Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 và định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện xuân trường, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG HOÀI NAM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2018 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
CHO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG HOÀI NAM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2018 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
CHO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Quý

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào.
TÁC GIẢ

Trương Hoài Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của:
- TS Vũ Thị Quý, Trường Đại học Nông Lâm, ĐHTN- người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài;
- Các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, Khoa Sau đại học trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và các đồng nghiệp;
- UBND huyện Xuân Trường, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện

Xuân Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã
giúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ

Trương Hoài Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................................3
1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước .............5
1.2.1. Giai đoạn từ 1930 đến trước năm 1960.............................................................6

1.2.2.Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975 ...............................................................7
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Luật Đất đai 1993 .............................8
1.2.4. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay ......................................11
1.3. Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................................12
1.3.1. Phân loại quy hoạch sử dụng đất theo các cấp ................................................12
1.3.2. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch ...................................................................13
1.3.3. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ..................................................................13
1.3.4. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện ....................................................14
1.4. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ........15
1.4.1. Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất ..........................15
1.4.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ..............................................................15
1.4.3. Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất .......................................16
1.5. Những nội dung xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện ............16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................18
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18
Nội dung 1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của huyện Xuân Trường ảnh
hưởng đến quy hoạch sử dụng đất ............................................................................18
Nội dung 2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018
của huyện Xuân Trường ............................................................................................18
Nội dung 3. Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2015 - 2018 .....................................................................................................18

Nội dung 4. Định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện Xuân
Trường .......................................................................................................................19
Nội dung 5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng
cao công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .........................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ...............................................19
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................19
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu .............................................20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Xuân Trường ảnh hưởng đến
quy hoạch sử dụng đất ...............................................................................................21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................21
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................24
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..........................................................26
3.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..........................................................27
3.1.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ..............................28
3.1.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................28
3.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường...........32
3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 huyện
Xuân Trường .............................................................................................................33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
3.2.1. Khái quát Quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân Trường giai đoạn
2011-2015 .................................................................................................................33
3.2.2. Kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 của huyện
Xuân Trường ............................................................................................................36

3.3. Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2015 - 2018 ..............................................................................................................45
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất của huyện Xuân
Trường giai đoạn 2015 - 2018...................................................................................45
3.3.2. Đánh giá về kết quả thực hiện so với khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất...47
3.3.3. Đánh giá về ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự
phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương ............................................47
3.3.4. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ
và áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ theo ý kiến của cán bộ
ngành tài nguyên và môi trường ...............................................................................49
3.4. Định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Xuân Trường ..............54
3.4.1. Quan điểm và định hướng sử dụng đất của huyện Xuân Trường đến năm 2020 ..54
3.4.2. Định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Xuân Trường. .......56
3.4.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020 ..................................71
3.4.4. Kế hoạch thu hồi đất đến năm 2020 ................................................................74
3.4.5. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2020 ..........................76
3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp .............................................77
3.5.1.Những thuận lợi ...............................................................................................77
3.5.2. Những khó khăn, tồn tại ..................................................................................78
3.5.3. Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất đã
được duyệt .................................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC .................................................................................................................85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2011-2015 ..............................33
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 .........................37
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2018 ....39
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến
năm 2018 .................................................................................... 41
Bảng 3.5. Thông tin về quy hoạch sử dụng đất và việc xây dựng quy hoạch của
huyện Xuân Trường theo ý kiến người dân trên địa bàn .......................45
Bảng 3.6. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp
dụng các Văn bản mới liên quan đến QHSDĐ ......................................49
Bảng 3.7. Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Xuân Trường ......................56
Bảng 3.8. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020 huyện
Xuân Trường ..........................................................................................71
Bảng 3.9. Kế hoạch thu hồi đất đến năm 2020 huyện Xuân Trường .......................74
Bảng 3.10. Kế hoạch đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2020 huyện
Xuân Trường ..........................................................................................76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện so với khi xây dựng phương án quy hoạch
sử dụng đất .............................................................................................47
Hình 3.2. Ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển
kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương .........................................48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển kinh tế của một địa phương luôn gắn liền với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định, trong đó quy hoạch sử dụng
đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ
đến mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất
và sự sống còn của người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Vì vậy quy
hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ đất cho các
lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tránh sự chồng chéo gây lãng phí trong việc sử
dụng đất, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, không chỉ cho trước
mắt mà cả lâu dài. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề cần
được quan tâm hàng đầu, một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai.
Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các

