Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào linh vực nông nghiệp tỉnh nghệ an (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.64 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THU HƯỜNG

THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thu Hường (2015), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Thị Như Hà
2. TS. Hồ Đức Phớc

cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An”, tạp chí
Quản lý nhà nước, số 233, tháng 6/2015.
2. Lê Thu Hường (2015), “Những vấn đề đặt ra trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An”, tạp chí Mặt trận, số 139, tháng 5/2015.

Phản biện 1: .......................................................................
Phản biện 2: .......................................................................
Phản biện 3: .......................................................................



3. Lê Thu Hường (2015), “Nhân lực nông thôn Nghệ An trước
yêu cầu xây dựng nông thôn mới”, tạp chí Khoa học và công nghệ tỉnh
Nghệ An, số tháng 7/2015.
4. Lê Thu Hường (2015), “Phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay”, tạp chí Quản lý nhà
nước, số 235, tháng 8/2015.
5. Lê Thu Hường (2016), “Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà nước
Họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi .....giờ ......, ngày ....... tháng ........ năm 2019

vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An”, tạp chí Quản lý nhà nước, số 250,
tháng 11/2016.
6. Lê Thu Hường (2018), “Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm
thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ
An”, tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 530, tháng 12/2018.

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i
- Th− viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
- Th− viÖn Quèc gia


24

1

chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp, tránh lãng phí trong
đào tạo. Bên cạnh việc đào tạo của Nhà nước và doanh nghiệp, tỉnh

cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức chính trị xã
hội, các thành phần kinh tế đầu tư, liên kết đầu tư phát triển đa dạng
các loại hình đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.
4.2.6.2. Xây dựng các ưu đãi về phát triển KH&CN
Tỉnh cần tập trung nguồn lực trước mắt ưu tiên hỗ trợ nghiên
cứu ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp như: Tạo ra các giống
lúa, ngô và các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt góp
phần đổi mới cơ cấu ngành trồng trọt; nghiên cứu nhân giống các loại
gia súc cung cấp thịt, sữa phù hợp với đặc điểm địa phương; nghiên
cứu các loại giống thủy sản có giá trị cao; phát triển máy móc nông
nghiệp, chế biến và bảo quản sau thu hoạch…
4.2.7. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Tiến hành rà soát, loại bỏ những văn bản pháp luật của địa
phương ban hành trái trái thẩm quyền, xung đột với hệ thống văn bản
của Trung ương, thực hiện nguyên tắc “một cửa”; khắc phục tình trạng
quản lý chồng chéo, phi tập trung, nhiều tầng nấc trung gian của cơ quan
QLNN; tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và các nhà
đầu tư thông qua các hình thức như giao lưu trực tiếp, đối thoại trực tiếp,
giao lưu “café doanh nhân”... ; thực hiện và kiểm tra định kỳ các quy
trình, thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các ưu đãi đầu tư
cũng như trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, những thành tựu khoa học kỹ thuật
được ứng dụng trong ngành nông nghiệp đã tạo ra những bước phát
triển vượt bậc, hình thành động lực tăng trưởng và góp phần giữ gìn ổn
định chính trị - xã hội ở nhiều quốc gia. Nhưng sản xuất nông nghiệp
cũng bộc lộ nhiều vấn đề thách thức, đó là: tình trạng ô nhiễm môi
trường; khai thác bừa bãi tài nguyên; mâu thuẫn giữa đô thị và nông

thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Ở cấp độ địa phương, tỉnh
Nghệ An đã hình thành chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở phân tích nguồn lực, các lợi thế so
sánh và những khó khăn, thách thức. Là vùng chịu nhiều ảnh hưởng
của thiên tai, diện tích đất canh tác không ngừng bị thu hẹp, phải đối
mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, để giải quyết các nan giải này
đòi hỏi tỉnh Nghệ An phải xây dựng hệ thống chính sách phù hợp để
thu hút vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, xem đây là một trong
những đột phá quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong
bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.
Sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An hiện vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi đầu tư
của Nhà nước bị giới hạn bởi nguồn vốn nên chưa tạo ra được động lực
bứt phá để khai thác tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp vào phát triển
kinh tế - xã hội. Từ những vấn đề trên cho thấy, tỉnh Nghệ An cần phải
có bước đột phá trong chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư
phát triển nông nghiệp để khắc phục những khó khăn, vượt qua thách
thức, khai thác các tiềm năng, lợi thế để tạo ra động lực phát triển kinh
tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Từ những lý do nêu trên, tác
giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu “Thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An” làm luận án tiến sỹ
chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp; trên cơ sở khung lý thuyết, luận án
đánh giá thực trạng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp của tỉnh Nghệ An, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, và đề
xuất các giải pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển
nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An.


KẾT LUẬN
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp là
vấn đề khó khăn, phức tạp cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn đang đặt
ra hiện nay ở cả quy mô quốc gia và địa phương. Với những kết quả
nghiên cứu nêu trên, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc
nhận thức rõ hơn các vấn đề lý luận về thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh mới. Đồng thời, thông
qua những đề xuất về phương hướng, giải pháp nếu được vận dụng vào
thực tiễn, sẽ góp phần tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, qua đó góp phần phát triển
nền nông nghiệp của tỉnh một cách bền vững, khai thác và sử dụng có
hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp của tỉnh vào phát triển kinh
tế - xã hội hiện nay.


2

23

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1). Hệ thống hóa lý luận về thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp; (2). Sử dụng khung lý thuyết đã xây dựng,
các số liệu điều tra, nghiên cứu khảo sát thực tế để phân tích tình hình
thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiêp ở tỉnh Nghệ An
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018; (3). Đề xuất phương hướng, giải
pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là

thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
Chủ thể đầu tư cần thu hút là các doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khái niệm doanh nghiệp
trong luận án được hiểu là các tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp. Luận án chỉ nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp bao
gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến nông sản và dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng từ năm 2011 đến
năm 2018; đề xuất giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh
vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An đến 2025, tầm nhìn năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án sử dụng phương pháp luận DVBC và
DVLS của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cơ sở lý luận và phương pháp
luận nghiên cứu chủ đạo. Ngoài ra, đề tài cũng tiếp cận những lý
thuyết kinh tế học, chính sách công; kế thừa, tham khảo các công trình
nghiên cứu, số liệu điều tra, tổng kết thực tiễn của các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước để nghiên cứu vấn đề.
- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng
cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị và các góc độ tiếp cận khác
như: kinh tế học vi mô; tiếp cận liên vùng; tiếp cận chuỗi giá trị toàn
cầu; cách tiếp cận PTBV; tiếp cận liên ngành.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp linh hoạt
phương pháp phân tích định tính với định lượng; phương pháp phân
tích, thống kê; phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra xã
hội học...

