Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

RÈN kĩ NĂNG VIẾT đoạn văn NLXH THI vào lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 35 trang )

Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
*********

RÈN KĨ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN NLXH CHO HỌC
SINH LỚP 9 ÔN THI VÀO LỚP 10
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
TRƯỜNG THCS CẨM CHẾ - THANH HÀ - HẢI DƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM HỌC 2019-2020
GV THỰC HIỆN: PHẠM TRỌNG ĐIỆP
ĐT LIÊN HỆ: 0944 212 455; 0965 296 855

Cẩm Chế, ngày 14 tháng 11 năm 2019
1
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NLXH CHO HỌC SINH LỚP 9
TRONG TIẾT DẠY HỌC THÊM NGỮ VĂN
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây Bộ GD&ĐT ngày càng chú trọng nhiều hơn đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức toàn


diện cho người học , đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong
trường THCS. Trên cơ sở đó rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng
tình cảm tâm hồn nhân cách chuẩn bị cho các em hành trang tri thức vào đời.
Trong xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ văn nói chung cụ thể là đổi mới
chương trình và SGK, Bộ GD&ĐT đã đưa vào sử dung bộ sách giáo khoa mới.
Các bộ SGK mới có nhiều thay đổi : bỏ đi một số tác phẩm không phù hợp, một
số văn bản mới được đưa vào để phù hợp với tìnhhình phát triển chung của xã
hội. Đồng thời kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào chương trình Ngữ văn.
Khi làm bài nghị luận văn học các em đã được trang bị kiến thức từ những tiết
đọc hiểu văn bản. Còn văn nghị luận xã hội học sinh gặp không ít khó khăn cả
về nội dung và phương pháp.Từ năm học 2009 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 có
câu nghị luận xã hội – chiếm 3 điểm trong tổng số điểm toàn bài. Nhưng thực tế
nhiều học sinh làm câu nghị luận xã hội không tốt, hoặc có làm được thì chất
lượng không cao, ảnh hưởng đến điểm toàn bài thi ,cảnh hưởng đến chất lượng
chung.
Theo yêu cầu của Sở giáo dục & Đào tạo Hải Dương về đổi mới kiểm tra
đánh giá , kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2018-2019 đề thi Ngữ văn
yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận xã hội thay cho một bài nghị luận xã hội .
Trước đây học sinh đang quen làm bài văn nghị luận xã hội, nay với yêu cầu
đổi mới viết một đoạn văn, học sinh sẽ có những lúng túng,bỡ ngỡ. Với học
sinh việc viết một bài văn nghị luận xã hội đã khó, nay phải viết đoạn nghị luận
xã hội quả là một thử thách.
Là một giáo viên Ngữ văn đang trực tiếp giảng dạy lớp 9, chúng ta phải làm
gì để giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết viết đoạn văn nghị luận xã hội tốt
nhất. Nỗi băn khoăn của tôi cũng là cũng là của tất cả giáo viên Ngữ văn THCS,
mong muốn học sinh tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề đặt ra và viết tốt đoạn
nghị luận xã hội để làm bài thi tuyển sinh lớp 10 đạt hiệu quả.Từ đó bồi dưỡng
cho các em lòng yêu thích môn học giúp các em hiểu đời, hiểu người, đời sống
tình cảm tâm hồn thêm phong phú, hình thành kỹ năng sống cần thiết cho học
sinh. Đồng thời những vấn đề đặt ra từ đề làm văn nghị luận xã hội góp phần

thực hiện mục đích giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh giúp các em có
thêm tri thức để bước vào cuộc sống.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học
sinh lớp 9 trong tiết dạy học thêm môn Ngữ văn ”.
2
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Việc đổi mới giáo dục trung học được đặt ra dựa trên những đường lối, quan
điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo đó
được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt là một số văn bản sau:
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ghi rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học”...
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ
các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành

phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời”.
- Gần đây nhất là “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” – Môn Ngữ văn cấp trung
học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học ban hành năm
2014...
Đặc biệt mới nhất là Văn bản thông báo ngày 24/9/2018 của Sở GDĐT Hải
Dương về cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn.
3
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

3. Cơ sở thực tiễn
* Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội :
a. Trong đời sống: Nghị luận xã hội được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, các
bài bình luận về xã hội về một hiện tượng vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội,
văn hóa, kinh tế.. Dù tồn tại ở dạng nói hay dạng viết thì nó luôn có vai trò và vị
trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nó giúp con người nhìn nhận một cách đầy
đủ cập nhật khách quan các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày.
Từ đó xác định hướng tốt cho sự phát triển tích cực của con người theo quy luật
vận động xã hội. Nghị luận xã hội thực sự cần thiết trong đời sống đặc biệt là
học sinh THCS. Vì qua đó giáo viên có thể kiểm tra đánh giá chính xác năng lực
của học sinh , tránh được tình trạng lệ thuộc vào sách vở của học sinh.