nguồn thu từ việc sử dụng đất.
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ
và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh
tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với
từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác
định”. Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định "Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai". Công tác
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước luôn được
quan tâm triển khai rộng khắp và đã đạt được một số kết quả nhất định trong những
năm gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đi
vào cuộc sống.
Tuy nhiên, tại mỗi địa phương, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Việc lập Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được thực hiện theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
các quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật
đất đai năm 2013 quy định không thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Ngoài ra, việc lập quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án, công trình xây dựng ở
các cấp thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
xây dựng, giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Xuân Trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt
tại quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2013. Quá trình thực hiện
quy hoạch những năm qua đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương

đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả thiết thực, làm tăng giá trị và sử dụng bền vững
tài nguyên đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, góp phần quan
trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp, với hy vọng giúp địa phương
phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai phục vụ lập kế hoạch sử dụng
đất huyện Xuân Trường đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của huyện và
của tỉnh, được sự nhất trí, đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Quý, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đến năm 2018 và định hướng kế hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 cho huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 huyện
Xuân Trường;
- Định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện Xuân Trường;
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp.
3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn, là cơ sở cho công tác
thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn. Đồng thời kết quả
nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách có hiệu quả
và tiết kiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Quyết định số 2341/QĐ-TTg Ngày 02/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 2343/TTg-KTN ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng
chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nam
Định đến năm 2020;
- Nghị quyết số 135/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016-2020) tỉnh Nam Định;
- Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Nam
Định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày 13/10/2011 của UBND tỉnh Nam
Định về việc phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn
2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4
- Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 14/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối tỉnh
Nam Định giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 20112020 và tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 20112020 và tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu (2011-2015) huyện Xuân Trường;
- Công văn số 190/UBND-VP3 ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Nam Định về việc triển khai điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 2015-2020.
- Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân
Trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định đến năm 2030, định hướng đến năm 2050;
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXII tại Đại hội
đại biểu Đảng bộ huyện Xuân Trường lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015-2020);
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, 2016, 2017, 2018 huyện
Xuân Trường;
- Kế hoạch sử dụng đất huyện Xuân Trường năm 2015, 2016, 2017, 2018.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5
1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước
* Ngoài nước
Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ở trong khu vực
đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước. Trong những thập kỷ vừa qua cơ cấu
sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình quân mỗi năm chuyển đổi khoảng 30.000 ha đất
sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác.
Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn mạnh
trong quy hoạch. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụng đất
và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên kết trung ương và địa
phương trong quản lý môi trường (Yohei Sato, 1996).
Tiến sĩ Azizi Bin Haji Muda cho rằng “cơ sở của sự phát triển nông thôn là
cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của dân cư nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế
(hiện đại hoá nền kinh tế thông qua phát triển công nghiệp) ở Malaysia là nguyên
nhân của những thay đổi sử dụng đất; Kết quả là nhiều đất nông thôn màu mỡ được
chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt dành cho các ngành công
nghiệp sản xuất, nhà ở và các hoạt động thương mại khác” (Azizi, 2005).
Quá trình phát triển xã hội Đài Loan trước đây cũng giống với hiện trạng
phát triển giai đoạn hiện nay của Việt Nam, tức là xã hội nông nghiệp là chính.
Những năm 40 trở lại đây, nền kinh tế Đài Loan có tăng trưởng với tốc độ nhanh,
giới công thương đã trở thành ngành nghề chủ lực của Đài Loan, cũng là sức mạnh
căn bản để phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp cùng với sự phát triển của kỹ thuật đã
phát triển theo hướng thâm canh, chuyên sâu.
Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ đồ
tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các ngành,

trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai.
Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ
môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một nguyên tắc cơ bản của
các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. Tại các nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản xuất do Ủy Ban kế hoạch Nhà nước
đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ quan
quản lý đất đai thực thi.
Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác, phân vùng sử dụng đất được lồng
ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi quan tâm
chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo vệ môi
trường sống luôn được đặt lên hàng đầu.
Nói tóm lại: bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các nước có
khác nhau nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất
đai, bảo vệ được tài nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các khu phố cổ, bảo đảm
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và thế hệ mai sau.
* Trong nước:
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, quy
định pháp luật về công tác quy hoạch nhằm tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tốt hơn,
nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của các loại quy
hoạch. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, quá trình thực hiện công tác quy hoạch sử
dụng đất ở nước ta có thể phân theo các giai đoạn như sau:
1.2.1. Giai đoạn từ 1930 đến trước năm 1960
Ở giai đoạn 1930 - 1945, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành lẻ tẻ ở
một số đô thị, các khu mỏ khai thác tài nguyên khoáng sản, một số vùng đồn điền

như cao su, cà phê… theo yêu cầu về nội dung và phương pháp của người Pháp. Từ
năm 1946 đến 1954 là thời kỳ toàn quốc kháng chiến kiến quốc, thực hiện triệt để
khẩu hiệu “người cày có ruộng” (Hội nghị Trung ương lần thứ 5 tháng 11 năm
1953, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh ruộng đất; sau đó Quốc hội thông qua Luật
Cải cách ruộng đất ngày 04 tháng 12 năm 1953). Mục đích cải cách ruộng đất là
tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải
phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến. Phương
châm cải cách ruộng đất là đấu tranh một cách có kế hoạch, làm từng bước, có trật
tự, có lãnh đạo chặt chẽ. “Những ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mua chia hẳn
cho nông dân, nông dân có quyền sở hữu ruộng đất đó, theo nguyên tắc xã làm đơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
vị, trên cơ sở nguyên canh, theo số lượng, chất lượng, vị trí gần hay xa của ruộng
đất, dùng cách điều chỉnh nhiều bù ít, tốt bù xấu, gần bù xa mà chia; cần chiếu cố
những nông dân trước đã cày trên những ruộng đất ấy” (Hồ Chí Minh, 2003). Làm
đầy đủ những nội dung như vậy thì thực chất là đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất
đai mà cụ thể là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ sau khi hoà bình lập lại, ở Miền Bắc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế
sau chiến tranh, tập trung vào việc hoàn thành cải cách ruộng đất, tiếp đến là cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư
bản tư doanh; trong đó khâu chính là cải tạo và phát triển nông nghiệp. “Trên toàn
Miền Bắc về căn bản đã giải quyết xong vấn đề người cày có ruộng và hình thành
quan hệ sản xuất mới ở nông thôn và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với sự
giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài” (Hồ Chí Minh, 2003). Đây là thời kỳ quy
hoạch sử dụng đất đai mang tính tự phát, tự túc, khôi phục và kế thừa truyền thống
cây trồng vật nuôi, phong tục tập quán sinh hoạt cộng đồng với nhiều biểu hiện tính