các chính sách ưu đãi về vay vốn cho doanh nghiệp; quỹ đầu tư phát

triển nông nghiệp theo các định hướng ưu tiên thu hút đầu tư nông
nghiệp; cơ chế hỗ trợ về tài chính cần được điều chỉnh từ hỗ trợ dàn trải
sang tập trung ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế so sánh.
4.2.5. Hoàn thiện các ưu đãi về phát triển vùng nguyên liệu,
xúc tiến thương mại và phát triển hạ tầng
4.2.5.1. Hoàn thiện các ưu đãi về phát triển vùng nguyên
liệu đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ dưới hình thức cho nhà
đầu tư vay vốn phát triển hạ tầng ở các vùng nguyên liệu và vốn vay
các tổ chức dụng theo hình thức ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp
để đầu tư tạo lập vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong
suốt vòng đời dự án. Cam kết có trách nhiệm duy trì, phát triển các
vùng nguyên liệu đã quy hoạch cho dự án, đảm bảo cung ứng đầy đủ
nguyên liệu đầu vào cho nhà đầu tư. Xác định cụ thể quyền, trách
nhiệm và lợi ích của nhà đầu tư trong bảo vệ vùng nguyên liệu.
4.2.5.2. Hoàn thiện các ưu đãi về xúc tiến thương mại đối
với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Tỉnh Nghệ An cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây
dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp. Xây
dựng nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nông nghiệp là
hết sức cần thiết vì nó tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản, quảng bá
các sản phẩm đặc thù mang lợi thế so sánh của tỉnh, vừa hình thành
thái độ sản xuất có trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp.
4.2.5.3. Hoàn thiện các ưu đãi về phát triển hạ tầng trong
lĩnh vực nông nghiệp
Tỉnh cần nâng cấp kết cấu hệ thống hạ tầng, nhất là các trục
giao thông, hệ thống cung cấp điện. Quy hoạch xây dựng hệ thống
chợ đầu mối, hình thành liên kết với vùng sản xuất nông sản. Trong
điều kiện vốn ngân sách còn hạn hẹp, tỉnh cần có cơ chế đa dạng hóa
nguồn vốn bằng các hình thức đầu tư: BOT, BT, BTO, PPP…

4.2.6. Xây dựng các ưu đãi về phát triển phát triển nguồn
nhân lực và khoa học công nghệ
4.2.6.1. Xây dựng các ưu đãi về phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo việc hoàn thiện và đưa đề án quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực vào triển khai thực hiện. Tỉnh cần
tiến hành tổng thể việc khảo sát để tìm hiểu nhu cầu đào tạo, gắn với
việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp để xây dựng các chương trình


22

3

chặt chẽ với ngành tài chính, NN&PTNT hướng dẫn doanh nghiệp trình
tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ đầu tư theo các ưu đãi của Trung ương. Chủ trì,
phối hợp với ngành tài chính, NN&PTNT nông thôn và các cơ quan liên
quan thẩm tra hỗ trợ đối với các dự án để hưởng các hỗ trợ, ưu đãi cho
doanh nghiệp; lập danh mục dự án, lồng ghép các nguồn vốn và dự kiến
phân bổ cho từng dự án của doanh nghiệp.
4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút đầu
tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
Tỉnh Nghệ An cần sớm xây dựng chiến lược thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh đến năm 2025 tầm nhìn năm
2030 trên cơ sở bổ sung, thay đổi các chính sách hiện nay. Chiến
lược được thu hút đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, vùng Bắc Trung Bộ và quy
hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Trong chiến lược
này, tỉnh Nghệ An cần xác định: định hướng ưu tiên thu hút đầu tư;
định hướng ngành, công nghệ nông nghiệp, loại hình doanh nghiệp,
đối tác, lĩnh vực cần ưu tiên...

4.2.3. Hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai đối với các
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Tỉnh Nghệ An cần chủ động xây dựng quy hoạch vùng nguyên
liệu nông sản xuất. Xây dựng mô hình hợp tác nhằm đảm bảo quyền
lợi khi người dân chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư thông
qua phương án hợp tác kinh doanh. Quy hoạch lại việc sử dụng đất
nông nghiệp và xác định kế hoạch sử dụng đất lâu dài đối với từng dự
án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn và thực hiện rà soát,
bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương hàng năm.
Thực hiện thống kê, rà soát và kiên quyết thu hồi đất hoang hoá, đất
giao cho các chủ thể cá nhân, doanh nghiệp nhưng đang sử dụng
không đúng mục đích nhằm tạo quỹ đất phát triển nông nghiệp. Hỗ
trợ, giúp đỡ người dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, tích tụ và tập
trung ruộng đất hình thành mô hình “cánh đồng mẫu lớn”.
4.2.4. Hoàn thiện các ưu đãi về tài chính đối với các
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Tỉnh Nghệ An cần tiếp tục áp dụng những biện pháp ưu đãi thuế
thu nhập đối với các dự án đầu tư ứng dụng KHCN trong sản xuất các
loại giống mới, những dự án phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp
khi bị tổn thất do thiên tai, gặp rủi ro do biến động thị trường nông sản;

5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ khái niệm, mô hình, nội dung, tiêu chí đánh
giá; làm sáng tỏ đặc điểm, nội dung, xu hướng về thu hút đầu tư của
các doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An.
- Luận án chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và
vấn đề đặt ra, đề xuất phương hướng và các giải pháp xây dựng, hoàn
thiện hệ cơ chế chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh
vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát
triển nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An mà thực tiễn đang đặt ra. Kết quả
nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo được sử dụng vào
nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo
về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn tỉnh Nghệ An; cung cấp luận cứ cho
việc hoạch định chính sách phát triển nông ở tỉnh Nghệ An hiện nay.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục các hộp, biểu bảng và
tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 9 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Những nghiên cứu các vấn đề về đầu tư và chính
sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là vấn
đề được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Khi nghiên cứu về
chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
các nhà nghiên cứu thường tập trung phân tích các chính sách của
chính phủ đối với nông nghiệp và thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
nông nghiệp. Có thể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các
nhà kinh tế học nổi tiếng như David Colman và Trevor Young (1994),
Frank Ellis (1995),Word Bank (2015); Stevens & Jabasa (1988);
Braverman & Guasch; Conning và Udry, Reardon, Thomas, Eric
Crawford, Valerie Kelley và Bocar Diagana; Halvorsen… Các tác giả
đã chỉ ra rằng hành vi đầu tư phụ thuộc trực tiếp vào hai nhóm nhân tố



