Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
LỜI MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những yêu cầu của việc dạy học hiện nay là đổi mới phương pháp
dạy học. Luật giáo dục 2005 quy định tại điều 5 “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Thế nên, việc học sinh phải chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập luôn được đề
cao. Để thực hiện được yêu cầu này các em cần được trang bị kiến thức và những
kĩ năng cần thiết trong suốt quá trình học tập.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn
9 nói riêng đều được biên soạn theo tinh thần tích hợp 3 phân môn: Văn, Tiếng
Việt và Tập làm văn. Mỗi bài học không những được cung cấp kiến thức riêng rẽ,
biệt lập mà còn được cung cấp kiến thức trong dạng tích hợp. Trong khi học tác
phẩm văn học ngoài kiến thức văn học là chính người học còn được cung cấp thêm
kiến thức về tiếng Việt. Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong
việc đánhh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập
văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản
về việc phân tích, cảm thụ văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và dần nâng
cao kĩ năng viết văn bản sao cho đúng yêu cầu thể loại, viết mạch lạc, đúng chính
tả, ngữ pháp và nội dung.
Với quan điểm chú trọng việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành viết cho
học sinh lớp 9, tôi chọn đề tài Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9, nhằm
giúp cho học sinh có khả năng biết cách trình bày nội dung đoạn văn theo nhiều
cách khác nhau, giúp cho học sinh từng bước luyện tập để có một kết quả chắc
chắn chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
1
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích của đề tài
Thông qua việc thực hiện đề tài “Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp
9”, tôi trình bày những kinh nghiệm của bản thân qua việc giảng dạy môn Ngữ văn
lớp 9 những năm qua. Qua việc tìm hiểu thực tế dạy và học tại trường THCS Thụy
Phương để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ
văn.
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9 – Trường THCS Thụy Phương.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý luận về giảng dạy môn Ngữ văn.
- Thực trạng việc dạy và học Ngữ văn ở Trường THCS nói chung và THCS
Thụy Phương nói riêng.
- Các giải pháp trong việc “Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9”.
- Kết quả thực nghiệm và bài học rút ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách tham khảo, tư liệu liên quan.
- Phân tích, tổng hợp.
- Ví dụ minh họa.
- Quan sát việc dạy và học.
- Điều tra, đánh giá kết quả, chất lượng.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phân môn Tập
làm văn – Ngữ văn lớp 9 trong năm 2011-2012.
6. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 4 chương
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chương III: Các giải pháp đã thực hiện
Chương IV: Kết quả
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
2
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc được học các văn
bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh ở các giờ học – hiểu văn
bản, các em còn được học cách làm các kiểu bài Tập làm văn trong các giờ học
Tập làm văn. Dạy Tiếng Việt, Tập làm văn là dạy cho học sinh viết, nói, nghe, đọc
một cách thành thục. Đặc biệt nó là bộ môn công cụ, là phương pháp để học sinh
tiếp thu các bộ môn học khác trong nhà trường. Muốn đạt được mục đích đó, giáo
viên cần chú ý rèn luyện các kĩ năng cho học sinh thông qua việc thực hành. Sau
khi dạy học sinh phần lí thuyết, học sinh cần được làm ngay các bài tập dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Phần thực hành chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 thời gian cho
từng tiết học.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
3
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. THỰC TẾ VIỆC DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG THCS
Thực tế giảng dạy cho thấy, trong nhiều năm qua giáo viên đã rất coi trọng
nâng cao trình độ viết văn cho học sinh. Tuy chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng
hiệu quả của học sinh vẫn chưa được như mong muốn. Một phần là do thiếu những
cơ sở lí thuyết viết văn cụ thể, một phần là do chưa chú trọng cho học sinh thực
hành nhiều. Những năm gần đây giáo viên đã được trang bị thêm về phương pháp
giảng dạy môn Tập làm văn. Cái khó khăn của giáo viên là phải xác lập được hệ
thống bài tập dễ hiểu, dẫn dắt học sinh từng bước luyện tập để có kết quả cao. Bên
cạnh đó, một khó khăn nữa là kết quả của việc dựng đoạn không phải chỉ là ở việc
nắm được phương pháp, kĩ năng đơn thuần mà còn phải phụ thuộc vào vốn hiểu
biết, vốn văn học, sự vận dụng lí thuyết vào thực hành đựng đoạn văn của người
viết. Bởi vậy, để việc dựng đoạn văn có hiệu quả, giáo viên và học sinh vừa phải
kiên trì rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại, vừa liên tục nâng cao vốn hiểu biết
của mình.