b. Trong nhà trường THCS: Trong chương trình Ngữ văn THCS phần văn nghị
luận xã hội được quan tâm. Ngay từ lớp 7,8 (Học kì II) học sinh được làm quen
và thực hành .Ở khối 9 học sinh còn được học cụ thể hai bài lý thuyết : Nghị
luậnvề một tư tưởng đạo lý và một hiện tượng đời sống. Như vậy ta thấy rằng
nghị luận xã hội có vị trí rất quan trọng trong nhà trường THCS . Ở đó học sinh
không chỉ được tiếp cận các dạng nghị luận xã hội mà còn được thực hành tạo
lập văn bản, giúp các em hoàn thiện kiến thức và kỹ năng làm văn.
* Những thay đổi của văn nghị luận xã hội trong đề thi hiện nay.
Trước đây trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT , câu nghị luận
chiếm 30% tổng số điểm và yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội. Với
những đổi mới của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Sở GD&ĐT ban hành thì
cấu trúc đề thi Ngữ văn có sự thay đổi : phần đọc hiểu 2 điểm nay thành 3 điểm,
câu nghị luận xã hội 3 điểm viết bài văn nay thành viết một đoạn văn 2 điểm .
Câu đọc hiểu và nghị luận xã hội có sự tích hợp theo hướng vận dụng cao. Điều
này gây không ít khó khăn cho học sinh. Nhiều em đã quen với việc viết bài văn
nên sẽ lúng túng khi đề bài yêu cầu viết đoạn văn .
Viết chuyên đề này, bản thân tôi muốn rèn cho học sinh kỹ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội để bài thi tuyển sinh lớp 10 THPT của các em đạt hiệu quả.
4. Mục đích nghiên cứu:
Người viết nghiên cứu đề tài với mục đích giúp học sinh vận dụng hiểu
biết kiến thức xã hội để làm văn nghị luận xã hội, có kỹ năng viết đọan văn nghị
luận xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu việc đổi mới kiểm tra đánh giá của Sở
GD&ĐT.
5. Đối tượng nghiên cứu:
- Phân môn làm văn trong nhà trường THCS, cụ thể là văn nghị luận xã hội
- Cấu trúc một đoạn văn .
- Cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hoặc một hiện
tượng đời sống.
4
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế



Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

- Học sinh THCS nhất là học sinh khối 9 chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp
10 THPT năm học 2020-2021
6. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này người viết sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Dạy thực nghiệm một tiết
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng vấn đề trước khi viết chuyên đề
a. Thuận lợi:
- Trước và sau khi có cấu trúc đề thi mới, Phòng GDĐT đã có những buổi hội
thảo, tập huấn về việc ra đề kiểm tra đánh giá, xây dựng ngân hàng đề, tổ chức
các bài thi thử chung cho HS khối 9 trong toàn huyện.
- Hiện nay với sự phát triển của đời sống xã hội thì nghị luận xã hội đóng vai
trò quan trọng. Cái hay của dạng văn này là học sinh không phải học thuộc làu
làu, không phụ thuộc tài liệu mà được tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của
bản thân về một vấn đề cụ thể. Vì vậy học sinh cũng có hứng thú làm bài nghị
luận xã hội.
b. Khó khăn:
- Bài nghị luận xã hội đóng vai trò vị trí quan trọng, học sinh cũng được rèn
luyện nhiều nhưng kết quả bài làm của học sinh chưa thực sự tốt. Điều này có
nhiều nguyên nhân:
+ Do tuổi đời học sinh còn ít nên nhận thức và sự đánh giá nhìn nhận vấn đề
của các em còn hạn chế, chưa tòan diện chưa có chiều sâu.

