Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ĐỌC PHIM CT SCANNER mũi XOANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 40 trang )

GIẢI PHẪU CẮT LỚP MŨI XOANG
1. GIẢI PHẪU THÔNG THƯỜNG
Phần lớn các chi tiết giải phẫu mũi xoang có thể được quan sát tốt qua các lát
cắt của phim coronal. Tuy nhiên, một vài cấu trúc như hố chân bướm hàm, hố
Rossenmuller và thần kinh thị lại được quan sát tốt hơn qua phim axial. Các lát
cắt của phim sagittal lại cho ta nghiên cứu tốt hơn về các mốc giải phẫu ở thành
bên hốc mũi và đặc biệt hữu ích trong việc quan sát ngách trán. Các lát cắt có
độ dày 3mm là tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu bệnh lý mũi xoang nói chung.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh lý đặc biệt như chấn thương thần kinh thị hay rò
dịch não tủy, cần sử dụng các lát cắt có độ dày 1mm để đánh giá tổn thương
chính xác hơn. Thông thường, các lát cắt trên phim coronal được đọc từ trước ra
sau còn phim axial được đọc từ dưới lên trên.
1.1. Phim Coronal
- Các lát cắt phía trước tiên giúp quan sát xoang trán và xương chính mũi.
Xoang trán là một xoang có sự thay đổi khá nhiều về hình thái tùy theo mức
độ thông khí của xoang. Vách liên xoang thường ở đường giữa ở phần dưới.
Tuy vậy, ở phần sau trên nơi bám vào thành sau, nó thường đi lệch sang một
bên. Bản thân vách liên xoang có thể có thông khí hoặc trong thành xoang
trán có thể có các vách xương khác tạo hình ảnh nhiều xoang.

Hình : lát cắt phía trước co hình ảnh xoang trán và xương chính mũi


Hình : Xoang trán phát triển và vách liên xoang
- Tiếp theo, ta có thể nhìn thấy cuốn dưới, phát hiện hiện tượng phù nề niêm
mạc, phì đại cuốn. Thêm nữa, có thể nhìn thấy các dị hình vách ngăn ở các
lát cắt này.
- Trước khi nhìn thấy cuốn giữa, ta có thể thấy hình ảnh của đường lệ, tế bào
mỏm móc trước (AggerNasi) và các tế bào tiền ngách (Kuhn cells), phân
loại các tế bào này theo phân loại cải tiến của Kuhn.
- Sau đó, khi đã quan sát được cuốn giữa, cần chú ý xác định các biến đổi giải


phẫu của nó như cuốn giữa đảo chiều, bóng khí cuốn giữa.

Hình: Củ vách ngăn


Hình : Tế bào AggerNasi (A) và đường lệ (mũi tên) lát cắt chưa nhìn thấy cuốn
giữa.
- Nơi bám của cuốn giữa vào giữa mảnh sàng và mảnh bên (lateral lamella)
cần được lưu ý đánh giá. Qua đó, đo độ sâu của hố khứu giác (chênh lệch
cao độ giữa mảnh sàng và trần sàng) và đánh giá mức độ theo phân loại của
Kero. Mào gà có thể quan sát tốt ở các lát cắt này.
- Ở phía ngoài của cuốn giữa là bóng sàng. Khi bóng sàng không bám vào nền
sọ, phía trên của nó có một ngách gọi là ngách trên bóng. Đôi khi ở vùng
này có thể có một tế bào bám vào thành trong trên ổ mắt gọi là tế bào ngách
trước hay tế bào trên ổ mắt. Ngay sau tế bào này, bám vào mặt trước của
bóng sàng và phát triển lên thành sau xoang trán có thể có tế bào ngách sau
(bóng trán). Để phân biệt hai tế bào này cần xác định thêm trên phim axial
và sagittal.