Với một số ví dụ rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn dưới đây, tôi hi vọng các
em học sinh lớp 9 sẽ phần nào có được những kĩ năng cơ bản khi trình bày nội
dung, kết cấu một đoạn văn. Các bài tập đó còn có tác dụng củng cố kiến thức về
các văn bản đã học trong chương trình, thể hiện được yêu cầu tích hợp trong môn
học Ngữ văn. Đó chính là một yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường, đề tài Rèn kĩ
năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9 được trình bày bằng kiến thức và khả năng
của cá nhân tôi chắc hẳn sẽ còn những hạn chế nhất định. Kính mong được sự góp
ý của các đồng nghiệp.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
4
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
II. THỰC TẾ VIỆC DẠY VÀ HỌC TẬP LÀM VĂN TRONG TRƯỜNG
THCS THỤY PHƯƠNG
1. Về phía giáo viên:
Giáo viên thường chú trọng vào việc dạy học sinh làm một bài văn hoàn
chỉnh, theo kết cấu dàn bài đủ ba phần, ít khi rèn viết đoạn văn theo yêu cầu cụ thể.
Bởi thông thường học sinh làm bài tập làm văn trong hai tiết nên giáo viên hướng
dẫn dàn trải ở tất cả các nội dung bài viết. Bên cạnh đó, thời gian luyện tập trong
một tiết để rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh chưa nhiều.
2. Về phía học sinh:
Số đông học sinh chưa có thói quen tách đoạn theo từng nội dung thường
viết phần thân bài gộp thành một đoạn, cùng với kĩ năng viết đoạn chưa được rèn
luyện thường xuyên nên khi viết đoạn học sinh rất lúng túng, ngại viết hoặc viết để
đối phó với giáo viên. Do đó, khi viết đoạn văn theo yêu cầu về nội dung hay kết
cấu chưa đạt hiệu quả cao. Thế nên, tỉ lệ điểm xếp loại trung bình, yếu còn cao.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
5
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
I. KHÁI NIỆM ĐOẠN VĂN
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương dối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II. BÀI TẬP ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG
ĐOẠN VĂN
Hệ thống các bài tập sau đây được chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm được
chia thành nhiều loại, mỗi loại sẽ được chia ra thành nhiều kiểu và mỗi kiểu sẽ
được tách thành các dạng khác nhau.
Hệ thống các bài tập được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 3.1 – Hệ thống các bài tập
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
6
Nhóm 2.
Rèn dựng đoạn
theo chức năng
Nhóm 1.
Rèn dựng đoạn
theo nội dung và
kết cấu
Dựng
đoạn
kết bài
Dựng
đoạn
theo kết
cấu
Dựng
đoạn
mở bài
Dựng
đoạn
theo nội
dung
Hệ thống bài tập rèn kĩ
năng xây dựng đoạn văn
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
NHÓM 1
RÈN XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN THEO NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU
MỤC ĐÍCH: Giúp học sinh
1. Nhận biết được sơ đồ cấu trúc đoạn văn.
2. Trình bày được kiến thức về câu chủ đề, doạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn
tổng-phân-hợp.
