Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bai giang Quản lý chiến lược ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 56 trang )

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
GV: Lê Thị Mỹ Dung
Email:

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

GIỚI THIỆU CHUNG
Môn học: Quản trị chiến lược
(Strategic Management)
Số tín chỉ: Tổng 3 ( Lý thuyết 2, Bt và tluận 1)
Số tiết: Tổng 45 (Lý thuyết 30, Bt và tluận 15). Chương
trình đào tạo ngành: QTKD
Đánh giá: Điểm quá trình: 40%
(Gồm điểm chuyên cần, bài tập nhóm và bài kiểm tra)
Điểm thi kết thúc: 60%
GV: Lê Thị Mỹ Dung

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

NGUYÊN TẮC CHO ĐIỂM QUÁ TRÌNH
Điểm quá trình: 40%, trong đó: Điểm hoạt động nhóm: 15% +
Điểm bài kiểm tra giữa kỳ :15% + Điểm tích cực và chuyên cần: 10%
Lớp bài tập:
Chọn một doanh nghiệp trong ngành để nghiên cứu tình huống:
- Sản xuất đồ ăn uống, giải khát
- Dịch vụ thương mại / siêu thị
- Dịch vụ nhà hàng, khách sạn
- Viễn thông
- Thương mại điện tử, dịch vụ online, giáo dục…
- Doanh nghiệp may mặc
- Ngân hàng/tài chính/chứng khoán


- Công nghệ thông tin

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1


Quan hệ với các môn học QTKD khác

Quản trị công ty

Quản trị
chiến lược

Quản trị kinh doanh

Quản trị SX và tác nghiệp
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị hậu cần KD

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Giáo trình và tài liệu tham khảo

1. Chiến lược đại
dương xanh

Các sách
chuyên ngành
QTKD

Text

1. Giáo trình
2. Từ tốt đến vĩ đại
Quản trị chiến lược
2. Bài tập Quản trị chiến lược 3. Xây dựng để trường tồn
ĐH Kinh tế Quốc Dân

4. Chiến lược và chính
sách kinh doanh

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1:
Giới thiệu chung
về QTCL

Phần 4: Ứng dụng
trong các DN
hiện nay

Quản trị
Chiến lược

Phần 2: Xây dựng CL

Phần 3: Thực hiện và
đánh giá CL
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC
VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
I. Khái niệm, bản chất, vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1 Nguồn gốc và khái niệm chiến lược kinh doanh
- Về nguồn gốc: quân sự, thể thao, kinh doanh…
- Khái niệm:
• Chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế (Hy Lạp)
• Chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay
nhiều mặt trận (Đào Duy Anh)
• Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn
của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng
như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này
(Chandler – 1962)

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Khái niệm chiến lược kinh doanh (tiếp)
• Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về
dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông
qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường
thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong
đợi của các bên hữu quan (Johnson và Scholes – 1999)
Phổ biến tại VN hiện nay:
Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt
động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp muốn thành công phải có chiến
lược hay và nghệ thuật tổ chức thực hiện tốt.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
• CLKD xác định những mục tiêu cơ bản và những định hướng
phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
• CLKD được xem xét trong một quá trình, có tính liên tục
• CLKD dựa trên cơ sở khai thác những cơ hội kinh doanh và
thế mạnh của doanh nghiệp, đồng thời chủ động đối phó với
những nguy cơ và khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp
(SWOT)
• CLKD thường mang tư tưởng tiến công (chủ động) để giành
ưu thế trong cạnh tranh.
• CLKD thường được xây dựng trong thời gian dài,
điều kiện môi trường luôn biến động
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

3


1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh
- Vai trò định hướng, như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp nhận rõ được mục tiêu, hướng đi trong
từng thời kỳ
- Giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực hữu hình và vô hình trong hiện tại và tương lai
- Là căn cứ, cơ sở để ra quyết định trong kinh doanh, để lựa

chọn các phương án đầu tư.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

II. Quản trị chiến lược
2.1 Định nghĩa về Quản trị chiến lược
- Quản trị chiến lược thực chất là quản trị doanh nghiệp mang tầm
chiến lược.
- Quản trị chiến lược là tổng hợp những biện pháp, chương trình, kế
hoạch, những định hướng lớn nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp
thực hiện những mục tiêu chiến lược đã đặt ra trong từng thời kỳ.
- Quản trị chiến lược đứng trên cơ sở khoa học và mang tính chủ
động, rất linh hoạt để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của doanh
nghiệp.
=> Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng,
thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ
chức có thể đạt được mục tiêu của nó.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