Hình :Hố khứu giác, chân bám phía trước củ cuốn giữa (mũi tên)


Hình : Bóng sàng (B) và ngách trên ổ mắt
- Ở phía dưới của bóng sàng là mỏm móc. Nằm giữa mỏm móc và bóng sàng
là khe bán nguyệt và phễu sàng dẫn tới lỗ thông xoang hàm chính. Vùng này
được gọi là phức hợp lỗ ngách.
- Cần chú ý tới các dị hình vách ngăn hay bóng khí cuốn giữa gây đè đẩy làm
hẹp phức hợp lỗ ngách.
- Cách bám lên trên của mỏm móc cần được nghiên cứu vì nó có liên quan
đến đường dẫn lưu của xoang trán. Ngay sát lỗ thông xoang hàm, bám vào

thành dưới ổ mắt, ta có thể phát hiện tế bào mỏm móc dưới (tế bào Haller).

Phức hợp lỗ ngách

Phức hợp lỗ ngách (cận cảnh)


Dẫn lưu ngách trán (ở phía trong của phễu sàng ở bên phải và dẫn lưu vào phễu
sàng ở bên trái)
- Các lỗ thông xoang hàm phụ có thể quan sát được tại các vùng Fontanell
trước và sau.
- Xoang hàm với hình dạng tam giác có thể nhìn rõ trên các lát cắt này. Trên
trần xoang, ta có thể thấy thần kinh dưới ổ mắt.
- 2 – 3mm phía sau của thành trước bóng sàng, ta có thể quan sát thấy động
mạch sàng trước. Động mạch này có thể đi sát trần sàng hoặc thoát vị vào
bên trong bóng sàng.
-

Lỗ thông xoang hàm phụ ở vùng
Fontanell sau bên trái

Xoang hàm có hình tam giác và thần
kinh dưới ổ mắt (mũi tên)
-


- Hình : động mạch sàng trước với hình dạng một cái mỏ của xương giấy ở
bên trái và ống động mạch sàng trước ở bên phải (mũi tên)

- Thành sau bóng sàng là phần đứng ngang của mảnh nền cuốn giữa quặt

ngang từ rãnh sau bóng ra phía ngoài để bám vào thành trong ổ mắt. Mảnh
nền này chính là nơi ngăn cách giữa các tế bào sàng trước và sau. Phía sau
của phần đứng ngang của mảnh nền cuốn giữa ta có thể thấy phần ngang của
mảnh nền cuốn giữa (giới hạn dưới của các tế bào sàng sau) cuốn trên và
mảnh nền cuốn trên (quặt ngang từ cuốn trên bám vào thành trong ổ mắt).
Phần sau cùng của cuốn giữa bám vào xương khẩu cái.
- Các tế bào sàng sau thường gồm 3 tế bào: tế bào sàng sau trung tâm (sàng
sau dưới), tế bào sàng sau trước và tế bào sàng sau cùng (tế bào sàng bướm Onodi) nằm thành 2 tầng. Tầng dưới là tế bào sàng sau trung tâm, nằm giữa
phần ngang của mảnh nền cuốn giữa và mảnh nền cuốn trên. Tầng trên là 2
tế bào sàng sau trước và sàng sau cùng nằm giữ mảnh nền cuốn trên và nền
sọ. Trong đó, tế bào sàng sau trước nằm ngay sau phần đứng ngang của
mảnh nền cuốn giữa còn tế bào sàng sau cùng nằm ngay phía trước của mặt
trước xoang bướm. Ở các lát cắt phía sau này, xoang hàm nằm ở phía ngoài
của khối bên xương sàng, ngay dưới ổ mắt, có mặt cắt dạng ô van. Nằm giữa
xoang hàm và ổ mắt có một khe mở ra phía ngoài gọi là khe ổ mắt dưới. Cần
lưu ý là khác với ở phía trước nơi cơ thẳng trong được ngăn cách với thành
bên ổ mắt bởi một lớp mỡ. Ở phía sau này, cơ thẳng trong trực tiếp áp sát
thành trong ổ mắt. Do vậy, nguy cơ tổn thương cơ thẳng trong vùng này là
lớn hơn.


