng
bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản
xuất và đời sống ở các vùng nông thôn. Dân chủ ở cơ sở cũng ngày càng phát huy,
ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân được nâng lên rõ rệt. Quan trọng hơn
là hệ thống chính trị ở cơ sở luân phiên được củng cố và không ngừng nâng cao

5


chất lượng hoạt động. Vì thế mà an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được
giữ vững.
Chính từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, không chỉ có sự phấn
đấu, nỗ lực không ngừng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính
quyền, mà còn có sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội
đã sẵn sàng cùng nhau đồng hành và cùng sát cánh trong phong trào "Toàn huyện
chung sức xây dựng nông thôn mới".
Gắn liền cùng với truyền thống yêu nước cùng bề dày lịch sử kháng chiến

như thế đương nhiên sẽ lưu lại không ít dấu ấn. Vì vậy, tôi vô cùng hân hạnh được
kể về các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Long Thành chúng tôi đã được Nhà
nước xếp hạng.
Gồm có bốn Di tích lịch sử- văn hóa được công nhận xếp hạng trên địa bàn
huyện Long Thành, trong đó có một di tích được công nhận xếp hạng cấp quốc gia
và ba di tích được công nhận cấp tỉnh. Ngoài ra tại địa phương còn có 181 di tích
phổ thông có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và mang đậm tín ngưỡng dân gian
cần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử.
Đầu tiên phải kể đến di tích lịch sử Mộ Tổng Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng
và 27 Nghĩa binh chống Pháp (1861):
Ngôi mộ nằm tọa lạc trên phần diện tích 27.402 mét vuông, thuộc ấp Đất
Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; được Thứ trưởng Bộ Văn
hóa Thông tin công nhận tại Quyết định số 2954/QĐ-BVHTT, ngày 04 tháng 10
năm 1995. Tính đến nay, Di tích đã được tỉnh, huyện trải qua 03 lần trùng tu, tôn
tạo vào các năm: 1936, 1996 và 2010; với nhiều hạng mục xây mới như cổng Tam
Quan, Nhà bia, Đền thờ, hồ nước, hòn non bộ; nhà đón khách; hàng rào; khu trồng
6


cây lưu niệm; thảm xanh; sân đường nội bộ; hệ thống cấp thoát nước; hồ nước phía
trước mộ Ông. Hơn 100 năm qua, khu mộ Tổng Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và
27 Nghĩa binh chống Pháp (1861) được nhân dân địa phương giữ gìn, chăm sóc
chu đáo. Hàng năm, Ban Quý tế lấy ngày 26-27, tháng chạp hàng năm là ngày
cúng giổ Ông và 27 Nghĩa binh đã hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân
Pháp xâm lược ngày 26- 27 tháng 12 năm 1861.

7


Tiếp theo ta cùng đến với căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa:


Căn cứ được xây dựng ở khu vực Suối Cả, xã Bình Sơn từ năm 1962, là một
căn cứ địa hết sức quan trọng của quân và dân Đồng Nai trong kháng chiến chống
Mỹ, là cơ quan đầu não lãnh đạo các cuộc nổi dậy, tấn công quân địch, thu được
nhiều thắng lợi vẻ vang, góp phần vào công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước. Riêng Tiểu đoàn 240 là đơn vị vũ trang địa phương hoạt động
trên địa bàn rộng, trọng yếu và ác liệt nhất ở miền Đông Nam bộ. Tiểu đoàn 240 đã
vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân vào cuối năm 2012.
Đây chính là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Đình Phước Lộc. Đình nằm
trong khuôn viên rộng hơn 11.000 m2, thuộc khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành.
Tương truyền, ban đầu đình Phước Lộc, là ngôi miếu nhỉ do dân làng Phước Lộc
dựng lên để thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh - vị Thần của làng xã cầu cho quốc thái
dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải
8