3. Biết dựng đoạn theo các kiểu kết cấu đã được học.
4. Biết viết câu chủ đề và viết theo câu chủ đề.
5. Biết dựng đoạn văn mạch lạc về nội dung, rõ ràng về kết cấu.
Sơ đồ 3.2 – Sơ đồ cấu trúc đoạn theo nội dung và kết cấu
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
7
Sơ đồ cấu trúc đoạn theo
nội dung và kết cấu
Có câu chủ đề Không có câu chủ đề
Đoạn
diễn dịch
Đoạn
quy nạp
Đoạn tổng-
phân- hợp
Đoạn
song hành
Đoạn
móc xích
Đứng ở
đầu, cuối
đoạn
Đứng ở
cuối
đoạn
Đứng ở
đầu đoạn
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
PHẦN 1. LUYỆN VIẾT CÂU CHỦ ĐỀ CHO ĐOẠN VĂN
MỤC ĐÍCH
1. Trình bày được kiến thức về câu chủ đề.
2. Nhận biết được vị trí câu chủ đề trong đoạn văn.
3. Biết viết câu chủ đề và triển khai câu chủ để thành đoạn văn.
I. LÝ THUYẾT
Câu chủ để có:
- Nội dung: chứa nội dung chính của đoạn văn.
- Hình thức: thường đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn, hay đầu và cuối đoạn.
II. BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU CHỦ ĐỀ CHO ĐOẠN VĂN
Bài 1. Những đoạn văn sau đây có câu chủ đề đứng ở vị trí khác nhau. Em hãy cho
biết đâu là câu chủ đề của đoạn văn:
a. Vũ Nương là một người đàn bà đức hạnh. Trương Sinh xin mẹ trăm lạng
vàng cưới nàng về, sum họp gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi
lính đánh giặc Chiêm, Vũ Nương ở nhà lo bề gia thất. Phụng dưỡng mẹ già, nuôi
dạy con trẻ, đạo con dâu, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng giữ trọn vẹn, chu tất.
Khi mẹ chồng già yếu qua đời, một mình nàng lo việc tang ma, phận dâu con giữ
tròn đạo hiếu.
b. Vũ Nương tuy không phải “làm mồi cho cá”, được các nàng tiên trong
thủy cung của Linh Phi cứu thoát. Thế nhưng, hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan
vỡ, “trâm gãy bình rơi”. Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi, nhưng quyền làm mẹ, làm
vợ của nàng vĩnh viễn không còn nữa. Đó là nỗi đau đớn nhất của một người phụ
nữ. Gần ngàn năm đã trôi qua, miếu vợ chàng Trương vẫn còn đó, đêm ngày “nghi
ngút đầu ghềnh tỏa khói hương” (Lê Thánh Tông), nhưng lời nguyền về cái chết
của Vũ Nương vẫn còn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương trong lòng người.
Nguyễn Du đã ghi lại câu chuyện cảm động, thương tâm này với tất cả tấm lòng
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
8
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
nhân đạo. Cái chết đau thương của Vũ Nương còn có giá trị tố cáo hiện thực xã hội.
Vì lẽ đó mà Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.
Bài 2. Hãy viết câu chủ đề vào trước hoặc sau những câu dưới đây để hoàn chỉnh
đoạn văn:
Tiếng hát ru con của bà mẹ Tà-ôi không phải được cất lên trên đôi tay người
mẹ võng hay trên giường ấm nệm êm trong phòng ngủ. Tiếng hát ru ấy cất lên
trong trái tim người mẹ. Tình mẫu tử thì có thể nói mãi không hết. Nguyễn Khoa
Điềm đã cố gắng nói ít để ta thấy được cái chất của tình mẹ ấy: tha thiết đằm thắm
như mọi tình mẹ con truyền thống Việt Nam, nhưng lại có cái cao rộng của thời đại
cách mạng. Người mẹ Tà-ôi là một bà mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ
cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Bài 3. Cho hai câu chủ đề, hãy triển khai câu chủ đề thành những đoạn văn:
a. Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước
b. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của dân ta
Bài 4. Viết đoạn văn (8-10 câu) có câu chủ đề mở đầu đoạn văn nói về tệ nghiện
thuốc lá.