Hình Phần đứng (phần giữa) của chân bám cuốn giữa (mũi tên).

Hình Phần ngang (phần sau gần đuôi cuốn) của chân bám cuốn giữa (mũi tên)

Hình : Tế bào sàng sau trước (*) và khe dưới ổ mắt (mũi tên)


Hình : tổ chức mở nằm giữa xương
giấy và cơ thẳng trong ở phía trước


Hình : Cơ thẳng trong tiếp giáp với
xương giấy ở phía sau

- Tại các lát cắt sau cùng ta có thể quan sát xoang bướm. Cũng giống như
xoang trán, vách liên xoang bướm có thể bám lệch đường giữa và có thể có
các vách xương khác trong xoang bướm. Vách liên xoang bướm nhìn chung
bám sát đường giữa ở phía trước. Ở phía sau vách có thể bám lệch vào các
thành phần như thần kinh thị, động mạch cảnh trong nên cần chú ý quan sát
kỹ trên phim chụp cắt lớp để phát hiện tình trạng này trước khi phẫu thuật. Ở
thành bên xoang, lồi thần kinh thị ở phía trên cùng và lồi động mạch cảnh
trong ở phía dưới cần được quan sát kỹ để phát hiện khi các thành phần này
thoát vị vào trong xoang. Tế bào sàng sau cùng đôi khi có hiện tượng quá
thông khí, phát triển chờm ra phía ngoài của thành ngoài xoang bướm gọi là
tế bào Onodi. Trong trường hợp này thần kinh thị thường thoát vị vào trong
tế bào Onodi và cần được quan sát kỹ nhằm tránh tổn thương khi phẫu thuật.
Trường hợp xoang bướm phát triển cần chú ý quan sát lồi tuyến yên vào
thành sau trên của nó. Thành dưới xoang bướm có dây thần kinh Vidien đi ra
trước để tới hố chân bướm hàm.

Hình : Lỗ thông xoang bướm ở hai bên


Hình : Xoang bướm (ở giữa), đỉnh ổ mắt ở 2 bên (mũi tên) và mỏm chân bướm
ở phía dưới (P).
- Ở các lát cắt sát mặt trước xoang bướm, ta có thể trong thấy vùng đỉnh ổ mắt
ở hai bên xoang. Ở phía dưới, 2 cánh của chân bướm tách rời ra tạo thành hố
chân bướm. Có 2 ống xương đi vào vùng này. Đầu tiên là lỗ tròn, nằm ngay
ở phía dưới đỉnh ổ mắt. Tiếp theo ở phía dưới và phía trong của lỗ là ống dây
thần kinh Vidian. Nằm phía trước ngoài của chân bướm là hố chân bướm

khẩu cái. Giữa hố này và cửa mũi sau, ngay phía dưới xoang bướm, ta có thể
trông thấy lỗ bướm khẩu cái mở vào ngay phía trên của đầu tận sau cuốn
giữa. Xoang bướm quá thông khí có thể tạo thành một ngách lớn xâm lấn
vào chân và cánh lớn xương bướm, tách lỗ tròn và kênh Vidian sang 2 bên.

Hình : Ống thần kinh Vidian (mũi tên nhỏ), lỗ tròn (mũi tên lớn) và dây thần
kinh thị (mũi tên cong)


Lỗ bướm khẩu cái (mũi tên)
- Trên các lát cắt qua vùng vòm họng, ta có thể trông thấy lỗ vòi, các nẹp loa
vòm, hố Rossenmuller và tổ chức VA. Trong trường hợp có hình ảnh mất đối
xứng của hố Rossenmuller 2 bên, ta cần lưu ý đến bệnh lý u vòm và cần
quan sát tìm sự xâm lấn của khối u vào hố bầu dục ở cánh lớn xương bướm,
ngay phía ngoài của hố Rossenmuller.

Hình : Nẹp sau loa vòi (T), hố Rossenmuller (mũi tên), VA (A)

Hình : Lỗ bầu dục


1.2.

