Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chú ý khi trang trí Bìa sách hay trang Blog

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.4 KB, 2 trang )

Một bạn văn kể rằng chị có một blog, thỉnh thoảng viết lên đó những entry chia sẻ về cuộc sống quanh mình.
Những entry đó thường chỉ nhận được comment từ bạn bè thân quen. Nói chung là lượng comment khá ít ỏi. Một
hôm thử nghĩ ra một chiêu thu hút comment, chị đưa lên blog hình một bìa sách khá “tươi mát” và giật cái tít:
“Thời của cởi truồng”. Thế là ngay lập tức lượng comment tăng vùn vụt, mặc dù trong entry ấy chị hầu như
không viết gì.
Bìa “tươi mát” đang nở rộ - Ảnh: V.Q.
Bất chấp nội dung, thông điệp của cuốn sách là gì, dường như xu hướng của bìa sách hôm nay là khêu gợi bằng mọi
cách. Đáng tiếc nhất là các thương hiệu làm sách đã khẳng định được uy tín của mình về chất lượng tác phẩm cũng
không ít lần chọn con đường này. Thử nêu một số ví dụ: tiểu thuyết best-seller Lụa của Alessandro Barrico, khi được
Nhã Nam (phối hợp với NXB Hội Nhà Văn) in lại lần thứ hai tại VN đã thiết kế một cái bìa hình thiếu nữ “lộ hàng”.
Cũng do Nhã Nam (và NXB Hội Nhà Văn) thực hiện, bìa tập truyện ngắn Lần đầu tiên của Nguyễn Nguyên Phước là
hình ảnh một phụ nữ đứng khỏa thân và một đàn ông có gương mặt từng trải, mình trần, miệng ngậm thuốc lá (đây là
một bức tranh của họa sĩ người Pháp gốc Việt Macelino Trương).
Tình ơi là tình - tiểu thuyết của Elfriede Jelinek (Lê Quang dịch; Nhã Nam-NXB Đà Nẵng), có thể xem là bìa sách
“tươi mát” nhất với hình một phụ nữ khỏa thân phô mông. Tiểu thuyết Từ điển Trung - Anh cho người đang yêu của tác
giả Quách Tiểu Lộ (Thanh Vân dịch; NXB Phụ Nữ) có bìa là một cô gái thắt bím, khỏa thân nhìn từ sau lưng. Tiểu
thuyết Khách không mời (Geling Yan; Lê Quang dịch; Phương Nam Book-NXB Hội Nhà Văn) cũng có bìa là một cô
gái khỏa thân nằm sấp, trên lưng bày chén đũa.
Tên của khí trời - cuốn tiểu thuyết của Alberto Ruy Sanchez (Trần Tiễn Cao Đăng dịch; Nhã Nam & NXB Hội Nhà
Văn) được rao là một tác phẩm tinh tế nhưng bìa lại bày ra những bụng và mông của một phụ nữ trông khá phô. Và còn
rất nhiều bìa sách lấy hình ảnh hở hang của phụ nữ để làm minh họa.
Điều đáng nói trước tiên ở đây là những hình ảnh “mát mẻ” của các bìa sách như thế hầu như ít có liên quan đến nội
dung tác phẩm. Khi đọc truyện ngắn Lần đầu tiên của Nguyễn Nguyên Phước, chắc chắn sẽ dễ dàng nhận ra hình ảnh
và tinh thần của tác phẩm này rất khác với sự thể hiện ở bìa sách. Nếu nhìn bìa của tiểu thuyết Khách không mời, bạn
đọc dễ ngộ nhận đây là cuốn sách chủ đề sex, hay phụ nữ nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Với những tác phẩm khai thác chủ đề tính dục thì việc bìa thiết kế “sexy” được xem như một chủ ý. Thế nhưng ngay cả
với những tác phẩm này, bìa của nguyên bản thường rất giản dị, sang trọng chứ không gây sốc như khi được in ở VN.
Trao đổi với một số đơn vị kinh doanh sách đều nhận được câu trả lời có mẫu số chung là: “Do áp lực của phát hành”.
Một đầu sách được nhận phát hành nhiều hay ít, trước hết phải xem bìa có bắt mắt không; dù sách có nội dung hay đến
đâu mà bìa “khô” hoặc “buồn” thì sẽ không được nhận phát hành với số lượng cao. Thuận lòng kẻ bán người mua, các
đơn vị làm sách lại áp lực với các họa sĩ thiết kế bìa phải sáng chế những kiểu bìa mang tính “rao hàng” để chỉ cần


“nhìn là mua”. Cứ như thế bìa sách ở VN hiện nay đang trong tình trạng nở rộ của cái gọi là “thời của cởi truồng”.
“Chúng ta đang tự làm rẻ rúng bìa sách”- đó là lời than của một họa sĩ mà không tiện nêu tên ra đây. Nhưng lời than
này thật đáng để những nhà làm sách phải suy nghĩ. Chẳng lẽ phải cứ chạy theo cái thị hiếu “cởi truồng” ngay cả trong
đời sống văn chương? Và hãy nghĩ theo một chiều hướng khác thử xem: “Sao không là những bìa đẹp giản dị, lâu
dài?”.
Nguồn: TRẦN NHÃ THỤY - TUỔI TRẺ

×