Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giao kết hợp 3 đồng thương mại điện tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.18 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THANH TÚ

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
QUA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRÊN
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG THANH TÚ

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
QUA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRÊN
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN BIÊN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Học viên

Lương Thanh Tú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH ........................................................................................... 10
1.1. Khái quát về hợp đồng thương mại điện tử.......................................................... 10
1.2. Khái quát về giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần mềm ứng dụng
trên điện thoại thông minh .......................................................................................... 18
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM .................................................................. 29
2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần
mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ................................................................. 29
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua
phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ........................................................ 53
Chương 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................. 65
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua

phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ........................................................ 65
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua
phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ........................................................ 68
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương
mại điện tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh .............................. 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 74


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
B2B

Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp (Business-to-Business)

B2C

Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp
với cá nhân (Business-to-Consumer)

C2C

Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá
nhân (Consumer-to-Consumer)

CNTT

Công nghệ thông tin

G2B


Giao dịch thương mại điện tử giữa Chính phủ với
doanh nghiệp (Government-to-Business)

GDĐT

Giao dịch điện tử

TMĐT

Thương mại điện tử

UNCITRAL

United Nations Commission on International
Trade Law (Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng Internet
toàn cầu, mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam.
Sau hơn 20 năm, đến năm 2018 Việt Nam có 50.231.474 người sử dụng
Internet, 36.188.417 thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng thoại, tin
nhắn, dữ liệu (3G, 4G) [4] và 422.601 tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
được duy trì (là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ),
170.712 website đang hoạt động, 15.902.976 địa chỉ Internet (địa chỉ IP - địa
chỉ mạng của thiết bị, máy chủ) (số liệu tính đến tháng 10/2018) [14].
Chính sự phát triển của Internet trên thế giới đã tạo tiền đề ra đời cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mạng Internet đã trở thành một bộ phận tất
yếu trong đời sống kinh tế - xã hội mà qua đó, mọi chủ thể sử dụng để thực
hiện các mục đích khác nhau như chính trị, kinh doanh, truyền thông, quảng
bá, tương tác, kết nối, tìm kiếm thông tin… và cả mục đích cá nhân, riêng tư.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa
trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học
với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo
(AR), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ thiết bị di động… đang
làm thay đổi căn bản hình thái, trình độ sản xuất của thế giới. Cách mạng
công nghiệp 4.0 có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt kinh tế - xã hội, tác động
làm thay đổi hình thái và phương thức sản xuất theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên nền tảng
Internet mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao
năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn
về hình thái kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử
khi sử dụng các thiết bị di động thông minh; tạo ra nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận
chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ
1


số và Internet; đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với
trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Số liệu báo cáo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương năm 2018 [3] cho thấy, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Hoa
Kỳ đạt 354 tỷ USD (chiếm 7,4% tổng doanh thu bán lẻ), Trung Quốc đạt 470
tỷ USD (chiếm 13,5% tổng doanh thu bán lẻ), Hàn Quốc đạt 39 tỷ USD
(chiếm 11,2% tổng doanh thu bán lẻ), Ấn Độ đạt 20 tỷ USD (chiếm 1,7%
tổng doanh thu bán lẻ), Indonesia đạt 6,9 tỷ USD (chiếm 1,4% tổng doanh thu
bán lẻ) và Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD (chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ).

Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam [7], tốc độ tăng
trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 đạt trên 25% và tốc độ
này có thể được duy trì trong ba năm tiếp theo 2018 - 2020.
Cũng theo số liệu công bố tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam
năm 2018 (VEPF - Vietnam E-Payment Forum) [5] được tổ chức vào tháng
11/2018 tại Hà Nội và số liệu thống kê của Appota [31] (đến thời điểm quý
II/2018) thì hiện có 72% dân số Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh
smartphone; 68% truy cập mạng bằng thiết bị di động thường xuyên hơn sử
dụng máy tính; 72% tổng số lượt truy cập các trang thương mại điện tử xuất
phát từ điện thoại thông minh, 53% các giao dịch mua hàng trực tuyến thực
hiện qua điện thoại, thương mại điện tử trên điện thoại thông minh có tốc độ
tăng trưởng mạnh nhất trong năm.
Trước thực tế hành vi sử dụng thiết bị di động (bao gồm điện thoại
thông minh smartphone và máy tính bảng tablet có kết nối mạng Internet,
mạng viễn thông di động) ngày càng trở nên phổ biến, tiện lợi trong mọi hoạt
động của đời sống xã hội cũng như khi mua sắm trực tuyến và thương mại
điện tử nên đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải kịp thời nghiên cứu,
xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử
sử dụng các thiết bị di động nói chung cũng như các quy định pháp luật điều
chỉnh việc giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử bằng thiết bị di
động nói riêng. Vĩ lẽ đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giao kết hợp