4

21

chính là nhóm các động lực (incentive) đầu tư và nhóm năng lực
(capacity) đầu tư và có 9 chính sách chủ yếu ảnh hưởng tới thu hút đầu
tư của doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp là: Đất đai, đầu tư, tín
dụng, thị trường, giá cả, thủy lợi, cơ giới hóa, nghiên cứu, lương thực
và an ninh lương thực. Các tác giả đã chia các chính sách đó và chỉ ra
sự ảnh hưởng của từng loại chính sách đến sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Nghiên cứu về kinh nghiệm thu hút doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở một số quốc gia
Các nghiên cứu của Đỗ Tất Cường, FAO, OECD, Oxfam,
Seema Bathla và Amaresh Dubey, Kazushi Ohkawa, Bruce F.
Johnston, Hiromitsu Kaneda đã tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá
khuôn khổ chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, phân tích các
dữ liệu về nông nghiệp, làm rõ các vấn đề xã hội gắn với phát triển
nông nghiệp như vốn con người, vốn xã hội với phát triển nông
nghiệp, sức khỏe, học vấn với phát triển nông nghiệp và đề xuất khuôn
khổ chính sách tạo động lực phát triển nông nghiệp; sử dụng các nguồn
lực đầu tư có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh
nghiệp và toàn xã hội. Cụ thể, các tác giả đi sâu phân tích các vấn đề
cụ thể như: đầu tư nông nghiệp, năng lực sản xuất và năng suất trong
nông nghiệp; năng suất nông nghiệp và suy giảm tài nguyên thiên
nhiên; năng suất nông nghiệp cho an ninh lương thực bền vững ở châu
Phi cận Sahara; năng suất nông nghiệp cho an ninh lương thực bền
vững ở châu Á và Thái Bình Dương, vai trò của đầu tư; sản xuất nông
nghiệp ở Peru; chính sách nông nghiệp, đầu tư và năng suất ở vùng cận

Sahara châu Phi: So sánh giữa đầu tư của tiểu thương và vốn tiết kiệm
của hộ gia đình nhỏ ở Zimbabwe và Nam Phi; các yếu tố dẫn đến
quyết định đầu tư vào nông nghiệp của các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở
Peru… Theo đó, các kết quả điều tra cho thấy, đầu tư là yếu tố quan
trọng để tăng năng suất trong nông nghiệp, thúc đẩy sự tăng trưởng dài
hạn và bền vững. Các tác giả cho rằng, đầu tư tư nhân và FDI trong
nông nghiệp đang giảm xuống. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại vì mức
đầu tư vào nông nghiệp thấp tác động tiêu cực và trực tiếp đến việc đạt
được triển vọng lâu dài về an ninh lương thực ở các nước đang phát
triển nơi mà có tỷ lệ dân số khá lớn hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nghèo. Nghiên cứu đã cung
cấp những dữ liệu khách quan có giá trị về mối liên hệ giữa đầu tư
nông nghiệp và năng suất nông nghiệp, đặc biệt, các tác giả đã đi đến
khẳng định: đầu tư nông nghiệp không có nghĩa là chỉ đầu tư vào vốn

sản xuất trên cơ sở phát triển các thế mạnh của địa phương để xây
dựng nên các ngành mang tính nền tảng.
4.1.4. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp cần
hướng tới việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh
nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp và thương hiệu
doanh nghiệp qua đó quảng bá thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh
tranh nông sản trên thương trường là mục tiêu quan trọng trong phát
triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An hiện nay. Thu hút doanh nghiệp
đầu tư phát triển nông nghiệp phải hướng tới việc hỗ trợ cho doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu nông nghiệp trên cơ sở phát triển các
thương hiệu truyền thống dựa trên các lợi thế so sánh về điều kiện tự
nhiên trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.5. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đòi hỏi
tỉnh phải xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo tính đồng

bộ, khả thi, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Để thu hút được đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
đòi hỏi tỉnh Nghệ An phải sử dụng tổng hợp hệ thống các chính sách
liên quan như: chính sách thuế, tín dụng; chính sách KHCN; chính
sách đất đai; chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ
xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính... Để đảm bảo
tính hiệu quả trong thu hút đầu tư đòi hỏi cơ chế, chính sách phải
được xây dựng một cách có hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, nhất
quán, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn giữa các
chính sách. Hệ thống chính sách thu hút phải đảm bảo tính thực tiễn
và khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng
các yêu cầu mà doanh nghiệp và người nông dân đang đòi hỏi.
4.2. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN 2030

4.2.1. Thực thi có hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của Trung ương
Để thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi của Trung ương đối
với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi tỉnh Nghệ An
phải có sự phân công trách nhiệm của các Sở, Ngành, cơ quan đơn vị có
liên quan một cách rõ ràng, tránh sự rườm rà về thủ tục hành chính gây
khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Tỉnh cần
chủ động chỉ đạo ngành kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp một cách


20

5

Chương4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ
CỦA DOANH NGHIỆP VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN 2025

vật chất, nguồn tiền mà còn phải đầu tư vào nguồn lực con người, xã
hội cũng như khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

4.1. QUAN ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH
NGHIỆP VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN
4.1.1. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An phải giải quyết đồng bộ gắn với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch
vụ và đô thị ở tỉnh Nghệ An diễn ra khá nhanh, do bị lấy đất phục vụ
ngành nông nghiệp đang bị thu hẹp dần so với các ngành khác nên
diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng giảm. Thực tế này cho
thấy, đầu tư phát triển nông nghiệp cần phải theo hướng gắn với phát
triển công nghiệp, đô thị, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.1.2. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển lĩnh vực
nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An phải đảm bảo theo hướng bền vững.
Phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An phải dựa trên ba trụ
cột, đảm bảo tính bền vững cả về kinh tế, môi trường tự nhiên và xã
hội. Về kinh tế, phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội
nhập đảm bảo lợi ích của các bên. Về tự nhiên, phải đảm bảo môi
trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao; đảm bảo sự đa dạng về tài nguyên sinh học;
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hạn chế các ảnh hưởng của
thiên tai và tác động do biến đổi khí hậu. Về xã hội, đảm bảo sự hài
hòa, ổn định trong quá trình phát triển; thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cư dân nông thôn; giải quyết