+ Việc tìm hiểu văn nghị luận xã hội trong nhà trường còn hạn chế: ở khối 7 HS
mới bắt đầu làm quen với thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, quen với
một số câu tục ngữ về tư tưởng đạo lí. Ở khối 8 phần nghị luận xã hội HS bước
đầu được làm quen với hiện tượng đời sống. Chương trình khối 9 nghị luận xã
hội được tái hiện qua hai bài lí thuyêt: nghị luận về tư tưởng đạo lý và hiện
tượng đời sống. Các bài văn nghị luận xã hội học sinh được viết ít . Trong giảng
day, giáo viên chỉ chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng làm văn nghị luận văn học
vì liên quan trực tiếp đến các tác phẩm trong chương trình. Vì thế học sinh còn
mơ hồ về phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Trước năm 2017-2018, học sinh chủ yếu viết bài văn nghị luận xã hội, trong
các kỳ thi học sinh đã quen thuộc với cách làm phần nghị luận xã hội viết thành
một bài văn với bố cục ba phần. Năm 2018-2019 , với yêu cầu đổi mới trong cấu
5
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

trúc đề thi của Sở GD& ĐT , học sinh viết một đoạn văn nghị luận xã hội, điều
này khiến các em lúng túng, bỡ ngỡ . Viết một bài nghị luận tốt với các em đã
khó, nay phải viết đoạn văn nghị luận xã hội thì lại càng khó hơn.
Đây là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
2. Các giải pháp cụ thể rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho HS
2.1. Rèn học sinh kĩ năng làm thuần thục bài văn nghị luận xã hội.
- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực : chính trị,
đạo đức, xã hội….làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng , sai, tốt,
xấu, của vấn đề nêu ra. Từ đó đưa ra những cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị
luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.

- Nghị luận xã hội gồm có 2 dạng cơ bản.
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
+ Nghị luận về một hiên tượng đời sống.
a. Nghị luận về tư tưởng đạo lý.
*Khái niệm: Nghị luận về tư tưởng đạo lý là dạng nghị luận kết hợp các thao tác
lập luận để làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời sống. Cụ thể:
+ Nghị luận về quan điểm đạo đức,lối sống. lý tưởng sống
+ Nghị luận về một quan niệm quan điểm, về các vấn đề văn hóa giáo dục, dân
tộc…
+ Nghị luận về phương pháp tư tưởng, …
+ Nghị luận về mối quan hệ giữa con người – con người, gia đình và ngoài xã
hội…
*Kỹ năng làm bài:
+ Tìm hiểu đề;
- Đọc kỹ đề bài, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm, nghĩa đen ,nghĩa
bóng, chia vế ngăn đoạn, mối tương quan giữa các vế...
- Về nội dung: vấn đề nghị luận là gì, có bao nhiêu ý, các ý cần triển khai…
- Thao tác lập luận : Sử dụng các thao tác lập luận nào; giải thích, phân tích,
bình luận, chứng minh….
- Phạm vi tư liệu dẫn chứng : Dẫn chứng từ thực tế - Từ tác phẩm văn học.
+ Lập dàn ý:
- Giải thích ý kiến : chú ý các khái niệm, ,các vế, rút ra ý khái quát của vấn đề.
Cần giới thiệu một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung.
- Phân tích bàn bạc vấn đề trên các phương diện đúng - sai, tốt – xấu, tích cựctiêu cực, đóng góp – hạn chế….( Cần kết hợp dẫn chứng để chứng minh)
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và đời sống thực tiễn.
- Liên hệ bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động.
Mô hình cấu trúc bài văn:

6
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế



Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

7
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

b. Nghị luận về hiện tượng đời sống.
* Khái niệm:
Nghị luận về hiện tượng đời sống là bài nghị luận có sử dụng các thao tác lập
luận để làm người đọc hiểu rõ , đúng, hiểu sâu về những hiện tượng đời sống có
ý nghĩa xã hội. Có các dạng như sau;
+ Nghị luận về hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự nhiên của con
người.
+ Nghị luận về một hiện tượng liên quan đến môi trường sống xã hội.
+ Nghị luận về một sự việc hiện tương tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực
đáng phê phán…
* Kỹ năng làm bài:
+ Tìm hiểu đề;
- Đọc kỹ đề bài, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm, nghĩa đen ,nghĩa
bóng, chia vế ngăn đoạn, mối tương quan giữa các vế...
- Về nội dung: vấn đề nghị luận là gì, có bao nhiêu ý, các ý cần triển khai…
- Thao tác lập luận : Sử dụng các thao tác lập luận nào; giải thích, phân tích,

bình luận, chứng minh….
- Phạm vi tư liệu dẫn chứng : Dẫn chứng từ thực tế - Từ tác phẩm văn học.
+ Lập dàn ý:
- Giải thích, phân tích chứng minh biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của sự
việc hiện tượng .
- Bình luận về hiện tượng: nhận xét, nêu thái độ về hiện tương. Đánh giá hiện
tượng tốt, xấu, lợi, hại như thế nào? Phương hướng, hành động….
- Rút ra bài học ….