2


đồng thương mại điện tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông
minh ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Trải qua hơn 20 năm phát triển Internet ở Việt Nam, và đặc biệt là sau

khi Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đặt nền móng pháp
lý cho sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử, tác giả nhận thấy các
vấn đề về pháp luật thương mại điện tử nói chung và pháp luật điều chỉnh
từng khía cạnh, vấn đề cụ thể trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng ở
Việt Nam đã giành được sự chú ý, quan tâm nghiên cứu, có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
2.1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thương
mại điện tử nói chung và một số khía cạnh của hoạt động thương mại điện tử:
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Vũ Hoàng, Học viện Khoa học xã hội, 2018.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Chống cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực quảng cáo thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện nay”
của tác giả Nguyễn Trọng Minh, Học viện Khoa học xã hội, 2018.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật
trong giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Thái
Thanh Sơn, Học viện Khoa học xã hội, 2018.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Điều kiện hoạt động của Website thương
mại điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Trọng Trí,
Học viện Khoa học xã hội, 2017.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Mua bán hàng hóa trong thương mại điện
tử theo pháp luật ở nước ta hiện nay” của tác giả Trịnh Lâm Khả Thành, Học
viện Khoa học xã hội, 2016.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện
tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lương Tuấn Nghĩa, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2015.
3


- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử”

của tác giả Lê Hồng Thanh, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2013.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt
Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Dương Thị Mai
Ngọc, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện
tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế” của tác giả Hà Lan Anh, Khoa
Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật về thương mại điện tử trong
cung cấp dịch vụ nội dung số ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tố Lan,
Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Xây dựng khung pháp luật nhằm phát
triển thương mại điện tử ở Việt Nam” của tác giả Lê Hà Vũ, Khoa Luật - Đại
học quốc gia Hà Nội, 2006.
- Bài viết “Đặc điểm, vai trò của pháp luật thương mại điện tử và quan
điểm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử trong thời gian tới” của Lương
Tuấn Nghĩa, Tạp chí Công Thương, số 6 - tháng 5/2017.
- Bài viết “Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại
điện tử” của Lê Văn Thiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3/2016.
- Bài viết “Bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử theo
pháp luật Việt Nam” của Đinh Thị Lan Anh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
7/2015.
- Bài viết “Chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng trong thương mại điện tử” của Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tòa án nhân
dân số 4/2012.
- Bài viết “Những vấn đề pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam”
của Bùi Bích Liên, Tạp chí Luật học số 6/2000.
2.1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến pháp luật
về hợp đồng thương mại điện tử:

4



- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật về giao kết hợp đồng thương
mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Chí Tùng, Học viện Khoa
học xã hội, 2017.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Giao kết hợp đồng trong giao dịch thương
mại điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Hoàng Nam,
Học viện Khoa học xã hội, 2015.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Hợp đồng mua bán hàng hoá qua mạng
điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Huỳnh Thanh Đông,
Học viện Khoa học xã hội, 2015.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp
đồng trên website thương mại điện tử ở Việt Nam” của tác giả Trịnh Thị Thu
Thảo, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt
Nam hiện nay” của tác giả Đinh Thị Lan Anh, Học viện Khoa học xã hội, 2013.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam”
của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2009.
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong
lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam” của tác giả Trần Đình Toản,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
- Bài viết “Phân tích hành vi người tiêu dùng trực tuyến trên thiết bị di
động và PC: Cách tiếp cận khai thác sử dụng web mới” của tác giả Orit
Raphaeli, Anat Goldstein, Lior Fink, Tạp chí Electronic Commerce Research
and Applications, số 26/2017, trang 1-12 [21].
- Bài viết “Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trong thương mại
điện tử bằng thiết bị di động” của tác giả Chunhui Piao, Xiaoyan Li, Xiao
Pan, Changyou Zhang, Tạp chí Electronic Commerce Research and
Applications, số 18/2016, trang 58-70 [18].