tốt các xung đột xã hội giữa công nghiệp và nông nghiệp.
4.1.3. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông
nghiệp cần gắn với việc hình thành, phát triển ngành chủ lực;
xây dựng các khu kinh tế nông nghiệp chất lượng cao.
Tỉnh Nghệ An cần huy động, tập trung nguồn lực đầu tư để
xây dựng và phát triển một số ngành chủ lực, tạo ra những biến đổi
nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển một số mặt
hàng thế mạnh của tỉnh. Thực tế cho thấy, muốn tạo ra ngành nông
nghiệp vững mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao thì phải tiến lên sản
xuất ở quy mô lớn, áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.2.1. Các công trình tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ môi
trường đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
Những nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các xu hướng, lĩnh vực
đầu tư thu được lợi nhận được nhiều nhất không phân biệt loại hình
doanh nghiệp và khu vực kinh tế. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những
hạn chế của môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong
lĩnh vực nông nghiệp. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư vào nông
nghiệp, thúc đẩy và thu hút doanh nghiệp, nghiên cứu này đã đưa ra
một số khuyến nghị chính sách quan trọng. Các chính sách chú ý vào
cải thiện về quản lý đầu tư, môi trường hỗ trợ đầu tư, trong đó tập
trung vào các vấn đề như: cần thành lập một cơ quan chuyên trách hỗ
trợ doanh nghiệp làm cầu nối giữa các nhà đầu tư và các nhà hoạch
định chính sách đầu tư (hỗ trợ các nhà đầu tư trong giai đoạn hình
thành dự án đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư, và giai đoạn thực hiện
đầu tư; tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch
định chính sách đầu tư); nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ
lãnh đạo, quản lý các ngành, địa phương về kinh tế tư nhân, đấu tranh

phòng chống quan liêu, tham nhũng; hình thành danh mục ưu tiên để
tập trung vào một số ngành; giảm các rào cản đầu tư bằng cách giảm
các chi phí đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính; hoàn thiện hệ
thống pháp luật về đất đai, lao động và đầu tư; tăng cường phát triển cơ
sở hạ tầng, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi; đào tạo cho đội ngũ
lao động nông thôn; hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất tạo khả
năng tiếp cận các thị trường này dễ dàng, linh hoạt.
1.2.2. Các công trình tiếp cận dưới góc độ thu hút các nguồn
lực đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
Những công trình nghiên cứu của các tác giả Đinh Phi Hổ, Lê
Thanh Tùng (2001), Nguyễn Từ, Lê Văn Khoa, Đinh Văn Ân, Hoàng
Thu Hòa, Đặng Kim Sơn, Hoàng Ngọc Hòa, Bộ NN&PTNT,.. đã lược
khảo những vấn đề mang tính nền tảng lý thuyết của phát triển nông
nghiệp bền vững, chỉ ra các cách tiếp cận và khuôn khổ phân tích đầu
tư phát triển nông nghiệp. Trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ các
yếu tố nguồn lực thu hút đầu tư của doanh nghiệp… Theo các tác giả,
trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp nhà nước phải hết
sức chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, không trả bằng mọi giá, hy


6

19

sinh môi trường để đảm bảo tăng trưởng. Việc định hướng thu hút đầu
tư của doanh nghiệp cần hướng tới việc kêu gọi sản xuất sạch, ứng
dụng công nghệ cao để bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
Nghiên cứu cũng đã đề xuất cơ chế ưu đãi về thuế, phí, đầu tư cho
doanh nghiệp trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
Các nghiên cứu đã đề xuất những nhóm giải pháp chính sách

như: đất đai, tín dụng, đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, đào
tạo nguồn nhân lực… để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững. Các tác giả khẳng định, nông nghiệp là lĩnh vực giữ vai
trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, trước yêu cầu hội nhập
kinh tế - quốc tế đòi hỏi phải có những đầu tư lớn để tạo các sản phẩm
đặc thù cạnh tranh được với nước ngoài. Tình trạng làm ăn manh mún,
nhỏ lẻ sẽ bị phá sản, để cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp (và nhà nước)
phải có những đầu tư lớn. Các nghiên cứu đã đề xuất giải pháp về đầu
tư (vay ưu đãi, thuế, đầu tư hạ tầng, công nghệ..) cho phát triển nông
nghiệp trước yêu cầu hội nhập.

vực nông nghiệp. Bằng nhiều cơ chế ưu đãi, tỉnh đã hỗ trợ doanh nghiệp
kịp thời giải quyết các
- Những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An đã có tác
động tích cực trong việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp địa phương, bước đầu tạo ra được những chuyển biến tích
cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra giá trị gia tăng
cho nông phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
3.3.2. Một số hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
Trong chiến lược, chính sách thu hút đầu tư tỉnh Nghệ An vẫn
chưa xác định một cách cụ thể, chi tiết quy hoạch, kế hoạch và những
lĩnh vực ưu tiên doanh nghiệp đầu tư. Quá trình thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong một thời
gian dài chưa được chú trọng đúng mức, chưa hình thành hệ thống chính
sách đồng bộ và đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
nông nghiệp. Việc tổ chức thực hiện chính sách thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
3.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, cơ chế, chính sách quy hoạch phát triển vùng

nguyên liệu cho các dự án đầu tư đã cấp phép không được thực thi đầy
đủ trong thực tế.
Thứ hai, vấn đề thủ tục hành chính, cơ chế chính sách còn bất
cập trong thu hút và thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp.
Thứ ba, chính sách đất đai hiện đang là rào cản lớn đối với các
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng
đang gặp không ít khó khăn về tiếp cận nguồn vốn; cơ chế tài chính bất
cập.
Thứ năm, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng
đang gặp khó khăn về tiếp cận các ứng dụng KHCN.
Thứ sáu, cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà khoa học,
người nông dân và Nhà nước còn nhiều bất cập.
Thứ bảy, tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước về môi
trường.