tập thể của chế độ xã hội chủ nghĩa.
1.2.2.Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975
Đến cuối năm 1960, khi chuẩn bị xây dựng và công bố kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1961 - 1965), cả nước đang bước vào thời kỳ hừng hực khí thế xây dựng
đất nước mà trước hết là phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng tốt quỹ đất
đai. Vì vậy, công tác quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đã
được đặt ra ngay từ những năm 1960, các bộ ngành chủ quản, các tỉnh, huyện đã có
những điều chỉnh về sử dụng đất cho các mục đích giao thông, thuỷ lợi, xây dựng
kho tàng, trại chăn nuôi, bến bãi, nhà xưởng… mang tính chất bố trí sắp xếp lại.
“Việc sử dụng đất cũng chỉ mới được đề cập như một phần nội dung lồng ghép vào
các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, các phương án sản xuất hay
công trình xây dựng cụ thể nào đó cho những mục đích đơn lẻ” (Nguyễn Dũng
Tiến, 2005).
Trong bối cảnh cả nước trong thời kỳ chiến tranh cho tới khi giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, quy hoạch sử dụng đất đai chưa có điều
kiện tiến hành theo một nội dung, phương pháp, trình tự thống nhất trong phạm vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
một cấp vị lãnh thổ nào đó. Mặc dù vậy với tư cách là một phần nội dung của các
phương án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai đã tạo ra
những cơ sở có tính khoa học cho việc tính toán các phương án sản xuất có lợi nhất.
Nó là một yêu cầu không thể thiếu được đối với các nhà quản lý sản xuất nông
nghiệp ngay cả ở cấp vị một Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Luật Đất đai 1993
Giai đoạn 1975 - 1981 là thời kỳ triển khai hàng loạt các nhiệm vụ điều tra cơ
bản trên phạm vi cả nước. “Vào cuối năm 1978, lần đầu tiên đã xây dựng được các

phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản
của cả nước, của 7 vùng kinh tế và của tất cả 44 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
trình Chính phủ xem xét phê duyệt” (Nguyễn Dũng Tiến, 2005). Cùng với lĩnh vực
nông nghiệp, các khu cụm công nghiệp, các khu đô thị, các khu đầu mối giao thông…
cũng được nghiên cứu xem xét để cải tạo và xây mới. Thực tế lúc bấy giờ cho thấy
các thông tin, số liệu, tư liệu đo đạc bản đồ phục vụ cho quản lý đất đai nói chung và
cho quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng là vừa thiếu, vừa tản mạn lại vừa khập
khiễng, làm cho độ tin cậy về quy mô diện tích, vị trí cũng như tính chất đất đai tính
toán trong các phương án này không được bảo đảm. Rất nhiều phương án tính toán
diện tích cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, chè, dứa, lạc, đay, đậu đỗ… trong
cùng một địa bàn cụ thể có sự chồng chéo, thiếu tính khả thi. Đây cũng là một trong
những yếu tố thúc đẩy việc thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (Nghị quyết số
548/NQ/TVQH ngày 24/5/1979 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc
thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ; Nghị
định số 404/CP ngày 09 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý ruộng đất).
Trước áp lực về lương thực và hàng tiêu dùng, trong giai đoạn này Trung
ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng
nhằm “làm cho sản xuất bung ra” ví dụ như Quyết định tận dụng đất nông nghiệp
(tháng 9/1979); xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ (tháng 10/1979); thông báo về
“khoán” sản xuất nông nghiệp sau Hội nghị nông nghiệp ở Đồ Sơn - Hải Phòng
(1980). Đặc biệt phải kể đến Chỉ thị số 100/TW ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác
xã nông nghiệp. Thời kỳ này xuất hiện cụm từ “Quy hoạch Hợp tác xã” mà thực chất

