Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.46 KB, 2 trang )
Trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp
Gửi lúc 14:34 - Wed, 11/03/2009
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, cao huyết áp là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em
cũng có thể bị chứng cao huyết áp và những hệ quả của căn bệnh “giết người thầm lặng” này với lứa tuổi này
là vô cùng lớn.
Dễ chẩn đoán nhầm
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, cao huyết áp là bệnh của người cao tuổi. Tuy
nhiên, trên thực tế trẻ em cũng có thể bị chứng cao huyết áp và những hệ quả
của căn bệnh “giết người thầm lặng” này với lứa tuổi này là vô cùng lớn.
Dễ chẩn đoán nhầm
Mới đây, cháu Nguyễn Nhật Trung, ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp vào điều trị tại một
bệnh viện ở TP HCM với triệu chứng thường xuyên lên cơn co giật, nôn mửa. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị dị dạng mạch
máu não, kê thuốc và cho xuất viện. Tuy nhiên, ngày hôm sau cháu Trung lại lên cơn co giật, gia đình phải cho cháu nhập
viện trở lại. Lúc này, các bác sĩ mới tiến hành đo huyết áp và phát hiện huyết áp của cháu lên tới 160/140 mmHg, có lúc
là 200/150 mmHg.
Chị Mai Thị Hồng Thu, ở quận 1, TP HCM cho biết, con chị cũng từng gặp phải tình trạng tương tự do bác sĩ khi khám
không chú ý đến tình trạng huyết áp mà chẩn đoán nhầm sang hướng khác. Chị Thu nói: “Thấy bệnh của con cứ tái diễn
nhiều lần, tôi đành chuyển con sang khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Các bác sĩ đo huyết áp và cho biết, huyết
áp của con tôi thường ở mức cao hơn 140/90, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tai biến về tim,
thận”.
Huyết áp từ lâu vốn được xem là bệnh của người già, là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý liên quan đến tim
mạch, hậu quả của nó vô cùng nguy hiểm. Theo Thạc sĩ Đỗ Nguyên Tín, Đại học Y dược TP HCM, huyết áp đang có dấu
hiệu gia tăng do tình trạng trẻ béo phì gia tăng. Ở các thành phố lớn, các khảo sát gần đây cho thấy, có khoảng 5 - 10% số
trẻ béo phì có kèm theo tăng huyết áp.
Bác sĩ Võ Thanh Nhân, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cao
huyết áp. Ở trẻ nhỏ, thường gặp cao huyết áp thứ phát, chủ yếu là hậu quả của bệnh thận. Cao huyết áp nguyên phát hay
gặp ở trẻ vị thành niên, liên quan nhiều đến tình trạng béo phì, trong gia đình có người bị cao huyết áp, do u hoặc dùng
thuốc, u tuỷ thượng thận...
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ sơ sinh cũng có thể bị cao huyết áp. Nguyên nhân chủ yếu là do những biến
chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi. Ngoài ra, còn gặp ở những trẻ sơ
sinh có khiếm khuyết bẩm sinh hẹp động mạch chủ.