1.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đánh giá về những công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án đã tiếp cận
- Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập nhiều
đến vấn đề hu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông
nghiệp, cung cấp khung khổ lý thuyết quan trọng để phân tích vấn đề
nghiên cứu. Những nghiên cứu này cho thấy chính sách thu hút doanh
nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với mọi
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Những nghiên cứu ở
nước ngoài nêu trên mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ lý thuyết, nó

chưa tính đến các yếu tố mang tính đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội,
thói quen sản xuất, các đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng và thể chế của
từng quốc gia và từng vùng kinh tế trong quốc gia đó. Tuy nhiên, đây
là những kiến thức quan trọng trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp
bền vững ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Về những công trình nghiên cứu trong nước. Những công
trình này hết sức đa dạng, đề cập đến nhiều góc độ của chính sách thu
hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp cả trên phương diện lý
thuyết và thực tiễn. Đó là các vấn đề như: vị trí, vai trò, tiêu chí đánh
giá, những thách thức… của phát triển nông nghiệp Việt Nam. Những


18

7

hiện dự án sản xuất thử nghiệm. Tỉnh Nghệ An thực hiện hỗ trợ kinh
phí tổ chức 01 lớp giành cho doanh nhân khởi nghiệp là 165 triệu
đồng, trong đó NSNN chi trả là 80 triệu đồng; lớp quản trị doanh
nghiệp là 178 triệu đồng trong đó NSNN là 88 triệu đồng; lớp quản
trị doanh nghiệp chuyên sâu, đào tạo giám đốc điều hành doanh
nghiệp (CEO) diễn ra trong 28 buổi là 400 triệu đồng, trong đó
NSNN hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện
kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2016 - 2020 là 18.355 triệu đồng (mười tám tỷ, ba trăm
năm lăm triệu đồng). Trong đó: Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ:
11.040 triệu đồng; kinh phí xã hội hóa: 7.315 triệu đồng.
- Ưu đãi trong XTTM và quảng bá sản phẩm nông nghiệp
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại và
quảng bá sản phẩm, tỉnh đã thực hiện các ưu đãi theo Nghị định số

57/2018/NĐ-CP thông qua việc hỗ trợ một doanh nghiệp xây dựng và
quản lý một trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”. Để hỗ trợ
doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông
nghiệp, tỉnh Nghệ An thực hiện hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh
nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50%
kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí
tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương
mại của tỉnh.
- Thực hiện các biện pháp CCHC hỗ trợ doanh nghiệp
Tỉnh Nghệ An đã thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu
đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, thực
hiện mô hình “một cửa liên thông” để giải quyết các thủ tục hành chính
liên quan đến doanh nghiệp. UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thực
hiện đối thoại định kỳ, trả lời những vướng mắc thông qua hình thức
trực tiếp hoặc trực tuyến trên cổng thông tin điện tử theo lĩnh vực
chuyên môn phụ trách.

nghiên cứu này đã khảo sát một cách tương đối kỹ lưỡng về thực trạng
chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát nông nghiệp theo hướng
bền vững ở Việt Nam; cung cấp nhiều số liệu; khảo sát, đánh giá nhiều
chính sách quan trọng và đề xuất được một số giải pháp mang tính khả
thi để phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Tác động của chính quyền tỉnh đối với thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp địa phương.
- Thực trạng chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018.
- Những tồn tại, hạn chế trong hệ thống chính sách thu hút
đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất những giải pháp điều chỉnh, xây dựng các chính
sách theo hướng hấp dẫn, khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư để
phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An.
Tóm lại, mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng đây là
những tri thức mà chúng ta có thể học hỏi và kế thừa. Các kết quả
nghiên cứu trên đây đã bước đầu góp phần thúc đẩy các nỗ lực đổi
mới, cải cách và phát triển, đồng thời chỉ ra nhiệm vụ và định hướng
mới cho các nghiên cứu tiếp theo.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
CỦA DOANH NGHIỆP VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
NGHỆ AN

3.3.1. Một số ưu điểm trong thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
- Tỉnh Nghệ An bước đầu đã thiết lập được môi trường đầu tư
khá thuận lợi và hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh

2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đầu tư của doanh nghiệp vào
lĩnh vực nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đầu tư của doanh nghiệp
Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là sự bỏ ra các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho chủ thể đầu
tư kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.

Nguồn lực ở đây có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ và kết quả đạt được ở đầu ra có thể là sự tăng thêm các tài sản
tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ… Xét theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ
bao gồm các hoạt động sử dụng những nguồn lực ở hiện tại vào quá
trình sản xuất, kinh doanh nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những


8

17

kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã được sử dụng để đạt
được các kết quả đó. Như vậy, ở góc độ chung nhất có thể hiểu, đầu tư
là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn
lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương
đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam theo quy định tại Khoản 5 Điều 3, Luật đầu tư
năm 2014 thì: "Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để
thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh
tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”.
2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp và thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất - kinh doanh làm ra thực phẩm
nông sản, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân
phối các thực phẩm nông sản.
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp là
chuỗi những biện pháp chính sách của nhà nước các cấp nhằm kêu gọi,
tạo lập các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện các dự án
trong các lĩnh vực nông nghiệp. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào

lĩnh vực nông nghiệp bao gồm tổng hợp các cơ chế, chính sách của
Nhà nước biểu hiện thông qua các cơ chế, khuôn khổ pháp lý, kết cấu
hạ tầng, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên, môi trường… nhằm
thu hút nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Ở quy mô cấp tỉnh, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh
vực nông nghiệp là việc chính quyền cấp tỉnh thực hiện chính sách của
Trung ương về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp;
xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách và các biện pháp
của địa phương nhằm thu hút doanh nghiệp bỏ vốn, công nghệ… thực
hiện các dự án phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là các doanh
nghiệp. Đây là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có mục tiêu thu
lợi nhuận, bao gồm các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo quy
định của pháp luật.
2.1.2. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp
Thứ nhất, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực
nông nghiệp góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp
của địa phương.

