Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Câu hỏi Đồng bằng sông cửu long dành cho học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.05 KB, 33 trang )

CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ.
3.1. Câu hỏi ôn tập dạng giải thích
Câu 1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, giải thích tại sao phải đặt vấn đề sử
dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
 Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước: Là vùng trọng điểm số một của cả nước về
sản xuất lương thực và thưc phẩm. Giải quyết nhu cầu lương thực và thực phẩm
cho cả nước và cho xuất khẩu.
 Vì lịch sử khai thác lãnh thổ chỉ mới hơn 300 năm, chưa bị con người can thiệp
nhiều, thiên nhiên đa dạng phong phú, tiềm năng còn rất lớn.
 Tuy nhiên hiện nay do sự khai thác quá mức và không hợp lí của con người nên
tài nguyên và môi trường của vùng bị suy thoái và ô nhiễm ngày càng gia tăng.
 Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên có ý nghĩa quan trọng
o Khai thác hợp lý, có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên của đồng bằng. Đất
đai màu mỡ, đặc biệt là đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu. Khí
hậu cận xích đạo, có lượng nhiệt, ánh sáng, lượng mưa và độ ẩm lớn. Ít
bị tai biến của thời tiết, khí hậu. Nguồn nước phong phú, mạng lưới sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc phát triển giao thông, làm
thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản. Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là
rừng ngập mặn và rừng tràm. Tài nguyên biển dồi dào, trữ lượng thuỷ
sản khoảng 50 % của cả nước.
o Khắc phục những hạn chế của vùng: Mùa khô kéo dài, thiếu nước. Mùa
mưa ngập úng. Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn; một số nơi
đất thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các nguyên tố vi lượng hoặc quá chặt
khó thoát nước. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trong giai
đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Câu 2. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, giải thích tại sao mô hình kinh tế
trang trại của nước ta phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
* Kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long vì có nhiều
điều kiện thuận lợi nhất để phát triển


o Quỹ đất nông nghiệp lớn, màu mỡ, bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hóa
1


o Diện tích mặt nước lớn nhờ có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt,
đường bờ biển kéo dài với nhiều đầm phá, còn cát..
o Khí hậu cận xích đạo ít chịu ảnh hưởng của bão.
o Lao động năng động, sớm tiếp cận với kinh tế thị trường.
o Gần các đô thị lớn của Đông Nam Bộ nên có thị trường tiêu thụ lớn và cho
xuất khẩu.
o Chính sách của nhà nước: phát triển vùng trọng điểm sản xuất lương thực
thực phẩm lớn nhất cả nước.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao
ngành thủy sản lại phát triển mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
o Điều kiện tự nhiên thuận lợi
 3 mặt giáp biển, đường bờ biển dài 700km, vùng biển rộng lớn với nguồn
lợi thủy sản giàu có (chiếm ½ trữ lượng các biển của cả nước), có ngư
trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.
 Thềm lục địa nông và rộng, có nhiều đầm phá, cồn cát, bãi triều, cửa sông,
cửa biển diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản
nước ngọt và nước mặn.
 Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm Đồng Tháp Mười,
Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau... Mạng lưới sông ngòi kênh rạch
chằng chịt... Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự
nhiên thuận lợi phát triển thủy sản nước ngọt.
 Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thời tiết ổn định, rất ít chịu ảnh
hưởng của bão và các thiên tai khác nên hoạt động khai thác diễn ra quanh
năm, sinh vật có năng suất sinh học cao.
o Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi
 Vùng đông dân, lao động dồi dào, có truyền thống nuôi trồng thủy sản, có

nhiều kinh nghiệm lại năng động sớm tiếp cận với thị trường.
 Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển ở nhiều
nơi. Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.
 Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước đặc biệt là thị trường
xuất khẩu. Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
Câu 4. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần
phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
2


* Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải
giải quyết những vấn đề chủ yếu sau
o Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Nhân dân địa phương đã có nhiều kinh nghiệm dùng nước ngọt
để thau chua, rửa mặn. Cách làm phổ biến là chia ruộng thành các ô nhỏ để
có đủ nước thau chua, rửa mặn, công việc này được thực hiện vào mùa khô.
Ví dụ như ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất
phèn bị ngập nước thường xuyên là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa
phèn thông qua kênh Vĩnh Tế,...Nghiên cứu để tạo ra các giống lúa chịu
phèn, chịu mặn trong điều kiện tưới nước bình thường.
o Đối với khu vực có rừng, cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên này.
Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện
tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang
hoá, phát triển nuôi tôm và cả do cháy rừng. Rừng là nhân tố quan trọng nhất
đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Vì thế, rừng cần được bảo vệ và phát triển
trong mọi dự án khai thác.
o Đối với khu vực rừng ngập mặn phía tây nam đồng bằng, có thể sử dụng
trong chừng mực nhất định vào việc nuôi tôm, trồng sú vẹt, được kết hợp với
việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo dần diện tích đất mặn, đất phèn
thành các vùng đất phù sa mới để trồng cói, lúa, cây ăn quả.

o Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách
khỏi hoạt động kinh tế của con người. Tình trạng độc canh lúa còn phổ biến.
Điều đó đòi hỏi việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm phá thế độc canh, đẩy
mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi
trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
o Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt
biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.
o Đối với đời sống của nhân dân, cần chủ động sống chung với lũ bằng các
biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các
nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
* Nguyên nhân.
- Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển
kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu
của cả nước.
3


- Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, tuy nhiên khoảng 60% diện
tích là đất phèn, đất mặn. Để đưa vào sử dụng các loại đất này cần cải tạo.
- Khí hậu thời tiết tuy ổn định hơn miền bắc, song lại có mùa khô kéo dài thiếu
nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập lụt trên diện rộng.
- Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên trên góp phần sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên của vùng.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích
phân bố dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Khái quát: gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 40 000 km2 chiếm 12 %
diện tích cả nước và dân số 17,69 triệu người (chiếm 17,5 % dân số cả nước)
- Nhận xét
o Mật độ dân số trung bình khá cao, phổ biến từ 201- 500 người/km2, cao hơn
trung bình toàn quốc (đứng thứ 3 trong 7 ; nhưng chỉ bằng 1/3 so với đồng

bằng sông Hồng(trên 1000 người/km2).
o Dân cư phân bố không đều: Trong toàn vùng: chia thành 6 cấp mật độ dân
số. Chênh lệch giữa các cấp mật độ dân số lớn. Cao nhất là hơn 2000
người/km2, Thấp nhất 50-100 người/km2.
o Phân hóa không đều giữa các lãnh thổ
 Giữa các khu vực: Đông đúc nhất ở trung tâm, ven sông Tiền, sông Hậu
(501- 1000 người/km2). Khu vực rìa đồng bằng như Đồng Tháp Mười, tứ
giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau dân cư thưa
thớt hơn (101-200 người/km2)
 Giữa các tỉnh: Các tỉnh nằm ở trung tâm có mật độ dân số cao hơn ở rìa
đồng bằng (Cần Thơ 879 người/km2 còn Cà Mau 229 người/km2 – năm
2014)
 Ngay trong 1 tỉnh có sự phân bố không đều: Ví dụ: Trà Vinh phía Bắc và
tây mật độ cao hơn 501-1000 người/km2, 201-500 người/km2 còn phía
đông nam giáp biển mật độ thấp hơn 101-200 người/km2.
- Giải thích
o Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quyết định là trình
độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế.
o Mật độ dân số khá cao do vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự cư trú và
sản xuất: vùng thâm canh lúa nước cần nhiều lao động, Là vùng kinh tế
4


phát triển năng động thứ ba của nước ta. Điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa
hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm.
o Phân bố không đều do tác động của các nhân tố khác nhau ở từng lãnh thổ.
 Khu vực trung tâm do có đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu rất
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, nền kinh tế phát triển, tập
trung mạng lưới đô thị.
 Khu vực rìa thưa dân vì đây là khu vực đất phèn,đất mặn cần cải tạo,

kinh tế kém phát triển...
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn
nhất nước ta.
* Vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện thuận lợi để sản xuất lương thực và thực
phẩm cả về tự nhiên và kinh tê – xã hội.
+ Về tự nhiên
- Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện
tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi
cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
- Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít
biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
- Nước: tương đối dồi dào của hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy
lợi. Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi
trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).
- Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và
của sông Mê Công.
+ Về kinh tế - xã hội
- Dân số đông nên vùng có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh
nghiệm sản xuất lúa, thủy sản, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.
- Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông
thuận lợi.Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước (đặc biệt là thị trường
xuất khẩu). Chính sách khuyến nông của nhà nước.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Đồng
bằng sông Cửu Long có thế trở thành vựa lúa lớn nhất nước ta.
* Vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa.
5



- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.
+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm,
rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích
1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.
- Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm
là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm
25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), thích hợp với cây
lúa nước.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lạo điều kiện thuận lợi cho việc
cung cấp nước cho sản xuất lúa.
+ Về kinh tế - xã hội
- Dân số đông nên vùng có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh
nghiệm sản xuất lúa, thủy sản, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.
- Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông
thuận lợi.Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước (đặc biệt là thị trường
xuất khẩu). Chính sách khuyến nông của nhà nước.
Câu 8. Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi
tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu?
+ Do môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước: ,
- Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất nước (cả ở ven
biển, ven đảo và nội địa)
- Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có nguồn gien tôm giống có giá trị kinh tế cao (cá ba sa, cá tra, tôm càng
xanh, tôm sú)
+ Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi
- Nguồn lao động đông, có truyền thông và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy
sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
- Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại

- Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả
năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản)
Câu 9. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, giải thích vì sao Thành phố cần Thơ
trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
6


Do có nhiều điều kiện thuận lợi
- Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi
với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với
nước ngoài (qua cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc).
- Nằm gần vùng nguyên nhiên liệu dồi dào: lúa, thủy sản, dầu khí....
- Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu
công nghiệp Trà Nóc lớn nhất vùng, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và
nghiên cứu lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc
- Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao
động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.
- Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và
Câu 10. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu về mùa khô ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long?
o Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau gây thiếu nước trầm
trọng. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua
mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt (diễn giải)
o Nước ngọt cần cho sinh hoạt, cho rửa phèn, mặn trong đất (diễn giải)
Câu 11. Tại sao cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng này ?
- Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện
tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang
hóa, phát triển nuôi tôm và cá do cháy rừng.
- Là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được
bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác.Diện tích rừng giảm sút

nhanh do cháy rừng, phá rừng để nuôi tôm..
Câu 12. Tại sao việc phát triển ngành chăn nuôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long chưa xứng với tiềm năng?
Chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là thủy cầm (vịt) còn lại các loại
khác phát triển không đều.
- Chăn nuôi vịt gắn liền với tập quán chăn thả ở các ruộng sau thu hoạch, mạng
lưới kênh rạch chằng chịt, mặt nước nuôi thả vịt lớn, nguồn thức ăn có sẵn từ
thủy sản và lương thực
- Cơ sở thức ăn đối với chăn nuôi gia súc lớn hạn chế
- Khí hậu có 1 mùa lũ, nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.
7


- Nhu cầu về thực phẩm sử dụng thức ăn chăn nuôi ít do thực phẩm từ thủy sản
lớn. Bên cạnh đó nhu cầu sức kéo hạn chế do cơ giới hóa trong sản xuất.
- Tập quán sản xuất và tiêu dùng của người dân: chủ yếu thiên về ngành đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản là chính
Câu 13. Vì sao trong việc sản xuất lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long luôn
có sản lượng lương thực bình quân theo đầu người cao hơn so với Đồng bằng
sông Hồng?
- Diện tích và sản lượng trồng lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lớn
hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi ít chịu ảnh hưởng thiên tai
- Đất đai màu mỡ, trong đó phải kể đến đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông
Hậu là loại đất tốt có thể sản xuất thâm canh
- Khí hậu cận xích đạo giàu nhiệt, có lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ
ẩm lớn. Tổng số giờ nắng 2200-2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25-27 độ C.
Lượng mưa trung bình 1300-2000 mm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Thời tiết ít biến động, hầu như không có bão, thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