Phim Axial

Có một số cấu trúc có thể quan sát tốt trên phim Axial:
- Đường lệ có hình vòng tròn nằm ngay phía trước trong của xoang hàm.
Thành trước bên của nó dày, cứng. Thành trong mỏng hơn.
- Kích thước trước sau của vách ngăn vẹo cũng có thể được đánh giá.
- Họng mũi cũng có thể được quan sát tốt, nhất là tình trạng mất đối xứng của

hai hối Rossenmuller hai bên.
- Qua các lát cắt phim axial qua cuốn giữa có thể quan sát được phần đứng
ngang của mảnh nền cuốn giữa, quặt ngang ra ngoài bám vào thành trong ổ
mắt, phân ra sàng trước và sàng sau. Rãnh sau bóng (giữa bóng sàng và
mảnh nền cuốn giữa) cũng có thể quan sát tốt qua phim này.

Hình : ống lệ (mũi tên)

Hình : Hố Rossenmuller (mũi tên), vòi Eustache (EO)


Hình : Chân bám cuốn giữa (mũi tên)

Hình : Chân bám cuốn giữa (G), bóng sàng (B), rãnh sau bóng (R), mỏm móc
(U)
- Xoang hàm, mỏm chân bướm trong, ngoài và hố chân bướm khẩu cái có thể
quan sát tố qua các lát cắt axial. Hố chân bướm khẩu cái mở phía ngoài ra hố
dưới thái dương, phía trong vào hốc mũi qua lỗ bướm khẩu cái. Thành trước
và thành sau xoang hàm cũng có thể quan sat tốt qua các lát cắt vùng này
(thành trên và thành dưới xoang hàm quan sát tốt hơn qua phim coronal).
- Xương giấy trên các phim này có hình dạng chạy thẳng theo chiều trước sau,
cần nghiên cứu kỹ, tìm các hình ảnh khuyết xương.
- Các lát cắt axial giúp ta đánh giá tốt về các cấu trúc giải phẫu của hốc mắt
bao gồm bao ổ mắt, khoang trước vách, cơ thẳng trong, thẳng ngoài, nhãn
cầu và toàn bộ chiều dọc của thần kinh thị, từ phía sau nhãn cầu, qua đỉnh ổ
mắt, liên quan đến Onodi, xoang bướm và bóng khí của mỏm yên trước (nếu
có).


Hình : ổ mắt trên phim axial


Hình : Xương giấy trên các lát cắt qua phần dưới ổ mắt
- Xoang bướm bất đối xứng và hiện tượng thoát vị của động mạch cảnh trong
vào trong xoang bướm quan sát trên phim axial tốt hơn trên phim coronal.
- Xoang tĩnh mạch bên ở 2 bên xoang bướm có thể quan sát tốt hơn trên phim
chụp có cản quang,
- Mảnh sàng và mào sàng có thể được nghiên cứu trên các lát cắt này với độ
dày 1mm. Phía trước của mảnh sàng, thành sau và thành trước xoang trán có
thể được quan sát tốt qua các lát cắt axial.


Hình : Mào gà (mũi tên trắng), lỗ tịt (mũi tên đen)
1.3.

Phim Sagital

Phim sagittal giúp ta nghiên cứu tốt các cấu trúc giải phẫu của thành bên hốc
mũi.
- 4 barierre phải đi qua khi thực hiện phẫu thuật nạo sàng trước và sàng sau
qua nội soi bao gồm mỏm móc, mặt trước bóng sàng, mảnh nền cuốn giữa
và mảnh nền cuốn trên có thể được quan sát tốt trên phim này.
- Phim cũng giúp ra quan sát rãnh sau bóng, rãnh trên bóng (xoang bên –
sinus lateralis) nếu có.
- Phim đặc biệt có giá trị trong việc quan sát các cấu trúc của ngách trán và rất
cần thiết cho phẫu thuật nội soi xoang trán.
- Tình trạng thông khí của xoang bướm và mối liên quan với tuyến yên cũng
có thể được đánh giá tốt qua phim này.