quy định nêu trên, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi được
hỗ trợ không quá 40% chi phí và chỉ hỗ trợ một lần/dự án với mức hỗ
trợ không quá 300 triệu đồng để nhập giống gốc.
Mặc dù tỉnh có những hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn về tài chính
nhằm phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất nhưng trong thực tế các doanh
nghiệp tiếp cận những ưu đãi này vẫn hết sức khó khăn vì nó liên quan
đến hàng loạt các điều kiện khác để được nhận các ưu đãi. Trong thực tế
rất ít các doanh nghiệp nhận được các ưu đãi này bởi vì quy mô sản xuất
nhỏ, họ không có đủ mức vốn đối ứng theo quy định để được hưởng các
ưu đãi. Những ưu đãi này thường chỉ đến với các doanh nghiệp đầu tư

quy mô lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận, do đó, những
ưu đãi này chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế.
- Ưu đãi trong lĩnh vực đất đai
Tỉnh Nghệ An đã thực hiện các ưu đãi theo Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ đối với doanh
nghiệp có dự án nông nghiệp được Nhà nước giao đất thì được giảm
70% tiền sử dụng đất phải nộp NSNN. Tỉnh Nghệ An thực hiện hỗ trợ
tập trung đất đai thông qua việc ưu đãi đầu tư theo Nghị định số
57/2018/NĐ-CP khi doanh nghiệp thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ
gia đình, cá nhân để thực hiện dự án thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí
tương đương với 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 05 năm đầu tiên
kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; giá thuê đất, thuê mặt
nước; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu với mức hỗ trợ 50
triệu đồng/ha.
Mặc dù có những chính sách ưu đãi về đất đai hấp dẫn nhưng
trong thực tế doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vẫn gặp rất nhiều
khó khăn khi tiếp cận chính sách. Phần lớn doanh nghiệp có trụ sở và
các dự án nằm ngoài các khu công nghiệp tập trung, các dự án triển khai
gắn với điều kiện tự nhiên, lao động ở địa phương có xuất phát điểm từ
các hộ hoặc trang trại nên diện tích đất sản xuất phần lớn là của gia đình,
hoặc thuê lại của người dân. Chỉ có các doanh nghiệp sản xuất quy mô
lớn, tập trung mới tiếp cận được các ưu đãi này. Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa hầu như không được giao đất hay thuê đất của Nhà nước
- Ưu đãi trong phát triển KHCN và đào tạo nguồn nhân lực
Doanh nghiệp được hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài
nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện
nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ
thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực



16

9

3.2. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2011 - 2018

Đầu tư của doanh nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong
việc phát triển và huy động các nguồn lực của xã hội vào khai thác tiềm
năng, lợi thế của nông nghiệp địa phương. Sản xuất nông nghiệp cung
cấp lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống, đảm bảo nguồn nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác, tạo ra nguồn thu khi xuất khẩu
nông phẩm.
Thứ hai, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp góp
phần giảm thiểu rủi ro, gia tăng năng lực trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp; mở rộng
thị trường và ứng dụng các tiến bộ KH&CN.
Thứ tư, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông
nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Nội dung thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp
Thứ nhất, xây dựng, hoạch định chiến lược (strategy) thu hút
đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
Chiến lược thu hút đầu tư của doanh nghiệp cần tạo ra cơ chế
dân chủ, thu hút và đảm bảo sự tham gia của người dân, doanh nghiệp

là những chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp. Chiến lược thu hút đầu tư của
doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu thu hút, những biện pháp, chính
sách ưu đãi đối với doanh nghiệp mà địa phương cam kết thực hiện.
Đó là các vấn đề cơ bản như: (1) xác định mục tiêu phát triển nông
nghiệp của địa phương; (2) những lĩnh vực định hướng thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào nông nghiệp; (3) giải pháp tổng thể về ưu đãi để
thu hút đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ hai, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thu
hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Có hai nhóm chính sách chủ yếu có tác động, ảnh hưởng đến
thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh. Đó là:
(1). Nhóm những ưu đãi đầu tư của chính quyền Trung ương đối với
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Những chính sách thu hút này
được áp dụng chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước.
Chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện chính sách của Trung ương
trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông

3.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư
trên lĩnh vực nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo thống kê hiện có 415 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và
dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và các dịch vụ
liên quan có 363 doanh nghiệp; lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan có
34 doanh nghiệp; khai thác, nuôi trồng thủy sản có 18 doanh nghiệp.
Bằng những chính sách thu hút đầu tư sáng tạo và táo bạo,
bước đầu đã hình thành một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng với
quy mô lớn ở Nghệ An, tạo ra giá trị cao trong cơ cấu kinh tế tỉnh nhà.
Nhiều dự án trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều khởi sắc như: Tập
đoàn chăn nuôi bò sữa TH; Dự án trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt tại
xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc; Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn

của Tập đoàn Masan tại huyện Quỳ Hợp… với số vốn đầu tư hàng
triệu USD đã và đang đi vào hoạt động. Đây cũng là những dự án đã
góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp
tỉnh nhà trong thời gian qua.
3.2.2. Thực trạng hệ thống chính sách thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp,
HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành các chính sách về tín dụng, đất đai,
phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, cải cách hành
chính thông qua các nghị quyết, quyết định của chính quyền.
3.2.3. Thực trạng thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
- Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp và xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp
Tỉnh Nghệ An đã thực hiện ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu
tư cơ sở chăn nuôi lợn, trâu, bò thịt tập trung theo quy định tại điểm a,
khoản 2, Điều 11, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP được ngân sách tỉnh
hỗ trợ: tối đa 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất
thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị; trường hợp dự
án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng
rào dự án, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí, nhưng không quá 03 tỷ
đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên; ngoài hỗ trợ hạ tầng như


10

15

nghiệp; (2). Nhóm những ưu đãi riêng của chính quyền tỉnh, được áp
dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các chính sách thu hút của chính quyền Trung ương, dựa
trên những điều kiện đặc thù của địa phương, chính quyền tỉnh có thể
xây dựng một số chính sách ưu đãi riêng của địa phương để thu hút
đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp phù hợp.
Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp bao gồm các chính
sách thuế và khuyến khích về thuế đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp; chính sách ưu đãi tín dụng, ưu đãi về đất đai; hỗ trợ xúc
tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa
học, kỹ thuật; chính sách bảo hiểm nông nghiệp (hỗ trợ rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp,..).
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
Thứ nhất, nhân tố chính trị và hệ thống chính sách, pháp luật.
Môi trường thuận lợi cho đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp của tỉnh thể hiện trên các yếu tố như: môi trường chính trị, pháp
luật, hệ thống chính sách, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, môi trường kinh tế,
các yếu tố văn hoá, xã hội… Môi trường chính trị thể hiện ở sự ổn định
về chính trị; sự minh bạch, dân chủ; tinh thần ủng hộ và quyết tâm chính
trị của hệ thống chính trị qua việc ủng hộ của tổ chức đảng, chính quyền
cấp tỉnh đối với đầu tư của các doanh nghiệp có dự án đầu tư.
Thứ hai, các lĩnh vực ưu tiên, các cam kết ưu đãi trong định
hướng đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp của tỉnh.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng của lĩnh vực và địa bàn thu hút đầu tư.
Kết cấu hạ tầng ở các lĩnh vực thu hút đầu tư có tác động rất lớn đến việc
doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất - kinh doanh của mình.
Thứ tư, thị trường tiêu thụ nông sản.
Doanh nghiệp sẽ bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khi có
những tín hiệu thuận lợi từ thị trường nông sản
Thứ năm, các yếu tố tự nhiên, tập quán, thói quen sản xuất, môi
trường văn hóa, xã hội của địa bàn đầu tư.