công tác này tập trung vào quy hoạch đồng ruộng với nội dung chủ yếu của nó là quy
hoạch sử dụng đất đai.
Bước vào thời kỳ 1981 - 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã
quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập Tổng sơ đồ phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch
triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”. Trong chương
trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kỳ 1986 2000 này có 5 vấn đề bao gồm 32 đề tài cấp Nhà nước, trong đó có vấn đề về tài
nguyên thiên nhiên đều đặc biệt chú trọng đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai; coi
đất đai vừa là nguồn lực sản xuất trực tiếp quan trọng như là vốn, lao động và vừa là
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Hơn nữa, cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 50 về
xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện,
đây được ví như là 500 “pháo đài” làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên
phạm vi cả nước hết sức sôi động.
Như vậy, đây là giai đoạn có tính bước ngoặt về bố trí sắp xếp lại đất đai mà
thực chất là quy hoạch sử dụng đất đai. Điều này được phản ánh ở chỗ nội dung chủ
yếu của Tổng sơ đồ tập trung vào quy hoạch vùng chuyên môn hoá và các vùng sản
xuất trọng điểm của lĩnh vực nông nghiệp, các vùng trọng điểm của lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và đô thị.
Khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời (có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm
1988), đánh dấu một bước mới nữa về quy hoạch sử dụng đất đai, vì nó được quy
định rõ ở Điều 9 và Điều 11, lúc này quy hoạch sử dụng đất đai có tính pháp lý và là
một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong
thời gian từ 1988 đến 1990, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã chỉ đạo một số địa
phương lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật đất đai
1988. Số lượng các quy hoạch này trên phạm vi cả nước chưa nhiều nhưng qua đó
Tổng cục Quản lý ruộng đất và các địa phương đã trao đổi, hội thảo và rút ra những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10
vấn đề cơ bản về nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất, làm cho quy
hoạch sử dụng đất không chỉ đơn thuần đáp ứng việc sử dụng đất đai mà trở thành
một nội dung, đồng thời là công cụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai
của các địa phương.
Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, cả nước vừa trải qua
một thời kỳ triển khai rầm rộ công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng
đất đai nói riêng, nhưng thực tế nền kinh tế đất nước ta đang đứng trước những khó
khăn lớn. Những thay đổi lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, cùng với nhiều
vấn đề trước mắt thường nhật phải giải quyết làm cho công tác quy hoạch sử dụng
đất đai lại rơi vào trầm lắng.
Thực tế đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp với yêu cầu của
quá trình chuyển dần sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng cục Quản lý ruộng đất lần đầu tiên ban hành Thông
tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15 tháng 4 năm 1991 hướng dẫn về quy hoạch phân bổ đất
đai chủ yếu đối với cấp xã với những nội dung chính như sau:
- Xác định ranh giới về quản lý, sử dụng đất;
- Điều chỉnh một số trường hợp về quản lý và sử dụng đất;
- Phân định và xác định ranh giới những khu vực đặc biệt;
- Một số nội dung khác về chuyển 5 loại đất, mở rộng diện tích đất sản xuất,
chuẩn bị cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các
văn bản chính sách đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai.
Với những thay đổi lớn về vai trò của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, việc
quản lý sử dụng đất ở khu vực nông thôn nổi lên hết sức quan trọng. Căn cứ theo
Thông tư hướng dẫn có những tỉnh ở đồng bằng đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng
đất đai cho hàng trăm xã (tới một nửa số xã trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, do chưa có
quy hoạch từ trên xuống cũng như các tài liệu hướng dẫn về quy trình, định mức,
phương pháp, nội dung thống nhất nên các quy hoạch này bộc lộ nhiều hạn chế. Đại