Hình : phim Sagital


Hình : Sơ đồ cấu trúc

2. CÁC BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU
Cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể loài người nói chung, mỗi cá
thể là một sự khác biệt về cấu trúc. Giải phẫu mũi xoang thay đổi khác nhau
trong mỗi cá thể và trong các cá thể khác nhau. Điều này làm các phẫu thuật
viên đôi khi gặp khó khăn trong khi phẫu thuật vì chưa lường hết các biến
đổi này. Trong mũi xoang, có những cấu trúc ít biến đổi giải phẫu như đường


lệ, cuốn dưới. Nhưng cũng có những cấu trúc khá thay đổi như mỏm móc,
ngách trán hay cuốn giữa…. Các biến đổi giải phẫu kể theo từng bộ phận có
thể gặp như sau:
2.1. Vẹo vách ngăn
- Vẹo vách ngăn thường kéo dài theo chiều trước sau do vậy nó được đánh giá
tốt hơn trên các lát cắt axial.
- Các gai vách ngăn, ngược lại có thể được đánh giá tố hơn trên phim coronal.
- Hiện tượng vẹo vách ngăn có thể đẩy hẹp các vùng chìa khóa như phức hợp
lỗ ngách làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn lưu dịch của các xoang.
- Vẹo vách ngăn có thể phối hợp với các hiện tượng như bóng khí cuốn giữa
hay phì đại cuốn làm quá trình dẫn lưu dịch trở nên khó khăn hơn.
- Giống như vẹo vách ngăn, hiện tượng bóng khí vách ngăn cũng có thể ảnh
hưởng đến quá trình dận lưu dịch xoang.

Hình : Vẹo vách ngăn và quá phát cuốn dưới

Hình : bóng khí vách ngăn
2.2.

Tế bào mỏm móc trước (AggerNasi)



- Là tế bào thường có (90 đến 98 % các trường hợp), kích thước có thể to nhỏ
khác nhau.
- Tế bào mỏm móc trước kích thước lớn, có thể gây đè đẩy ngách trán và chân
bám phía trước của cuốn giữa ra sau và lên trên.

Hình : Tế bào mỏm móc trước (AggerNasi)
2.3. Mỏm móc
- Mỏm móc có thể thiểu sản khiến cho phễu sàng trở thành một khe nông và
hẹp gây khó khăn cho quá trình mở phễu sàng.
- Mỏm móc cũng có thể phát triển, quay vào phía trong trông giống mặt trước
của bóng sàng. Hiện tượng phát triển vào trong làm chân bám trên của mỏm
móc có thể bám vào cuốn giữa. Phát triển và quay vào trong hơn nữa, đầu
mỏm móc có thể quay ra trước, tạo hình ảnh 2 cuốn mũi giữa.
- Đầu tận trên của mỏm móc có thể bám lên trên theo các cách khác nhau.
Hay gặp nhất (70% các trường hợp) là bám sang bên vào mặt bên xương
giấy, ngay thành sau của tế bào mỏm móc trước. Cách bám này khiến cho
đầu trên mỏm móc tạo với xương giấy một ngách gọi là ngách tận
(Recessusterminalis). Do vậy, tế bào mỏm móc trên, tế bào trên cùng của
nhóm mỏm móc, hay còn gọi là tế bào Le Boyer, với lỗ thông đổ vào ngách
này, thường được các nhà giải phẫu Anh Mỹ gọi là tế bào ngách tận. Trong
trường hợp mỏm móc bám bên, đường dẫn lưu của ngách trán đi ra phía
trước trong mỏm móc, đổ vào khe giữa.
- Ít gặp hơn (30% các trường hợp) mỏm móc có thể bám trực tiếp lên nền sọ
hoặc cuốn giữa. Khi đó, ngách trán đổ trực tiếp vào phễu sàng và bệnh lý
xoang trán có thể ảnh hưởng gây ra các bệnh lý xoang hàm và ngược lại.
- Hiện tượng bóng khí mỏm móc khi xuất hiện cũng có thể ảnh hưởng đến quá
trình dẫn lưu phễu sàng.



