Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

mặt thống nhất khác biệt CLT2 và LCT10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.69 KB, 13 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT VĨNH LONG
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI BÁO CÁO
CHỦ ĐỀ: MẶT THỐNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ THÁNG 2 VÀ
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10

MÔN HỌC:
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN TÂM
NHÓM: 3

1


VĨNH LONG 10/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO
Chủ đề: MẶT THỐNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
THÁNG 2 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
TT
HỌ VÀ TÊN
1 Huỳnh Thị Hồng Nhung
2

MSSV: 18005176 (NT)
Trương Ngọc Vân Khánh



3

MSSV: 18005214
Trần Thị Thanh Thảo

4

MSSV: 18005188
Cao Tấn Pul

5

MSSV: 18005181
Tống Thị Hồng Thắm

6

MSSV: 18005092
Huỳnh Văn Thi

NHIỆM VỤ

ĐIỂM (40%) GHI CHÚ

MSSV: 18005095
Nhận xét: …………………………………………………….………………………
Điểm
….…………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………….

Học kì I. Năm học 2019-2020

2


Mục lục

Tài liệu tham khảo………………………………………………………..17

3


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo
cách mạng; đồng thời, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (09/02/1930),
đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư
tưởng vô sản trong cách mạng Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho thời đại mới trong lịch sử nước ta,
thời đại giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kết hợp
với phong trào yêu nước và cách mạng, quyết định nội dung, phương hướng phát
triển của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại mà nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên
lịch sử vẻ vang của mình, mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của các dân tộc bị
áp bức là xóa bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, dân chủ,
hòa bình và tiến bộ xã hội.
Đảng cộng sản Việt nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ
đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược cơ bản của
cách mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập
Đảng từ ngày 03/02/1930 đến ngày 07/02/1930 tại Hương Cảng - Trung Quốc, các
đại biểu đã nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và chương trình

tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, vào tháng 10/1930
cũng tại Hương Cảng - Trung Quốc Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ
nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. Cương lĩnh
chính trị và Luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của
Đảng ta.
Bài báo cáo môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhóm
3 xin trình bày về Mặt thống nhất và khác biệt giữa Cương lĩnh chính trị 02/1930 và
Luận cương chính trị 10/1930. Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã
giành thời gian theo dõi bài báo cáo của nhóm.
Trân trọng!

4


I. Mặt thống nhất và khác biệt giữa Cương lĩnh chính trị tháng
02/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930
˜ Hoàn cảnh ra đời
Cương lĩnh chính trị 02/1930
- Cuối 1929, trong nước xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dương cộng sản
Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn. Những người cách
mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp
bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong
trào cộng sản ở Việt Nam
- Nhận được tin về sự chia rẽ, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người
chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng, họp từ 6/1-7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc
- Thành phần hội nghị hợp nhất bao gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản, 2 đại
biểu của Đông Dương cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng
Với uy tín và tài năng thuyết phục của mình, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất các tổ

chức cộng sản thành một tổ chức lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, hội
nghị thảo luận và thông qua các văn kiện Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam. Các văn kiện
này được hợp thành Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của
Hình ảnh Cương lĩnh chính
trị
Đảng cộng sản Việt
Nam.
Luận cương chính trị 10/1930
-

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời với đường
lối cách mạng đúng đắn, đã lãnh đạo quần chúng dấy
lên phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có
trước đó.
- Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến
đỉnh cao, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của
Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương CảngTrung Quốc (từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930). Hội
nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm
vụ cần kíp của Đảng, thông qua Điều lệ Đảng và
Điều lệ các tổ chức quần chúng .Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành
Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban thường vụ Trung ương và cử đồng
5


chí Trần Phú làm Tổng bí thư. Hội nghị thảo luận và thông qua bản Luận cương chính
trị của Đảng.
Hình ảnh Hương Cảng - Trung Quốc xưa và nay