- Nguồn nước phong phú với phần hạ lưu sông Mê Công cung cấp lượng nước
tưới lớn để thau chua rửa mặn cũng như cung cấp phù sa cho đồng ruộng.
- Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng của sức ép dân số. Năm 2006 dân số
của vùng là 17, 4 triệu người trong khi Đồng bằng sông Hồng là 18,2 triệu người
Câu 14. Tại sao "Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở
Đồng bằng sông Cửu Long?
- Sông dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, có hồ TônlêXap (CamPuChia)
điều tiết nước, nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài.
- Do địa hình thấp, bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác
động của thủy triều, sông ngòi, kênh rạch, nên ở đồng bằng sông Cửu Long không
thể đắp đê để ngăn lũ.
- Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mùa lũ. Hạn chế những tác hại lũ gây ra.
(đặc biệt chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh)
- Bên cạnh đó mùa lũ mang lại nhiều lợi ích

8


- Cung cấp nước ngọt từ thượng nguồn cho đồng bằng (giữ nước cung cấp cho
mùa khô, rửa chua rữa mặn)
- Cung cấp 1 lượng rất lớn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Cửu Long . Tận
dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây
hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ
trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín.
- Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ. Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như
tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi
trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.
Câu 15. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của biến đổi khí hậu?
- Vùng có 3 mặt giáp biển, đường bờ biển dài. Đặc biệt vùng có địa hình thấp,

có 1 số khu vực chỉ cao 0,5 m so với mực nước biển khi nước biển dâng,
thủy triều lấn sâu vào đất liền làm cho 1 số khu vực ngập trong nước, biển
xâm nhập sâu đất liền, biến đổi hệ sinh thái đất liền.
- Vùng nằm ở vĩ độ thấp, vùng nhiệt đới gió mùa châu Á > vùng chịu ảnh
hưởng nhiều của thiên tai.
- Kinh tế chưa phát triển > khả năng ứng phó hạn chế, khả năng tổn thương
nhiều. Đặc biệt hạ tầng yếu kém, đông dân, nhận thức của hầu hết dân cư về
biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế nên thường gây
hậu quả nghiêm trọng.
Câu 16. Tại sao hiện nay vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động “sống
chung với hạn”?
+ Tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng và kéo dài, diễn biến thất thường do
- Việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đã giảm
một lượng nước đáng kể đổ về hạ lưu gây tình trạng lũ muộn.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu với các tai biến thiên
nhiên như hạn hán.
+ Hiện tượng khô hạn nghiêm trọng gây ra các hậu quả
- Nguy cơ cháy rừng cao, hiện tượng đất bị bốc phèn, bốc mặn làm giảm diên
tích đất canh tác và hệ số sử dụng đất ảnh hưởng đến sản lượng nông
nghiệp. Người dân thiếu nước sinh hoạt và sản xuất…
9


- Lũ muộn gây ra nhiều hệ luỵ đồng ruộng không được thau chua rửa mặn kịp
thời => cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng bị thay đổi....
3.2. Câu hỏi dạng phân tích, trình bày
3.2.3. Câu hỏi áp dụng
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,phân tích các thế
mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh
tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 Thế mạnh
 Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm
12% diện tích cả nước. Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:
o Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30%
diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.
o Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở
Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà
Mau.
o

Đất mặn có diện tích 750. 000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành
vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan  thiếu dinh dưỡng, khó thoát
nước… Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể.

 Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa
hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gây ra, thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp quanh năm.
 Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát
triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
 Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn
nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá.
Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54%
trữ lượng cá biển cả nước.
 Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, vật liệu xây dựng
ở Kiên Giang, An Giang. Ngoài ra có dầu, khí bước đầu đã được khai thác.
 Khó khăn

10



o Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước &
sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
o Thiên tai lũ lụt thường xảy ra. Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát
triển kinh tế - xã hội.
Câu 2. Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần
phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
*Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng
sông Cửu Long. Tập trung giải quyết các hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên
 Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn. Nhiều vùng trũng ngập nước
quanh năm.
 Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm
tăng độ chua và chua mặn trong đất.
 Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên và môi trường do sự khai thác quá
mức của con người và hậu quả của chiến tranh.
 Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị hủy
hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất
khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn.
* Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù:
o

Vùng thượng châu thổ: ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô,

thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi thóat lũ, thau phèn.
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, quy hoạch các khu dân cư.
o
Vùng đất phù sa ngọt: nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp,
các đô thị. Cần tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái môi trường.
o
Vùng hạ châu thổ: thường xuyên chịu tác động của biển, hiện tượng xâm
nhập mặn vào mùa khô. Cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ

thống canh tác thích hợp
Câu 3. Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thuận lợi về tài
nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với việc phát triển nông nghiệp.
- Diện tích lớn, khả năng mở rộng còn nhiều.
- Đất đa dạng, tính chất phức tạp : Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:
o Đất phù sa ngọt có 1,2 triệu ha (29,7% diện tích toàn vùng và 1/3 tổng diện
tích đất phù sa cả nước), phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Nhóm
đất này thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây
cho năng suất cao (lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn trái...).

11


Độ phì khá cao và cân đối, ít có những hạn chế về mặt hóa học đối với sinh
trưởng của cây trồng, đất mịn, thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50 - 65%).
o Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích), phân bố ở Đồng
Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng bán đảo Cà Mau.
o Đất mặn có diện tích 750. 000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành
đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan. Đất tuy thiếu dinh dưỡng, khó thoát
nước… nhưng nếu được cải tạo có thể sử dụng canh tác đề trồng rừng hoặc
nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ
Nhóm đất xám: diện tích 134.000 ha (3,4%), phân bố chủ yếu dọc biên giới
Cămpuchia trên các thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ
phì thấp, nhưng không có những hạn chế về độc tố thuận lợi để trồng cây công
nghiệp lâu năm và hằng năm. Các nhóm đất khác (đất cát, than bùn, đất đỏ - vàng,
xói mòn... diện tích nhỏ (0,9%).
- Nhìn chung, đất đai ở đây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là cây lúa
nước). Ngoài ra còn thích hợp cho cây công nghiệp dừa, mía, dứa, và cây ăn quả
trên qui mô vài chục ngàn ha phân bố dọc các dòng kênh và trục giao thông.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải

thích hiện trạng ngành trồng lúa và chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày hiện trạng
o Ngành trồng lúa
 Là vùng trọng điểm số một của cả nước.
 Là vùng đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng lúa (dẫn chứng).
 Năng suất, bình quân lương thực đầu người cao(dẫn chứng).
 Tỉ lệ diện tích trồng lúa chiếm trên 90% so với diện tích cây lương thực.
 Có nhiều tỉnh trọng điểm lúa (dẫn chứng).
o Ngành chăn nuôi
 Chủ yếu chăn nuôi lợn và vịt (dẫn chứng).
 Nhìn chung, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
- Giải thích
o Ngành trồng lúa phát triển mạnh dựa trên những thuận lợi về điều kiện tự nhiên
và điều kiện kinh tế - xã hội (diễn giải)
o Chăn nuôi lợn, vịt chiếm ưu thế vì nguồn thức ăn sẵn có (diễn giải) Chăn nuôi
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vì hình thức chăn nuôi còn mang tính
quảng canh, năng suất thấp, chưa chú trọng đầu tư thâm canh.

12


Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan
hệ giữa sản xuất lương thực thực phẩm và việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự
nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Khẳng định: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực,
thực phẩm của cả nước điều này gắn liền với việc cải tạo, sử dụng tự nhiên. Sự
phát triển lương thực, thực phẩm tạo nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm lại
đặt ra những vấn đề mới trong sử dụng hợp lý, cải tạo tự nhiên vì vậy có thể nói 2
vấn đề này có quan hệ khăng khít với nhau.

- Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn
nhất cả nước, luôn gắn liền với vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên.
o Nhờ phát triển hệ thống thuỷ lợi để thau chua, rửa mặn ở vùng Đồng Tháp
Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau… nên đã biến hàng trăm ha đất
hoang hoá được cải tạo, biến ruộng một vụ thành ruộng hai, ba vụ.
o Làm thuỷ lợi để thoát lũ về mùa mưa lũ và có nước tưới trong mùa khô nên
đã tăng vụ sản xuất lúa, tăng được diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả và
diện tích nuôi thuỷ sản.
o Thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh theo hướng
phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng làm tăng năng
suất và sản lượng lúa.
o Cải tạo đất mới bồi ven biển, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ rừng
ngập mặn, do đó Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng nuôi tôm lớn
nhất nước ta.
- Cải tạo và sử dụng hợp lý tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần
làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm hơn nữa.
o Hệ số sử dụng ruộng đất ở đây còn thấp, trong những năm qua nhờ khai
hoang, tăng vụ mà diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng đã tăng lên
(dẫn chứng).
o Diện tích đất hoang hoá còn nhiều, các bãi bồi ven sông, ven biển có diện
tích mặt nước chưa sử dụng còn lớn, có thể cải tạo thành đất canh tác hoặc
để nuôi trồng thuỷ sản.
o Tiềm năng vùng biển còn rất lớn, việc đẩy mạnh khai thác hơn nữa ra vùng
biển sẽ góp phần làm tăng sản lượng thuỷ sản.
o Sự dư thừa về lương thực và các nguồn lợi thuỷ sản sẽ góp phần làm tăng
đàn lợn và đàn gia cầm hơn nữa.
13


- Để đầy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm hơn nữa cần phải biết kết hợp đồng

bộ các chính sách, giải pháp công nghệ để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở
đồng bằng: Áp dụng khoa học kỹ thuật, gắn liền với công nghiệp chế biến, đẩy
mạnh thâm canh…
Câu 6. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích cơ cấu
kinh tế theo lãnh thổ của đồng bằng sông Cửu Long.
 Hoạt động kinh tế tập trung ở một số tỉnh, thành như: Cần Thơ, Cà Mau,
Long An, Tiền Giang, An Giang
o Các tỉnh, thành có trung tâm kinh tế lớn nhất cả vùng: Cần Thơ (quy
mô GDP từ 10 -15 nghìn tỉ đồng), Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) Cà mau
(tỉnh Cà Mau), Long Xuyên (tỉnh An Giang) quy mô dưới 10 nghìn tỉ
đồng.
o Các tỉnh, thành có tỉ trọng giá trị sản xuất cao nhất vùng: Cần Thơ, Cà
Mau, Long An (1 - 2,5%), Tiền Giang, An Giang (0,5 - 1%).
 Có các trung tâm công nghiệp lớn nhất, cơ cấu ngành đa dạng nhất trong
vùng.
o Cần Thơ quy mô 9 - 40 nghìn tỉ đồng. Cơ cấu ngành gồm dệt may,
chế biến lương - thực phẩm, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ
khí, hoá chất, luyện kim đen.
o Cà Mau (9 - 40 nghìn tỉ đồng) gồm các ngành: Chế biến lương thực thực phẩm, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất.
o Mỹ Tho (dưới 9 nghìn tỉ đồng): Dệt - may, chế biến lương thực - thực
phẩm, điện tử.
 Là những tỉnh trọng điểm lúa của vùng và cả nước.
 Có kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối cao, trong đó chủ yếu là xuất khẩu
như Cà Mau, An Giang, Sóc Trăng, Long An ...
 Một số tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang có cơ cấu kinh tế
lạc hậu, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất cao. Công nghiệp rất nhỏ bé, giá
trị sản xuất công nghiệp so với cả nước chiếm tỉ trọng nhỏ (0,5%).
Câu 7. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích cơ cấu
kinh tế theo ngành của đồng bằng sông Cửu Long.
* Cơ cấu GDP:

- Vùng chiếm 17,6% GDP cả nước
- Cơ cầu GDP còn lạc hậu so với cả nước: tỉ trọng KVI cao nhất (42,8%), khu
vực dịch vụ đứng thứ 2 (33%), KVII chiếm tỉ trọng thấp nhất (24,2%). Tỉ
14


trọng KVI cao gấp 2 lần tỉ trọng KVI của cả nước, gấp 7 lần Đông Nam Bộ.
Tỉ trọng KVIII bằng ½ - 1/3 so với Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Tuy nhiên ở một số trung tâm kinh tế của vùng như: Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ
Tho, Long Xuyên thì cơ cấu GDP tiến bộ hơn tỉ trọng KVI đều dưới 15%
* Cơ cấu trong nội bộ từng ngành
- Cơ cấu ngành nông nghiệp mang đặc trưng của kinh tế vùng đồng
bằng:lương thực chiếm ưu thế trong đó lúa là cây trồng chủ đạo (chiếm hơn
90% diện tích gieo trồng cây lương thực). Trong chăn nuôi chủ yếu phát
triển chăn nuôi lợn và gia cầm
- Cơ cấu công nghiệp: các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm ưu thế nhờ tận dụng tài
nguyên và lao động.
- Một số ngành trọng điểm trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng
o đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của nước ta với diện tích lúa
và sản lượng lúa chiếm tỉ trọng cao nhất, nhiều tỉnh có sản lượng lúa
cao nhất cả nước: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp...
o Thủy sản là ngành kinh tế trọng điểm với sản lượng thủy sản chiếm tỉ
trọng cao nhất cả nước. Giá trị sản xuất thủy sản trong cơ cấu nông
lâm thủy sản của nhiều tỉnh đạt rất cao (trên 50%)
o Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: mới phát triển trong những năm
gần đây nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Cần Thơ và Tân An là 2
trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất của vùng
* Nhìn chung, cơ cấu kinh tế còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng
phát triển của vùng.

Câu 8. Trong sự phân mùa của khí hậu mùa nào ở đồng bằng sông Cửu Long
khó khăn hơn? Vì sao?
 Khái quát sự phân mùa > khẳng định mùa khô khó khăn hơn
 Nguyên nhân mùa khô
o Mùa khô sâu sắc, kéo dài từ tháng XII- IV, mực nước sông hạ thấp, nước
ngầm giảm mạnh gây thiếu nước ngọt trầm trọng cho sinh hoạt và sản xuất
đặc biệt ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng
o Nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền tăng cường hiện tượng bốc phèn,
bốc mặn trong đất làm thu hẹp diện tích đất trồng trọt, giảm hệ số sử dụng đất
o Mùa khô sâu sắc, nắng nóng kéo dài gây hiện tượng cháy rừng
o Thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh phát sinh và phát triển.
15


 Mùa mưa trùng với mùa lũ tuy ngập trên diện rộng nhưng có thể khắc phục
được và sống chung với lũ do
o Tính chất lũ điều hòa lên chậm, rút chậm, mưa rải đều trong các tháng
mùa mưa ít gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
o Lũ mang lại nguồn lợi lớn: phù sa, tôm cá, nước ngọt, giao thông....
Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thế mạnh
và hạn chế về kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
 Thế mạnh
o Vị trí địa lí: 3 mặt giáp biển, vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài, gần
ngã tư đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
o Tự nhiên thuận lợi
 Nguồn lợi hải sản giàu có tập trung trong ngư trường Cà Mau – Kiên
Giang (chiếm 50% trữ lượng cá biển của cả nước), nằm gần ngư
trường Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Nhiều cửa sông, vũng vịnh, bãi triều, rừng ngập mặn, bãi triều ..thuận
lợi nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Hàng năm lũ tràn về mang theo

một lượng lớn thức ăn tự nhiên. KH cận xích đạo nóng quanh năm, ít
thiên tai thuận lợi cho nghề cá
 Tiềm năng du lịch biển lớn trên Đảo Phú Quốc, rừng ngập mặn Cà
Mau. Ven bờ có các đảo với nhiều thắng cảnh đẹp hấp dẫn du lịch.
 Tiềm năng dầu khí ở bể trầm tích Cửu Long. Ngoài ra có khả năng
khai thác muối. Một số vũng vịnh ở Kiên Giang có thể xây dựng các
hải cảng, đặc biệt ở Phú Quốc.
o Kinh tế - xã hội: Vùng đông dân, nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu
thụ tại chỗ rộng lớn.Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng bước đầu được xây dựng.
 Hạn chế
o Nguồn lợi hải sản giảm sút, khí hậu nóng ẩm nhiều dịch bệnh ảnh hưởng
đến ngành nuôi trồng.
o Bờ biển thoải, thềm lục địa nông, không hình thành nhiều bãi tắm đẹp và
cảng biển.
Câu 10 . Mùa khô năm 2015-2016, Đồng Bằng Sông Cửu Long vừa phải hứng
chịu một trận hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm
16


qua. Theo em, có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên? Hãy đề xuất
những giải pháp để khắc phục tình trạng đó?
- Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong
mùa khô năm 2015-2016?
 Hiện tượng Elnino kéo dài khiến lượng mưa thấp, mùa mưa kết thúc sớm,
nắng nóng kéo dài làm gia tăng lượng bốc hơi dẫn đến cạn kiệt nguồn nước
và giảm sút các mạch nước ngầm trên sông Mê Công.
 Việc xây dựng các đập thủy điện, hồ chứa nước một cách lạm dụng và thiếu
hợp lí của các nước trong tiểu vùng sông Mê Công góp phần làm suy giảm
nguồn nước.
 Trái Đất nóng lên khiến mực nước biển dâng cao, kết hợp với tình trạng