* Một số khái niệm thường dùng:
• Chiến lược gia ( General manager >< Operations
manager):
• Chức năng, nhiệm vụ
• Những cơ hội và thách thức bên ngoài
• Điểm mạnh điểm yếu bên trong của doanh nghiệp
• Mục tiêu dài hạn
• Mục tiêu thường niên
• Chính sách
• Các đối tượng hữu quan:

• Lợi thế cạnh tranh:
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

4


Quản trị chiến lược đem lại cho doanh nghiệp
những lợi ích gì?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.2 Các giai đoạn của quản trị chiến lược
2.2.1 Hoạch định chiến lược

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.2 Các giai đoạn của quản trị chiến lược (tiếp)
2.2.2 Thực thi chiến lược
1

Đề ra quyết
định quản trị

Thực thi
chiến lược

2

Triển khai các
chiến lược

chức năng

Đề ra mục tiêu thường
niên, chính sách, phân bổ
nguồn lực, điều chỉnh
cấu trúc, tạo dựng văn
hóa doanh nghiệp.

Các quy định, chính sách
trong từng lĩnh vực chức
năng

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

5


2.2 Các giai đoạn của quản trị chiến lược (tiếp)
2.2.3 Đánh giá và điều chỉnh chiến lược
Xem xét lại những
cơ sở để xây dựng CL

Xem xét lại
chiến lược

1

Đánh giá
giá
và điề

điều
chỉ
chỉnh CL

2

Đánh giá mức độ
thực hiện của tổ chức
trong thực tế

Đánh giá lại
chiến lược

Điều chỉnh chiến lược,
việc thực hiện CL
hoặc mục tiêu…

Điều chỉnh
cần thiết

3

5

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.3 Các mô hình quản trị chiến lược

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG


Tiến trình QTCL có 3 giai đoạn và 8 bước:
(1): Phân tích và dự báo môi trường kd bên ngoài
(2): Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường bên ngoài (O, T)
(3): Phân tích và dự báo nội bộ doanh nghiệp
(4): Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo nội bộ DN (S,W)
(5): Ý đồ của chủ doanh nghiệp, ban quản trị (nhiệm vụ, mục tiêu…)
(6): Lựa chọn chiến lược
(7): Triển khai thực hiện
(8): Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh CL
1

2

3

4

6

7

8

5

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

6



2.4 Các cấp quản trị chiến lược
2.4.1 Cấp doanh nghiệp
Quản trị chiến lược cấp doanh nghiệp là việc xây dựng, thực thi
và kiểm soát chiến lược ở phạm vi toàn doanh nghiệp; mang
định hướng chung cho toàn DN.
2.4.2 Cấp đơn vị kinh doanh
Còn gọi là SBU: Đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược cấp
SBU (Các chiến lược cạnh tranh) nhằm xác định những hướng
đi, những mục tiêu, những “cú đánh” cho SBU của riêng mình.
SBU có thể là một ngành, một sản phẩm / dòng sản phẩm trong
doanh nghiệp.
2.4.3 Cấp chức năng
Một DN gồm nhiều bộ phận chức năng tạo thành và có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Chiến lược cấp chức năng như các chiến
lược về nhân sự, về tài chính, về công nghệ…

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 1
1. Chọn Đúng / Sai, giải thích:
- Chiến lược của DN là do cấp dưới đề xuất xây dựng và được gửi lên nhà
quản trị cấp cao duyệt
- Chỉ cần doanh nghiệp có một chiến lược hay thì sẽ giành chiến thắng trên
thương trường
- Quản trị chiến lược khuyến khích thái độ tích cực với sự thay đổi
- Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục và phức tạp
- Tố chất quan trọng nhất của nhà quản trị chiến lược là phải có tầm nhìn,
khả năng nhìn xa trông rộng?
2. Trình bày khái niệm và đặc trưng của chiến lược kinh doanh?
3. Tại sao nói QTCL trong dn giúp cho sự phân bổ tốt hơn thời gian và nguồn

lực cho cơ hội đã được xác định?
1
2
4. Điền tên các bước của quá trình QTCL vào sơ đồ sau:
3
4
6
7
5. Các bước công việc trong giai đoạn hoạch định chiến lược?
6. Các bước công việc trong giai đoạn thực thi chiến lược?
7. Các bước công việc trong giai đoạn đánh giá chiến lược?
+ Câu hỏi trang 35 – giáo trình.