1. Mặt thống nhất
Hai văn kiện lịch sử tuy ra đời vào hoàn cảnh khác nhau và được soạn thảo, chủ
trì bởi hai vị lãnh đạo khác nhau, song giữa hai văn kiện vẫn có những mặt thống nhất
cơ bản.
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng: Cả hai văn kiện đều xác định
được tính chất của cách mạng Việt Nam là “Cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản”, đây là hai nhiệm vụ cách mạng nối
tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu
thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
- Về nhiệm vụ cách mạng: Cả hai văn kiện đều đi sâu nghiên cứu về Cách mạng
tư sản dân quyền và đều cho rằng cuộc cách mạng này có hai nhiệm vụ là đánh đổ đế
quốc để dành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến để đem lại dân chủ cho nhân
dân, như vậy Cách mạng tư sản dân quyền để giải quyết hai vấn đề là vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp.

Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh chống thực dân Pháp
- Về lực lượng cách mạng: Cả hai văn kiện đều xác định lực lượng chủ yếu là
6


công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nồng cốt và cơ bản đông đảo nhất trong
xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta nhưng vô sản cầm
quyền lãnh đạo cách mạng.

Hình ảnh giai cấp công nhân và nông dân
- Về lãnh đạo cách mạng: Đều do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng
Cộng sản. “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.

Hình ảnh sở đồ tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Hội quần chúng,

năm 1930
- Về phương pháp cách mạng: Đều sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng
Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đặt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng,
đánh đổ Đế quốc và Phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

7


Hình ảnh đấu tranh vũ trang của giai cấp công nhân
- Về quan hệ quốc tế: Khi nhận định về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam
và cách mạng Thế giới, cả hai văn kiện đều cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng Thế giới thể hiện sự mở rộng quan hệ ra bên ngoài, tìm đồng
minh cho mình cho nên cách mạng Việt Nam phải đặt trong dòng chảy chung của
cách mạng Thế giới để kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và
cách mạng vô sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917. Sự
thống nhất của hai văn kiện trên đã đem lại ý nghĩa hết sức to lớn với sự ra đời của
Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát
triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những
văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng.

2. Mặt khác biệt
Bên cạnh những điểm giống nhau thì giữa hai văn kiện cũng có những điểm khác
nhau như sau:
Nội dung
Cương lĩnh chính trị 02/1930
Luận cương chính trị 10/1930
so sánh
Phương - Tiến hành “Tư sản dân quyền - Cách mạng Đông Dương lúc đầu
hướng

cách mạng và thổ địa cách mạng để là cách mạng tư sản dân quyền sau
chiến
đi tới xã hội cộng sản”.
đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa
lược
bỏ qua tư bản chủ nghĩa.
Nhiệm vụ - Đề ra nhiệm vụ toàn diện trên các - Chỉ đề ra nhiệm vụ chính trị:
cách
phương diện khác nhau: chính trị, đánh đổ phong kiến và đế quốc
mạng
kinh tế, văn hóa - xã hội.
Pháp.
- Đánh đổ đế quốc Pháp, phong - Đánh đổ phong kiến và đế quốc là
kiến và tư sản phản cách mạng.
hai nhiệm vụ có quan hệ khăng
khít
Mục tiêu - Làm cho Việt Nam độc lập, thành - Làm cho Đông Dương độc lập,
8


Lực
lượng
cách
mạng

lập chính phủ công - nông, tịch thu
sản nghiệp của đế quốc và tư sản
phản cách mạng chia cho dân
nghèo.
- Giải quyết mâu thuẫn dân tộc.

- Mục tiêu hàng đầu là đánh đổ đế
quốc Pháp và phong kiến.
- Công + nông + tiểu tư sản + trí
thức, còn phú nông, trung, tiểu địa
chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc
trung lập. Nồng cốt là giai cấp
công + nông.

chính phủ công - nông, tiến hành
cách mạng ruộng đất triệt để.
- Giải quyết mâu thuẫn giai cấp.
- Đánh phong kiến trước rồi mới
đánh đế quốc Pháp.
- Giai cấp công nhân và nông dân
là lực lượng chính. Bỏ qua, phủ
nhận vai trò của tư sản, tiểu tư sản,
địa chủ và phú nông.