nước sông Mê Công rút sâu về thượng nguồn khiến nước biển theo các cửa
sông xâm nhập sâu vào đất liền làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn.
- Đề xuất các giải pháp
 Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, quan trắc lượng nước trên sông Mê
Công để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
 Tu sửa và xây mới các công trình thủy lợi để tích trữ nước ngọt, gia cố và
xây dựng hệ thống đê ngăn mặn cho từng vùng.
 Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp, chọn các loại cây
trồng ngắn ngày có khả năng chịu hạn, chịu mặn tốt năng suất cao.
 Hợp tác chặt chẽ với các nước Tiểu vùng sông Mê Công trong việc quản lí,
khai thác, sử dụng hợp lí sông Mê Công.
Câu 11. Hiện tượng khô hạn nghiêm trọng và lũ muộn trong thời gian vừa qua
đã gây ra những “thiệt hại kép” cho Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào?
o Nguy cơ cháy rừng cao, hiện tượng đất bị bốc phèn, bốc mặn làm giảm diên
tích đất canh tác và hệ số sử dụng đất ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp.
o Người dân thiếu nước sinh hoạt và sản xuất…
o Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại nhiều lợi ích nhưng hiện tượng lũ
muộn gây ra nhiều hệ luỵ
o Nguồn thuỷ sản giảm do lũ muộn khiến các loài sinh sản chậm, ảnh hưởng
đến kế sinh nhai của bà con mùa nước nổi: đánh bắt thuỷ sản, hoạt động thủ
công nghiệp (đan lưới, vó…)
o Đồng ruộng không được thau chua rửa mặn kịp thời => cơ cấu mùa vụ, cơ
cấu cây trồng bị thay đổi. Đất được bồi đắp phù sa ít, ảnh hưởng đến sản
lượng, năng suất lúa vụ tới….
17


Câu 12. Việc xây dựng hàng loạt công trình thủy điện ở thượng lưu sông Mê
Kông và biến đổi khí hậu toàn cầu có tác động đến thiên nhiên Đồng bằng sông
Cửu Long như thế nào?

 Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu: khí hậu nóng lên, băng tan, mực nước
biển dâng.... làm gia tăng tần siất các thiên tai và thời tiết bất thường.
 Ở đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, có 1 số nơi chỉ cao 0,5 m so với
mực nước biển  nước biển dâng, thủy triều lấn sâu vào đất liền  1 số khu
vực ngập trong nước, biển xâm nhập sâu đất liền, biến đổi hệ sinh thái đất liền
 Việc xây dựng các công trình thủy điện
o Tích cực: Nếu có sự hợp tác giữa các quốc gia  tích cực: góp phần điều tiết
dòng chảy sông Mê Kông
o Tiêu cực (Nếu không có sự hợp tác giữa các nước): Lượng nước, phù sa, tôm
cá về nước ta ít hơn...
 Mùa khô mực nước sông hạ thấp hơn  ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy
triều diện tích đất phèn và mặn mở rộng
 Chế độ nước sông Tiền và sông Hậu phụ thuộc lớn vào việc xả lũ của
các hồ thủy điện ở thượng lưu chế độ nước thất thường hơn.
3.3. Câu hỏi ôn tập dạng chứng minh
3.3.3. Câu hỏi áp dụng
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng
vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đẩy mạnh phát triển nền nông
nghiệp hàng hoá.
- Khái quát nền nông nghiệp hàng hóa.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức độ tập trung các nguồn lực tự nhiên cao
cho sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn
o Địa hình và đất thuận lợi
 Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. Đất phù sa diện tích lớn, màu
mỡ tập dung thành dải ven sông Tiền và sông Hậu, khả năng mở rộng
còn nhiều sau khi cải tạo đất phèn mặn và nâng cao hệ số sử dụng đất.
 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều ở các cửa sông, bãi
triều, diện tích rừng ngập măn, sông ngòi, kênh rạch… chiếm 70% diện
tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.
o Khí hậu có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa

hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gây ra, thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp quanh năm, có khả năng thâm canh, tăng vụ.
18


o Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn,
phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
o Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn
nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim,
cá. Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm
54% trữ lượng cá biển cả nước.
- Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của vùng đang được cải thiện rõ rệt góp
phần nâng cao trình độ thâm canh.
o Hệ thống trang trại phát triển mạnh, Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất: sử dụng giống mới, kĩ thuật tiên tiến…
o Mạng lưới công nghiệp chế biến phân bố rộng khắp, giao thông vận tải
được đẩy mạnh đầu tư nên việc trao đổi nông sản giữa các vùng tương đối
thuận lợi.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng đặc biệt là thị trường xuất khẩu đã thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển.
o Thị trường trong nước: dân số đông và mức sống ngày càng nâng cao
o Thị trường xuất khẩu: nông sản đã xâm nhập được vào các thị trường lớn và
khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kì
o Đã tạo ra các sản phảm chuyên môn hoá nông nghiệp mang lại gía trị cao
- Ngoài ra, nhiều nơi có nguồn lao động dồi dào, năng động, có kinh nghiệp sản
xuất hàng hoá, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa, hỗ trợ người nông dân
về vốn và khoa học kĩ thuật…
Câu 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học chứng minh:
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
- Chứng minh: Vùng đứng đầu cả nước về

 Quy mô (diện tích, sản lượng) chiếm hơn 50% cả nước gấp hơn 2 lần Đồng
bằng sông Hồng (chiều cao các cột trong bản đồ).
 Mức độ tập trung hóa cao nhất cả nước: tỉ lệ diện tích gieo trồng trên 90%
(ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu >80%).
 Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất cả nước: gấp khoảng 3 lần
Đồng bằng sông Hồng.
 Năng suất lúa cao thứ 2 cả nước và có xu hướng tăng nhanh.
 Đóng góp chính vào xuất khẩu lúa gạo của nước ta.
 Các tỉnh dẫn đầu: Long An, Kiên Giang, An Giang.. trên 3 triệu tấn cao nhất
19


cả nước và vượt xa so với các tỉnh trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Chứng minh rằng
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thủy sản lớn nhất nước ta.
* Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thủy sản lớn nhất nước ta
- Qui mô, vai trò: Sản xuất thủy sản lớn nhất. Cung cấp nguồn thủy sản xuất
khẩu lớn nhất cả nước, ngoài ra còn cung cấp cho nhu cầu trong nước
- Cơ cấu: hoạt động khai thác và nuôi trồng đều phát triển mạnh so cả nước
- Tổng sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước (dẫnchứng SGK)
- Giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản cao
nhất. hầu hết các tỉnh đạt trên 30 – 50 %.
- Sản xuất thủy sản phát triển mạnh theo hướng hàng hóa
- Đánh bắt: Sản lượng cao nhất cả nước (gần 1 triệu tấn, chiếm hơn 50 % sản
lượng đánh bắt cả nước). Trong đó các tỉnh trọng điểm (kể). Chiếm 7/16 tỉnh
đạt sản lượng trên 50 nghìn tấn
- Nuôi trồng: phát triển mạnh nhất cả nước. Sản lượng nuôi trồng cao nhất cả
nước (dẫnchứng). Phát triển nuôi cá da trơn(An Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ…), các tỉnh ven biển chủ yếu nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Diện tích
nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (dẫnchứng).

- Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng phát triển ở hầu hết các tỉnh. Trong đó,
hoạt động đánh bắt không chỉ tập trung ở ven biển mà ở cả sâu trong đất liền
Câu 4. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản
xuất lương thực – thực phẩm số 1 của nước ta?Trình bày định hướng và các
biện pháp để thực hiện định hướng ấy đối với việc sản xuất lương thực – thực
phẩm của vùng trong thời gian tới.?
* Vai trò của sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng
 Là vựa lúa lớn nhất và là vùng sản xuất thực phẩm hàng đầu của cả nước.
Việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm có ý nghĩa lớn trong vùng,
cho cả nước và xuất khẩu.
 Gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng năm xuất khẩu dao
động 3,0 – 4,0 triệu tấn (năm 2005 đạt 5,3 triệu tấn).
 Thuỷ sản xuất khẩu cũng đã vượt quá 3,0 tỉ USD/năm
* Sản xuất lương thực lớn nhất nước ta
 Năm 2008, diện tích trồng cây lương thực gần 4,0 triệu ha (chiếm 46% diện
tích gieo trồng cây lương thực cả nước). Trong cơ cấu, cây lúa chiếm ưu thế
tuyệt đối cả về diện tích trồng cây lương thực (99,0%); Diện tích 3,70 –
20


3,90 triệu ha (chiếm gần 51,0% cả nước);
 Năng suất lúa 53,6 tạ/ha (cao hơn mức bình quân cả nước – 52,2 tạ/ha, thấp
hơn đồng bằng sông Hồng – 58,8 tạ/ha.
 sản lượng 20,68 triệu tấn (chiếm 53,41% cả nước).
 Bình quân lương thực/người 1181,8 kg/người, gấp 2,4 lần mức bình quân cả
nước – 501,8 kg/người, gấp 3,20 lần Đồng bằng sông Hồng – 366,5
kg/người.
 Có 8/13 tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần
Thơ, Hậu Giang và Trà Vinh) đạt sản lượng trên 1,0 triệu tấn lúa/năm.
* Sản xuất thực phẩm số 1 cả nước.

 Sản lượng thủy sản (2008) : 2,7 triệu tấn, chiếm 58,70% cả nước; Sản lượng
cá biển 563, ngàn tấn tấn, chiếm 38,15% cả nước, nuôi trồng 1,83 triệu tấn,
chiếm 74,60% cả nước;
o Sản lượng tôm nuôi 307,0 ngàn tấn (chiếm 79,0% cả nước), cá nuôi
1,40 triệu tấn (chiếm 76,16% cả nước). Gần đây, việc nuôi cá, tôm
của vùng rất phát triển;
o Cá, tôm đông lạnh đã trở thành mặt hàng ưa chuộng trên thị trường.
o Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất vùng
và cả nước Kiên Giang, Cà Mau, An Giang
 Về chăn nuôi, đàn lợn 3,60 triệu con (13,60% cả nước), phân bố đồng đều
trong các tỉnh; đàn bò 713,0 ngàn con (chiếm 11,30% cả nước), tập trung ở
Trà Vinh, Bến Tre, An Giang; đàn gia cầm 47,52 triệu con, chủ yếu là vịt rất
đông đúc.
* Định hướng và biện pháp
 Cần tập trung vào việc thâm canh, tăng vụ: sử dụng giống mới có khả năng







chịu phèn, chịu mặn, áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng
hệ số sử dụng đất và năng suất cây trồng.
Đẩy mạnh công tác thủy lợi, cải tạo đất hoang, đất phèn đất mặn.
Tận dụng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh cây lúa
đẩy mạnh công nghiệp chế biến và hướng ra xuất khẩu
Bảo vệ môi trường.


21


3.4. Câu hỏi ôn tập dạng so sánh
3.4.3. Câu hỏi
Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu sự khác biệt về
phương hướng sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long? giải thích?
* Sự khác biệt
- Phương hướng của Đồng bằng sông Hồng
Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển vụ đông.
Mở rộng diện tích cây ăn quả, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.
Có quy hoạch khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Phương hướng của Đồng bằng sông Cửu Long
Đẩy mạnh thâm canh kết hợp với mở rộng S (cải tạo, khai hoang kết hợp với
tăng hệ số sử dụng).
Khai thác mạnh diện tích mặt nước phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.
* Nguyên nhân
- Đồng bằng sông Hồng
 Dân số đông nhất cả nước, nhu cầu lương thực thực phẩm lớn. Quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh gây sức ép với đất nông nghiệp.
Bị sức ép của dân số lên sử dụng đất, bình quân thấp nhất nước (< 0,05
ha/người). Khả năng mở rộng không còn nhiều.
 Khí hậu có 1 mùa đông lạnh nên có thế mạnh vụ đông. Diện tích mặt nước
còn nhiều.
- Đồng bằng sông Cửu Long
 Có quy mô diện tích đất lớn hơn (gấp 4 lần Đồng bằng sông Hồng) và
bình quân đất theo đầu người cao hơn (0,18 ha/người).
 Khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn. Diện tích đất phèn, đất mặn còn

lớn có thể cải tạo thành đất nông nghiệp. Hệ số sử dụng ruộng đất thấp
 Khí hậu phân mùa sâu sắc nên phải áp dụng thủy lợi
 Thế mạnh thủy sản lớn nhất cả nước
 Bảo vệ rừng có vai trò bảo vệ đất mới bồi ven biển, ngăn chặn xâm nhập
mặn, chắn sóng, chắn gió, chắn bão, giảm sạt lở bờ biển.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học em hãy so sánh và
22


giải thích cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
bằng sông Hồng?
Cơ cấu sử dụng đất năm phân theo các vùng 2008 (%)
Diện tích
(1000 ha)