8

5

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN
LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
* Những nội dung chính:
I. Bản tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp
1.1 Xác định nhiệm vụ - ngành kinh doanh của DN
1.2 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
1.3 Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
II. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của DN
2.1Trách nhiệm xã hội và các đối tượng hữu quan
2.2 Chiến lược và đạo đức kinh doanh
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG


7


I. Bản tuyên bố sứ mệnh của Doanh nghiệp
• Bản tuyên bố (tuyên ngôn) sứ mệnh của doanh nghiệp
thường có 3 nội dung, nhằm trả lời cho các câu hỏi: DN
kinh doanh trong lĩnh vực nào, Vì sao chúng ta tồn tại
và kinh doanh trong lĩnh vực đó? Bản tuyên bố sứ
mệnh là cơ sở để soạn thảo chiến lược kinh doanh cho
doanh nghiệp.
• Để có được bản tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp,
các nhà chiến lược phải xem xét, cân nhắc cẩn thận ảnh
hưởng của các nhóm hậu thuẫn bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Bản tuyên bố
sứ mệnh
(Mission statement)

Nhiệm vụ

Mục tiêu
chiến lược

Triết lý
kinh doanh


BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.1. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Xác định nhiệm vụ tức là xđ lĩnh vực và ngành kinh doanh chủ yếu
của doanh nghiệp.
1.1.1 Xác định nhiệm vụ cho doanh nghiệp đơn ngành
Mô hình của David Abell sử dụng cho doanh nghiệp đơn ngành:
Ai?

CN,
SP
DV?

Nhu
cầu?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

8


1.1. Nhiệm vụ của doanh nghiệp (tiếp)
1.1.2 Xác định nhiệm vụ cho doanh nghiệp đa ngành
• Doanh nghiệp đa ngành là doanh nghiệp hoạt động
trên hai lĩnh vực trở lên. Cách xác định nhiệm vụ cho
một ngành cũng có thể sử dụng mô hình của D.Abell.
Điều quan trọng là phải đảm bảo gia tăng giá trị cho
các đơn vị thành viên.
• Đối với doanh nghiệp đa ngành đa lĩnh vực, phải xác
định được lĩnh vực và ngành kinh doanh cốt lõi, chủ

lực.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2 Mục tiêu chiến lược
1.2.1 Khái niệm, yêu cầu
• Thực chất là xác định cái đích hay kết quả mà doanh nghiệp
mong muốn đạt được trong từng thời kỳ. Nó là sự cụ thể hóa
mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơ cấu và tiến
trình triển khai theo thời gian. Trong nền ktế thị trường, các DN
thường theo đuổi ba mục đích chủ yếu: tồn tại, phát triển và đa
dạng hóa.
• Mục tiêu chiến lược của DN khác với dự báo.
• Yêu cầu:
- Mục tiêu phải rõ ràng về thời gian và lĩnh vực hoạt động
- Các mục tiêu đảm bảo tính liên kết và tương hỗ lẫn nhau
- Phải xác định rõ mục tiêu ưu tiên

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2 Mục tiêu chiến lược (tiếp)
1.2.2 Phân loại mục tiêu chiến lược
- Theo vị trí thứ bậc: Mục tiêu hàng đầu và mục tiêu
thứ cấp
- Các bộ phận, nhóm khác nhau trong DN
Ví dụ: Mục tiêu cổ đông, Mục tiêu ban GĐ, Mục
tiêu của người lao động, Mục tiêu của công đoàn…
- Theo cấp độ chiến lược: Mục tiêu cho toàn DN, Mục
tiêu cho đơn vị chiến lược kd, Mục tiêu cho từng bộ
phận chức năng…


BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

9


1.2 Mục tiêu chiến lược (tiếp)
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định
mục tiêu chiến lược
- Các lực lượng bên ngoài: Bao gồm nhà nước, cộng
đồng địa phương, các yếu tố thuộc môi trường bên
ngoài khác…
- Các nguồn lực bên trong: Bao gồm người lao động, các
nguồn lực hiện tại… (Các yếu tố thuộc môi trường kd
bên trong).
- Quan điểm của lãnh đạo cấp cao:
- Lịch sử phát triển của DN…

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.3 Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là 1 giá trị, 1 niềm tin, quan điểm
hay là một tư tưởng chủ đạo chi phối việc ra quyết định
trong kinh doanh của DN
LIOA: Sản xuất cái thị trường cần và đầu tư chiều sâu để nâng
tầm thương hiệu
Vietel: ♦ Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng
biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và
phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách
hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