Bài 5 . Viết đoạn văn (8-10 câu) có câu chủ đề ở cuối đoạn, trình bày suy nghĩ từ
câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
9
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Bài 1. Câu chủ đề của các đoạn văn:
a. Vũ Nương là một người đàn bà đức hạnh (câu đầu)
b. Vì lẽ đó mà Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu
sắc. (câu cuối)
Bài 2. Có thể viết câu chủ đề vào:
a. Trước đoạn văn: “Bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của
Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam”
b. Cuối đoạn văn: “Đó chính là tình thương con, thương bộ đội, thương dân
làng, thương đất nước hòa quyện vào nhau trong tấm lòng của bà mẹ miền núi yêu
nước trong những năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ”
Bài 3. Đoạn văn tham khảo:
a. Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
b. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của dân ta.Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại
Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi
nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh
hùng.
Bài 4, 5. Gợi ý:
- HS xác định được những nội dung chính.
- Có thể chọn một trong các ý chính đó triển khai thành các đoạn văn theo yêu cầu
cụ thể.
- Có thể chọn một trong các nội dung sau:
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
10
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
Bài 4 .
- Thuốc lá là chất như thế nào?
- Tác hại của thuốc lá đối với con người?
- Giải pháp
-> Kết luận: + tránh xa thuốc lá bằng cách không hút.
+ hoặc “Hãy nói không với thuốc lá”
Bài 5.
- Công ơn to lớn của cha mẹ đối với chúng ta:
+ Sinh thành
+ Nuôi dưỡng
- Bổn phận của chúng ta đối với cha mẹ:
+ Chăm sóc
+ Phụng dưỡng
*Chú ý:
- Đảm bảo hình thức (8-10 câu), lập luận chặt chẽ
- Đúng đoạn văn: + diễn dịch (bài 4)
+ quy nạp (bài 5)
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
11
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
PHẦN 2. LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH
MỤC ĐÍCH
1. HS trình bày được mô hình kết cấu đoạn diễn dịch
2. Biết viết đoạn văn diễn dịch, cảm thụ và phân tích thơ, truyện đã học
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm: Đoạn diễn dịch trình bày ý theo trình tự đi từ khái quát đến cụ thể
(câu chủ đề đặt ở vị trí mở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai những nội dung chi
tiết, cụ thể câu chủ đề đó)
2. Mô hình đoạn văn diễn dịch:
Sơ đồ 3.3 – Sơ đồ đoạn diễn dịch
3. Cách viết câu chủ đề (câu đầu đoạn):
*Thông thường câu chủ đề gồm 2 phần:
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
12
Đoạn diễn dịch
Câu 2, 3, 4
Khái quát những
vấn đề cần phân tích,
chứng minh
Câu 1
(Câu chủ đề)
Triển khai làm rõ
nội dung câu chủ đề
Cấu trúc Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
- Xuất xứ - hoàn cảnh dẫn đến nội dung chủ đề cần làm rõ hoặc giới thiệu tác
giả, tác phẩm hay đoạn trích.
- Nội dung chính của cả đoạn văn
II. BÀI TẬP LUYỆN VIẾT ĐOẠN DIỄN DỊCH
Bài 1. Nhận xét tác dụng của các yếu tố kì ảo được đưa vào tác phẩm Chuyện
người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Các chi tiết kì ảo
có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm” Vì sao?
Hãy giải thích để mọi người hiểu bằng một đoạn văn ngắn trình bày theo
cách diễn dịch.
Bài 2. Chép chính xác khổ hai bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Trình bày cảm
nhận của em về khổ thơ vừa chép bằng một đoạn văn (8-10 câu) theo cách diễn
dịch.
Bài 3. Cho câu thơ: “Mọc giữa dòng sông xanh ”
a. Chép tiếp 5 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 6 dòng.
b. Đoạn thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh
sáng tác bài thơ?
c. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
d. Viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu) phân tích khổ thơ trên, có thành phần
phụ chú và phép nối.
Bài 4. Nguyễn Khoa Điềm và Viễn Phương, trong những bài thơ của mình có dùng
những hình ảnh “mặt trời” theo lối ẩn dụ
a. Hãy chép chính xác những cặp câu đó và cho biết nó trích trong bài thơ
nào?
b. Phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong các câu thơ vừa chép bằng một
đoạn văn diễn dịch (8-10 câu).