8
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái lược về đoạn văn.
Giáo viên cần hướng dẫn, nếu cần phải dạy lại HS đặc điểm của đoạn văn cụ thể
- Đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt một ý hoàn chỉnh. Các câu
trong đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau góp phần thể hiện nội dung.
- Đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng.
- Các loại đoạn văn: đoạn văn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn móc xích, đoạn
song hành, đoạn tổng phân hợp.
Cụ thể:
a. Căn cứ vào ý nghĩa
Đoạn văn có câu chủ đề. Câu chủ đề: thường ngắn gọn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ),
mang thông tin chính của cả đoạn văn, có thể đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
b. Căn cứ vào cấu trúc

b1. Đoạn văn diễn dịch
Là đoạn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn.
Mô hình: A + B, C, D
- A: câu chủ đề
- B, C, D: các câu khai triển bậc1
b2. Đoạn văn qui nạp
Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, câu chủ đề thường được nối
với các câu khai triển bằng các từ hoặc tổ hợp từ chuyên dùng như “vì vậy, cho
nên, đó là, thế là, tóm lại”.
9
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

Mô hình: B, C, D + A
- B, C, D: các câu khai triển bậc1
- A: câu chủ đề
b3. Đoạn văn tổng phân hợp
Là đoạn văn có câu chủ đề kép, tức là một câu chủ đề đứng ở đầu đoạn và
một câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Tuy có hai câu chủ đề (đồng dạng về cấu trúc,
đồng nghĩa về nội dung), nhưng hai câu chủ đề này không hoàn toàn trùng khít
nhau (không phải là một).
Mô hình: A + B, C, D + A’
- A và A’: hai câu chủ đề
- B, C, D: các câu khai triển bậc1
b4. Đoạn văn song hành
Là đoạn văn không có câu chủ đề, trong đó mỗi câu nói đến một đối tượng,

nhưng các câu vẫn có liên kết với một ý khái quát chung nằm trong một trường
liên tưởng ngữ nghĩa nhất định.
b5. Đoạn văn móc xích
Là đoạn văn không có câu chủ đề, trong đó ý của câu sau kế thừa và phát
triển ý của câu trước để dẫn đến một ý cuối cùng mang tính chất kết luận.
Ví dụ:
Nhiều bạn trẻ cho rằng tình yêu là sự tận hiến. Tận hiến có nghĩa là dâng
hiến vô điều kiện. Dâng hiến vô điều kiện có nghĩa là cho không. Cho không thì
kết thúc chắc chắn sẽ là con số không to tướng!
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu không phải là kiến thức về đoạn văn thông
thường mà là kiến thức về đoạn văn nghị luận xã hội. Trên cơ sở kiến thức đã
có, học sinh trước hết đảm bảo đúng kiến thức về hình thức đoạn văn sau đó mới
tiến hành nội dung kiến thức đoạn văn nghị luận xã hội.
2.3. Rèn cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội:
Theo tinh thần của đổi mới đề thi ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp
10 , đề thi Ngữ văn được ra theo hướng tích hợp. Phần nghị luận xã hội phần
lớn được lấy từ bài đọc hiểu hoặc có nội dung gần sát với bài đọc hiểu và yêu
cầu học sinh viết đoạn nghị luận xã hội.
VD: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 -THPT của Sở GD&ĐT Hải Dương năm học
2019-2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chỉ lớn
Dầu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh.

Không lo cực nhọc”
10
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

(SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5
điểm)
Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy tìm và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn thơ. (1,0 điểm)
Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn gì? Theo em, những
mong muốn đó có ý nghĩa như thế nào? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về
thái độ cần có với quê hương đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích
sau:......
"... Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu
mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giấy lên
lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn
rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng
thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc

không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe
thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng
"ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một
con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cô ba nó. Tôi thấy làn tóc
tơ sau ót nó như dựng đứng lên."
(“Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam,
trang198)
Để làm tốt câu nghị luận xã hội, học sinh cần thực hiện các yêu cầu sau:
Trước hết phải hệ thống được các nội dung trong phần mở đoạn, thân đoạn, kết
đoạn của đoạn văn theo sơ đồ mẫu:

11
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

12
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

Sau đó thực hiện trình tự các bước sau:

*Bước 1: Đọc kỹ đề và xác định vấn đề nghị luận
Theo như đề thi mẫu: Phần nghị luận xã hội chủ yếu được lấy từ bài đọc hiểu
( hoặc có thể không) và yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận xã hội về
vấn đề được đưa ra.
Dạng 1: Với đề bài không nêu ra vấn đề nghị luận, đòi hỏi người viết phải đi
tìm thì GV cần hướng dẫn HS tiến hành tìm hiểu các nội dung sau:
+ Đọc kỹ bài đọc hiểu , nắm được nội dung cốt lõi của đoạn văn bản
+ Xác định xem phần đọc hiểu bàn về vấn đề gì? – nhất là phải xác định được
vấn đề đó thuộc tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
VD
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn
gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son
điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự
mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cới mối nghi ngờ. Mong
chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Trích " Chuyện người con gái Nam Xương" Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam)
Câu hỏi (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (10 -12 câu) về ý nghĩa của vấn đề được
gợi ra từ đoạn văn trên
Với đề trên, HS phải đọc kĩ đoạn văn bản, tìm từ ngữ quan trọng trong văn bản,
trong lệnh của đề để xác định vấn đề nghị luận. Từ đó HS rút ra vấn đề càn phải
bàn luận đó là ý nghĩa của Niềm tin trong cuộc sống.
Dạng 2: Với đề bài nêu rõ vấn đề nghị luận, GV chỉ cần hướng dẫn HS xác
định trọng tâm cần trình bày trong phần thân đoạn.
VD1
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
“Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của
nương tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của
nương tử còn mong đợi thì sao?” Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc
rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Và
chăng ngựa hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất
phải tìm về có ngày”.
(Trích Ngữ văn 9 tập 1)
Câu hỏi (2 điểm) Em hãy trình bày suy nghĩ (bằng một đoạn văn khoảng 2/3
trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?

13
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

Với VD này, đề yêu cầu người viết bàn luận về vai trò của gia đình trong cuộc
sống của mỗi chúng ta. Như vậy trọng tâm bàn luận của đoạn văn là vai trò của
gia đình chứ không phải biểu hiện cũng không phải là trách nhiệm.
Như vậy phần nghị luận xã hội là một ý trong phần đọc hiểu . Vậy phải đọc kỹ
phần đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể mà ở đó tác giả đã
dạy chúng ta về cách cảm nhận và thái độ ứng xử văn hóa trước thế giới tâm
hồn, trước cuộc đời.
VD 2
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 -THPT của Sở GD&ĐT Hải Dương năm học 20192020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chỉ lớn
Dầu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh.
Không lo cực nhọc”
(SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72)
Câu hỏi (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về
thái độ cần có với quê hương đất nước.
Với VD này, trọng tâm của đoạn văn lại là bàn về thái độ, trách nhiệm của bản
thân đối với quê hương đất nước chứ không phải là vai trò của quê hương.
Trong cấu trúc của bài văn đây chỉ là một khía cạnh rất nhỏ thuộc phần Bài học
nhận thức và hành động. Nếu HS không xác định được vấn đề trọng tâm của
đoạn thì sẽ rơi vào mô hình bài văn thu nhỏ.
VD3: Đề KSCL đợt 1 năm học 2019-2020 (Phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà)
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (Phương châm lịch sự).
Câu hỏi (2,0 điểm). Từ những suy nghĩ của mình, em hãy viết một đoạn văn
chia sẻ với mọi người về giá trị của phương châm hội thoại trên trong cuộc sống.
HS không tinh ý trong quá trình phân tích đề, sẽ lấy cụm từ Phương châm lịch
sự để bàn luận chứ không quan tâm tới Cần tế nhị và tôn trọng người khác khi
giao tiếp. Vấn đề nghị luận đặt ra là bàn về ý nghĩa của việc Cần tế nhị và tôn
trọng người khác khi giao tiếp.
Sau khi HS xác định được vấn đề nghị luận, GV cho HS thực hiện tiếp các
nội dung
+ Xác định được các thao tác lập luận
14
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế



Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

+ Xác định hệ thống dẫn chứng tiêu biểu (Có thể lợi dụng phần Đọc hiểu để biến
thành dẫn chứng )
+ Xác định đoạn văn sẽ viết theo kiểu nào? Diễn dich, quy nạp, hay tổng- phânhợp…..Giáo viên nên định hướng cho học sinh viết đoạn văn theo Tổng – Phân
– Hợp
Việc phân tích đề là một bước cực kì quan trọng. Đây là mấu chốt trọng tâm
của bài viết bởi vấn đề nghị luận xác định sai thì sẽ dẫn đến sai cách làm, sai
nội dung. Ta thấy có đề yêu cầu viết về vai trò, ý nghĩa, có đề yêu cầu viết về
thái độ trách nhiệm, có đề yêu cầu đánh giá bàn luận về những việc làm trái
ngược với tư tưởng của đề bài.
*Bước 2: Xây dựng phần mở đoạn
- Phần mở đoạn viết khoảng 1 câu, thể hiện cái nhìn tổng quát, khái quát được
nội dung vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu.
- Nên viết theo hướng: nêu khái quát nội dung- dẫn câu nói vào ( hoặc trích cụm
từ khóa)
Ví dụ theo đề Vai trò của gia đình ta có thể viết như sau:
" Mỗi người sinh ra ai cũng có một gia đình và có thể thấy trong thực tế cuộc
sống gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. "
*Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
* Đối với đề nghị luận về tư tưởng đạo lý:
- Phải giải thích được cụm từ khóa, giải thích được cả câu( cần ngắn gọn, đơn
giản)
Với đề bài chỉ nêu ra một khía cạnh nhỏ thì phần giải thích, cắt nghĩa được đưa
vào phần mở đoạn
- Bàn luận;