♦ Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL
cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các
hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt
động nhân đạo.
♦ Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức
xây dựng mái nhà chung VIETTEL.
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Bản tuyên bố sứ mệnh của DN:
Lấy ví dụ về bản tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp? So sánh
và nhận xét?
Tại sao các doanh nghiệp phải xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh cho
doanh nghiệp?
• Lời cam kết bằng văn bản làm cho ban quản lý có trách nhiệm
hơn, chắc chắn hơn, đồng thời cũng tạo niềm tin cho các đối
tượng hữu quan.
• Vai trò định hướng, để chủ động và đầu tư hiệu quả
• Tạo văn hóa, phong cách, vị trí của DN => để người lao động
gắn bó
Yêu cầu đối với bản tuyên bố sứ mệnh: Rõ ràng, hợp lý, tính khả
thi; dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, hay.
Nó là chính sách đối nội, đối ngoại của doanh nghiệp.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

10


II. Trách nhiệm xã hội và đạo đức
kinh doanh của doanh nghiệp

Các khái niệm:
Đạo đức kinh doanh:
 Những chuẩn mực, nguyên tắc có tác dụng hướng
dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh và được
những người hữu quan sử dụng để phán xét một
hành động cụ thể là đúng-sai, phù hợp hay không
phù hợp nhận thức của xã hội (những người hữu
quan) đối với các hành vi trong các trường hợp
tương tự.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Các khái niệm
Trách nhiệm xã hội
 Những nghĩa vụ doanh nghiệp, cá nhân phải thực
hiện đối với xã hội nhằm đạt được/mang lại nhiều
nhất tác động tích cực/phúc lợi, giảm thiểu các tác
động tiêu cực.
– Nghĩa vụ Nhân văn
– Nghĩa vụ Đạo đức
– Nghĩa vụ Pháp lý
– Nghĩa vụ Kinh tế

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Các khái niệm
Văn hoá công ty (VH doanh nghiệp, VH tổ chức, VH
kinh doanh)
 Hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo,
nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành

viên tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở
phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng
thành viên.
 Văn hoá công ty tạo lập bản sắc riêng cho doanh
nghiệp, tổ chức
Thương hiệu
 Thương hiệu = Nhân cách của Công ty
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

11


2.1 Trách nhiệm xã hội và các đối tượng hữu quan
2.1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là
sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát
triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm
nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và
các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi
cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của
xã hội.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.1.2 Các đối tượng hữu quan

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.2


Chiến lược và đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một hệ thống các chuẩn mực;
quy tắc mà doanh nghiệp xây dựng để định hướng cho
các hoạt động của mình.
Có khá nhiều vấn đề chiến lược liên quan đến khía
cạnh đạo đức kinh doanh. Bởi vì bất cứ chương trình
hành động nào cũng đều có tác động đến quyền lợi của
các nhóm hậu thuẫn bên trong cũng như bên ngoài.
Một chiến lược có thể làm tăng lợi ích của một nhóm
người nhưng lại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến
nhóm người khác.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

12


2.2 Chiến lược và đạo đức kinh doanh (tiếp)
Bởi vậy nhiệm vụ của khía cạnh đạo đức kinh doanh có
hai điểm trọng tâm:
Thứ nhất, các quyết định kinh doanh, chứa đựng khía
cạnh đạo đức;
Thứ hai, các nhà quản trị nói chung và nhà chiến lược
nói riêng phải cân nhắc đến ảnh hưởng của quyết định
kinh doanh trước khi lựa chọn chương trình hành động.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.2 Chiến lược và đạo đức kinh doanh (tiếp)

