Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.51 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biên soạn: Nguyễn Minh Quốc - Lớp DH17QD
Học kỳ 3, năm học 2018 - 2019
Câu 1. Khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là gì?
- Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những
qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy”. Gồm hệ thống: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản
chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương
tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người”.
- Dưới góc độ công nghệ thì Nghiên cứu khoa học là quá trình thu nhập và chế biến thông tin.
Mục đích thông nhập thông tin là nhằm tìm kiếm luận cứ để chứng minh giả thuyết.
Câu 2. Hạ tầng tư duy giúp gì cho “Nghiên cứu khoa học”?
Hạ tầng tư duy là toàn bộ những gì góp phần khai mở, hỗ trợ, giải phóng và phát huy khả năng
tư duy của cá nhân và cộng đồng. Cấu trúc của hạ tầng tư duy gồm 6 yếu tố sau đây:
- Tư tưởng nhân loại: tạo nền tảng và khung tư duy chung cho mọi cá nhân tiếp cận và sử dụng
nó, không phân biệt địa lý, sắc tộc. Một đất nước tiếp thu được càng nhiều thành tựu tư tưởng của
nhân loại thì hạ tầng tư duy của đất nước đó càng phong phú, vững chắc.
- Tư tưởng, quan điểm hiện thời: chi phối và quyết định việc hình thành các khung mẫu tư duy
hiện thời của một đất nước, được hình thành thông qua do sự lựa chọn của quốc gia đó từ kho tàng
tư tưởng nhân loại dưới sự chi phối của các đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, địa lý cụ thể.
- Cơ chế pháp lý hỗ trợ: có vai trò thúc đẩy việc và phát huy khả năng tư duy của cộng đồng,
thông qua việc khuyến khích, hỗ trợ các nhân, tập thể trong việc khám phá, truyền bá, tiếp thu và
sáng tạo tri thức (ví dụ các cơ chế khuyến học, hỗ trợ sinh viên, các giải thưởng…), đồng thời bảo
vệ quyền lợi của những cá nhân có các sản phẩm tư duy có giá trị (ví dụ luật bản quyền).
- Thói quen - kĩ năng tư duy cá nhân: quyết định việc các nhân đó có tư duy hiệu quả hay không,
thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng tư duy của đất nước.
- Văn hóa, môi trường làm việc: ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen và hiệu quả làm việc của cá
nhân, qua đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của hạ tầng tư duy. Nếu văn
hóa và môi trường làm việc cởi mở, lành mạnh, tôn trọng sự khác biệt thì hạ tầng tư duy phong
phú, đa dạng và linh hoạt. Ngược lại, sẽ chỉ là sự nghèo nàn, xập xệ và cứng nhắc một chiều.
- Liên thông, trao đổi tư tưởng: làm cho hạ tầng tư duy được kết thành hệ thống vững vàng, biểu


hiện dưới dạng một mạng lưới liên thông hữu cơ mà qua đó, tư tưởng được tự do lưu thông.
Câu 3. Nguồn cung cấp kiến thức khoa học. Cách đọc và phân tích bài báo khoa học.
a. Nguồn cung cấp kiến thức khoa học
- Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu thập được từ sách giáo
khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo,...
- Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san,
báo cáo chuyên đề khoa học,….
- Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống
kê, ….
- Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, … thu thập từ các cơ quan quản lý
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
1


- Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,… mang tính đại chúng cũng được thu thập, và
được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.
b. Cách đọc và phân tích bài báo khoa học
- Luôn đặt ra những câu hỏi, những dự đoán trong đầu và so sánh phần trình bày của tác giả với
những câu hỏi và dự đoán đó.
- Ghi lại bất cứ những thắc mắc, nhận xét, nghi vấn nào của bạn về bài báo.
- Gạch dưới, tô đậm, đánh dấu những dữ kiện quan trọng hay có vấn đề của bài báo.
- So sánh bài báo đang đọc với những bài mà bạn đã đọc để nhận ra những đóng góp mới cũng như
cách thực hiện nghiên cứu của tác giả. Đặt bài báo đó trong mối tương quan với những bài báo
khác, có nghĩa là bạn không chỉ nhìn vào một cái cây mà nhìn cả rừng cây, để tìm ra một khung
phân tích hay những giả thuyết nghiên cứu cho riêng bạn.
- Nên viết một tóm tắt ngắn bằng ngôn ngữ của bạn sau khi đọc xong bài báo. Phần tóm tắt gồm có
câu hỏi nghiên cứu và câu trả lời mà bài báo này cố gắng cung cấp, những lập luận được đưa ra,
những dữ kiện được phân tích và những kết luận được rút ra để sau này quay lại bạn dễ dàng nhớ
lại nội dung bài báo.
Câu 4. Phương pháp nghiên cứu là gì? Nêu tên các phương pháp cụ thể. Phân biệt phương

pháp với Phương pháp tiếp cận? Nêu tên một số phương pháp tiếp cận.
a. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là hệ thống những cách thức, nguyên tắc được đúc kết lại chỉ dẫn cho
người nghiên cứu đạt được mục đích một cách tốt nhất.
b. Các phương pháp nghiên cứu: PP nghiên cứu tài liệu; PP trắc nghiệm; PP thực nghiệm; PP
phi thực nghiệm; PP tiếp cận; PP điều tra.
c. Phân biệt phương pháp và phương pháp tiếp cận
- Phương pháp là hệ thống những cách thức, nguyên tắc được đúc kết lại chỉ dẫn cho người nghiên
cứu đạt được mục đích một cách tốt nhất.
- PPTC là cách thức xem xét sự kiện. Tùy thuộc phương pháp tiếp cận được chọn mà sự kiện có
thể được xem xét một cách toàn diện hoặc phiến diện.
d. Một số phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận lịch sử và logic
- Tiếp cận phân tích và tổng hợp.
- Tiếp cận cá biệt và so sánh.
- Tiếp cận từ dưới, từ trên.
- Tiếp cận hệ thống.
- Tiếp cận nội quan và ngoại quan.
- Tiếp cận định tính và định lượng.
Câu 5. Nêu nội dung và vai trò của phương pháp nghiên cứu tài liệu.
a. Nội dung
Nghiên cứu tài liệu là để thu thập các thông tin sau đây:
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm.
- Chủ trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu.
- Số liệu thống kê
b. Vai trò
- Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.
2



- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn.
- Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.
- Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đở mất thời gian, công sức và tài chánh.
- Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết NCKH.
Câu 6. Phân biệt các khái niệm luận đề, luận cứ và luận chứng.
a. Luận đề
Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận đề là một “phán đoán”
hay một “giả thuyết” cần được chứng minh. Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N sẽ bị đỗ ngã.
b. Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học.
Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả
lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng
minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học:
• Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã
được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở
lý luận.
• Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
c. Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối
liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng
cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên
đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận
suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp
cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay
trong các loại nghiên cứu điều tra.
Câu 7. Thế nào là đạo đức và văn hóa trong NCKH. Vì sao cần quan tâm đến những vấn đề
này? (Tự tóm gọm theo ý mình)

a. Đạo đức khoa học. Hoạt động khoa học, kể cả nghiên cứu khoa học, có ảnh hưởng lớn đến xã
hội và con người, cho nên các chuẩn mực đạo đức đóng vai trò rất cơ bản cho các nhà khoa học.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, thì có thể tóm lược các tiêu chuẩn đạo đức khoa học qua nguyên
tắc cơ bản sau:
i) Thành thật tri thức. Sứ mệnh của khoa học là khai hóa, quảng bá và phát triển tri thức. Tri
thức khoa học dựa vào sự thật. Những sự thật phải được quan sát hay thu nhập bằng những phương
pháp khách quan. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ
không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Do đó, khoa học đặt sự thật khách
quan lên trên hết và trước hết.
ii) Cẩn thận. Nhà khoa học phải phấn đấu hết mình để tránh các nhầm lẫn và sai sót trong tất
cả các hoạt động khoa học.
iii) Tự do tri thức. Nhà khoa học cần được tạo điều kiện để theo đuổi những ý tưởng mới và
phê phán những ý tưởng cũ. Họ cũng có quyền thực hiện những nghiên cứu mà họ cảm thấy thú vị
và đem lại phúc lợi cho xã hội.
3