qua những thăng trầm lịch sử, năm 1985 ngôi miếu được chính quyền và nhân dân
địa phương tôn tạo, xây dựng lại với quy mô lớn; chức năng tín ngưỡng được
thay đổi từ miếu nâng lên thành đình. Tiếp đó, những năm 1970, 1981, 1994, 2000
đình tiếp tục được tu bổ, tôn tạo nên kiến trúc hiện tồn.
Tất cả ở trên đều là những chứng tích vô cùng chân thực còn tồn tại, thế mới
nói chúng có bao nhiêu giá trị và quan trọng. Và tôi cũng thiết nghĩ giới trẻ như
chúng tôi đều phải có nghĩa vụ góp phần gìn giữ và học cách trân trọng các di tích
lịch sử hiện nay hơn. Nhưng vấn đề làm thế nào để thuyết phục giới trẻ thật sự yêu
thích và làm được những việc như thế? Vâng! Tôi xin đưa ra ý kiến của bản thân
mình:
Bởi di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước ta đều có ở các
vùng, miền trên đất nước. Chúng là những thứ vô giá, không có một vật chất giá trị
9



nào có thể trao đổi và đánh đổi. Vì vậy mà nhu cầu bảo tồn các di tích lịch sử ấy là
vô cùng lớn. Thế nhưng khả năng đầu tư cũng như các khoản chi của Nhà nước thì
có hạn. Thế nên ở một bối cảnh như vậy, xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy
giá trị của di tích là diều hết sức và vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết một điều rằng bảo tồn di tích không hề đồng
nghĩa với việc là ai cũng có thể can thiệp vào di tích. Điểm trọng yếu là cần nâng
cao nhận thức của cộng đồng về ý thức bảo tồn di tích cũng như giúp mọi người
hiểu biết về ý nghĩa thực sự cũng như các giá trị của hoạt động bảo tồn di tích. Khi
nhận thức của cộng đồng được nâng cao đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh
viên – những thanh niên của nước nhà, đại diện cho giới trẻ, thì các hoạt động của
cộng đồng sẽ không làm tổn hại đến di tích là đầu tiên. Tiếp đó tùy theo khả năng
của từng người học sinh, sinh viên và mọi người có thể tham gia đóng góp vào bảo
tồn và phát huy giá trị của di tích bằng những hình thức phù hợp.
Nhờ vậy mà giới trẻ sẽ cảm thấy trở nên gắn bó và gần gũi với mảnh đất di
tích mỗi mái nhà, khoảnh sân, mỗi con đường, góc phố đều là những thành phần
của khu di sản thế giới này. Từng tốp thanh niên ấy sẽ tự nhiên mà năng động cùng
linh hoạt và tự nguyện tham gia các hoạt động bảo tồn hơn. Họ cũng sẽ tự giác
thực hiện các quy định cần thiết của chính quyền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
di tích. Trong khi có những làng, xã mà mỗi gia đình đều có xu hướng giàu lên,
nhưng ngôi đình làng lại xập xệ xuống cấp không được bảo tồn, chăm sóc là mọt lỗ
hỏng lớn. Chính vì thế cần làm tốt sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích một mảng quan trọng của di sản văn hóa, tức là chúng ta đã làm trọn bổn phận của
mình với cha ông, với cộng đồng đương đại và với các thế hệ mai sau...
Câu 2: Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Đồng Nai có bao nhêu người được phong
tặng (truy tặng) danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng
10


vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động? Hãy viết cảm tưởng về một bà mẹ

Việt Nam anh hùng mà bạn có nhiều cảm xúc nhất?
Bài làm
Tính đến cuối năm 2018 thì tỉnh Đồng Nai có 1118 người được phong tặng
(truy tặng) danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 22 Anh hùng Lực lượng vũ trang
Nhân dân, 05 cá nhân được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.
Và trong số những người mẹ Việt Nam anh hùng ấy, người thật sự gợi lên
trong tôi nhiều cảm xúc và cảm thụ được nỗi niềm dạt dào cũng như đức hy sinh
cao cả của bà mẹ ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng Diệp Thị Rông.