Xác định môi trường đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 1: Ban quản trị cấp cao phải kết hợp chặt chẽ khía cạnh
đạo đức kinh doanh với những giá trị văn hóa của doanh nghiệp
-> Điều tạo nên phong cách của doanh nghiệp.
Bước 2: Các giá trị đạo đức kinh doanh phải được thể hiện trong
Bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp
- > Điều tạo nên uy tín của doanh nghiệp.
Bước 3: Các giá trị đạo đức kinh doanh phải được thực hiện.
Việc thực hiện các nguyên tắc đạo đức kinh doanh phải thông
qua các công cụ đòn bẩy như thưởng, phạt, thuế, sa thải
- > Điều tạo ra cách làm riêng của doanh nghiệp.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 2:
1. Thảo luận nhóm:
Chọn 1 DN, giới thiệu tổng quan về DN (tên, địa điểm, ngành,
lvực, quy mô, cơ cấu tổ chức,…)
Nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh (nhiệm vụ, tầm nhìn, mục
tiêu chiến lược, triết lý kinh doanh, tôn chỉ…) của doanh
nghiệp mà bạn chọn phân tích? Nhận xét và so sánh với tuyên
bố sứ mệnh một số DN trong ngành?
2. Nội dung của nhiệm vụ của DN?
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định mục tiêu
chiến lược của DN?
4. Tại sao các DN phải xây dựng bản tuyên bố sứ mệnh cho DN?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

13



Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 2:
5. Thảo luận: Vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
Vai trò? Thực trạng ở các DN Việt Nam?
Bài học từ các DN trên thế giới? (Mỹ, TQ..)
6. Bài tập thảo luận:
Hãy kể một tình huống, trong đó: (nhiễm độc, ô nhiễm mtr, bảo
hiểm xã hội, tai nạn lao động…)
- Hãy chỉ ra các đối tượng hữu quan trong tình huống, tìm câu trả
lời giải quyết tình huống?
- Tình hình tài chính của công ty có vai trò ntn trong việc giải
quyết các vấn đề nan giải về mặt đạo đức?
- Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh tác động lớn nhất
tới chức năng nào trong DN? Thường do bộ phận nào xử lý?
+ Câu hỏi trang 48 – giáo trình.
Bình luận bài diễn văn của Bill Gate tại Harvard

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
TRONG DOANH NGHIỆP
* Những nội dung chính:
- Phân tích đánh giá môi trường kinh doanh => cơ hội, thách
thức
- Phân tích đánh giá môi trường nội bộ DN => Điểm mạnh,
điểm yếu
- Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhóm chọn để hoạch định chiến lược.


BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

I. Phân tích đánh giá tác động môi trường
kinh doanh
1.1 Khái niệm, đặc điểm của môi trường kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố
và điều kiện khách quan và chủ quan có mối quan hệ tương tác
lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm
- Môi trường kinh doanh tồn tại tất yếu, khách quan
- Môi trường kinh doanh có tính tổng hợp
- Môi trường kinh doanh đa dạng
- Môi trường kinh doanh năng động
- Môi trường kinh doanh phức tạp
- Môi trường kinh doanh có tính hệ thống

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

14


1.2 Phân tích môi trường vĩ mô

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
a. Yếu tố kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng:

- Lãi suất:
- Lạm phát:
- Thất nghiệp:
- Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế
- GDP
- Cán cân thương mại, cán cân thanh toán, hoạt động xuất
nhập khẩu, đầu tư...

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
a. Yếu tố kinh tế

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

15


1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
a. Yếu tố kinh tế

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
a. Yếu tố kinh tế

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
a. Yếu tố kinh tế


BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

16


1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
b. Yếu tố công nghệ
- Hạ tầng công nghệ:
Lực lượng đội ngũ cán bộ công nghệ của quốc gia
Hệ thống các cơ quan quản lý NN về KH- CN- MT
Hệ thống chính sách và chiến lược phát triển KHCN
Năng lực CN quốc gia (Trình độ phát triển KHKT)
- Hướng tác động:
Xuất hiện nhiều sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến
Xuất hiện nhiều công nghệ mới – CN thay thế
Vật liệu mới – vật liệu thay thế:
- Tác động không tốt của CNTT
Nhiều thông tin nhiễu, Nhanh bị lạc hậu
Giảm giao tiếp trực tiếp giữa con người,Quá tải thông tin

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

c. Yếu tố văn hóa – xã hội
• Dân số, tốc độ gia tăng dân số, cơ cấu dân số (trẻ), mức
sống, trình độ dân trí..
• Văn hóa, phong tục tập quán
- Nghiên cứu marketing: Người Việt Nam, tại sao thích
các quán vỉa hè hơn là vào nhà hàng KFC, MC
Donald’s

- Văn hóa FPT có phù hợp với người Việt Nam?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2.1 Các nhân tố của môi trường kinh doanh quốc gia
d. Yếu tố chính trị luật pháp
• Bao gồm: thể chế chính trị, chế độ chính trị, sự nhất
quán trong chủ trương đường lối chính sách ...
• Luật pháp là toàn bộ thể lệ, chế độ, quy định chính sách
và hệ thống pháp luật của nhà nước (Quản lý Nhà nước
về kinh tế).
• Vấn đề bảo hộ, luật lệ...
• Rủi ro

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

17


e. Yếu tố tự nhiên
• Khí hậu, thời tiết
• Tài nguyên thiên nhiên
• Môi trường sinh thái
- 2 yếu tố VHXH và tự nhiên: Thường chậm nhưng khó dự
báo => gây ra yếu tố bất ngờ
- Phải: Tập trung vào những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN;
phân tích được hướng tác động của nhân tố đó (tích cực,
tiêu cực).
- Mức độ tác động: ở những mức độ khác nhau.

