Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kì i môn GDCD 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.43 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD 9
Năm học 2017 – 2018
Câu 1: Theo em, trong 3 yếu tố: Năng suất, chất lượng, hiệu quả thì yếu tố nào đóng vai trò quan
trọng nhất? Vì sao? Ví dụ.
Trả lời
- Trong 3 yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu quả yếu tố nào cũng quan trọng như nhau.
- Vì trong bất cứ lĩnh vực nào người ta đều quan tâm đến chất lượng, năng suất, hiệu quả. Vì nếu làm ra
nhiều sản phẩm chất lượng kém cũng coi như bỏ. Nếu cố làm sản phẩm cho kĩ lưỡng, chất lượng tốt mà làm
ra quá ít sản phẩm trong thời gian quá lâu thì cũng không được. Mẫu mã có đẹp thế nào, nói hay đến đâu
nhưng không có người nghe, sử dụng vận dụng không được thì cũng bằng không.
- Ví dụ: Khi làm ra máy điện thoại mặc dù mẫu mã đẹp, bền, chất lượng tốt nhưng chức năng của điện thoại
quá ít không đáp ứng đủ cho nhu cầu người tiêu dùng sẽ bị ế hàng và rất ít người mua.
Câu 2: Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc mà
chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? Em hãy
nêu một ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về
số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ
bền cao, công dụng tốt…). Đó chính là tính hiệu quả của công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây
những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội, ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế của đất nước.
- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải đội
mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời, một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ
không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng.
Câu 3: Hợp tác là gì? Sự hợp tác với các nước trên thế giới có tác dụng gì đối với Việt Nam?
Theo em, để rèn luyện tinh thần hợp tác, học sinh cần phải làm gì?
Trả lời
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích
chung.
- Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta:
+ Giao lưu với các nước trên TG học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại.


+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
+ Học hỏi các nước khác tạo cơ hội phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ
thuật…
+ Thu hồi nguồn vốn phát triển ktế, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Học tập trình độ học vấn của nước ngoài.
- Để rèn luyện tinh thần hợp tác, học sinh cần phải:
• Chăm chỉ học tập, cùng giúp bạn trong học tập, hăng say lao động, nhiệt tình tham gia các hoạt động
học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và các hoạt động tinh thần khác… ở mọi lúc mọi nơi.




Quan tâm đến tình hình Việt Nam và thế giới



Quan tâm, có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài, sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.



Giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giao tiếp.



Làm những công việc phù hợp với bản thân như: tuyên truyền bvệ MT, phòng chống HIV…

Câu 4: Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu? Trách
nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác?
Trả lời
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại ( bùng

nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế…) để giải quyết những vấn đề đó cần phai có sự hợp tác
quốc tế, không một quốc gia, dân tộc nào có thể tự giải quyết được. Do đó hợp tác quốc tế là một vấn đề
quan trọng và tất yếu.
- Trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác: Ngay từ bây giờ, cần phải rèn luyện
tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?
Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ bây giờ học sinh các em cần làm gì?
Trả lời
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng,
bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với cọn người, là khát vọng của toàn nhân
loại.
- Phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh vì:
• Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho loài người.


Chiến tranh chỉ đem lại đau thương, mất mát cho loài người.

- Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ bây giờ học sinh các em cần:
• Biết sống hòa bình với mọi người xung quanh.


Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.



Tuyên truyền, vận động mọi người yêu hòa bình, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Câu 6: Hiện nay trong học sinh chúng ta còn có hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ trong học tập
nên kết quả học tập không cao. Theo em, chúng ta nên làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Trả lời
- Theo em, chúng ta nên:
- Xem xét xem trong lớp có hiện tượng đó không, mức độ như thế nào, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
- Giúp nhau cải tiến phương pháp học tập bằng cách:
* Khi học cần:
+ Tập trung chú ý;
+ Luôn suy nghĩ và tự đặt câu hỏi như thế nào? Hoặc vì sao?
+ Nêu thắc mắc với bạn bè, thây cô.


+ Không chỉ làm theo đúng chỉ dẫn của thầy cô mà còn tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho mỗi bài tập.
Câu 7:
Bài tập 2/16: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;
b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;
c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Trả lời
- Em tán thành với ý kiến:
(a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình
(c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
- Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có
điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn
nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.
Bài tập 2/19: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây ? Vì sao ?
a) Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài ;
b) Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
Trả lời
a) Khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài, em sẽ góp ý với bạn:
+ Chúng ta cần phải có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là

biểu hiện của sự mến khách.
+ Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.
b) Khi trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài em sẽ:
- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;
- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;
- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam...


- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn...
Bài tập 1/33:
Trả lời
- Hành vi (c), (e), (đ) thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bởi vì Hà, chị Thuỷ và anh
Tân đã biết sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành tcít công việc với kết quả cao nhất.
- Hành vi (a), (b), (d) không thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

******



×