Hình : Mỏm móc Typ A (bám vào vách mũi xoang)

Hình : Mỏm móc Typ B1 (bám vào trần sàng)


Hình : Mỏm móc Typ B2 (bám vào cuốn giữa)

Hình : bóng khí mỏm móc

2.4. Cuốn giữa
- Trong lòng cuốn giữa có thể có sự xuất hiện của một tế bào sàng gọi là bóng
khí cuốn giữa. Tế bào này phát triển lồi vào ngách mũi giữa có thể làm ảnh
hưởng đến quá trình dẫn lưu dịch của xoang, tạo điều kiện cho quá trình
viêm xoang phát triển.


- Đôi khi, ở phía trên cao (phần đứng của chân bám cuốn giữa vào nền sọ)
xuất hiện một tế bào gọi là tế bào trong mảnh nền (interlamella cell) của
Grunwald.
- Thay vì cong về phía khe giữa, cuốn giữa có thể có chiều cong quay về phía
vách ngăn gọi là cuốn giữa đảo chiều.
- Cuốn giữa cũng có thể cong cuộn lại thành hình gióng như một cái xoang
gọi là xoang cuốn (turbinate sinus).
- Bình thường đầu cuốn giữa ở nhô ra phía trước của chỗ bám cuốn vào vách
mũi xoang vài mm. Trong một số trường hợp, đầu cuốn nhô ra phía trước
nhiều (>1cm) khiến cho việc đánh giá khe giữa trong thăm khám và phẫu
thuật trở nên khó khăn.

Bóng khí phần thấp

Bóng khí phần cao
Hình : Bóng khí cuốn giữa

Hình : Cuốn giữa đảo chiều


Hình : Xoang cuốn giữa
2.5. Bóng sàng
- Bóng sàng thường là tế bào to nhất và luôn có mặt trong các tế bào của hệ
thống tế bào sàng.
- Bóng nằm quây xung quanh bởi các cấu trúc mỏm móc, nền sọ, cuốn giữa
và chân bám cuốn giữa.
- Bóng sàng tạo với mỏm móc ở phía trước một rãnh gọi là phễu sàng rãnh
này mở vào ngách mũi giữa qua khe bán nguyệt.
- Trong trường hợp không bám vào mặt trong cuốn giữa, ở phía trên bóng có
thể tạo với nền sọ một rãnh gọi là rãnh trên bóng. Rãnh này thông ở phía
trước với ngách trán và có lỗ đổ ra của tế bào trên ổ mắt (nếu có). Rãnh này
thông ra phía sau với một rãnh giữa bóng sàng và mảnh nền cuốn giữa gọi là
rãnh sau bóng. Hai rãnh này hợp lại được đặt tên chung là xoang bên (sinus
lateralis) và mở vào ngách mũi giữa qua một khe gọi là khe bán nguyệt trên.
Trong trường hợp này, nhiều tác giả cho đây là đường dẫn lưu dịch chính
của ngách trán.
- Bên trong bóng sàng thường chứa hai tế bào: Tế bào bóng trên và tế bào
bóng dưới. Tế bào bóng trên xuất hiện trong khoảng 60 % các trường hợp.
Động mạch sàng trước thường đi ngay trên trần tế bào này và đôi khi thoát
vị vào trong lòng tế bào. Khi không có tế bào bóng trên, tế bào bóng dưới
được gọi là bóng sàng, chiếm toàn bộ thể tích của bóng.
- Mặt trước bóng sàng có thể có một tế bào sàng phát triển lên phía trên ngách
trán và xoang trán gọi là tế bào ngách sau – bóng trán có lỗ đổ thông ra
ngách trán. Tế bào này quá phát có thể gây hẹp ngách trán. Khi xuất hiện tế

bào này, thành trước bóng sàng thường bị đẩy lùi ra sau và động mạch sàng
trước chạy ngay trong thành trước của bóng sàng.