- Không chỉ yếu tố tự nhiên ở vùng sở tại,
mà trên toàn thế giới.
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.2 Phân tích môi trường vĩ mô
1.2.2 Môi trường kinh doanh toàn cầu
Các khái niệm:
- Toàn cầu hóa: toàn cầu hoá là nói đến sự dịch chuyển
theo hướng kinh tế thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn
nhau. Toàn cầu hoá có 2 bộ phận chính là toàn cầu hoá
thị trường và toàn cầu hoá sản xuất
- Khu vực hóa: Khu vực châu Á TBD,
- Các khối kinh tế, quân sự... ví dụ: ASEAN, EU, Bắc Mỹ
( NAFTA), => cam kết ưu tiên, hỗ trợ lẫn nhau...
- Tự do hóa thương mại, hàng rào thuế quan
- …

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.3 Phân tích môi trường ngành
Đối thủ mới
gia nhập

Đối thủ
ctr hiện tại

Doanh
nghiệp
Nhà cung
cấp


Khách
hàng

Sản phẩm
thay thế

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

18


1.3 Phân tích môi trường ngành
1.3.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành
• Phân tích số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh:
Thường thì số lượng càng lớn thì cường độ cạnh tranh
càng cao.
• Phân tích đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành
• Phân tích tỷ lệ chi phí cố định và chi phí dự trữ: (Nếu
chi phí cố định lớn => Rào cản gia nhập và rút lui lớn)
• Phân tích sự khác biệt giữa các đối thủ
• Hàng rào cản trở rút lui

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.3.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Phân tích đối thủ cạnh tranh:
• Nhận biết rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Để nhận biết, cần phân
biệt đối thủ cạnh tranh theo quy mô, theo khả năng cạnh tranh

(mạnh, trung bình, yếu), theo sở hữu, theo địa lý (xa, gần), xấu –
tốt... Phân tích các tín hiệu từ thị trường, các diễn đàn, hội thảo.
• Nhận biết và phân tích chiến lược của các đối thủ
• Đánh giá tương quan thế lực giữa các đối thủ: yếu tố so sánh:
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; mức độ đa dạng hóa sp, mạng
lưới, chi nhánh... (hoặc sử dụng phương pháp định lượng: cho
điểm) => khả năng cạnh tranh
• Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ:
• Dự kiến sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh
• Thiết kế ngân hàng dữ liệu thông tin về các đối thủ.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.3.2 Khách hàng
- Là lý do tồn tại, là mục đích hoạt động của doanh
nghiệp.
- Khả năng gây sức ép của khách hàng:
• Khi cung > cầu
• Khách hàng quen
• Khách hàng tạo giá trị gia tăng cao, khách hàng lớn.
• Các khách hàng đều có tiếng nói, đánh giá chất lượng.
- Phân loại khách hàng:

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

19


1.3.3 Nhà cung cấp
Khả năng gây áp lực với doanh nghiệp khi:

• Nhà cung cấp độc quyền
• Khi họ cung cấp một loại NVL rất quý hiếm
• Khi nhà cung cấp không ưu tiên bạn, không coi bạn là
khách hàng quan trọng.
=> phải thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp để đảm
bảo đầu vào ổn định, đủ số lượng, chất lượng, và chủng
loại; đúng tiến độ và giá cả hợp lý.
Nên cố tìm ra mối ràng buộc, tạo mối quan hệ...