+ Đặt ra các câu hỏi : Vì sao lại khẳng định như vậy?, Có ý nghĩa như thế nào?,
+ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
+ Dẫn chứng xác thực, phù hợp.
+ Đưa ra phản đề, phê phán mặt trái của ý kiến.
* Đối với đề nghị luận về hiện tượng đời sống:
- Giải thích, phân tích, chứng minh biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của sự
việc hiện tượng .( Trình bày ngắn gọn, cô đọng)
- Bình luận, đánh giá về hiện tượng: nêu thái độ đối với hiện tượng.
Đánh giá hiện tượng tốt, xấu, lợi, hại như thế nào? Phương hướng, hành
động….
- Rút ra bài học.
VD đối với đề bài trên có thể hướng dẫn HS viết như sau
15
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

a. Giải thích gia đình là gì? (có thể viết 1-2 câu)
+ Đó là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân
cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc.
+ Trong gia đình, mọi người có quan hệ về huyết thống và các quan hệ đặc biệt
khác, thường có cùng quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.
b. Bàn luận:(có thể viết 5-7 câu)
Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người.
- Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành.
+ Gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng và hạnh phúc đầu tiên của con
người. Chính tại mái ấm này, với tình yêu của cha và mẹ, ta đã được góp mặt

trong cuộc đời này.
- Gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong
cuộc đời con người.
+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, may mắn mà con đường cuộc
đời biết bào gian nan, thử thách. Trên con đường ấy, có lúc ta vấp ngã, thất bại,
có lúc ta cũng nản lòng, nhụt chí, những khi đó bên cạnh ta luôn có ông bà, cha
mẹ người thân. Tất cả mọi người đều độngviên an ủi ta là ta vững tâm, bền chí.
(Dẫn chứng: Anh Nhĩ trong “Bến quê”, Chí Phèo khao khát hạnh phúc bình dị:
chồng kéo lưới, vợ dệt vải, Vũ Nương "chỉ mong có thú vui nghi gia nghi
thất”…)
- Gia đình là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao
đẹp cho con người.
+ Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên, là môi trường gần gũi có ảnh hưởng
lớn nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ mái ấm gia
đình ta dần khôn lớn trưởng thành cả về thể xác và tâm hồn, lối sống về đạo đức
làm người.
- Tuy nhiên (Phản đề): có những kẻ không hiểu được ý nghĩa của gia đình, có
hành động phá hoại hạnh phúc gia đình...
*Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn (có thể viết 1-2 câu)
- Có thể trình bày bài học nhận thức hành động, liên hệ bản thân ở phần kết
đoạn.
+ Nhận thức: đưa ra nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn (tốt/xấu?)
+ Hành động: rút ra hành động cụ thể cho bản thân.
VD với đề trên có thể hướng dẫn HS như sau
- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối
với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ
nên người.
- Bản thân cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ, không có hành
động làm tổn hại đến thanh danh của gia đình.
*Bước 5: Viết đoạn văn

- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội
dung:
16
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi dòng cho
đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoảng 10-12 câu không thừa quá
nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở các
bước như trên đã hướng dẫn.
Giáo viên cần chú ý cho HS phân biệt đề bài hỏi một vấn đề hay chỉ hỏi một
khía cạnh của vấn đề để từ đó xác định nội dung đoạn văn cần viết cho đúng yêu
cầu tránh trường hợp dập khuôn theo mẫu. Từ đó giáo viên phải nhấn mạnh
khâu tìm hiểu và phân tích đề là cực kì quan trọng.
VD: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 -THPT của Sở GD&ĐT Hải Dương năm học
2019-2020
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chỉ lớn
Dầu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh.
Không lo cực nhọc”
(SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72)
.......
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về
thái độ cần có với quê hương đất nước.
Hướng dẫn chấm như sau:

17
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

18
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

19
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9


Năm học 2019-2020

20
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

Như vậy với đề bài trên, HS thực hiện phần giải thích, cắt nghĩa trong phần
mở đoạn, phần thân đoạn chỉ đi thẳng vào thái độ cụ thể của bản thân nghĩa là
nhận thức, hành động.
Như vậy việc rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh được
tiến hành qua 5 bước. Trong quá trình hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, giáo
viên đi từng bước và hướng dẫn học sinh cụ thể để rèn cho các em kỹ năng viết
đoạn văn nghị luận xã hội theo yêu cầu đề thi tuyển sinh THPTcủa Sở GD&ĐT.
Để các em làm tốt đoạn văn này, giáo viên nên định hướng cho học sinh viết
đoạn văn Tổng- Phân –Hợp
3. Nội dung thực nghiệm và kết quả.
Một số đề bài cụ thể - Hướng dẫn cách viết đoạn văn:
Đề số 1: Đọc văn bản sau
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài
con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một
khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự
coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,
khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng
chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra

ngoài.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng
lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực
bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau
những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là
bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên
đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục 2002, tr 100)
Đề yêu cầu: Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết
một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nội dung: Điều thiết yếu trong cuộc sống là
luôn làm một học trò.
Để học sinh làm tốt câu nghị luận xã hội, giáo viên hướng dẫn thực hiện các
bước sau :
Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu vấn đề nghị luận
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ phần Đọc hiểu – Xác định được vấn đề cần nghị
luận: " Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò."
- Xác định các thao tác lập luận được vận dụng : giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận.
- Xác định đoạn văn viết theo hướng Tổng – Phân - Hợp
*Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn :
- Nêu khái quát nội dung- dẫn câu nói vào, nêu tinh thần chung của đoạn trích
hoặc trích cụm từ khóa
21
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020


Với đề bài trên có thể viết mở đoạn :
" Sự hiểu biết của con người là có hạn còn những điều ta chưa biết là vô hạn vì
vậy để tránh được những điều đáng tiếc xảy ra đối với bản thân thì điều thiết yếu
trong cuộc sống là luôn làm một học trò."
*Bước 3 : Xây dựng thân đoạn
-Giải thích:
+ Điều thiết yếu nghĩa là điều quan trọng nhất.
+ Luôn làm một học trò nghĩa là luôn phải học hỏi.
-> Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải luôn luôn học hỏi.
- Bàn luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Có thể viết theo các ý sau:
+ Sự hiểu biết của chúng ta chỉ giống như một giọt nước giữa đại dương mênh
mông bao la. Nếu lúc nào ta cũng vỗ ngực khoe khoang, không tích cực tiếp thu
học hỏi sẽ trở thành con người lạc hậu, thụ động, có tầm nhìn nông cạn, vốn
hiểu biết nghèo nàn.
+ Trong cuộc sống hãy luôn là một học trò để học hỏi, tiếp thu, tìm tòi, khám
phá kiến thức từ những người thầy, từ mọi người xung quanh, từ cuộc sống, khi
đó chúng ta sẽ hoàn thiện về trí tuệ và tâm hồn.
-Phản đề: Luôn là một học trò để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người là
đáng quý nhưng không phải lúc nào cũng thụ động để người khác dạy cho ta mà
ta cần có sự năng động, tự tìm hiểu, khám phá, biết nắng nghe và thấu hiểu.
*Bước 4 : Xây dựng kết đoạn :
- Liên hệ bản thân, bài học nhận thức hành động : chúng ta luôn phải học hỏi,
học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình học hỏi cũng phải biết chọn lọc
những điều hay, lẽ phải.
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội
dung:
+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi dòng cho
đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoảng 200 chữ, không thừa quá

nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở các
bước như trên theo hướng dẫn
Đề số 2
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà
nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để
con tự đi, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của vấn
đề được gợi ra từ câu nói trên.
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu vấn đề nghị luận
- Đọc kỹ đoạn văn bản,tìm từ ngữ quan trọng trong đoạn văn xác định vấn đề
nghị luận là : " ý nghĩa của tính Tự lập " .
22
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận…
- Tìm dẫn chứng :
- Xác định đoạn văn viết theo Tổng – Phân – Hợp
* Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn :
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận : Ý nghĩa của tính Tự lập. Cắt nghĩa Tự lập là
gì.
* Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
- Bàn luận về ý nghĩa của tính Tự lập
+ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.