Bài 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch, phát biểu cảm
nghĩ về nhân vật họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
13
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Bài 1.
a. Về nội dung: cần làm rõ:
- Các yếu tố truyền kì được đưa xen kẽ với những yếu tố thực, có tác dụng làm nổi
bật giá trị hiện thực của tác phẩm:
+ Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện trong
chốc lát rồi biến mất
+ Người đã chết, hạnh phúc đã vỡ tan, chia lìa là vĩnh viễn
+ Đó là hiện thực cay đắng không thể thay đổi hay phủ nhận
b. Hình thức:
- Trình bày đoạn văn (7-10 câu) theo kết cấu diễn dịch
- Lập luận chặt chẽ, lời văn rõ ràng, không mắc lỗi thông thường.
Bài 2.
a. Chép chính xác (khổ 2):
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
b. Viết đoạn văn đạt yêu cầu:
*Nội dung: Trình bày được:
- Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:
+ Cảm nhận về hương ổi
+ Cảm nhận về làn sương chùng chình
+ Những tín hiệu của mùa thu bất ngờ hiện ra chưa rõ nét nhưng cũng đủ
khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng: bỗng, hình như
- Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:
+ Cảnh rộng dần và rõ nét: không gian, cảnh vật: sông, bầu trời: chim, mây
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
14
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
+ Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, êm ả sau mùa bão lũ. Đối lập là hình
ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh cao rộng, trong sáng.
+ Hình ảnh đám mây: được gọi “mây mùa hạ” còn sót lại trên bầu trời trong
xanh, mỏng, kéo dài, chuyển động mềm mại, nhẹ trôi hững hờ, lưu luyến “vắt nửa
mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng của lúc giao mùa, hạ chưa qua hết
mà thu cũng chưa đến hắn.
- Từ hai khổ thơ, hiện lên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp, được vẽ bằng nét bút
tinh tế. Nghệ thuật nhân hóa, từ láy, tưởng tượng phong phú.
*Hình thức:
- Đúng đoạn văn diễn dịch (8-10 câu)
- Từ ngữ sử dụng chính xác, diễn đạt hay
Bài 3.
a. Yêu cầu chép chính xác đoạn thơ:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay hứng về”
b. Đoạn thơ trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Tác giả: Thanh Hải
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết 11/1980 khi nhà thơ đang nằm trên
giường bệnh trước khi ông qua đời không bao lâu
c. Biện pháp được tác giả sử dụng trong đoạn thơ là BPTT ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác: hứng giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện hót
d. Viết đoạn văn phân tích cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
15
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
*Nội dung: phân tích làm rõ bức tranh mùa xuân xứ Huế trong đoạn thơ là:
mùa xuân tươi đẹp, đầy sức sống:
+ Được nhà thơ vẽ với màu sắc hài hòa.
+ Màu sắc tươi thắm đặc trưng xứ Huế: dòng sông xanh, bông hoa tím.
+ Bức tranh sống động với hình ảnh con chim chiền chiện bay rộn ràng, vui tươi
hòa vào đó là âm thanh cao vút, vang vọng của tiếng chim.
+ Nhà thơ dùng động từ “mọc” đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự sống của bông hoa.
+ Nhà thơ nâng niu đón nhận vẻ đẹp mùa xuân bằng động từ “hứng giọt long lanh
tiếng chim rơi”, đó là sự say sưa đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên qua BPTT ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác, gợi sức tạo hình thể hiện sự níu giữ sự sống. Đó cũng chính là
lòng yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời, quê hương, đất nước của Thanh Hải.
*Hình thức:
- Đúng đoạn văn diễn dịch (8-10 câu)
- Có thành phần phụ chú, phép nối (gạch chân)
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi thông thường
Bài 4.
a. HS chép chính xác các câu thơ và nêu được tên bài thơ có 2 câu thơ đó.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ -Nguyễn Khoa Điềm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
b. Viết đoạn văn yêu cầu:
*Nội dung: phân tích làm rõ được:
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
16
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
- Hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ: “mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” và
“ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” -> tả thực: hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp tạo
nên sự sống cho muôn vật.
- Hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ đều được dùng theo lối ẩn dụ:
+ “Mặt trời” của mẹ là em Cu-Tai, ví Cu-Tai như mặt trời tạo sức sống, sự
hy vọng; là động lực, niềm tin giúp mẹ Tà-ôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc
sống thời kháng chiến chống Mỹ.
+ “Mặt trời” trong lăng là hình ảnh Bác, tác giả ca ngợi sự vĩ đại của Bác,
công lao của Bác đối với đất nước => Hình ảnh ẩn dụ đó cũng thể hiện sự tôn kính,
lòng biết ơn của nhân dân với Bác, cũng là niềm tin Bác sống mãi với non sông đất
nước.
*Hình thức:
- Đoạn văn diễn dịch (8-10 câu).
- Biết viết câu chủ đề bao gồm 2 tác giả.
Bài 5. Viết đoạn văn:
a. Nội dung: Cần trình bày một cách tự nhiên, chân thành những cảm nhận của
mình về nhân vật:
- Ông họa sĩ là người sâu sắc, tế nhị và đầy ân tình. Chính vì vậy, những suy
nghĩ của ông làm rõ nét hơn nhân vật chính.
- Ông là người yêu nghề: có những băn khoăn, khao khát vẽ được một tác
phẩm đẹp.
- Ông có những xúc động, bối rối chân thành trước anh thanh niên, ông hiểu
gặp anh là cơ hội hiếm hoi cho sáng tác và ông muốn thể hiện anh trong tác phẩm
của mình dù khó khăn.
- Mặc dù chỉ là nhân vật phụ nhưng ông chính là nhân vật mà tác giả muốn
gửi gắm những suy nghĩ của mình về con người và nghệ thuật.
b. Hình thức:
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
17
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
- Đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu
- Trình bày mạch lạc, có cảm xúc và suy nghĩ về nhân vật
PHẦN 3. LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN QUY NẠP
MỤC ĐÍCH:
1. HS nhận biết được cách viết đoạn văn theo kết cấu quy nạp
2. Rèn kỹ năng viết đoạn văn quy nạp
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm: Quy nạp là thao tác tư duy đi từ:
- Cái riêng đến cái chung (cái khái quát)
- Cái bộ phận đến cái toàn thể
2. Mô hình đoạn quy nạp
Sơ đồ 3.4 – Sơ đồ đoạn quy nạp
3. Cách viết câu chủ đề (câu cuối đoạn)
- Nội dung: chứa nội dung chính của cả đoạn (khái quát, đánh giá vấn đề đã phân
tích, chứng minh ở câu 1, 2 )
- Hình thức: thường dùng từ có ý nghĩa khái quát tóm lại, kết luận
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
18
Đoạn quy nạp
Câu 1, 2, 3, 4
Khái quát những
vấn đề đã phân tích,
chứng minh
Câu cuối
(Câu chủ đề)
Triển khai làm rõ
nội dung câu chủ đề
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
II. BÀI TẬP LUYỆN VIẾT ĐOẠN QUY NẠP
Bài 1. Dưới đây là các đoạn văn được viết theo kết cấu quy nạp nhưng cách triển
khai có những nét khác nhau. Em hãy chỉ ra sự khác nhau đó:
a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng
xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường
học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã
viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thấn ngày càng tiến bộ.
(Hồ Chí Minh)
b. Cùng một tư tưởng rèn luyện như trên, bài thơ này lại tạo ra một hình
tượng đau đớn của việc giã gạo và sự trong trắng của hạt gạo khi đã giã xong rồi.
Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự tthành công
qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất Hồ Chí Minh. Vì không những
Bác đã tự khuyên mình mà còn thực hiện được trung thành những lời tự khuyên đó.
Thơ suy nghĩ của Bác cũng chính là thơ hành động.