→ Phát huy được sức mạnh của → Chưa phát huy được sức mạnh
khối đại đoàn kết dân tộc

của khối đại đoàn kết dân tộc, chưa
đánh giá đúng được khả năng cách
mạng của tư sản, tiểu tư sản,…
Lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội - Giai cấp vô sản với đội tiên
cách
tiên phong của giai cấp vô sản với phong là Đảng Cộng sản.
mạng
vai trò lãnh đạo.
Quan hệ - Cách mạng Việt Nam là một bộ - Quan hệ với cách mạng Đông

quốc tế phận khắng khít của cách mạng thế Dương và cách mạng Thế giới.
giới, phải tiến hành liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và giai cấp vô
sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản
Pháp.
Đối tượng - Cách mạng vô sản ở Việt Nam
- Cách mạng vô sản ở Đông Dương
và cơ sở - Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng Cộng sản Đông Dương
hình
- Dựa trên cơ sở thực tiễn
- Dựa trên cơ sở lý luận
thành
Sự khác nhau được bắt nguồn từ mặt nhận thức, yêu cầu thực tiễn của cách mạng
trước thuộc địa. Cương lĩnh đầu tiên thấy được mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu
thuẫn dân tộc, thấy được nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là chống đế
quốc để giành độc lập dân tộc. Còn ở Luận cương cho thấy sự rập khuôn, máy móc
về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, cũng như chịu ảnh hưởng
của khuynh hưởng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản trong thời
gian đó.

9


II. Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị - Luận cương chính trị
1. Cương lĩnh chính trị 02/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng
đắn, sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh:
- Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.

- Nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự
do.
- Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội
cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

2. Luận cương chính trị 10/1930
Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà Cương lĩnh nêu ra: đường lối cách
mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng. Luận cương
còn có những điểm sáng tạo như đã đề ra phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng
của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tuy nhiên Luận cương lại có một số hạn chế:
- Không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp.
- Không đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

10


→ Chính những hạn chế của Luận cương chính trị 10/1930 đã làm cho lực
lượng của ta yếu đi, làm chậm lại quá trình cách mạng và sự thành lập của Đảng
Cộng sản Việt Nam → Đây chính là bước thụt lùi trong lịch sử xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam.
 Nguyên nhân của hạn chế:
- Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều về mối quan hệ giữa
vấn đề dân tộc và giai cấp trong xã hội thuộc địa nữa phong kiến Việt Nam.
- Không nắm được đầy đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai cấp ở Việt Nam.
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khuynh hướng “tả” trong Quốc tế Cộng sản.

11



III. Liên hệ thực tiễn đối với sinh viên
Hiện nay, nhân dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh
quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Tình hình thế giới và trong nước, bên
cạnh mặt thuận lợi, cũng có những khó khăn, thách thức; thậm chí có những diễn biến
phức tạp, khó lường. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là con đường
mới mẻ, chưa có tiền lệ, chúng ta phải vừa đi vừa dò đường, vừa làm vừa rút kinh
nghiệm; không ít vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ.
Tiếp tục làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Ðảng, Nhà nước và
nhân dân trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội.
Là sinh viên chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ. Tích cực
tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên phát động , chủ động trao dồi bản thân
về đường lối chính sách của đảng, góp phần vào sứ mệnh thực hiện quá trình xây
dựng Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước.
Hy vọng rằng, với những thành tựu và kinh nghiệm đã có, kế thừa và phát triển
những di sản tư tưởng lý luận của Ðảng ta trong 80 năm qua, tiếp thu, bổ sung những
giá trị và nhận thức mới, chúng ta sẽ từng bước hoàn thiện quan điểm, đường lối
chính trị của Ðảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

12


 Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam (Trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật Vĩnh Long)
2. Wikipedia Việt Nam - Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam –
Wikipedia tiếng Việt


13



×