- Bài viết “Vai trò của chuyển giao tín thác liên kênh trong việc thiết
lập niềm tin thương mại điện tử bằng thiết bị di động” của tác giả Jiabao Lin,

5


Yaobin Lu, Bin Wang, Kwok Kee Wei, Tạp chí Electronic Commerce
Research and Applications, số 10/2011, trang 615-625 [19].
- Bài viết “Những rào cản đối với các mô hình kinh doanh thương mại
điện tử và cạnh tranh ở các nước đang phát triển: Một nghiên cứu điển hình”
của Nir Kshetri, Tạp chí Electronic Commerce Research and Applications, số
6/2007, trang 443-452 [20].
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, sau khi nghiên cứu một
số công trình trong nước và ngoài nước nêu trên, tác giả nhận thấy mỗi công
trình khoa học đều có những giá trị tham khảo nhất định đối với đề tài nghiên
cứu của tác giả. Tuy nhiên, do khác nhau về phạm vi nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu, nên các công trình nêu trên chưa đề cập một cách sâu sắc, nghiên
cứu cụ thể vấn đề pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng thương mại điện tử
qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở Việt Nam. Có thể nói,
việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình đến thời điểm hiện nay mang
tính thời sự, là duy nhất và không bị trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài có mục đích là phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và đánh giá
đúng thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần
mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh; trên cơ sở đó đề xuất và luận
chứng các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương
mại điện tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở Việt Nam
hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích khái niệm và cơ sở lý luận về pháp luật thương mại điện tử,
pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng thương mại điện tử bằng điện thoại
thông minh.
- Đánh giá được thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại
điện tử bằng điện thoại thông minh và thực tiễn thực thi pháp luật; chỉ ra những
kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này ở Việt Nam hiện nay.
6


- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng
thương mại điện tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở
Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về hợp đồng thương mại
điện tử được giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt bằng điện thoại thông minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Với tính chất đặc thù của hoạt động thương mại điện
tử không bị giới hạn bởi địa giới hành chính hay vị trí địa lý cụ thể nên đề tài
xác định phạm vi nghiên cứu là trên không gian mạng, trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam.
- Về thời gian: tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến
nay do đây là thời điểm Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử tạo cơ sở
pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử.
- Về hoạt động thương mại điện tử: sự phát triển mạnh mẽ, nhanh
chóng của Internet, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin đã làm thay
đổi các hình thái thương mại điện tử (Electronic commerce) ở các cấp bậc,
mức độ phát triển khác nhau như sau: Telephone commerce, Fax commerce,
Email commerce, Web commerce, Mobile commerce, Television commerce.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích
những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử được giao
kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt bằng điện thoại thông minh smartphone
(Mobile commerce).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để nghiên cứu các nội dung được đề cập đến. Bên cạnh đó, luận văn còn
bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và
phát triển hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận văn sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp; thống kê; kết hợp lý luận với thực tiễn; lịch sử; so
sánh… để giải quyết nội dung đề tài luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài nghiên cứu “Giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần
mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở Việt Nam hiện nay” mang tính
thời sự đến thời điểm hiện nay, do đó đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn như:
- Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các tài liệu đã có của các tác giả trong
nước và ngoài nước, luận văn đưa ra khái niệm pháp luật về giao kết hợp
đồng thương mại điện tử bằng điện thoại thông minh. Từ đó, luận văn xây
dựng cơ sở lý luận về những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thương
mại điện tử bằng điện thoại thông minh, chỉ rõ những vấn đề bất cập cần hoàn
thiện trong thời gian tới.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng thương mại điện