Hình : thiết đồ cắt ngang qua bóng sàng
2.6. Các tế bào sàng trước khác (tế bào mỏm móc và tế bào ngách)
2.6.1. Các tế bào mỏm móc
Các tế bào mỏm móc, nằm ở phía ngoài, giữa xương lệ và mỏm móc, có lỗ
dẫn lưu vào phễu sàng. Các tế bào này khi quá phát có thể làm hẹp rãnh bán
nguyệt, gây viêm xoang trước mạn tính. Hiện tượng quá thông khí của
chúng, đến lượt nó lại khiến cho đường đi của rãnh bán nguyệt và ngách mũi
trán trở nên phức tạp, gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật.
+ Tế bào mỏm móc trước thường rất to, tạo thành một ụ nằm ngang tầm với
đầu trước cuốn giữa ngay trước ngách trán và rễ đứng cuốn giữa, vì đây là tế
bào trước nhất trong tất cả các tế bào sàng nên gọi là Agger Nasi hay “đê
mũi”. Đê mũi là mốc giải phẫu để xác định các tế bào trên phim chụp CLVT
trước phẫu thuật. Trong đó, các tế bào ngách nằm ở phía trên còn các tế bào
mỏm móc còn lại nằm ở ngang mức hoặc phía dưới đê mũi. Khoảng 90 – 95
% dân số có tế bào này. Đường dẫn lưu xoang trán nằm ở sau-trên đê mũi
nên tế bào này khi thông khí nhiều (kích thước lớn) có thể làm hẹp ngách
trán. Khi mở lỗ thông xoang trán, đê mũi là một mốc giải phẫu quan trong.
Lấy tế bào này ta sẽ tìm được ngách trán ở phía sau và phía trên của nó
[8,65].


Hình 3.3: Tế bào Agger Nasi [14]
+ Tế bào mỏm móc trên (hay tế bào mỏm móc tận - tế bào Boyer), thường là
một tế bào sàng nhỏ nằm phía sau và phía trên của phễu sàng và có lỗ đổ
thông vào đầu trên của phễu sàng (ngách tận). Tế bào này phát triển lên trên,
lách vào giữa mặt trước của bóng sàng và xương lệ. Khi có kích thước lớn

có thể đẩy phễu trán ra trước và vào trong. Tế bào này khi quá phát có thể
gây nhầm lẫn cho phẫu thuật nội soi mở vào xoang trán (do nhầm tưởng nó
với xoang trán). Mốc phát hiện tế bào này trên phim chụp CLVT là tế bào
nằm sau trên tế bào Agger Nasi, có mặt sau là mặt trước bóng sàng, mặt bên
là thành bên ổ mắt (xương lệ).

Hình 3.4: Bộc lộ lỗ thông xoang trán (mũi tên đen) và khả năng
nhầm lẫn với tế bào Le Boyer (mũi tên trắng) [67].
+ Tế bào mỏm móc sau thường là tế bào nhỏ, nằm ở phía sau phễu sàng,
ngay trước bóng sàng, phía sau dưới của tế bào AggerNasi. Tế bào này đôi


khi gây khó cho phẫu thuật nạo sàng hay giải chèn ép ổ mắt vì có thể nhầm
thành ngoài của nó với xương giấy (làm mất mốc thành bên ổ mắt khi phẫu
thuật từ trước ra sau).