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.3.4 Đối thủ tiềm ẩn mới
Nếu ngành còn có khả năng làm ăn tốt thì nguy cơ xuất hiện đối thủ
mới:
- Tiềm lực và năng lực về công nghệ của đối thủ mới
- Các doanh nghiệp trong ngành đã có sẵn nhiều ưu thế: có mối
quan hệ với khách hàng, hiểu biết về thị trường, đối thủ cạnh
tranh...
Nguy cơ thứ 2 mà họ có thể mang lại cho các doanh nghiệp là tiềm
lực tài chính.
- Nếu đối thủ mới có tiềm lực công nghệ và tài chính mạnh, thì các
doanh nghiệp trong ngành phải:
• Dùng kế:
• Liên kết với các đối thủ trong ngành.
• Tạo rào cản gia nhập:

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.3.5 Sản phẩm thay thế
• Thay thế thông thường: sản phẩm cùng loại

• Thay thế hoàn toàn: Nếu sản phẩm mới ra thì nó thay
thế sản phẩm cũ trên thị trường.
Tại sao và khi nào sản phẩm thay thế trở thành nguy cơ
tồn tại của ngành và các doanh nghiệp trong ngành?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

20


1.4 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường (EFE)
Ma trận các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến
lược tóm tắt và đánh giá thông tin kinh tế, xã hội, văn
hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, công nghệ
và cạnh tranh.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

1.4 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường (EFE)
Các bước thực hiện:
• Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành
công như đã nhận diễn trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên
ngoài, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa
• Phân loại tầm quan trọng (trọng số): từ 0 (không quan trọng) tới
1 (rất quan trọng). Tổng số các mức phân loại được ấn định cho
các nhân tố này phải bằng 1
• Cho điểm từ 1-4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công của
doanh nghiệp cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của
công ty phản ứng với yếu tố này. Ví dụ, 4 là phản ứng tốt, 3 là
phản ứng khá...1 là ít phản ứng.

• Tính toán, cộng điểm số về tầm quan trọng cho mỗi biến số để
xác định tổng số điểm quan trọng trong tổ chức
• Nếu điểm > 2.5 thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đối
phó được (phản ứng tốt với các cơ hội và thách thức).

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Đánh giá môi trường bên ngoài EFE của FPT năm 2006
STT

Các yếu tố ngoài

Trọng số

Điểm

Quy đổi

1

Tốc độ phát triển của ngành

0,15

4

0,6

2


Chính sách quốc gia

0,1

3,5

0,35

3

Tình hình kinh tế vĩ mô

0,15

3

0,45

4

Cạnh tranh từ các công ty trong nước

0,1

3,5

0,35

5


Cạnh tranh của các công ty nước ngoài

0,05

2

0,1

6

Nhu cầu CNTT lớn

0,15

3,5

0,52

7

Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh

0,1

2,5

0,25

8


Dịch chuyển bản đồ công nghệ thế giới

0,05

2

0,1

9

Thị trường khó dự báo

0,1

1

0,1

10

Hạ tầng kỹ thuật quốc gia còn kém

0,05

2

0,1

Tổng cộng


1

2,92

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

21


Đánh giá môi trường bên ngoài EFE của FPT năm 2008
STT

Trọng số

Điểm

1

Tốc độ phát triển của ngành

Các yếu tố ngoài

0,1

3

0,3

2


Chính sách quốc gia

0,1

3,5

0,35

3

Tình hình kinh tế vĩ mô

0,2

2

0,4

4

Cạnh tranh từ các công ty trong nước

0,1

3,5

0,35

5


Cạnh tranh của các công ty nước ngoài

0,1

2

0,2

6

Nhu cầu CNTT lớn

0,1

3

0,3

7

Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh

0,1

2,5

0,25

8


Dịch chuyển bản đồ công nghệ thế giới

0,05

2

0,1

9

Thị trường khó dự báo

0,1

1

0,1

10

Hạ tầng kỹ thuật quốc gia còn kém

0,05

2

Tổng cộng

1


Quy đổi

0,1
2,45

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Nội dung thảo luận

Phân tích môi trường kinh doanh, tìm ra cơ hội, thách
thức và đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp mà nhóm lựa chọn phân tích.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

II. Phân tích đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp
2.1.1 Phân tích các nguồn lực
a. Nguồn Nhân lực
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
c. Tài chính
2.1.2 Phân tích các bộ phận chức năng,lĩnh vực quản trị:
a. Hoạt động của bộ phận Marketing
b. Hoạt động của bộ phận Nhân sự
c. Hoạt động của bộ phận tài chính kế toán
d. Hoạt động của bộ phận Nghiên cứu và phát triển
e. Hoạt động của bộ phận sản xuất và tác nghiệp
f. Hoạt động của bộ phận quản trị chất lượng
g. Hoạt động của bộ phận mua hàng
h. Hoạt động của bộ phận hệ thống thông tin trong dn
2.1.3: Ma trận đánh giá nội bộ IFE