tử bằng điện thoại thông minh thời gian qua, đồng thời kế thừa những hạt
nhân hợp lý của lý thuyết, lý luận pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại
điện tử có thể áp dụng vào thực tiễn nước ta, luận văn đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần mềm ứng
dụng trên điện thoại thông minh ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, luận chứng khoa học
đối với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoạch định chính sách, pháp luật
trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử
nói chung và pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử nói riêng.
- Những kiến thức khoa học của đề tài sẽ có giá trị tham khảo trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo chuyên môn về pháp luật
thương mại điện tử và có giá trị tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm
đến lĩnh vực này.

8


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn sẽ được trình bày, kết cấu theo 03 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng thương mại điện
tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện
tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở Việt Nam.
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện
tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh ở Việt Nam hiện nay.

9



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ QUA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
THÔNG MINH
1.1. Khái quát về hợp đồng thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử
Giao kết hợp đồng thương mại điện tử với bản chất là một giao dịch
được thực hiện bằng phương tiện điện tử và được coi là có giá trị pháp lý
tương đương với hợp đồng được giao kết bằng văn bản, hợp đồng thương mại
điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được giao kết bằng phương
tiện điện tử.
Luật Giao dịch điện tử đưa ra các nguyên tắc chung như: các bên tự
nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; tự thỏa
thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử...
Hành vi giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để
tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện
thông qua thông điệp dữ liệu. Hình thức phổ biến của thông điệp dữ liệu trong
trường hợp này là các chứng từ điện từ - kết quả của quá trình sử dụng chức
năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc phần mềm ứng
dụng trên điện thoại thông minh. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện
tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo
bằng phương pháp truyền thống.
Trên cơ sở tiếp thu những quy định chung áp dụng cho một giao dịch
dân sự cũng như giao dịch điện tử, pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử
10



cũng đưa ra những quy định cụ thể hơn cho việc giao dịch, giao kết hợp đồng
thương mại điện tử giữa các bên tham gia hoạt động thương mại điện tử như
việc quy định: về địa điểm kinh doanh của các bên; về quy trình giao kết hợp
đồng trực tuyến; về hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống
thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với
nhau; việc cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt
hàng trực tuyến qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh; về thủ
tục chấm dứt hợp đồng,…
Luật Giao dịch điện tử điều chỉnh chung tất cả các loại hợp đồng được
thực hiện bằng phương thức điện tử, mà không phụ thuộc vào mục đích giao
kết của chúng. Điểm khác biệt căn bản của hợp đồng thương mại điện tử so
với các hợp đồng truyền thống khác là ở hình thức và phương thức giao kết.
Pháp luật về giao dịch điện tử là khung pháp lý điều chỉnh chung hợp đồng
điện tử, còn về hình thức, nội dung của từng loại hợp đồng sẽ do văn bản
pháp luật chuyên ngành liên quan quy định.
Như vậy, nghiên cứu từ bản chất hợp đồng và đặc thù giao dịch điện tử,
có thể hiểu: Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ nhằm mục đích sinh lợi
bằng cách trao đổi các thông điệp dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử
có kết nối mạng máy tính toàn cầu internet, mạng viễn thông di động hoặc
các mạng mở khác.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Ngoài những đặc điểm chung của một hợp đồng thì hợp đồng thương
mại điện tử còn có những đặc điểm riêng xuất phát từ đặc thù hoạt động
thương mại điện tử như sau:
Một là, hợp đồng thương mại điện tử có sự kết hợp các yếu tố truyền
thống với yếu tố hiện đại. Bản chất hoạt động thương mại điện tử là sự kết
11



hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và việc ứng dụng công nghệ
thông tin. Bởi vậy, các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại điện
tử được thiết kế, xây dựng, ban hành nhằm điều chỉnh những mối quan hệ
thương mại, hành vi thương mại, hoạt động thương mại diễn ra trên môi
trường mạng; các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công
nghệ cao, hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số, điện thoại
thông minh để thực hiện hoạt động thương mại.
Hai là, đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử bao gồm vật thể và
phi vật thể. Tham gia trao đổi, mua bán trên môi trường mạng bao gồm tất cả
sản phẩm của ngành sản xuất vật chất và phi vật chất, có vật hữu hình và vật
vô hình, sản phẩm dịch vụ, sản phẩm nội dung số, phần mềm, ứng dụng,
quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ… Với sự phong phú, đa
dạng của hàng hóa, dịch vụ tham gia như vậy, hợp đồng thương mại điện tử
có sự phức tạp hơn rất nhiều so với hợp đồng thương mại truyền thống.
Ba là, hợp đồng thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường
mạng. Để điều chỉnh hoạt động thương mại diễn ra trên môi trường mạng, các
quy định của pháp luật về thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng phù hợp
với đặc điểm này. Như việc quy định hành vi giao kết, giao dịch điện tử; quy
định việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến; quy định
việc thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước; quy định công tác quản
lý nhà nước; thu thập chứng cứ điện tử, xử lý vi phạm…
Bốn là, hợp đồng thương mại điện tử không bị giới hạn bởi khoảng
cách địa lý. Khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử, các chủ thể tham gia
hoàn toàn có thể ở bất kỳ vị trí địa lý nào mà vẫn trao đổi, đàm phán, thương
lượng và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng điện tử. Kết nối internet toàn cầu
đã giúp xóa bỏ khoảng cách, ranh giới giữa các đối tượng, chủ thể hay thậm
chí giữa các quốc gia khác nhau. Do đó dù khác nhau về thời gian, khoảng
12



cách, địa điểm thì hợp đồng thương mại điện tử vẫn thực hiện giao kết được.
Đây cũng là đặc điểm hữu ích của hợp đồng thương mại điện tử so với hợp
đồng thương mại thông thường.
Năm là, hợp đồng thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro trong các
giao dịch thương mại điện tử mua sắm nhỏ lẻ, đơn thuần. Trong các giao dịch
mua sắm trực tuyến nhỏ lẻ, hợp đồng thương mại điện tử chủ yếu được giao
kết dưới hình thức sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến. Hay hiểu đơn giản
hơn, trên hệ thống chỉ ghi nhận những tệp tin, thông điệp dữ liệu ngắn gọn về
giao dịch mua bán của khách hàng và những tệp tin này cũng theo thời gian sẽ
nhanh chóng bị xóa bỏ khỏi hệ thống. Và như vậy, rõ ràng việc bảo vệ quyền
người tiêu dùng cũng vì thế mà bị hạn chế theo.
Sáu là, hợp đồng thương mại điện tử không những chịu sự điều chỉnh
của pháp luật thương mại điện tử ở quốc gia nơi phát sinh giao kết hợp đồng,
mà nó còn phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật thương mại
quốc tế.
1.1.3. Phân loại hợp đồng thương mại điện tử
Tùy theo đối tượng, chủ thể, hình thức giao kết hợp đồng mà có những
quan điểm hay cách phân loại hợp đồng thương mại điện tử khác nhau và
cũng rất đa dạng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả phân loại hợp
đồng thương mại điện tử như sau:
a) Phân loại hợp đồng thương mại điện tử theo chủ thể giao dịch:
Hợp đồng thương mại điện tử có thể được tiến hành giữa các chủ thể
như sau:
- B2B - Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp (Business-to-Business).
- B2C - Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân
(Business-to-Consumer).
13