Nông
nghiệp

Chia ra (%)
Đất
Lâm
chuyên
nghiệp
dùng

Đất


Chưa sử
dụng


Đồng bằng sông
8.0
1487.4
50.35
8.42
16.42
16.74
Hồng
7
Đồng bằng sông
4060.2
63.1
8.3
5.8
2.7
20.1
Cửu Long
- Giống: Đều có tỉ lệ đất lâm nghiệp nhỏ, đất chưa sử dụng còn khá lớn, đất nông
nghiệp lớn nhất đo đều là 2 đồng bằng, đất đai màu mỡ, đông dân
- Khác và giải thích:
 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
 Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, đất chuyên dùng thổ cư chiếm tỉ
trọng nhỏ hơn là do
o Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn, thiên nhiên có nhiều thuận
lợi đối với sản xuất nông nghiệp
o Mật độ dân cư thấp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn
ra kém hơn so với Đồng bằng sông Hồng.
 Đất chưa sử dụng khá cao do có đường bờ biển dài (700 km), nên có
nhiều bãi phù sa mới bồi tụ ven biển và một số đất mặn phèn chiếm

diện tích khá lớn chưa được cải tạo.
 Đồng bằng sông Hồng
 Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, đất chuyên dùng thổ cư lại chiếm tỉ
trọng lớn hơn là do: Diện tích nhỏ , được khai phá sớm -> dân cư có
mật độ cao (gấp 3 lần ), quá trình quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa diễn ra mạnh hơn ở đồng bằng sông Cửu Long.
 Đất chưa sử dụng ( chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, biển mới bồi tụ)
chiếm tỉ trọng thấp hơn, do diện tích đồng bằng nhỏ hẹp hơn, quá trình
khai hoang lấn biển diễn ra mạnh hơn.
Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định và giải thích
sự khác nhau về cơ cấu cây trồng vật nuôi giữa đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long.
 Xác định
23


o Về cơ cấu cây trồng:
 Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ cấu kém đa dạng hơn đồng bằng sông
Hồng, chủ yếu là các loài ưa khí hậu nóng ẩm, có cả các loại cây ưa
phèn, mặn (diễn giải)
 Đồng bằng sông Hồng: Cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, ngoài các cây
nhiệt đới còn có các cây cận nhiệt, ôn đới nhưng ít cây chịu được phèn,
mặn (diễn giải)
o Về cơ cấu vật nuôi:
 Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ cấu gia súc (ít trâu, chủ yếu là bò, gia
cầm nghiêng về loài ưa nước)
 đồng bằng sông Hồng: Cơ câu gia súc cân đối hơn, gia cầm nghiêng về
loài ưa cạn
 Giải thích nguyên nhân
o Đồng bằng sông Cửu Long nóng quanh năm, diện tích ngập nước rộng, có

nhiều đất phèn, đất mặn
o Đồng bằng sông Hồng khí hậu có mùa đông lạnh, địa hình cao hơn Đồng
bằng sông Cửu Long, có đê bảo vệ, ít chịu ảnh hưởng của biển nên đất mặn,
đất phèn không nhiều
o Đồng bằng sông Cửu Long có tập quán sản xuất hàng hóa trong điều kiện
lãnh thổ có nhiều vùng ngập nước rộng khiến chăn nuôi vịt chiếm ưu thế
o Đồng bằng sông Hồng có đàn trâu phổ biến hơn liên quan tới vai trò của nó
trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Chăn nuôi gà phổ biến gắn với sản
xuất nhỏ lẻ quy mô gia đình trong điều kiện đất nông nghiệp chật hẹp.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh và giải thích
tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- So sánh
 Đều là trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, chiếm tỉ trọng cao cả về diện
tích và sản lượng (diễn giải)
 Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích, sản lượng, bình quân theo đầu người
cao hơn, năng suất thấp hơn, sản lượng gạo xuất khẩu lớn hơn…(diễn giải)
 Đồng bằng sông Hồng: diện tích, sản lượng, bình quân theo đầu người thấp
hơn, năng suất cao hơn…(diễn giải)
- Giải thích

24


 Là 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lao
động dồi dào và có kinh nghiệm trồng lúa nước, có nhiều cơ sở chế biến
lương thực…
 Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn, đất màu mỡ hơn, khí hậu
thuận lợi hơn, trình độ sản xuất hàng hóa cao hơn…
 Đồng bằng sông Hồng: có diện tích nhỏ hơn, hệ số sử dụng đất và trình độ
thâm canh khá cao, số dân đông hơn…

Câu 5. Dựa vào Atlat Việt Nam và những kiến thức đã học so sánh điều kiện để
sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
o Giới thiệu về 2 vùng
o Giống nhau
 Tự nhiên
o Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, Khí hậu cận xích đạo nóng quanh
năm, thời tiết ổn định, ít chịu ảnh hưởng của bão. Nguồn nước dồi dào
thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
o Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm, nhiều sâu bệnh, phân hóa mưa khô rõ rệt
cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng…
 Kinh tế - xã hội
o Đều có dân đông, lao động dồi dào,nhiều kinh nghiệm trồng lúa,Thị
trường thiêu thụ rộng, được đầu tư về vồn, khoa học kĩ thuật…
o Tuy nhiên công nghệ chế biến chưa cao, dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế..
o 3. Khác nhau:
 Tự nhiên
o Địa hình và đất đai
 Đồng bằng sông Hồng: Diện tích nhỏ hơn, bình quân đất nông nghiệp
thấp, địa hình tam giác châu điển hình, đất đai không được bồi đắp
thường xuyên lại bị khai thác quá mức nên khá bạc màu.
 Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích rộng, địa hình bằng phẳng hơn,
đất được bồi đắp thường xuyên khá màu mỡ thuận lợi cho canh tác.
Tuy nhiên diện tích đất phèn đất mặn nhiều, thiếu nguyên tố vi lượng
phải cải tạo mới canh tác được.
o Khí hậu
 Đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh nên
cơ cấu mùa vụ có vụ đông nhưng lại ảnh hưởng của hiện tượng rét
đậm, rét hại, sương muối, sương giá…
 Đồng bằng sông Cửu Long: cận xích đạo nóng quanh năm thuận lợi
25



×