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

22


II. Phân tích đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp
Nghiên cứu những gì thuộc về bản thân doanh nghiệp, tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục đích: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
(thường so với đối thủ cạnh tranh) và các lợi thế cạnh tranh
Quy trình phân tích đánh giá:
1) Xem xét đánh giá thực tế các nguồn lực, bộ phận chức năng của
doanh nghiệp
2) Lựa chọn ra những yếu tố tác động mạnh nhất tới kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
3) Thực hiện việc tính điểm và mức độ quan trọng của mỗi yếu tố
4) Lập mô hình đánh giá và tính điểm
5) Phân tích sơ bộ
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.1 Phân tích thế mạnh, điểm yếu của các
lĩnh vực quản trị trong DN
2.1.1 Phân tích các nguồn lực
a. Nguồn Nhân lực: Lãnh đạo, nhà quản trị, công nhân,
công tác quản trị...
Ví dụ: nhà Quản trị: Các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp,
những kết quả đạt được; số lượng, chất lượng

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG


Ví dụ: Đánh giá công tác quản trị:

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

23


Ví dụ: Đánh giá công tác quản trị (tiếp)
- Công tác tổ chức:
• Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp có khoa học không, phù hợp với
cả định hướng tương lai của DN không? (mở rộng)
• Cơ chế trao quyền, phân quyền?
• Tính chuyên môn hóa đã được thể hiện hợp lý hay chưa?
• Đã bố trí người, phòng ban bộ phận phù hợp hay chưa?
- Công tác chỉ huy:
• Cơ chế tạo động lực và khuyến khích người lao động?
• Công tác nhân sự?
• Nghệ thuật lãnh đạo?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Ví dụ: Đánh giá công tác quản trị (tiếp)
- Công tác phối hợp:
• Mối quan hệ các bộ phận hỗ trợ hay xung khắc?
• Hệ thống truyền thông tin đã đảm bảo chưa?
- Công tác kiểm tra:
• Đã có hệ thống, cơ chế, văn bản hóa các hình thức và
công tác kiểm tra?
• Quyền lực bộ phận kiểm tra có phù hợp?
• Có đảm bảo khách quan? (năng lực và minh bạch)

• Hiệu quả của công tác kiểm tra?

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.1.1 Phân tích các nguồn lực
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: hạ tầng cơ sở.
Ví dụ: nhà xưởng, kho bãi, đường vận chuyển, văn
phòng, máy móc thiết bị, hệ thống đường dẫn...
c. Tài chính:
• Khả năng tài chính
• Khả năng thanh toán: nợ ngắn hạn, dài hạn...
• Hiệu quả sử dụng vốn (cố định, lưu động)
• Lợi nhuận
• Sự tăng trưởng: tốc độ tăng trưởng, quy mô hoạt động,
năng lực sản xuất.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

24


2.1.2 Phân tích các bộ phận chức năng,
lĩnh vực quản trị
a. Hoạt động của bộ phận Marketing
b. Hoạt động của bộ phận Nhân sự
c. Hoạt động của bộ phận tài chính kế toán
d. Hoạt động của bộ phận Nghiên cứu và phát triển
e. Hoạt động của bộ phận sản xuất và tác nghiệp
f. Hoạt động của bộ phận quản trị chất lượng
g. Hoạt động của bộ phận mua hàng

h. Hoạt động của bộ phận hệ thống thông tin trong DN
i. Hoạt động của bộ phận kinh doanh

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

2.1.3: Ma trận đánh giá nội bộ IFE

Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá
những mặt mạnh và yếuquan trọng của bộ phận chức
năng, là cơ sở để xác dịnh và đánh giá mối quan hệ
giữa các bộ phận này.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG

Các bước hình thành ma trận IFE
• Liệt kê các yếu tố như đã được xác định trong quy trình
phân tích nội bộ, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm
yếu
• Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0 (không
quan trọng) tới 1 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố.(Tổng
bằng 1)
• Cho điểm từ 1-4 cho các yếu tố. Điểm yếu lớn nhất cho 1
điểm, điểm yếu nhỏ nhất cho 2 điểm; điểm mạnh lớn nhất
cho 4 điểm, điểm mạnh nhỏ nhất cho 3 điểm
• Tổng hợp, tính điểm cho ma trận.
• Số điểm > 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ,
và ngược lại.

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - LÊ THỊ MỸ DUNG


25


×