iv) Cởi mở và công khai. Nghiên cứu khoa học mang tính tương tác rất cao, và do đó thường
tùy thuộc lẫn nhau. Nhà khoa học có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu, kết quả và phương pháp nghiên
cứu, lý thuyết, thiết bị,… với đồng nghiệp.
v) Ghi nhận công trạng thích hợp. Nhà khoa học phải ghi nhận những đóng góp của các nhà
khoa học đi trước và tuyệt đối không lấy nghiên cứu của người khác làm thành tích của mình.
vi) Trắc nhiệm trước công chúng. Phần lớn hoạt động khoa học là do tài trợ của người dân,
do đó, nhà khoa học phải có nghĩa vụ công bố những gì mình đạt được cho công chúng biết. Hình
thức công bố có thể là những ấn phẩm khoa học hay những trao đổi trên các diễn đàn quần chúng.
b. Văn hóa khoa học: Văn hóa bao gồm những quy ước, giá trị vật chất và tinh thành do con người
sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên. Hoạt động
khoa học dựa vào một số quy trình, quy ước đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận và lấy làm
chuẩn, và do đó, hoạt động khoa học tạo nên văn hóa khoa học. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn,
thì văn hóa khoa học có các đặc điểm sau:

i) Thói quen đặt câu hỏi. Đứng trước một sự kiện hay sự vật, người có văn hóa khoa học phải
đặt câu hỏi tại sao, đào sâu suy nghĩ và từ đó phát hiện vấn đề. Một khi đã phát hiện được vấn đề
thì giải pháp để giải quyết cũng có thể theo sau.
ii) Nói có sách mách có chứng. Kiến thức mang tính kế thừa từ đời này sang đời khác. Thành
ra, đối với người có tinh thần khoa học nghiêm túc, phát biểu có cơ sở và tài liệu tham khảo là điều
đương nhiên. Phải nói thêm rằng, “nói có sách mách có chứng” có nghĩa là dựa vào tài liệu tham
khảo gốc mà người phát biểu phải có trong tay, tận mắt nhìn thấy và từng đọc qua.
iii) Tôn trọng sự thật khách quan. Làm khoa học là một hành trình đi tìm sự thật, khai hóa,
truyền bá cái mà chúng ta gọi là “văn minh”, và vì thế khoa học đặt sự thật trên hết và trước hết,
trước tất cả những định kiến cá nhân. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có
thể sờ được chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính.
iv) Làm việc và thực hành dựa vào bằng chứng khách quan. Trong khoa học, niềm tin và
kinh nghiệm cá nhân không thể xem là khách quan và không thể làm nền tảng để hành động nếu
những kinh nghiệm đó chưa qua thử nghiệm khách quan.
v) Hệ thống hóa những gì mình biết, không giấu giếm. Trong hoạt động khoa học, tất cả
những giả thuyết, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích, kết quả và ý nghĩa của kết quả
đều phải được hệ thống hóa trong một báo cáo khoa học và công bố cho thế giới biết.
vi) Dân chủ. Thật vậy, hoạt động khoa học là một môi trường dân chủ, hiểu theo nghĩa tất cả
các phát kiến của nhà khoa học đều được đồng nghiệp bình duyệt nghiêm túc và ngược lại, nhà
khoa học cũng có cơ hội bình duyệt các nghiên cứu của đồng nghiệp mình.
vii) Kế thừa. Điều đẹp nhất của văn hóa khoa học không chỉ là dân chủ mà còn mang tính kế
thừa, chuẩn bị cho một thế hệ tiếp nối. Không có kế thừa, khoa học sẽ đi vào bế tắc rất nhanh.
viii) Trách nhiệm xã hội. Bản chất của khoa học là nhân đạo và vì thế hoạt động khoa học còn
phải có trách nhiệm với xã hội. Người làm khoa học, nói cho cùng, cũng là một thành viên trong
xã hội, chứ không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội.
c. Vì sao cần quan tâm đến vấn đề này (Nói rõ thêm vấn đề này)
- Hệ thống chuẩn mực về đạo đức khoa học là một phương tiện để phòng chống các tiêu cực trong
khoa học.