đa số đều chỉ mới chú trọng tới việc giãn dân là chủ yếu. Vấn đề này có mặt được
nhưng có nhiều mặt không được vì phải cấp đất làm nhà ở với số lượng lớn mà chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
yếu lấn vào đất ruộng, với những định mức sử dụng đất rất khác nhau, tạo nên nhiều
bất cập phải tiếp tục giải quyết sau này nhất là ở các khu vực ven đô thị.
1.2.4. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay
Luật Đất đai năm 1993 ra đời, tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch
sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn. Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập
và tới tháng 4 năm 1995, lần đầu tiên tổ chức được một Hội nghị tập huấn về công tác
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính của tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước tại tỉnh Nam Định, từ ngày 03 đến
ngày 08 tháng 4 năm 1995. Sau hội nghị này công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai
được triển khai mạnh mẽ và có bài bản hơn ở cả 4 cấp là: quốc gia, tỉnh, huyện, xã.
Một số dự án quy hoạch sử dụng đất đai vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm thí điểm
ở 10 tỉnh, 20 huyện đại diện cho các vùng của cả nước đã được Tổng cục Địa chính
chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Riêng các huyện điểm đã được tổng kết rút kinh nghiệm
kịp thời tại Hội nghị Bắc Thái từ ngày 15 đến 16 tháng 9 năm 1995. Trên cơ sở đúc
rút kinh nghiệm của mấy chục năm trước đây, đặc biệt là thực tế công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai thời kỳ này, Tổng cục Địa chính đã cho nghiên cứu, soạn
thảo và ban hành (tạm thời) Quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 28 tháng 10 năm 1995
về quy trình, định mức và đơn giá điều tra quy hoạch sử dụng đất đai áp dụng trong
phạm vi cả nước. Từ đó các địa phương có cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các
dự án quy hoạch sử dụng đất đai theo nội dung và quy trình tương đối thống nhất, đẩy
nhanh tiến độ công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai.
Với những kết quả khả quan thu được, báo cáo “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất đai cả nước đến năm 2010” đã được Chính phủ trình Quốc hội khoá IX tại kỳ họp
thứ 10 (15/10 - 12/11/1996) và kỳ họp thứ 11 (02/4 - 10/5/1997); Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 01/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 thông qua kế hoạch sử
dụng đất đai đến năm 2000 của cả nước. Căn cứ Nghị quyết này, công tác quy hoạch
sử dụng đất đai tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy vậy cũng phải sau 7 năm, tức là phải
đến năm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số
29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
Khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, nội dung, phương pháp, trình tự lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và
mang tính pháp lý: Luật Đất đai năm 2003 quy định tại Mục II Chương II (gồm 10
Điều, từ Điều 21 đến Điều 30), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại Chương II (gồm 18 Điều, từ Điều 12
đến Điều 29); Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng
6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành Định mức sử dụng đất; Định mức, đơn giá điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai các cấp.
Ngày 01 tháng 7 năm 2014 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014
của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của cấp tỉnh, cấp huyện.
1.3. Khái quát chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.3.1. Phân loại quy hoạch sử dụng đất theo các cấp
Điều 42 Luật Đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ hành chính:
Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân
cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ
Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
1.3.2. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch
Điều 45 Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền quyết định, phê duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại
khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện.
1.3.3. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện dưới sự phân bổ các chỉ
tiêu sử dụng đất của quy hoạch cấp tỉnh, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội để xác định nội dung quy hoạch, các nội dung cụ thể bao gồm:
+ Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất;
+ Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng
đất của cấp tỉnh cho cấp huyện trong kỳ quy hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành
chính cấp xã;
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch
đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở, thông qua việc khoanh định cụ
thể các khu vực sử dụng với những công năng khác nhau, trực tiếp khống chế và

thực hiện nhu cầu sử dụng đất của các dự án cụ thể.
1.3.4. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là việc phân chia quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện theo từng năm để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
+ Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã
trong năm kế hoạch;
+ Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử
dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai 2013 trong
năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư
nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận
để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất,
kinh doanh;
+ Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các
loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật
này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

+ Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
+ Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
1.4. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất
1.4.1. Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất
Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch
phát triển của các ngành và các địa phương được thể hiện qua từng cấp như sau:
- Đối với quy hoạch sử dụng đất của cả nước thì đánh giá mức độ phù hợp
của quy hoạch sử dụng đất của cả nước với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các
ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh thì đánh giá mức độ phù hợp của
quy hoạch sử dụng đất của tỉnh với quy hoạch sử dụng đất của cả nước, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển của các ngành tại
địa phương và các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh.
Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
thì đánh giá mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh được thể hiện trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân.
- Đối với quy hoạch sử dụng đất của huyện thì đánh giá mức độ phù hợp của
quy hoạch sử dụng đất của huyện với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, định hướng phát triển của các đơn vị
hành chính cấp xã thuộc huyện.
Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xă hội của huyện
th́ đánh giá mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của huyện được thể hiện trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân.
1.4.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×