Thứ sáu, nguồn lực của chính quyền. Nguồn lực kinh tế của
chính quyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp,
là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện các cam kết ưu đãi đầu tư.

điện, khu công nghiệp). Sản lượng khai thác lâm sản (gỗ) đạt 516.315
m3, tăng 22,20%, trong đó khai thác gỗ nguyên liệu đạt 262.943 m3,
tăng 44,47% so với năm 2016. Sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh chủ
yếu từ rừng trồng đến kỳ khai thác làm ván ép, dăm gỗ, nguyên liệu
giấy và phục vụ nhu cầu xây dựng.
+ Trong lĩnh vực thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 20.433 ha, tăng
1,01% (204 ha) so với năm trước. Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy
sản đạt 50.253 tấn, tăng 4,8% (+2.302 tấn) so với năm 2017. Trong đó, cá
đạt 39.789 tấn, tăng 3,31%; tôm 6.582 tấn; thủy sản khác 3.882 tấn, tăng
15,6%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 21.293 ha, tăng 3,30%
so với năm 2017, trong đó diện tích nuôi tròng tôm đạt 2.125 ha, tăng 192
ha; diện tích nuôi cá đạt 19.051 ha, tăng 611 ha và thủy sản khác 217 ha.
3.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
Ở tỉnh Nghệ An đã xuất hiện các doanh nghiệp lớn với thế
mạnh về vốn, công nghệ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đã bước
đầu thu được những thành quả nhất định.
Với những cải cách về thủ tục hành chính, trong những năm
vừa qua môi trường đầu tư của tỉnh Nghệ An ngày càng được cải
thiện theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư góp phần vào việc thu hút
nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cho phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh những điểm thuận lợi nêu trên, hiện nay tỉnh Nghệ
An cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức cần vượt qua để
thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển trong lĩnh vực nông
nghiệp. Đó là: Hiện nay, tỉnh Nghệ An còn lúng túng trong xác định

mô hình và chính sách cho phát triển nông nghiệp của địa phương. Thủ
tục hành chính và năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế, gây khó khăn
trong triển khai chính sách. Quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp,
điều này đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư
phát triển nông nghiệp. Nghệ An nằm trong vùng không có sự thuận lợi
về điều kiện tự nhiên, khí hậu. Địa hình đồi núi dốc, thường xuyên gặp
thiên tai như bão, lụt, lũ quét, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là mùa hè
thường gặp nắng nóng, hạn hán… đây là những yếu tố tự nhiên bất lợi
đối với thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Nghệ An hiện nay. Mặt khác, trên phạm vi cả nước nói cung và
tỉnh Nghệ An nói riêng, hiện xu hướng ưu tiên cho công nghiệp đang
có phần lấn át các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH
NGHIỆP VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC
RÚT RA CHO TỈNH NGHỆ AN


14

11

triệu người, đứng thứ tư cả nước. Nghệ An có 885.339 ha diện tích đất
rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 732.741 ha, rừng trồng
chiếm 152.867 ha, độ che phủ đạt gần 54%. Rừng Nghệ An mang nhiều
nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến
153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân
leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi
vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu
rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và

rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m. Đất đai
trồng trọt phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển bao gồm
các nhóm đất: đất cát, đất phù sa, đất phèn mặn…
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về tăng trưởng kinh tế:
Năm 2017, GRDP của Nghệ An tính theo giá so sánh năm 2010
ước đạt 75.813,8 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2016, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 15.954,6 tỷ đồng, tăng 4,33%.
Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 80% của toàn khu vực,
tăng 2,78% do được mùa, hầu hết sản lượng của cây trồng đều tăng so
với năm 2016 như: thóc tăng 0,77%; rau tăng 3,12%; cam tăng 27,98%;
chè búp tăng 9,5%... Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2017 ước
đạt 42.339 tỷ đồng, tăng 2.536 tỷ, tăng 6,37% so với năm 2016. Trong
đó thu nội địa đạt 11.056 tỷ đồng (chiếm 26,11% tổng thu), tăng 12,01%
so với cùng kỳ năm trước, nhiều khoản thu đạt dự toán và tăng so với
năm 2016. Tổng chi ngân sách năm 2017 ước đạt 39.351 tỷ đồng, tăng
3,03% so với năm 2016.
- Tình hình phát triển của lĩnh vực nông nghiệp
+ Lĩnh vực trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2017 đạt 370.097 ha,
giảm 0,45% (giảm 1.680 ha) so với năm 2015; cây lương thực gieo
trồng ước đạt 244.777 ha, giảm 0,28% (giảm 697 ha).
+ Lĩnh vực chăn nuôi:
Theo kết quả điều tra chăn nuôi tính đến 01/10/2017, tổng đàn
trâu có 290.863 con, giảm 1,96% (5813 con) so với cùng kỳ năm
trước, tổng đàn bò có 446422 con, tăng 4,11% (17.460 con), trong đó
bò sữa 62.393 con, tăng 7,31% (4252 con).
+ Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
Năm 2017, diện tích trồng rừng đạt 18.112 ha, giảm 7,2% so
với năm 2016 do thiên tai, chuyển đổi mục đích sử dụng (làm thủy