4



- Để phát triển kinh tế - xã hội, thì cần phải hình thành văn hóa khoa học. Chúng ta thường nói đến
việc phải đổi mới tư duy kinh tế nhưng ít người nói đến văn hóa khoa học.
Câu 8. Trình tự nghiên cứu khoa học. Cách xác định vấn đề nghiên cứu.
a. Trình tự nghiên cứu khoa học
- Phát hiện vấn đề (luận đề).
- Giả thuyết khoa học.
- Xác định phương pháp (luận chứng).
- Tìm luận cứ (lý thuyết + thực tiên).
- Phân tích - thảo luận kết quả.
- Tổng hợp kết quả/kết luận - khuyến nghị.
b. Cách xác định vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu cái gì? Như thế nào? Và thực hiện? Nơi nào?...
- Mô tả, diễn giải, kiến tạo.
- Chủ đề, cấp độ, phạm vi, địa bàn nghiên cứu, đơn vị phân tích,…
Câu 9. Cấu trúc của đề cương nghiên cứu. Cách đặt vấn đề. Cách xác định mục tiêu, đối
tượng và phạm vi. Nêu nội dung và phương pháp cho một đề tài cụ thể.
a. Cấu trúc của đề cương nghiên cứu
1. Tên đề tài
2. Lý do nghiên cứu (Vì sao tôi nghiên cứu?)
3. Lịch sử nghiên cứu (Ai đã làm gì?)
4. Mục tiêu nghiên cứu (Tôi sẽ làm gì?)
5. Phạm vi nghiên cứu (Tôi làm đến đâu)
6. Mẫu khảo sát (Tôi làm ở đâu)
7. Câu hỏi (Vấn đề) nghiên cứu (Tôi cần trả lờI câu hỏi nào trong nghiên cứu)
8. Giả thuyết khoa học (Luận điểm của tôi ra sao?)
9. Dự kiến luận cứ (Tôi lấy gì để chứng minh?)
10. Phương pháp chứng minh luận điểm Tôi chứng minh luận điểm của tôi bằng cách nào?)
b. Cách đặt vấn đề

Tại sao chọn vấn đề khoa học này? Có thể là vì:
- Tính cấp thiết;
- Kết quả có ý nghĩa cho học thuật, thực tiễn;
- Để giải quyết một vấn đề KH hoặc thực tiễn.
c. Cách xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi
- Mục tiêu: Nghiên cứu làm cái gì?
- Mục đích: Nhằm vào việc gì? Phục vụ cho cái gì?

- Đối tượng:

- Phạm vi:

5


d. Nêu nội dung và phương pháp cho một đề tài cụ thể (Xem bài tập nhóm)
- Tên đề tài (giả định):
- Nội dung:
+
+
+
- Các phương pháp nghiên cứu:
+
+
+
Câu 10. Nội dung cần trình bày trong phần tổng quan tài liệu hay cơ sơ lý thuyết.
Tổng quan tài liệu là phần giới thiệu các căn cứ có liên quan trực tiếp, nếu không có những căn
cứ này thì công trình sẽ khó hoặc không thực hiện được.
- Căn cứ khoa học
- Căn cứ thực tiễn

- Căn cứ pháp lý
- Cơ sở khoa học: là các nội dung liên quan đến lý thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu như
QHSDĐ, đánh giá đất đai….
- Cơ sở thực tiễn: là kết quả đã thực hiện của vấn đề nghiên cứu trên địa bàn/khu vực khác.
- Cơ sở pháp lý: các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nếu đề tài về chính
sách như cấp GCNQSDĐ, tranh chấp đất đai… thì Cơ sở pháp lý chính là Cơ sở khoa học.

Hết.

6



×