+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu
dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể
tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
+ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến,
kính trọng. “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
( Dẫn chứng hợp lí )
- Phản đề: Người có tính Tự lập không có nghĩa là không nghe sự góp ý hoặc
giúp đỡ một cách chân thành của người khác.
* Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: Để có thể tự lập, bản
thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt
qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
* Bước 5: Viết đoạn hoàn chỉnh
Đề số 3
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người
mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng
cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về
nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
(Trích " Trong lòng mẹ"- Nguyên Hồng, Ngữ văn 8 tập 1)
Từ nội dung đoạn văn trong phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nói về ý
nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời mỗi người.
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu vấn đề nghị luận
- Đọc kỹ đoạn văn bản ở phần Đọc hiểu – xác định vấn đề nghị luận là : " Ý
nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời mỗi người "
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Xác định thao tác lập luận : phân tích, bình luận…
- Tìm hệ thống dẫn chứng :
23
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế



Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

- Xác định đoạn văn viết theo Tổng – Phân – Hợp
* Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn :
- Giới thiệu về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời mỗi người.
* Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
- Bàn luận về ý nghĩa của tình mẹ
+ Mẹ là người che chở, chăm sóc cho ta mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
+ Nhờ có mẹ mà ta có thể quên đi mọi khổ đau, phiền muộn, khiến ta thấy cuộc
sống có ý nghĩa và tươi đẹp hơn. Mỗi người con cảm thấy ngây ngất, sung
sướng khi được sống trong tình mẹ. (Sử dụng dẫn chứng trong phần đọc hiểu)
- Tuy nhiên ở đâu đó vẫn còn có những người con chưa hiểu hết được ý nghĩa
của tình mẹ, còn làm tổn thương tới tình cảm thiêng liêng, cao đẹp ấy.
* Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn
Bài học nhận thức: Yêu thương, kính trọng, tự hào về người mẹ của mình.
* Bước 5: Viết đoạn
Đề số 4
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận viết:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Từ ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn bàn về tình yêu biển đảo quê hương.
* Bước 1: Đọc kĩ đề và xác định vấn đề nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Tình yêu biển đảo quê hương (Trách nhiệm của công dân
đối với biển đảo quê hương)
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận…

- Tìm hệ thống dẫn chứng :
- Xác định đoạn văn viết theo Tổng – Phân – Hợp
* Bước 2: Xây dựng phần mở đoạn
- Giới thiệu về vai trò của biển đảokhông chỉ mang lại nguồn tài nguyên mà còn
khẳng định chủ quyền dân tộc vì vậy mỗi người cần phải có tình yêu biển đảo
quê hương mình..
* Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
-  Giải thích nội dung của ý thơ
+    Biển rất giàu đẹp: cho con người cá, cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong
phú.

24
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế


Chuyên đề Ngữ văn 9

Năm học 2019-2020

+    Biển cả đối với ngư dân cũng rất ý nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ
chờ che nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân
thương.
-   Bàn luận bài học nhận thức và hành động
+    Thể hiện tình yêu biển đảo, yêu đất nước bằng những hành động cụ thể, thiết
thực phù hợp với lứa tuổi của mình (ra sức học tập, lao động, tích cực tham gia
các hoạt động hướng về Hoàng Sa - Trường Sa...)
+    Thể hiện thái độ của bản thân trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn
khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
kéo tàu Hải Dương 8 vào bãi Tư Chính vi phạm quyền chủ quyền biển đảo của
Việt Nam.

- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước hành động làm ô nhiễm môi trường biển,
xâm phạm trái phép chủ quyền biển đảo.
* Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn
Khẳng định lại trách nhiệm của mỗi công dân đối với biển đảo quê hương.
* Bước 5: Viết đoạn
Đề số 5
Đọc đoạn văn bản về nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng :
« Một nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị các bạn trong lớp dồn vào góc tường và đánh
túi bụi, nhiều học sinh khác trong đó có cả học sinh nam đã lấy ghế nhựa đập
vào đầu cô bé. Thế nhưng không một ai can ngăn dù nạn nhân khóc thét van
xin… »
( Theo Quỳnh Trân- Tri thức trẻ, ngày 10-3-2015)
Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) thể hiện quan điểm " Nói
không với bạo lực học đường "
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo các bước sau
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu vấn đề nghị luận
- Đọc kỹ đoạn văn bản ở phần Đọc hiểu – xác định vấn đề nghị luận là : " Nói
không với bạo lực học đường " - Nghị luận về hiện tượng đời sống.
- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận…
- Tìm hệ thống dẫn chứng :
- Xác định đoạn văn viết theo Tổng – Phân – Hợp
* Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn :
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận : " Nói không với bạo lực học đường"
Theo đề ra , có thể viết như sau :
" Tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan
tâm. Vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh khiến dư luận xã hội bức xúc. Mọi
người hãy lên tiếng nói không với bạo lực học đường "
*Bước 3 : Xây dựng phần thân đoạn
25
GV thực hiện: Phạm Trọng Điệp - Tổ KHXH - Trường THCS Cẩm Chế



×