(Hoàng Trung Thông)
c. Ngôn ngữ trong văn nghị luận cần vừa trừu tượng trí tuệ, khái quát, vừa cụ
thể, trong sáng, gợi cảm để kích thích, thuyết phục người đọc, người nghe nhưng
cũng cần hấp dẫn, lôi cuốn bằng những từ ngữ có tính hình tượng và sức biểu cảm
bằng sự biến đổi linh hoạt của cách diễn đạt, của trật tự cú pháp chứ không chấp
nhận sự khô khan và đơn điệu, nhất là khi đối tượng nghị luận lại là một tác phẩm
văn học nghệ thuật. Tóm lại, ngôn ngữ dùng trong văn nghị luận cần rõ ràng,
chính xác trong cách dùng từ đặt câu.
Bài 2. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép
dùng cặp quan hệ từ: vì nên bằng đoạn văn quy nạp) phân tích thái độ của bé
Thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi bỏ sang bà ngoại.
Bài 3. “Quê hương anh nước mặn đồng chua ”
a. Chép 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
19
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
b. Đoạn thơ vừa chép trích từ bài thơ nào? Của ai?
c. Câu thơ thứ 7 trong đoạn thơ trên là một câu thơ đặc biệt. Hãy viết đoạn
văn quy nạp (8-10 câu) phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Bài 1. Các đoạn văn viết theo kết cấu quy nạp nhưng triển khai khác nhau:
a. Câu chủ đề ở cuối đoạn mang ý nghĩa khái quát.
b. Câu chủ đề ở cuối đoạn mang ý nghĩa kết luận, đánh giá.
c. Câu chủ đề ở cuối đoạn mang ý nghĩa tóm tắt, thể hiện ở việc dùng từ ngữ
“tóm lại”.
Bài 2. Viết đoạn văn:
a. Nội dung: Phân tích sự phát triển thái độ của bé Thu từ khi gặp cha đến
khi bỏ sang nhà bà ngoại. Vì không nhận ông Sáu là ba nên bé Thu đã đối xử với
ông Sáu như người xa lạ:
- Khi gặp, nó sợ hãi bỏ chạy….
- Những ngày ông Sáu ở nhà: nó tìm mọi cách để không phải gọi ông là ba
- Đặc biệt trong bữa ăn nó đã khước từ sự chăm sóc của ông và bỏ sang nhà
bà ngoại.
b.Hình thức:
- Kết cấu đoạn quy nạp.
- Trong đoạn có câu ghép dùng cặp quan hệ từ: vì…nên…
Bài 3.
a. Chép chính xác 6 câu thơ:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
20
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !
b. Đoạn thơ trích từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
c. Viết đoạn văn:
*Nội dung: cần nêu được
- Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu dấu chấm than, là nốt nhấn, là lời khẳng định.
- Gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúc cho
phần sau: cội nguồn của tình đồng chí và những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng
chí.
*Hình thức: Đoạn quy nạp, 8-10 câu.
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
21
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
PHẦN 4. LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỔNG-PHÂN-HỢP
MỤC ĐÍCH
1. Nhận biết được mô hình và cách viết đoạn tổng-phân-hợp.
2. Rèn kĩ năng nhận diện, viết đoạn văn phân tích, cảm nhận theo kết cấu tổng-
phân-hợp.
I. LÝ THUYẾT
1. Mô hình đoạn tổng-phân-hợp
Sơ đồ 3.5 – Sơ đồ đoạn tổng phân hợp
2. Cách viết câu tổng - hợp
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
22
Đoạn
Tổng phân hợp
Cụ thể hóa,
chi tiết hóa
vấn đề
Câu 2, 3, 4
(phân)
Đánh giá,
khái quát
chung vấn đề
Câu 1
(tổng)
Câu cuối (hợp) Nhận định
tổng quát
vấn đề
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
a. Câu tổng: chính là câu 1 của đoạn văn diễn dịch, thường trình bày:
- Xuất xứ - hoàn cảnh dẫn đến nội dung chủ đề cần làm rõ hoặc giới thiệu tác giả,
tác phẩm hay đoạn trích.