- C2C - Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân
(Consumer-to-Consumer).
- G2B - Giao dịch thương mại điện tử giữa Chính phủ với doanh nghiệp
(Government-to-Business).
b) Phân loại hợp đồng thương mại điện tử theo hình thức giao dịch:
Telephone commerce: được hiểu là việc sử dụng thiết bị liên lạc hữu
tuyến (có dây) trong giao dịch, giao kết hợp đồng, đặt hàng, mua hàng, trao
đổi, đàm phán đối tác mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Fax commerce (Facsimile - viết tắt là Fax): được hiểu là việc sử dụng
thiết bị fax trong giao dịch thương mại điện tử, ký kết hợp đồng.
Email commerce: được hiểu là việc sử dụng địa chỉ điện tử (thư điện
tử) trong giao dịch thương mại điện tử như gửi thư điện tử để giới thiệu, chào
mua, chào bán hàng hóa, dịch vụ; gửi và nhận đề nghị giao kết hợp đồng,...
Web commerce: được hiểu là việc sử dụng công nghệ web, thiết lập và
vận hành website để tiến hành giao dịch thương mại điện tử. Chỉ cần có kết
nối Internet, các chủ thể sử dụng máy tính để bàn (desktop) hoặc máy tính
xách tay (laptop) có cài đặt phần mềm trình duyệt (Internet Explore, Google
Chrome, Mozilla FireFox, Safari, Opera,…) để truy cập website thương mại
điện tử, tiến hành các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa, thanh toán
với các bên.
Mobile commerce: được hiểu là việc sử dụng điện thoại thông minh,
thiết bị di động, công nghệ di động, công nghệ vô tuyến (không dây) để tiến
hành giao dịch thương mại điện tử. Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác
Kinh tế và Phát triển OECD (Organisation for Economic Co-operation and
Development), “Mobile commerce” là các giao dịch thương mại được thực
hiện thông qua các mạng và dịch vụ truyền thông không dây (dịch vụ gọi,
dịch vụ tin nhắn SMS, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS, dịch vụ truy
14



nhập Internet), sử dụng các thiết bị cầm tay, nhỏ gọn được thiết kế cho mục
đích liên lạc. Hay nói cách khác, Mobile commerce là các giao dịch thương
mại được thực hiện thông qua các mạng và dịch vụ truyền thông không dây,
sử dụng các thiết bị di động cầm tay được thiết kế kết nối với mạng viễn
thông di động hoặc các mạng truyền thông không dây.
Television commerce: được hiểu là việc sử dụng thiết bị điện tử (máy
thu hình - tivi) để mua hàng trực tuyến. Thương mại điện tử sử dụng công
nghệ truyền hình thường áp dụng cho việc giới thiệu sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ qua các kênh truyền hình thương mại.
Với sự phát triển và mức độ phổ biến của khoa học công nghệ làm thay
đổi hình thức thương mại nêu trên thì giao kết hợp đồng thương mại điện tử
chủ yếu được thực hiện bởi web-commerce và mobile-commerce do hai loại
hình thương mại điện tử này đáp ứng được trọn vẹn một quy trình giao kết
hợp đồng thương mại: niêm yết thông tin sản phẩm, đàm phán giao dịch,
thanh toán trực tuyến, hậu mãi trực tuyến.
Khoản 17 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin quy định: trang thông tin
điện tử (website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi
trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin. Tại Điều 3 Nghị
định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương
mại điện tử quy định: website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử
được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua
bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do
các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến
thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

15



Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện
tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương
nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm:
Một là, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử
cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website
có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên đó.
Hai là, website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do
thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ
của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng
dịch vụ khuyến mại.
Ba là, website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung
cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu
website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Với các phần mềm ứng dụng thương mại điện tử (mobile-commmerce)
cài đặt trên điện thoại thông minh, phương tiện điện tử, thiết bị số có nối
mạng cho phép người dùng truy nhập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ
chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy
theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các
quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử.
1.1.4. Cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử
Từ năm 1996, Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL) đã ban hành Luật mẫu về Thương mại điện tử. Ở Việt Nam,
đến trước năm 2000, thương mại điện tử vẫn còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ
thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã có ghi nhận nhưng chưa thể hiện được
bản chất và tầm quan trọng của thương mại điện tử. Tại Điều 49 Luật Thương
16