Hình 3.5: Các tế bào nhóm mỏm móc.
Các tế bào nằm ngay phía trước bóng sàng, phía sau đê mũi và khe bán
nguyệt. Trên cùng là tế bào mỏm móc trên (Le Boyer) rồi đến tế bào mỏm
móc sau và sau cùng là tế bào mỏm móc sau dưới (Haller).
+ Tế bào mỏm móc dưới nằm ngay phía trong dưới ổ mắt, ở thành trên của
xoang hàm (tế bào Haller). Khi phát triển có thể bị nhầm lẫn với xoang hàm
trong phẫu thuật. Đây là mốc giải phẫu cần chú ý để tránh làm tổn thương
hốc mắt [38,46,60]. Trong trường hợp phát hiện tế bào này (nghiên cứu trên
phim cắt lớp trước mổ), thao tác mở lỗ thông xoang hàm phải cẩn thận, bám
sát mặt trên cuốn dưới. Nhất là trường hợp tế bào Haller có kích thước lớn,
nếu không sẽ có nguy cơ nhầm với xoang hàm. Phẫu thuật mở lỗ thông
xoang hàm trong trường hợp này phải mở rộng (loại 3), quan sát và lấy hết
tế bào Haller. Trường hợp khó (tế bào khá lớn lồng vào lòng xoang hàm hay
phẫu thuật viên ít kinh nghiệm, tốt nhất là nên sử dụng hệ thống định vị. Tỷ

lệ xuất hiện tế bào này trung bình khoảng 20 % cá thể. Tuy nhiên, nó rất dao
động tùy theo nghiên cứu (2 đến 45 % các trường hợp).


Hình 3.6: Tế bào Haller [14]

2.6.2. Các tế bào ngách
Các tế bào ngách, nằm ở phía trước bên và sau bên ngách trán, có lỗ đổ vào
ngách trán, liên quan mật thiết với xoang trán. Các tế bào tiền ngách và tế
bào ngách trước, tế bào ngách sau lần lượt nằm ngay phía trước và phía sau
ngách trán, có lỗ đổ thông vào ngách mũi trán nên sự quá phát của chúng
đặc biệt ảnh hưởng đến đường dẫn lưu của xoang trán. Khi phẫu thuật lấy bỏ
các tế bào sàng trước và mở rộng ngách trán, chúng dễ gây nhầm lẫn với
xoang trán và lỗ thông của nó.
+ Tế bào tiền ngách (Kuhn cell) tìm thấy trên khoảng 20 đến 33 % dân số
trong quần thể. Nó nằm ở phía trước và bên của ngách trán. Tế bào này khi
phát triển sẽ đẩy ngách trán ra phía sau, trong. Nằm ngay trên tế bào Agger
Nasi, tế bào này có thành trước chính là thành trước của ngách trán (mặt sau
gai mũi) và mặt sau của thành trước xoang trán. Đây là mốc để xác định tế
bào trên phim CT scanner trước mổ.Khi đã xác định có tế bào này trên phim
chụp CLVT trước mổ, trong khi phẫu thuậtngách trán, ta dùng que thăm dò
hay ống hút đầu tù tì nhẹ ra phía trướcngách trán ‘’làm bẹp’’ tế bào, sau đó
dùng pince lấy bỏ phần sau của tế bào để mở rộng ngách trán ra phía
trước.Khi thông khí lớn, nó có thể phát triển vào trong lòng xoang trán (ở


thành trước xoang trán, khi đó thành trước tế bào chính là thành trước xoang
trán) làm việc mở rộng dẫn lưu xoang trán qua nội soi trở nên khó khăn. Tùy
vào mức độ thông khí phát triển của tế bào này người ta (Kuhn) phân ra làm
4 nhóm (typ) [42]

Typ 1 (K1): Có một tế bào ở ngách trán nằm trên tế bào Agger Nasi (gặp
trên 27% các trường hợp).
3.

Hình 3.7: Tế bào tiền ngách typ 1 [14]
Typ 2 (K)2: Có một nhóm tế bào ở ngách trán nằm trên tế bào Agger Nasi
(gặp trên 19% các trường hợp).
4.

Hình 3.8: Tế bào tiền ngách typ 2 [14]
Typ 3 (K3): Có một tế bào lớn xâm lấn vào lòng xoang trán (gặp trên 6 – 8%
các trường hợp).


×