2.3.1. Kinh nghiệm về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
lĩnh vực nông nghiệp
2.3.1.1. Những ưu đãi về chính sách đất đai nhằm thu hút
đầu tư
Trung Quốc không cho phép sở hữu đất; nhà đầu tư gặp rất
nhiều khó khăn về đất đai; nhưng quyền sử dụng đất được chuyển
nhượng, thế chấp vay vốn. Ở Philippin, doanh nghiệp có trên 40% vốn
FDI không được sở hữu đất mà phải thuê từ công ty bất động sản. Ở
Thái Lan, doanh nghiệp được thuê đất 50 năm, sau đó thời hạn tự
động kéo dài khi hết hạn; hợp đồng thuê đất được dùng để thế chấp
vay vốn. Ở Hàn Quốc, doanh nghiệp được thuê đất sở hữu Nhà nước
trong 50 năm, có thể dùng quyền sử dụng đất để thế chấp hay vay từ
ngân hàng. Ở Indonesia, doanh nghiệp có thể đầu tư vào khu công
nghiệp để được dễ dàng thuê đất, nhưng phần lớn là thuê đất trong 30
năm, quyền sử dụng đất được chuyển đổi, thế chấp để vay vốn. Ở
Malaysia, doanh nghiệp có thể lựa chọn mua hay thuê đất trong 99
năm; có thể chuyển đổi, thế chấp để vay vốn.
2.3.1.2. Những ưu đãi về chính sách KH&CN nhằm thu hút
đầu tư
Israel đã chia sẻ bớt gánh nặng cho các startup, qua đó nuôi
dưỡng được một nền tảng công nghệ cũng như vườn ươm khởi nghiệp
phát triển. Chính phủ Israel cũng đã hỗ trợ thông qua các chương trình
nghiên cứu, mua công nghệ tiết kiệm nước, xử lý nước để phục vụ cho
phát triển nông nghiệp; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà
khoa học, doanh nghiệp với nhà nông thông qua các chương trình hỗ
trợ nghiên cứu khoa học nông nghiệp.
2.3.1.3. Ưu đãi về tài chính nhằm khuyến khích đầu tư
Là nước có thị trường tài chính nông thôn rộng lớn, Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc dự tính, có khoảng 2/3 trong tổng số

hơn 70 triệu nông dân và doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất. Chính phủ
Trung Quốc đã yêu cầu các định chế tài chính (như Ngân hàng Nông
nghiệp Trung Quốc, Hợp tác xã tín dụng nông thôn, Tiết kiệm Bưu
điện,…) tăng các khoản vay tín dụng đối với doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp.
Tỉnh Quảng Nam thực hiện ưu đãi về tài chính hỗ trợ bao gồm:
20-30% chi phí đào tạo của người lao động; miễn tiền thuê đất trong thời
gian 50 năm và có thể thêm 20 năm; và giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp nhiều hơn, hoặc miễn thuế so với mức ở cấp Trung ương. Đà


12

13

Nẵng đã xây dựng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính về đất đai
(hỗ trợ tài chính trong thuê đất, thu hồi đất…), đầu tư dự án nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu
tư phát triển sản xuất

vốn; sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp, các nhà khoa
học, và phải có sự hổ trợ của nhà nước
Hai là, Tỉnh cần hỗ trợ đủ sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp
nhưng phù hợp khả năng cân đối ngân sách nhà nước của địa phương và
cơ chế thị trường, chỉ hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư nhằm tạo
trách nhiệm đầu tư hiệu quả của đồng vốn, ngăn ngừa trục lợi chính
sách. Các hỗ trợ trực tiếp chỉ còn tập trung vào một số sản phẩm có tiềm
năng, lợi thế cần khuyến khích phát triển.
Ba là, Tránh quy hoạch ngẫu hứng, theo phong trào như ở
một vài địa phương thời gian qua, lấy đất nông nghiệp, hoặc đủ hạ tầng

cơ sở cho sản xuất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng, điều
này, vừa làm mất đất và làm lãng phí nguồn lực.
Bốn là, Tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ tích tụ và tập trung ruộng
đất. Việc tích tụ ruộng đất không nên tiến hành theo kiểu thu hồi đất của
nông dân rồi giao cho doanh nghiệp.
Năm là, Tỉnh cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia các thể
chế quốc tế về đầu tư, đảm bảo đầu tư, ký kết các hiệp định bảo hộ đầu
tư song phương, đa phương, nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong
lĩnh vực này.Hoàn thiện và tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ,
bảo vệ bản quyền.
Sáu là, Tỉnh cần thực hiện công khai hóa các thủ tục đầu tư
cho doanh nghiệp. Thực hiện đối thoại định kỳ với doanh nghiệp nhằm
giảm chi phí gia nhập thị trường, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh
doanh, xin cấp đất, thực hiện tất cả các thủ tục hành chính theo nguyên
tắc đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Chương 3
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2011-2018

2.3.1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, khuyến nông
Để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp vào phát triển nông nghiệp,
Cục Khuyến nông Thái Lan đã được thành lập từ năm 1967 có nhiệm
vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phương
thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông. Chính phủ Israel chủ
trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang các thị
trường tiềm năng thông qua mạng Internet.
2.3.1.5. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng
Trung Quốc thực hiện hỗ trợ các dự án thuỷ lợi và môi trường.
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước

sạch, cung cấp năng lượng sạch và xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp
nhằm tạo ra các điều kiện tốt nhất để thu hút doanh nghiệp. Chính phủ
Ấn Độ đã xây dựng chương trình quốc gia về CNH, HĐH nông thôn
với kế hoạch mỗi năm thực hiện CNHcho 100 nhóm làng, xã...Ưu tiên
phát triển hạ tầng điện nông phục vụ nông nghiệp,ưu đãi đầu tư để đưa
nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất lớn như: quy hoạch xây
dựng các khu vực sản xuất nông nghiệp lớn; đầu tư phát triển các lĩnh
vực sau thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển nông sản; lập quỳ hỗ
trợ phát triển thủy lợi cho 100 khu vực được ưu tiên.

2.3.1.6. Cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
hằng năm tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị “kêu gọi các doanh nghiệp
đầu tư” nhằm tháo gỡ các khó khăn về hành chính. Cục Hải quan Quảng
Ninh đã hiện đại hóa dịch vụ hành chính công, triển khai các kênh tiếp
nhận kiến nghị, phản ánh, thắc mắc; tăng cường đối thoại với doanh
nghiệp, giảm thời gian thông quan dưới với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Tỉnh Quảng Nam triển khai hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng Doanh nghiệp và các chương trình tín dụng khác trên địa bàn tỉnh. Tỉnh
Đồng Tháp đã xây dựng Quy trình cải cách trong thực hiện trình tự, thủ
tục triển khai dự án đầu tư; triển khai dịch vụ chuyển phát hồ sơ thủ tục
hành chính qua đường bưu chính đến tận nhà dân.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp cho tỉnh Nghệ An
Một là, Để ứng dụng được thành tựu KH&CN đòi hỏi phải có

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CÓ
TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, giáp

tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc và tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, phía Tây giáp
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 419 km đường biên giới. Tỉnh
Nghệ An có diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3



×