Mẹ Việt Nam anh hùng Diệp Thị Rông năm nay đã 94 tuổi. Bà hiện ngụ tại
xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch và bà chính là nhân vật tiêu biểu được mời
tham gia giao lưu trong chương trình kỷ niệm của tỉnh và giao lưu Mẹ Việt Nam
anh hùng tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 105 năm Ngày Quốc tế phụ nữ.
11


Hiện nay thì bà đang sống với vợ chồng người con út là Nguyễn Kim Vân
tại xã Phước Thiền. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc của bản thân và động
viên chồng con lên đường bảo vệ Tổ quốc, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng là
thứ mà người mẹ này rất xứng đáng để được phong tặng.
Mặc cho tuổi đã cao và sức khỏe cũng mòn dần nhưng người mẹ vĩ đại này
hiển nhiên vẫn còn nhớ như in những đòn roi tra tấn của kẻ thù trong suốt 135
ngày bị địch bắt giam tại nhà tù khám Biên Hòa. Bà có bảo rằng những đòn roi tra
tấn của kẻ thù bà không sợ, và bà cũng kiên quyết không khai các cơ ở cách mạng
của ta, điều khiến mà khiến bà mẹ lo là các đồng đội của mình ở bên ngoài đấu
tranh như thế nào, có bị ảnh hưởng gì không và mong cho cách mạng có tiến
triển…
Tiếp đó, người mẹ này còn tiếp tục động viên người con gái Nguyễn Thị
Hương (tức liệt sĩ Nguyễn Thị Nghĩa) và con trai Nguyễn Hiệp Thành (tức liệt sĩ
Nguyễn Văn Xong) tham gia du kích và cán bộ binh vận tại xã Phước Thiền. Cả

hai người con của bà đều hy sinh trong các trận càn quét của địch vào những năm
1969 - 1972. Chồng của bà - ông Nguyễn Văn Xuân cùng với hai người con kế tiếp
của bà là Nguyễn Văn Quốc và Nguyễn Ngọc Tuân cũng đã tham gia cách mạng.
Nhưng họ không may đã bị địch bắt đưa vào giam tại nhà tù khám Biên Hòa, bị tra
tấn cho đến tàn phế, trở thành những thương binh nặng.
Hơn nữa, người mẹ Diệp Thị Rông của chúng ta cũng là một trong những
chiến sĩ trong “Đội quân tóc dài” của nữ tướng Nguyễn Thị Định, “đội quân” mà
đã góp phần vào thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà Lê
Thị Huệ (Ba Huệ), từng là Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh Đồng Nai vào giai
đoạn (1982-1987) vẫn nhắc và kể nhiều cho thế hệ con cháu về một thời gian khổ
nhưng hào hùng của “Đội quân tóc dài”. Bà kể rằng, “đội quân” này ra đời từ
phong trào “Đồng Khởi, Bến Tre”, “Đội quân tóc dài” là một “binh chủng đặc biệt”
đã phát triển lan rộng khắp miền Nam, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu
12


tranh cách mạng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, làm rạng rỡ thêm truyền thống
yêu nước của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Bằng lòng yêu nước, kiên trung cùng
sự quả cảm và ý chí cách mạng kiên cường, những người con gái ấy đã viết nên
một bản trường ca bất diệt cùng non sông đất nước.
Cho tới nay khi nghe được những câu chuyện kể lại từ bà, thực khiến người
ta không thể kiềm nổi được xúc động. Nào có người vợ hay người mẹ nào lại muốn
chồng cùng con mình phải chịu đau đớn cùng những tra tấn khổ hình như thế. Dù
biết là tình thế chiến tranh bắt buộc phải như thế, hoàn cảnh trái ngang cùng khốn
đốn hiển nhiên là điều mà mỗi binh sĩ đều phải trải qua trong quá trình kháng
chiến, nhưng hỡi ôi cảm giác lúc ấy ắt hẳn như xé thịt xé gan, đau đớn vô cùng
nhưng mà bà mẹ của chúng ta lại vượt qua và có thể vựt dậy được.
Thế mới thấy được tấm lòng yêu nước, sự giàu đức hy sinh, trung kiên và
bất khuất của người phụ nữ mạnh mẽ này. Và rất mong dù nay là thời bình, nhưng
hình ảnh của người mẹ Việt Nam anh hùng Diệp Thị Rông sẽ là ngọn đuốc soi

đường cũng như tấm gương cho những thế hệ sau phải noi theo và học hỏi. Đặc
biệt là những cô gái giới trẻ ngày nay sẽ có thể nhìn thấy người mẹ này mà tiếp thu
được cái ý chí cùng sự mạnh mẽ của mẹ trong công cuộc xây dựng và giữ gìn quê
đất nước.

- HẾT -

13



×