mại năm 1997 quy định: điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức
thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản trong giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, một số văn bản pháp lý
chuyên ngành đã có những quy định về giao dịch điện tử như: Bộ luật Hình sự
năm 1999, Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Luật Kế
toán năm 2003 và các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực ngân hàng… Tuy
nhiên, do nhận thức chưa đúng đắn và toàn diện về thương mại điện tử, các chế
định pháp lý trên còn thiếu cụ thể, rõ ràng, vì vậy dẫn tới việc khó áp dụng
những quy định đó trên thực tế. Tháng 01 năm 2002, Chính phủ đã giao Bộ
Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh Thương mại điện tử nhằm hình thành cơ
sở pháp lý toàn diện cho thương mại điện tử. Sau gần hai năm xây dựng, tới cuối
năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 6 của Pháp lệnh. Sau đó, do
nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật Giao dịch
điện tử bao trùm nội dung của Pháp lệnh Thương mại điện tử.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay là thời gian các cơ quan Nhà nước hữu
quan đã ban hành khá nhiều chính sách và văn bản quy phạm pháp luật quan
trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Đó là: Kế hoạch tổng thể phát
triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010, Chiến lược phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020, Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ,
Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về
Thương mại điện tử và một số Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động
tài chính, ngân hàng, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số…
Sau 07 năm thi hành, ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định trước đây về
17



thương mại điện tử. Có thể nói, đây là văn bản pháp lý cao nhất đến thời điểm
hiện tại quy định riêng về hoạt động thương mại điện tử cũng như các vấn đề
về giao kết hợp đồng thương mại điện tử; là cơ sở pháp lý khá rõ ràng điều
chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện
hợp đồng thương mại điện tử.
1.2. Khái quát về giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần
mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh
1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần mềm
ứng dụng trên điện thoại thông minh
Hợp đồng thương mại điện tử qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại
thông minh cũng là một loại hợp đồng. Các chủ thể khi tham gia giao kết hợp
đồng thương mại điện tử thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định pháp lý
chung về giao kết hợp đồng còn phải tuân thủ các quy định pháp lý điều chỉnh
việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng nói chung được quy định tại Điều 3 Bộ
luật Dân sự, đó là:
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết,
thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có
hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Những nguyên tắc dân sự cơ bản nói trên buộc các bên tham gia giao
kết mọi loại hợp đồng phải tuân thủ; bất kể là loại hợp đồng nào, hình thức
hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử.
Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng thương mại [9], các chủ thể tham gia ký
kết cũng phải áp dụng các quy định của Luật Thương mại. Đó là nguyên tắc
18



bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại,
nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại, nguyên
tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên,
nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại, nguyên tắc bảo vệ
lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý
của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Các nguyên tắc do Luật
Thương mại quy định tiếp tục chi phối việc ký kết hợp đồng trong giao dịch
thương mại điện tử trong lĩnh vực thương mại. Luật Thương mại đã quy định
về việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động
thương mại. Các thông điệp dữ liệu trong giao dịch thương mại mà đáp ứng
các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa
nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Vì lẽ đó, khi giao kết hợp đồng
thương mại điện tử thì đòi hỏi các chủ thể hợp đồng cần tuân thủ các quy
định, nguyên tắc để đạt được thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực, không bị vô
hiệu theo pháp luật.
Ngoài Luật Thương mại thì Luật Giao dịch điện tử cũng có những quy
định, nguyên tắc điều chỉnh quá trình bên mua, bên bán giao kết, thỏa thuận
với nhau [9], cụ thể:
- Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để ký kết và thực
hiện hợp đồng.
- Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện hợp đồng
điện tử.
- Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch
điện tử.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
19



- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử
trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy
định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả
thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn,
bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
1.2.2. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại điện tử qua phần
mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh
Các chủ thể chính tham gia trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử
qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh bao gồm [11]:
Thứ nhất, các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập phần mềm ứng
dụng thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng
hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu phần mềm ứng dụng
thương mại điện tử bán hàng).
Thứ hai, các thương nhân, tổ chức thiết lập phần mềm ứng dụng thương
mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác
tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
(thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
Thứ ba, các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng phần mềm ứng
dụng của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục
vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của
mình (người bán).
Thứ tư, các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ
trên phần mềm ứng dụng thương mại điện tử bán hàng và phần mềm ứng
dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

20



×