- Nội dung chính của cả đoạn văn
b. Câu hợp: là cách viết câu cuối của đoạn quy nạp (khái quát những vấn đề
đã phân tích, chứng minh bằng những nhận định có tính tổng quát nhưng có thêm
phần mở rộng, nâng cao ở cuối câu)
c. Ví dụ: Chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố là
người yêu thương chồng con đến quên cả bản thân. Thương chồng ốm đau mà bị
đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn
nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con, chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng
chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi giải lên huyện, ngồi trong quán
cơm mà chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí. Tấm lòng yêu
thương chồng con của chị thật đáng trân trọng biết bao.
Hoặc “Tấm lòng yêu thương chồng con của chị đáng để chúng ta học tập,
noi theo”.
II. BÀI TẬP LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỔNG-PHÂN-HỢP
Bài 1. Những đoạn văn sau đây là đoạn văn có kết cấu kiểu tổng-phân-hợp? Vì
sao?
a. Trong đoạn thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tạo nên hình ảnh ông đồ của
một thời tàn. Giờ đây, ông đồ chỉ như cái bóng vô hình lặng lẽ ngồi đó, người qua
đường chẳng ai chú ý tới ông. Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để bộc lộ
tâm trạng ông đồ. Mùa xuân mà lại có lá vàng rơi. Lá vàng rơi là biểu tượng của sự
tàn phai, lãng quên ông đồ. Mưa bụi tuy thật nhẹ nhàng nhưng lại thật là dai dẳng.
Nó làm tê tái cả lòng người. Đó không chỉ là nỗi buồn thời tàn của ông đồ mà
còn là nỗi nhớ tiếc của tác giả với tầng lớp Nho học xưa.
b. Trong hoàn cảnh “Trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là
một phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết khó khăn đột xuất
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
23
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa
chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt
khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh
chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn cho cả gia đình.
c. Lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người
lao động và chiến đấu của đất nước. Hầu hết những nhân vật được thể hiện lên
trong tập thơ đều là những người nông dân lao động. Từ anh bộ đội nghỉ trên lưng
đèo Nhe, anh pháo binh vác voi ra trận, bà mẹ trên nhà sàn Việt Bắc đến bà bủ nằm
ổ chuối khô, hay chị phụ nữ phá đường. Ngay từ đầu kháng chiến, trong khối toàn
dân đoàn kết giết giặc, Tố Hữu đã nhận rõ nông dân là lực lượng trụ cột. Anh đem
hết nhiệt tình hiện lên thành những nhân vật chủ yếu của thơ anh.
Bài 2. Phân tích cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu bài thơ Cảnh ngày xuân
trích Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng đoạn văn tổng-phân-hợp (8-10 câu).
Bài 3. Cho câu thơ: “Người đồng mình thương lắm con ơi….”
a. Chép chính xác 12 câu thơ tiếp theo.
b. Cho biết những câu thơ đó trích trong bài thơ nào? Của ai?
c. Viết đoạn văn tổng-phân-hợp (10-12 câu) có sử dụng thành phần biệt lập,
trình bày cảm nhận về khổ thơ vừa chép.
Bài 4. Cho câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa….”
a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b. Kể tên hai bài thơ cũng viết về tình cảm gia đình mà em đã học, cho biết
tác giả hai bài thơ đó.
c. Cho câu chủ đề: “Đoạn thơ là sự suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
của nhà thơ”. Viết đoạn văn theo kết cấu tổng phân hợp (8-10 câu, có thành phần
biệt lập cảm thán) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép.
Bài 5.
a. Chép chính xác khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Chủ đề của bài thơ là gì?
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
24
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp
9
b. Viết đoạn văn tổng-phân-hợp (khoảng 8 câu) trình bày cảm xúc của em
khi đọc khổ thơ em vừa chép, trong đoạn có sử dụng phép liên kết câu (phép nối,
phép thế).
Cao Thị Thúy Trường THCS Thụy Phương
25